SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong Trường Mầm non
Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Nó giúp cho thể lực của trẻ phát triển hài hòa. Do đó các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể lực cho trẻ đóng một vai trò cần thiết trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển.
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như Bác Hồ đã căn dặn:
“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Lời căn dặn ấy của người luôn nhắc nhở chúng ta phải chăm lo cho thế hệ măng
non những chủ nhân tương lai của đất nước.
Nằm trong hệ thống giáo dục chung của Việt Nam, giáo dục mầm
non được coi là một ngành học, bậc học đầu tiên, giữ vai trò nền tảng. Giáo dục
mầm non đặt nền móng cơ sở đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân
cách trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Mục tiêu mà giáo dục mầm non vươn
tới đó là: Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những
chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ
năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả
năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc
học tập suốt đời. Chính vì vậy, trách nhiệm này đặt trên vai ngành giáo dục đòi
hỏi ngành phải xây dựng những nội dung, chương trình phù hợp nhằm đổi mới
phương pháp dạy và học một cách tích cực, phù hợp, phát huy được năng lực
của trẻ. Giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng
với xã hội mà còn đào tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ, thể lực để
đón đầu sự phát triển của xã hội.
Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm
sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh
thần. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó
chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ
trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia
tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận
động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Nó giúp cho thể lực
của trẻ phát triển hài hòa. Do đó các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể
lực cho trẻ đóng một vai trò cần thiết trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó có
ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát
triển.
Phát triển thể chất cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng (phát
triển chiều cao và trọng lượng cơ thể) mà còn là sự chuẩn bị về chất (năng lực
làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ
bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan…).
Trang 1 of 33
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non.
Phát triển thể chất với mục đích giúp trẻ được rèn luyện các tố chất
nhanh, mạnh, khéo, bền, phát triển khả năng định hướng trong không gian. Góp
phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua
vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận
động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ
luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ.
Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn
nhỏ, đồng thời nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Trên cương vị là phó hiệu trưởng của nhà trường, tôi nhận thấy trong
những năm học trước việc thực hiện các nội dung phát triển thể chất cho trẻ đã
được triển khai xong vẫn còn một số nội dung như: cơ sở vật chất, năng lực của
đội ngũ giáo viên, phương pháp tổ chức thực hiện còn có hạn chế nên việc thực
hiện mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ chưa thực sự đạt được hiệu quả cao.
Chính vì vậy, năm học 2015– 2016 tôi mạnh dạn triển khai kế hoạch áp
dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất của nhà
trường. Từ việc nhận thấy nội dung giáo dục thể chất chủ yếu là hình thành và
rèn kỹ năng vận động nên thường khô khan, trẻ ít tập trung chú ý khi thực hiện
nay đã trang bị cho mình những kiến thức, nội dung, hình thức, phương pháp
dạy cũng như việc phối hợp các đồ dùng dụng cụ trong giáo dục thể chất đạt
được hiệu quả cao. Hầu hết các giáo viên có thể linh hoạt trong việc xây dựng
nội dung, sáng tạo trong phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động thể
chất cho trẻ. Kết quả trẻ đều tham gia vào hoạt động thể dục một cách tự giác,
tích cực, hứng thú.. Dựa trên thực tiễn xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch
chuyên đề, tôi xin mạnh dạn trình bày nội dung"Một số biện pháp chỉ đạo giáo
viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường
mầm non " với mong muốn được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng
nghiệp tìm ra những phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
giáo dục thể chất trong nhà trường.
Trang 2 of 33
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Trong trường mầm non các hoạt động thể chất và các bài tập thể dục rất
quan trọng với trẻ . Trẻ cần được tập luyện phát triển các kỹ năng nhằm giúp trẻ
có thể điều khiển được mọi hoạt động của bản thân. Quá trình phát triển thể
chất, sức khỏe có vai trò và vị trí rất quan trọng trong quá trình giúp trẻ phát
triển toàn diện về thể lực, trí tuệ và tình cảm xã hội… Trẻ khỏe mạnh phát triển
cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể trẻ. Phát triển các tố chất
nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Có
khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản
thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt
động thể chất, phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai,
đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các
chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ . Phát triển khả năng thực
hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo; biết phối hợp vận động cùng trẻ
khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực;
Phát triển thể chất là quá trình hình thành, thay đổi về hình thái và chức
năng sinh học của cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi
trường giáo dục.
Từ khái niệm ta có thể thấy tiền đề của sự phát triển thể chất của con
người là do tự nhiên và tổ chức cơ thể con người do bẩm sinh tạo nên. Song xu
hướng, tính chất, mức độ phát triển thể chất là do con người tự rèn luyện, do phụ
thuộc vào điều kiện sống và giáo dục. Sự phát triển thể chất của con người bị
ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện sinh hoạt xã hội mà trong đó lao động và giáo
dục thể chất nói riêng có tác động hàng đầu.
Phát triển thể chất ở trẻ em là nói đến sự lớn lên của trẻ về mặt hình thể
bên ngoài, những thay đổi và hoàn thiện chức năng của các cơ quan tương ứng
với độ tuổi. Đánh giá sự phát triển của trẻ dựa trên các chỉ số về hình thái (chiều
cao, cân nặng, vòng đầu, mọc răng…) và chức năng sinh học của cơ thể (sự hoạt
động của các cơ quan và hệ cơ quan ở trạng thái tĩnh hoặc dưới tác động của
lượng vận động.
Nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ là nhằm thực hiện tốt kế
kế hoạch đã xây dựng giúp trẻ phát triển thể chất. Đồng thời đưa ra được những
biện pháp mới trong cách chỉ đạo của người quản lý cũng như trong phương
pháp, hình thức tổ chức giáo viên để tạo mội điều kiện, môi trường thuận lợi
nhất để trẻ được tham gia vận động, góp phần phát trển toàn diện cho trẻ.
Trang 3 of 33
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non.
Qua tình hình thực tế triển khai chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục
phát triẻn thể chất cho trẻ tại trường tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu để
đưa ra các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên có thêm kinh nghiệm trong
việc xây dựng nội dung, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
nhằm nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói
chung.
Nội dung nghiên cứu và chỉ đạo dựa trên các căn cứ:
Công văn số 808/BGDĐT-GDMN ngày 25/2/2014 của Bộ giáo dục và
đào tạo đã triển khai chuyên đề: “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận
động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013-2016”.
Kế hoạch số 6594/KH-SGD&ĐT ngày 19/6/2014 của Sở GD&ĐT Hà
Nội tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển
vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016”.
Kế hoạch số 40/KH-PGD&ĐT ngày 22/9/2014 của Phòng GD&ĐT Quận
Long Biên về triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển
vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 – 2016”.
2. Thực trạng vấn đề:
Là Trường mới được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động được ba năm.
Trường có 22 phòng học và nhiều phòng chức năng khác.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 34 đ/c
Trình độ:
Đại học: 7
Cao đẳng: 8
Trung cấp: 19
Tổng số học sinh của trường: 396 cháu.
Tổng số lớp: 10 lớp.
Thực hiện sự chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào
tạo quận , Nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ mầm
non để trẻ được phát triển toàn diện.
Trong qúa trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm lãnh đạo sát sao kịp thời của ủy ban nhân dân Quận
Long Biên, Phòng GD&ĐT Quận Long Biên, sự quan tâm phối kết hợp của
chính quyền địa phương đã đầu tư xây dựng cho nhà trường cơ sở vật chất
khang trang, sạch , đep.
- Đội ngũ cán bộ – giáo viên – nhân viên yêu nghề, mến trẻ, có ý thức
trách nhiệm cao trong công việc, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ.
Trang 4 of 33
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non.
- Có sự quan tâm ủng hộ của đa số các bậc phụ huynh học sinh trong các
hoạt động dạy và học của cô và trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, xây dựng
kế hoạch và luôn tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt mọi kế hoạch của nhà trường
nghiêm túc, công khai thông qua các cuộc họp, hội đồng sư phạm nên được sự
quan tâm và ủng hộ của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng.
Giáo viên luôn nhiệt tình, tận tuỵ, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, luôn có
tinh thần trách nhiệm trong công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Hơn
80% giáo viên là đoàn viên thanh niên nên rất năng động, nhiệt tình và thuận lợi
trong việc tổ chức các hoạt động của nhà trường cũng như với trẻ.
- Các phong trào của nhà trường, các hội thi của cô và trẻ đều được sự
ủng hộ nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh.
- Hàng năm, trường được đầu tư về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất và
trang thiết bị tương đối đầy đủ, luôn đảm bảo tốt về cơ sở vật chất cho các hoạt
động của nhà trường.
2.2/ Khó khăn:
Mặc dù có những thuận lợi cơ bản, tuy nhiên trong quá trình thực hiện
vẫn có những khó khăn:
- Dù trường mới được xây dựng khang trang , sạch đẹp. Nhà trường đã luôn
chú trọng tới việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác
giảng dạy. Trong đó việc đầu tư các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động
phát triển vận động của trẻ cũng được quan tâm, song vẫn chưa phong phú về
chủng loại, số lượng còn hạn chế nên chưa đáp ứng được đầy đủ cho tất cả các
lớp. Mặt khác, các đồ chơi ngoài trời chủ yếu là đồ chơi công nghiệp, còn thiếu
những đồ chơi do giáo viên tự sáng tạo từ những nguyên liệu sẵn có để làm
phong phú thêm đồ dùng cho trẻ hoạt động.
- Giáo viên chưa tự tin khi xây dựng kế hoạch, nội dung và hình thức để
nâng cao chất lượng vận động cho trẻ trong từng giai đoạn khác nhau. Vẫn còn
những giáo viên tổ chức nội dung Giáo dục phát triển vận động chưa linh hoạt,
chưa khai thác hiệu quả việc sử dụng môi trường, thiết bị, đồ chơi để giáo dục
phát triển vận động. Ít quan tâm xây dựng môi trường và tạo điều kiện cơ hội
cho trẻ được luyện tập nội dung tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp
tay – mắt, sử dụng đồ dùng, dụng cụ (vận động tinh).
- Bên cạnh những giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động luôn tích cực tiếp
thu những nội dung mới thì một số giáo viên nhiều tuổi còn ngại, chưa thể hiện
sự tích cực trong các hoạt động của nhà trường. Điều này khiến cho việc triển
Trang 5 of 33
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non.
khai các nội dung kế hoạch, đưa các hình thức mới, ứng dụng các phương pháp
giáo dục mới còn gặp khó khăn.
- Công tác chỉ đạo của đội ngũ quản lý đôi lúc, đôi chỗ chưa sát sao. Việc
giám sát chỉ đạo, kiểm tra, dự giờ thăm lớp giáo viên tổ chức hoạt động này
chưa được thường xuyên liên tục. Nên dù hiểu rõ vai trò của hoạt động pháy
triển thể chất đối với trẻ song một số ít giáo viên chưa thực sự tự giác, còn mang
tính đối phó, chưa chú trọng đến việc tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho
trẻ nên hiệu quả giáo dục chưa cao.
- Một số phụ huynh chưa hiểu và chưa thực sự đồng tình ủng hộ các hoạt
động của nhà trường, họ e ngại khi con tham gia các hoạt động vận động nhiều
sẽ gây quá sức, ảnh hưởng tới sức khỏe của con mình.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, để thực hiện tốt việc nâng
cao chất lượng phát triển thể chất năm học 2015- 2016, tôi đã tìm ra một số biện
pháp để khắc phục.
3. Biện pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo đầu tư trang thiết bị dạy trẻ vận động
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
là điều kiện thiết yếu trong trường mầm non. Cuộc sống của con người ngày
càng văn minh, nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao thì cơ sở vật
chất của con người ngày càng hiện đại. Cùng với sự phát triển của xã hội, cơ sở
vật chất của trường mầm non cũng ngày một đòi hỏi cao hơn để đáp ứng được
nhu cầu học tập, sinh hoạt của trẻ ở trường.
Trường mới được đầu tư xây dựng các phòng học dành cho trẻ, nguồn
kinh phí đóng góp của phụ huynh quá thấp nên việc đầu tư cơ sở vật chất cho
nhà trường còn nhiều hạn chế. Dưới sự chỉ đạo của phòng giáo dục Quận “Cần
khảo sát cơ sở vật chất sát thực, có biện pháp đầu tư tập trung mũi nhọn, tránh
đầu tư tràn lan kém hiệu quả” nên ngay từ đầu năm học, tôi đã lập kế hoạch đầu
tư cơ sở vật chất, phối hợp trong ban giám hiệu từng bước thực hiện kế hoạch.
Thiết bị, đồ dùng, dụng cụ cho các bài tập vận động có tác dụng quan
trọng đối với cơ thể trẻ. Nó làm tăng hiệu quả của bài tập và nhằm hình thành kỹ
năng kỹ xảo cho trẻ. Ví dụ: Dùng ghế thể dục để luyện vận động đi cho trẻ. Khi
được luyện tập với ghế thể dục sẽ giúp cho kỹ năng đi của trẻ thành kỹ xảo và
đồng thời giúp cho cảm giác thăng bằng của trẻ cũng được phát triển. Mặt khác,
đối với nhiều bài thể dục đòi hỏi phải có sân tập, hay phòng tập để giáo viên có
thể dễ dàng dạy và rèn các kỹ năng vận động cho trẻ. Đồ dùng đẹp, phong phú
sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú với các bài tập, tăng khả năng vộng động cho trẻ.
Trang 6 of 33
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non.
Do vậy, ngay từ đầu năm học đầu tiên thực hiện chuyên đề nâng cao phát
triển vận động, chúng tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường quan tâm,
đầu tư phòng tập cũng như củng cố lại, bổ sung thêm các đồ dùng dạy vận động
cho các lớp.
Phòng tập cho trẻ rộng, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ tham gia
hoạt động. Phòng học thể chất cũng được trang trí, sắp xếp các dụng cụ tập cho
trẻ đầy đủ.
(Hình ảnh phòng giáo dục thể chất)
Bên cạnh việc xây dựng được một phòng tập cho trẻ, chúng tôi cũng rất
chú trọng tới việc tạo các góc thể chất tại các nhóm lớp. Các góc thể chất ở tại
nhóm lớp sẽ tạo cơ hội cho trẻ có thể sử dụng các dụng cụ để tập luyện các vận
động ở mọi lúc, mọi nơi. Trẻ có thể luyện tập cá nhân hay theo nhóm trong góc
cùng với sự hỗ trợ của cô giáo. Cô giáo có thể ôn lại các kỹ năng vận động cho
trẻ hoặc hướng dẫn luyện tập cho trẻ yếu ở trong góc.
Tận dụng các hành lang của lớp để tạo các khu luyện tập các vận động cơ
bản cho trẻ cũng được các giáo viên chú ý. Trẻ khi đến lớp hay ra về qua các
hành lang có những hình vẽ các sơ đồ luyện tập sẽ tạo sự hứng thú cho trẻ tham
gia. Trẻ bật, đi trong đường hẹp hay đi ngoằn ngoèo.... qua các sơ đồ vẽ trên
hành lang cũng là thêm cơ hội cho trẻ được luyện tập, nhớ lại các vận động mà
cô giáo đã dạy trẻ tại lớp. Chúng tôi nhận thấy không chỉ trẻ thích thú tập mà
hầu hết phụ huynh đều cho con dừng lại và quan sát trẻ tập hăng say.
Trang 7 of 33
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non.
(Hình ảnh góc chơi vận động ở các lớp)
Để làm được đồ dùng, đồ chơi thì phải có nguyên vật liệu. Tôi chỉ đạo
giáo viên cần tích cực, chú trọng đến việc tìm kiếm nguyên vật liệu ở mọi lúc,
mọi nơi và sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: lá cây khô, tươi,
rơm, sỏi… Các nguyên vật liệu là phế thải như: hộp sữa, lon bia, xốp, len vụn,
vải vụn, gỗ, giấy gói kẹo,....để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Trang 8 of 33
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non.
Bên cạnh đó việc tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và
nhà trường là rất cần thiết. Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã chỉ đạo
giáo viên làm tốt những việc sau:
+ Tổ chức họp phụ huynh đầu năm học, thông báo kế hoạch chung của
nhà trường, kế hoạch của nhóm, lớp về việc thực hiện kế hoạch làm đồ dùng,
đồ chơi tự tạo để phục vụ cho các hoạt động của Cô và trẻ.
+ Đồng thời nêu lên tầm quan trọng của việc làm đồ dùng, đồ chơi từ
nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để cùng đưa ra, thống nhất biện pháp
phối kết hợp.
+ Vận động phụ huynh cùng với giáo viên sưu tầm, đóng góp nguyên vật
liệu phế thải, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng ngày để cô và trẻ làm đồ dùng,
đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.
Cũng có những ý kiến của phụ huynh cho rằng những đồ dùng, đồ
chơi được làm từ nguyên vật liệu phế thải đó có an toàn đối với trẻ không?
Tôi đã giải tỏa những băn khoăn đó bằng cách mời phụ huynh đến dự một số
hoạt động có sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo, để họ được tận mắt nhìn thấy
trẻ học tập và vui chơi rất an toàn và có hiệu quả.
Phát động phong trào thiết kế đồ dùng, dụng cụ thể chất từ các phế liệu:
lốp bánh xe, khúc gỗ, mút xốp....để bổ sung và làm phong phú đồ dùng khi tổ
chức các trò chơi, các hoạt động giúp trẻ vận động tích cực, hứng thú.
Việc tổ chức hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” bằng nguyên vật liệu
thiên nhiên và phế liệu cho toàn thể giáo viên trong trường là cơ hội để giáo
viên tích cực đi sâu nghiên cứu, học hỏi cách làm, năng cao khả năng vận
dụng sáng tạo để làm ĐDĐC, đồng thời học tập được nhiều kinh nghiệm,
nảy sinh ra nhiều ý tưởng và sáng kiến hay khi làm ĐDĐC. Qua hội thi giáo
viên có điều kiện để rút kinh nghiệm cho bản thân, vận dụng và phát huy kỹ
năng, khả năng làm ĐDĐC của mình trước đồng nghiệp và từ đó có hướng
phấn đấu tốt hơn.
Giáo viên khi tham gia hội thi cần thuyết minh về sản phẩm của mình
theo yêu cầu như: nguyên liêu, chất liệu, cách làm, cách sử dụng, hiệu quả
sử dụng, giá thành của sản phẩm đó.
Để hội thi thật sự có ý nghĩa và có kết quả tốt, nhà trường mời BCH
phụ huynh của trường và BCH phụ huynh của nhóm, lớp đến dự và cổ vũ
cho phong trào làm ĐDĐC của nhà trường. Đồng thời có những phần quà
nhỏ để thưởng cho các Cô.
Trang 9 of 33
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non.
Sau mỗi đợt thi, nhà trường đều có tổng kết, đánh giá, động viên khen
thưởng cho những giáo viên có những ĐDĐC đạt giải, góp ý những giáo
viên chưa có nhiều sự cố gắng.
Kết quả của hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường năm học 2015-
2016 như sau:
Giải nhất: lớp B1
Giải nhì: Lớp A2, D1
Giải ba: lớp A1,C2,D2
Giải khuyến khích : Lớp B2, C1,C3,C4
Có thể nói, hội thi thật sự là nơi thể hiện tài năng, khả năng sáng tạo,
sự khéo léo, tâm huyết, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ của giáo viên. Tạo ra
không khí thi đua sôi nổi. Qua việc tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự
tạo mà số lượng đồ dùng, đồ chơi ngày càng đuộc tăng lên cả về số lượng và
chất lượng. Qua hội thi tôi thấy phụ huynh biết được tầm quan trọng của đồ
dùng tự tạo đối với các hoạt động của trẻ, và càng quan tâm, ủng hộ các
phong trào mà nhà trường phát động.
(Hình ảnh hội thi làm đồ dùng đô chơi tự tạo cấp trường)
Trang 10 of 33
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nang_cao_chat_luong.doc