SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong Trường Mầm non
Hiểu rõ tầm quan trọng của việc sắp xếp đội ngũ nhân sự trong trường mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động đi sâu đi sát đến từng giáo viên nắm rõ trình độ chuyên môn, phẩm chất năng lực của giáo viên, trao đổi và lắng nghe những ý kiến cũng như những tâm tư, nguyện vong, nắm bắt tính cách của từng đồng chí, đồng nghiệp để từ đó tham mưu với đồng chí hiệu trưởng nhà trường thống nhất thực hiện và đưa ra quyết định hợp lý nhất.
Chính vì vậy khi tham gia phân công giáo viên tôi đã căn cứ thêm qua kinh nghiệm của mình để cùng trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường:
- Giáo viên giỏi chuyên môn đi kèm với giáo viên chuyên môn chưa vững vàng để chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ;
- Giáo viên có tính mềm mỏng, kiên trì, nhẹ nhàng phân công ở các lớp bé, giáo viên cốt cán có năng lực, vững vàng về chuyên môn, nhanh nhạy phân công giảng dạy các lớp 5 tuổi;
Chính vì vậy khi tham gia phân công giáo viên tôi đã căn cứ thêm qua kinh nghiệm của mình để cùng trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường:
- Giáo viên giỏi chuyên môn đi kèm với giáo viên chuyên môn chưa vững vàng để chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ;
- Giáo viên có tính mềm mỏng, kiên trì, nhẹ nhàng phân công ở các lớp bé, giáo viên cốt cán có năng lực, vững vàng về chuyên môn, nhanh nhạy phân công giảng dạy các lớp 5 tuổi;
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Lĩnh vực: Quản lý
Cấp học: Mầm non
Tác giả: Phạm Thị Thảo
Đơn vị công tác: Trường mầm non Đan Phượng
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
NĂM HỌC: 2018-2019
Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do về mặt lý luận
Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người”. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục. Điểm nhấn mạnh về giáo dục trong
Đại hội lần thứ XIII nêu Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và
đào tạo đã thể hiện nhận thức rõ về tầm quan trọng của phát triển cá nhân và xác
định “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”, giáo dục đào tạo là một trong
những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Song, để sự nghiệp giáo dục hoàng thành được sứ mệnh lịch sử của
mình thì cần có nhiều điều kiện như: Cơ chế chính sách, cơ sở vật chất... và đội
ngũ giáo viên.
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội
tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài; Do đó phải đào tạo giáo viên có chất
lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa,
nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên”. Vấn đề đặt ra là: Muốn
có được đội ngũ giáo viên vững vàng, gương mẫu về mọi mặt, giỏi về chuyên
môn nghiệp vụ đòi hỏi người quản lý phải luôn có kế hoạch bồi dưỡng thường
xuyên cho đội ngũ giáo viên nhằm giúp họ không ngừng nâng cao trình độ hiểu
biết, năng lược chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng kịp thời với những
đổi mới toàn diện trong giáo dục mầm non, đồng thời tạo cơ hội để họ rèn luyện
các năng lực cá nhân: Tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nâng cao hiệu quả
trong công tác giáo dục trẻ.
Thực tế đã chứng minh, ở trường nào nếu như đội ngũ lãnh đạo, quản lý
biết quản lý đội ngũ, biết phát huy những điểm mạnh và hạn chế được những
điểm yếu của đội ngũ nhà trường thì nhà trường đó luôn phát triển thực sự vững
mạnh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và luôn có thương hiệu
cũng như luôn khẳng định được tầm vóc và vị thế của đối với xã hội.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển đổi mới của nền giáo dục
nước nhà, ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện và của đơn vị trường học nơi
tôi đang công tác nói riêng đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng,
quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng được mở rộng, chất lượng giáo dục
được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên, cơ cấu đội ngũ ngày càng ổn định
và được nâng cao. Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm qua, chất lượng đội
1/19
Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN
ngũ trường tôi về mặt nào đó vẫn còn một số mặt hạn chế cả về trình độ, năng
lực…, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo,
điều đó gây trở ngại rất lớn đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
trẻ trong nhà trường.
2. Lý do về mặt thực tiễn.
Trong những năm qua, chất lượng giảng dạy của giáo viên trường đã có
nhiểu đổi mới ngày càng sâu. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, 75% trên
chuẩn, tuy nhiên số giáo viên trẻ mới về trường nhiều nên kinh nghiệm tổ chức
các hoạt động giáo dục còn hạn chế. Trước tình hình đó, việc bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ trở thành một nhiệm vụ rất quan
trọng trong trường năm học 2018-2019.
Vai trò là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, việc
bồi dưỡng để nâng cao kiến thức cho giáo viên về chất lượng giảng dạy là vô
cùng cần thiết. Vì vậy, trong những năm đổi mới công tác giáo dục, hướng lấy
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà, tôi đã lựa
chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục trong trường mầm non”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm ra những thuận lợ, khó khăn, mặt mạnh và tồn tại trong việc tổ chức
thực hiện các hoạt động giáo dục cảu đội ngũ giáo viên để từ đó nhân lên các
mặt mạnh và có biện pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn nhằm nâng chất
lượng giảng dạy trong nhà trường.
Tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác
giảng dạy đạt kết quả, hướng tới giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên phát
triển chuyên môn đồng đều.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên nhà trường
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM
Giáo viên mẫu giáo và trẻ mẫu giáo
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp lý luận.
- Phương pháp quan sát dự giờ, khảo sát kết quả trên trẻ.
- Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp.
- Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả sau mỗi hoạt động triển khai.
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
2/19
Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN
Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
trong trường mầm non.
Kế hoạch nghiên cứu từ tháng 10/2018 đến 3/2019.
B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình trạng khi chưa thực hiện.
Là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, thực hiện sự chỉ đạo của
Phòng GD&ĐT về tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo
hướng lấy trẻ làm trung tâm. Nội dung là nâng có chất lượng giáo dục là yếu tố
tạo thuận lợi cho nhiệm vụ phát triển cá nhân, phát triển con người trẻ, nâng cao
trình độ chuyên môn cho giáo viên. Song trên thực tế trường tôi có những thuận
lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD&ĐT, sự
ủng hộ của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể và
nhân dân địa phương đóng góp ủng cả về cơ sở vật chất và tinh thần.
Trường được xây dựng khang trang, sạch đẹp, được mua sắm đầy đủ trang
thiết bị cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Ban giám hiệu nhà trường, quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên
được phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của bản thân.
100% cán bộ, giáo viên được tham gia bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết và
thực hành về đổi mới phương pháp, hình thức trong các hoạt động giáo dục.
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình. Giáo viên có tinh thần ham học
hỏi, tự học cao, các cô đều sử dụng được máy vi tính trong công tác soạn giảng,
đạt trình độ trên chuẩn cao.
Trường có thư viện tư liệu, có các bài giảng điện tử, các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ để tham khảo và khai thác.
Trẻ trong độ tuổi khỏe mạnh, phát triển đồng đều.
b. Khó khăn
Các tổ chuyên môn sinh hoạt chưa có hiệu quả, còn dập khuôn máy móc.
Việc đóng góp giờ dạy của giáo viên trong trường khi kiến tập chỉ mang tính
chất chiếu lệ, chưa mạnh dạn, còn e ngại, sợ mất lòng, chưa mang tính xây dựng
và phát triển, tiến bộ.
3/19
Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN
Một số giáo viên chưa hiểu hình thức tổ chức giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm. Chính vì vậy, việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch giáo còn chưa rõ
ràng, lựa chọn đề tài chưa phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Kiến thức
truyền thụ cho trẻ còn ôm đồm, đôi khi còn xa vời mông lung với trẻ. Giáo viên
ngại với việc cho trẻ tham gia trải nghiệm, khám phá. Bên cạnh đó chưa định
hình được hình thức cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi.
Tính sáng tạo trong thiết kế bài dạy chưa cao dẫn đến việc thực hiện đổi
mới còn nhiều khó khăn.
Phụ huynh chưa quan tâm đến quan điểm đổi mới trong giáo dục mầm non
hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa đồng thuận với giáo viên.
Tỷ lệ trẻ một số lớp còn đông dẫn đến khó khăn trong tổ chức các hoạt
động cho trẻ trải nghiệm.
2. Khảo sát số liệu điều tra trước khi thực hiện
Để có được kết quả cao trong công tác nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành
khảo sát một số nội dung khi đưa vào thực hiện như sau:
STT
Nội dung khảo sát
Đầu năm
Giáo viên có kỹ năng xây dựng mục 20/41
tiêu, ngân hàng, kế hoạch
Giáo viên có kiến thức về đổi mới 18/41
trong các hoạt động giáo dục
1.
Giáo viên
Giáo viên có kỹ năng tổ chức đổi 20/41
mới và sáng tạo trong hoạt động GD
Trẻ tích cực, hứng thú tham gia HĐ 85%
Trẻ thích khám phá và tham gia trải 75%
nghiệm
2.
3.
Trẻ
Trẻ có kỹ năng tham gia HĐ
70%
Giáo viên có kỹ năng tạo môi trường 22/41
GD lấy trẻ làm trung tâm
Môi trường
Môi trường sáng tạo cho trẻ HĐ
75%
4/19
Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Nhìn vào thực tế đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, số lượng trẻ/lớp của nhà
trường. Xuất phát từ việc nhận thức đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động giáo
dục, tôi đã đưa ra một số biện pháp sau để giải quyết khó khăn:
Biện pháp 1: Tham mưu Hiệu trưởng phân công đội ngũ giáo viên.
Do tính chất công việc và quy định về cơ cấu tổ chức lớp trong trường
mầm non có nhiều nét khác biệt so với các cấp học khác nên việc phân công đội
ngũ giáo viên là một việc không đơn giản. Nếu việc phân công, sắp xếp giáo
viên hợp lý, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thì sẽ giúp phát huy tối đa khả
năng, năng lực của người giáo viên, còn ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển thậm
chí gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Việc phân công giáo viên phải tôi
đã đưa ra lựa chọn sau:
- Tuân thủ các quy đinh của các văn bản pháp quy (Nội quy, quy chế, điều
lệ trường mầm non, luật giáo dục…), quy định về cơ cấu tổ chức của nhà
trường, định biên số giáo viên và số trẻ;
- Tôn trọng nguyện vọng của cá nhân trên cơ sở những điều kiện hoàn cảnh
thực tế của nhà trường, tránh những nguyện vọng không chính đáng gây mất
đoàn kết nội bộ;
- Chọn cử giáo viên giỏi, vững vàng, gương mẫu, có uy tín cao trong hội
đồng nhà trường, có tinh thần trách nhiệm đảm trách các chức sanh như: Tổ
trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, các khối trưởng …;
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể của năm học đó
để bồi dưỡng giáo viên tham gia dự thi giáo viên giỏi các cấp.
Hiểu rõ tầm quan trọng của việc sắp xếp đội ngũ nhân sự trong trường mầm
non, ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động đi sâu đi sát đến từng giáo viên nắm
rõ trình độ chuyên môn, phẩm chất năng lực của giáo viên, trao đổi và lắng nghe
những ý kiến cũng như những tâm tư, nguyện vong, nắm bắt tính cách của từng
đồng chí, đồng nghiệp để từ đó tham mưu với đồng chí hiệu trưởng nhà trường
thống nhất thực hiện và đưa ra quyết định hợp lý nhất.
Chính vì vậy khi tham gia phân công giáo viên tôi đã căn cứ thêm qua kinh
nghiệm của mình để cùng trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường:
- Giáo viên giỏi chuyên môn đi kèm với giáo viên chuyên môn chưa vững
vàng để chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ;
- Giáo viên có tính mềm mỏng, kiên trì, nhẹ nhàng phân công ở các lớp bé,
giáo viên cốt cán có năng lực, vững vàng về chuyên môn, nhanh nhạy phân công
giảng dạy các lớp 5 tuổi;
5/19
Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN
- Giáo viên có con nhỏ hoặc trong thời kỳ thai nghén đi kèm với giáo viên
chưa xây dựng gia đình hoặc đã có con lớn để tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong
cùng một quỹ thời làm việc ở trường;
- Giáo viên nhiều tuổi kèm giáo viên ít tuổi để truyền thụ và học hỏi kinh
nghiệm chăm sóc-giáo dục trẻ;
- Giáo viên được bồi dưỡng dự thi sắp xếp cùng với các đồng chí nhanh
nhẹn, khéo tay, chu đáo, nhiệt tình để hỗ trợ thi có hiệu quả, giáo viên nhà xa
không có điều kiện đi đi, về về sắp chung lớp với các đồng chí nhà gần trường
hoặc có con nhỏ để hỗ trợ nhau;
- Phân công giáo viên hay tham gia các công tác phong trào ở cùng lớp với
các giáo viên ít phải tham gia để đảm bảo chất lượng giáo dục ở nhóm lớp đồng
thời vẫn hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó;
- Phân công giáo viên có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đều vào các khối;
Trong quá trình phân công giáo viên, đôi lúc gặp phải trường hợp có những
đồng chí giáo viên này không thích ở cùng với đồng chí kia, hoặc không thích
dạy trẻ ở độ tuổi được phân công… trong trường hợp đó, Ban giám hiệu chúng
tôi sẽ gặp gỡ trao đổi riêng với đồng chí đó để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu vì lý
do chủ quan (khả năng chuyên môn, hoàn cảnh gia đình…) thì Ban giám hiệu có
thể cân nhắc điều chỉnh lại cho phù hợp. Nếu vì lý do cá nhân không thích hợp
thì có thể làm công tác tư tưởng thuyết phục hai phía hợp tác tốt với nhau để
hoàn thành nhiệm vụ chung của nhà trường. Mặt khác, tranh thủ sự tác động
giúp đỡ của các đồng chí giáo viên trong tổ, khối động viên đồng nghiệp yên
tâm và cảm thấy thoải mái hơn khi đảm nhận trách nhiệm.
Nhờ có cách phân công giáo viên hợp lý, hợp tình, kịp thời tìm hiểu và giải
quyết các vướng mắc, kiến nghị cũng như đề xuất của giáo viên đã phát huy
được khả năng của từng giáo viên, không khí làm việc trong nhà trường luôn
thực sự thoải mái, không bị căng thẳng, chị em yên tâm công tác, chất lượng
giáo dục nhờ đó cũng không ngừng được nâng cao.
Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất
lượng giáo dục trẻ. Đặc biệt chương trình giáo dục trẻ mỗi năm được Phòng
Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng đổi mới một lĩnh vực cho cán bộ giáo viên các
nhà trường .
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
cho đỗi ngũ giáo viên, ngay từ đầu năm học, tôi và các đồng chí trong Ban giám
hiệu, ban chất lượng giáo dục của nhà trường. phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng
với hình thức bồi dưỡng lý thuyết và bồi dưỡng thực hành cụ thể như sau:
6/19
Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN
a. Bồi dưỡng về mặt lý thuyết.
Bồi dưỡng về mặt lý thuyết là bồi dưỡng kiến thức cơ bản, phương pháp,
hình thức tổ chức, hồ sơ cho giáo viên, kỹ năng nghề cho giáo viên. Việc bồi
dưỡng giáo viên có tác động sâu sắc đến chất lượng nhà trường và hiệu quả giáo
dục. Cho nên việc lựa chọn các hình thức bồi dưỡng là rất cần thiết. Tôi đã lựa
chọn hình thức bồi dưỡng về mặt lý thuyết như:
Đợt bồi dưỡng đầu năm bao giờ cũng cần thiết, bao hàm tất cả các nội dung
trong năm học. Làm thế nào để giáo viên không cảm thấy nặng nề, e ngại khi
nghe thấy từ “đổi mới”. Là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi luôn
tìm ra cách giải thích đơn giản nhưng đầy đủ về ý nghĩa của buổi bồi dưỡng.
- Tôi đã truyền tải tới giáo viên các văn bản chỉ đạo của ngành kịp thời
bằng nhiều hình thức khác nhau như: Triển khai văn bản, kế hoạch chỉ đạo tới
nhóm lớp qua các buổi sinh hoạt, kiến tập hoặc tới giáo viên cốt cán kịp thời.
- Hồ sơ giáo án: Muốn có muốn hoạt động tốt thì hồ sơ, giáo án đóng vai
trò quyết định, bởi vậy tôi chú ý tìm hiểu nguyên nhân, lí do của giáo viên năng
lực sử dụng hồ sơ giáo án còn yêu, cấu trúc bài soạn chưa chính xác, khai thác
nội dung chưa phù hợp với độ tuổi. Qua đó hướng dẫn giáo viên xác định đúng
đề tài, lựa chọn bài dạy, xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ, nội dung dạy phù
hợp với khả năng của trẻ. Bên cạnh đó, tôi cũng tổ chức cách xây dựng giáo án
thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá cụ
thể và có hình thức thi đua xếp loại với giáo viên có giáo án đạt chất lượng tốt
để thúc đẩy giáo viên thi đua học tập.
- Công tác đánh giá trẻ: Năm học 2018-2019 được lãnh đạo chỉ đạo và tập
huấn về công tác đổi mới đánh giá trẻ. Có nhiều giáo viên chưa hiểu được mục
đích công tác đánh giá trẻ, một số giáo viên đánh giá đại khái chưa đúng thực
chất kết quả của trẻ. Từ đó dẫn đến việc điều chỉnh kế hoạch giáo dục của lớp
chưa có chất lượng, kết quả của trẻ chưa cao. Việc đầu tiên giải thích cho giáo
viên tầm quan trọng của việc đánh giá trẻ, lãnh đạo cấp trên đã giảm tải hồ sơ sổ
sách cho giáo viên rất nhiều, cho nên khi đánh giá trẻ cần đánh giá trẻ một cánh
chính xác để có được điều chỉnh phù hợp nội dung giáo dục của lớp, trường, dẫn
đến thành công trong việc trẻ đạt được mục tiêu đề ra trong chương trình chăm
sóc giáo dục trẻ.
- Hàng năm phòng Giáo dục-Đào tạo tổ chức các buổi bồi dưỡng lý thuyết
và thực hành. Bởi vậy tôi suy nghĩ, cân nhắc chọn cử giáo viên có khả năng,
nhanh nhạy tham dự, có kế hoạch phối hợp giáo viên đã được đi bồi dưỡng về
triển khai tới 100 % giáo viên trong nhà trường hoc tập.
7/19
Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN
Ảnh: Bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn
Qua buổi sinh hoạt, tôi đã mạnh dạn xây dựng các phiếu hỏi để kiểm tra
kiến thức của giáo viên trong việc thực hiện quy chế giáo dục trẻ. Qua nội dung
trả lời một phần nào tôi có thể đánh giá trình độ chuyên môn và năng lực của
từng giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo. Lắng nghe ý kiến đóng góp
của giáo viên, cùng với Ban giám hiệu, ban chất lượng nhà trường hội ý đưa ra
giải quyết kịp thời những thắc mắc của giáo viên trong quá trình sinh hoạt.
Qua các buổi dưỡng lý thuyết giúp giáo viên có kỹ năng lập kế hoạch, kỹ
năng tổ chức quản lý lớp, kỹ năng giáo tiếp với học sinh, đồng nghiệp, đánh giá
trẻ… Đặc biệt giáo viên 1 phần nào hiểu được phương pháp dạy học tích cực
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
b. Bồi dưỡng qua các hoạt động kiến tập.
Từ lý thuyết tiến đến thực hành là một việc còn rất khó đối với một số giáo
viên. Hiểu được điều đó, tôi đã phối hợp cùng ban giám hiệu, ban chất lượng
của nhà trường xây dựng các hoạt động chuyên đề dạy kiến tập về hoạt động
khám phá và cho trẻ làm quen với toán.
Việc xây dựng các tiết dạy mẫu có ý nghĩa rất lớn. Hàng năm vào mỗi đầu
năm học tôi rà soát lại chất lượng chuyên môn trong toàn trường và thống nhất xem
cần mở chuyên đề cho hoạt động học nào sau đó chúng tôi bàn bạc và phân công
giáo viên cùng xây dựng tiết dạy. Không những chỉ chú ý đến lực lượng giáo viên
nòng cốt của trường để xây dựng chuyên đề cho toàn trường học hỏi mà tôi còn rất
quan tâm đến lực lượng giáo viên trẻ ít kinh nghiệm bằng cách động viên, giúp đỡ
các đồng chí đó xây dựng các hoạt động dạy mẫu để cọ sát, được đúc rút kinh
nghiệm. Từ đó, giáo viên sẽ tự tin và vững vàng hơn trong chuyên môn.
Để kết quả thành công, tôi đã xây dựng hoạt động giáo viên chưa dạy bao
giờ và giáo viên tham gia kiến tập là một giáo viên có năng lực sư phạm, biết
truyền cảm hứng, truyền lửa cho giáo viên khác. Hoạt động kiến tập là rất cần
8/19
Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN
thiết, bởi các tiết dạy với đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ giúp cho giáo viên được
mắt thấy, tai nghe những gì mà mình học ở lý thuyết. Nhận thức được điều này,
sau khi nhà trường được tham gia kiến tập bồi dưỡng do Phòng Giáo dục và Đào
tạo tổ chức, tôi đã xây dựng kế hoạch trình lên đồng chí Hiệu trưởng tổ chức
kiến tập tới giáo viên.
Các hoạt động kiến tập là hoạt động để học tập, nên lựa chọn đề tài gần gũi
với trẻ, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Môi trường an toàn cho trẻ, sắp xếp các đồ
vật trong và ngoài lớp trẻ có hứng thú, tích cực trải nghiệm và sáng tạo. Trong
hoạt động giáo viên là người gợi mở, hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động trải
nghiệm thông qua trò chơi. Trong hoạt động trẻ được quan sát, so sánh, phán
đoán, nói lên ý tưởng, tham gia thảo luận cùng các bạn về đối tượng.
Đối với hoạt động đạt kết quả trên trẻ cần trao đổi với giáo viên: Trẻ cần biết
cái gì?Làm được cái gì? Làm như thế nào? Vì sao?. Hoạt động không gò bó đối
với trẻ, tạo cơ hội đa dạng cho trẻ trải nghiệm, sử dụng đúng ngôn ngữ khoa học.
Tăng cường tổ chức hoạt động nhóm để trẻ học hỏi lẫn nhau, học cách lựa chọn,
giải quyết vấn đề để trẻ thu nhận được nhiều kiến thức. Giáo viên có thể tạo ra
tình huống cho trẻ giải quyết. Luôn mở rộng và tạo thử thách cho trẻ nếu trẻ thấy
nhiệm vụ quá dễ, không làm cho trẻ sợ, không nhấn mạnh vào lỗi của trẻ. Trong
hoạt động giáo dục trẻ chú trọng đến kỹ năng tự phục vụ dọn dẹp sau hoạt động.
Dạy cho trẻ ý thức trách nhiệm quan tâm với đồ dùng, đồ chơi… Với phương
pháp đổi mới trong hoạt động giáo dục có thể lồng ghép các hoạt động tích hợp đa
dạng nhưng phù hợp như: Thông qua hoạt động tạo hình, văn học có thể dạy kiến
thức hoạt động làm quen với toán. Không cứ phải cho vật đó ra và nhận xét, cần
sử dụng câu hỏi để kích thích não của trẻ có thể sử dụng câu hỏi ngay đầu tiên.
Tuỳ thuộc vào hoạt động kiến tập được thực hiện dưới hình thức trò chơi,
quan sát, thí nghiệm, trải nghiệm, tạo hình, xem tranh…
Hoạt động kiến tập được xây dựng với đầy đủ nội dung như: Trò chơi, tình
huống có vấn đề, trải nghiệm, làm mẫu, trao đổi thảo luận… Giảm bớt việc dùng
lời nói của giáo viên, tăng cường thực hành, trải nghiệm của trẻ để trẻ tự nhận biết,
phát hiện ra vấn đề chứ không phải nghe và nhắc lại cô. Tăng cường các hoạt động
cá nhân, nhóm nhỏ. Không căng thẳng cho cô và trẻ về mặt kỉ luật (không nhất
thiết phải im lặng, trật tự … mà có thể sung sướng, vui mừng, nhảy lên …).
Thông qua hoạt động động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học
hỏi, sẵn sàng chia sẻ, đóng góp ý kiến, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao
đổi với đồng nghiệp, giúp giáo viên hiểu rõ hơn về việc đổi mới hình thức trong
hoạt động giáo dục. Giáo viên có thể lựa chọn đề tài linh hoạt, dạy trẻ thoải mái
hơn. Trẻ được tích cực, có hứng thú, sáng tạo tham gia hoạt động.
9/19
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_chuyen_mon_nham_nang_cao_chat.doc