SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lí thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh. Bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mẫu giáo việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh, có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô nuôi, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình- nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẪU GIÁO TUỔI THƠ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN
CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ
Họ và tên: Trần Thanh Tâm
Chức vụ: Nhân viên
Điện thoại: 0912784652
Email: tamhailien@gmail.com
Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ - Quận
Hoàn Kiếm – Hà Nội
Hoàn Kiếm Tháng 4 năm 2018
Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ
Trần Thanh Tâm
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN CHO
TRẺ MẪU GIÁO NHỠ
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Chăm sóc sức khỏe trẻ thơ là công việc của toàn xã hội. Trẻ em nếu được
chăm sóc. Nuôi dưỡng đầy đủ thì sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công
tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mẫu giáo là việc làm
thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng
cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo
nguồn nhân lưc có chất lượng trong tương lai.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức
khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lí thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm
sóc vệ sinh. Bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mẫu
giáo việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói
quen vệ sinh, có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần
có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô nuôi, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia
đình- nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện
cho hoạt động vệ sinh của trẻ.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ”.
2. Mục đích nghiên cứu:
3
Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ
Trần Thanh Tâm
Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ ở trong lớp, ở trường và gia đình đối với trẻ
mẫu giáo lứa tuổi mẫu giáo nhỡ là cung cấp những kiến thức về vệ sinh phù hợp
với nhận thức nhằm tạo cho trẻ thái độ hành vi đúng của trẻ đối với việc tự phục
vụ bản thân.
a. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ trường Mẫu giáo
b. Phạm vi nghiên cứu:
_ Tài liệu tập san về giáo dục mầm non
_ Bài viết về môi trường trên mạng internet
c. Kết cấu bản sáng kiến kinh nghiệm:
Đề ra những biện pháp phù hợp để giáo dục vệ sinh cá nhân mang đến hiệu
quả nhất định.
4
Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ
Trần Thanh Tâm
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Nội dung lý luận:
Không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng, rửa mặt đúng quy trình…muốn tạo được thói
quen cho trẻ thì nhiệm vụ vủa cô giáo là hết sức quan trọng. Cô nuôi phải
thương xuyên rèn luyện và tạo thói quen cho trẻ với nhiều hình thức. Quá trình
thực hiện nôi dung giáo dục và rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân ở trường
mẫu giáo đã được cô nuôi năng động, sáng tạo, tìm tòi nhiều hình thức và
phương pháp phù hợp để chuyển tải những nội dung và kĩ năng rửa tay bằng xà
phòng.
Các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo rất đa dạng
và phong phú. Quan hệ giữa cô và các cháu là quan hệ mẹ con gần gũi nhau
trong từng biểu hiện, từ lời nói đến hành động. Phát huy đặc trung các môn học
chúng ta phải thể hiện hết chức năng chăm sóc giáo dục, hai chức năng này hòa
quyện với nhau, trong giáo dục có lồng ghép chăm sóc. Là cô nuôi trực tiếp các
cháu, chăm lo cho các cháu từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân cần phải nắm
bắt yêu cầu cụ thể để có kế hoạch hướng đến rèn luyện thói quen vệ sinh cho các
cháu một cách nhẹ nhàng và khéo léo.
Nhận thức được tầm quan trọng của công việc rèn thói quen cho trẻ nên nhiều
năm nay tôi đã quan sát nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất đối
với trẻ.
5
Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ
Trần Thanh Tâm
Là cô nuôi chăm lo cho các cháu nhiều năm ở trường, có một thực tế làm tôi
luôn trăn trở đó là: Việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ là một việc làm
hết sức khó khăn. Xác định nhiệm vụ cũng như trách nhiệm nặng nề của mình,
bản thân tôi lúc nào cũng canh cánh trong lòng phải làm thế nào để rèn thói quen
rửa tay, rửa mặt một cách tự giác và đúng quy trình. Với tinh thần trách nhiệm
cao, lòng say mê nhiệt tình ham học hỏi. Nên tôi tự hỏi rằng: Phải làm gì? Làm
như thế nào? Để đưa ra biện pháp tối ưu nhất.
2.Thực trạng của vấn đề
a.Thuận lợi:
Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp trong việc chăm sóc giáo
dục vệ sinh cá nhân cho trẻ như: xà phòng đủ cho trẻ dùng, mỗi trẻ phải có hai
khăn mặt, cốc nước riêng, hằng ngày khăn mặt sạch sẽ và hấp khăn trước khi ăn
phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khu vệ sinh cho trẻ luôn được khô ráo ,
sạch sẽ, thoáng mát.
Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đa số phụ huynh có
nhận thức về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ,
tin tưởng và phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường rèn luyện thói quen cho
trẻ.
b.Khó khăn:
Bản thân tuy là cô nuôi phụ trách về chăm sóc sức khỏe cho trẻ, có tinh thần
trách nhiệm song bên cạnh đó thời gian đầu tôi cũng chưa phối kết hợp với phụ
6
Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ
Trần Thanh Tâm
huynh cùng thực hiện để tạo nề nếp, thói quen cho trẻ. Một số phụ huynh chưa
quan tâm đến việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Bản thân tôi đã suy nghĩ nếu có ý thức khắc phục để tìm ra những biện pháp
cho phù hợp thì chắc chắn chất lượng của việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá
nhân cho trẻ được nâng lên rõ rệt. Từ đó sức khỏe của trẻ cũng được đảm bảo,
trẻ sẽ phát triển tốt toàn diện theo 5 lĩnh vực. Từ những vấn đề trên, tôi đề ra
một số biện pháp
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH:
Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp tôi đã bắt tay vào nghiên cứu chuyên
đề về: “Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mầm non” do vụ giáo dục mầm non
ban hành, các nội dung tuy không mới lạ nhưng đi vào chiều sâu, với tầm quan
trọng và yêu cầu nhiệm vụ của Trường Mẫu Giáo trong giai đoạn phát triển kinh
tế thời kì đổi mới đất nước, sự đầu tư trang bị cơ sở vật chất và đào tạo con
người đáp ứng thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước… Đòi hỏi trường
Mẫu giáo có sự đầu tư rèn luyện kĩ năng tự chăm sóc phục vụ cho bản thân trẻ
để trẻ có một sức khỏe toàn diện về thể chất – tinh thần – xã hội từ lứa tuổi Mẫu
giáo. Đó là một yêu cầu không đơn giản mà cần có sự chỉ đạo của Ban Giám
Hiệu và sự phối hợp của các giáo viên để thống nhất một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành thao tác
chăm sóc cá nhân cho trẻ:
7
Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ
Trần Thanh Tâm
- Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo nhỡ có thói
quen trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc cần làm đầu tiên là hướng dẫn
các bước thực hiện thao tác vệ sinh cá nhân trẻ của mình thật thuần thục. Thấy
rõ mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của công việc đang làm, nắm vững nội
dung giáo dục chăm sóc vệ sinh cho trẻ và nguyên tắc hướng dẫn thực hành các
thao tác như: rửa tay, rửa mặt, chăm sóc răng miệng…cho trẻ. Tôi đã tự tìm tòi
các tài liệu có liên quan đến chuyên đề vệ sinh để nghiên cứu, sau đó cùng trao
đổi với ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để thực hiện.
- Công việc này trường tôi thường tiến hành vào đầu tháng 8. Tôi học lí thuyết
và xem lại cách thực hành sau khi đón trẻ tựu trường. Hướng dẫn cách dạy trẻ
rửa tay bằng xà phòng, cách rửa mặt đúng theo quy trình, bảo vệ da, môi trường
an toàn…
Vào đầu tháng 9 tôi đã mạnh dạn đăng ký một hoạt động về vệ sinh: rửa tay,
rửa mặt để Ban Giám Hiệu dự giờ góp ý đánh giá xếp loại giáo viên. Đó cũng là
một cách làm để tạo động lực cho bản thân chú ý đến công tác chăm sóc giáo
dục vệ sinh các nhân cho trẻ.
Được sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu cấp phát một số tài liệu như: Bé giữ vệ
sinh, bé sạch, bé khỏe, thực hành vệ sinh, lô tô vệ sinh…bản thân tôi đã tham
khảo và hướng dẫn cho trẻ, phụ huynh thực hành các thao tác vệ sinh và một số
thói quen, hành vi văn minh. Bên cạnh đó tôi đã có những nội dung trẻ thực
hành thực tế dưới hình thức hoạt động vui chơi, hoạt động lao động và qua thực
8
Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ
Trần Thanh Tâm
hành thực tế dưới hình thức hoạt động thơ, bài hát… Tạo nề nếp thói quen cho
trẻ bằng cách theo dõi, sửa sai thực hiện thường xuyên cho trẻ hằng ngày. Mặt
khác tôi sưu tầm thơ, truyện, làm sách tranh có nội dung giáo dục vệ sinh ở góc
thư viện đọc cho trẻ nghe, cho trẻ xem để trẻ biết các thao tác khi rửa tay, rửa
mặt…
Nhà trường cấp phát đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cá nhân cho trẻ, yêu cầu đồ
dùng của trẻ đều phải có kí hiệu riêng và trẻ nhận biết và lấy đúng đồ dùng cá
nhân của mình. Tôi phải thường xuyên quan sát, hướng dẫn trẻ nhận biết và làm
quen kí hiệu của mình bằng cách: phân loại kí hiệu theo tổ con vật, tổ các loại
quả, tổ thì đồ vật. Đồ dùng của trẻ để đúng nơi quy định theo tổ vừa giúp cô dễ
nhớ kí hiệu vừa giúp trẻ có thói quen ngay từ đầu. Kí hiệu của trẻ cùng một
chủng loại để nhận biết từ sổ bé ngoan đến sổ sức khỏe, vở tạo hình,… đến đồ
dùng vệ sinh. Các kí hiệu dễ nhận biết, đơn giản. VD: quả cam, quả chuối, con
chim, con mèo, xe đạp, xe ô tô, xe máy… Tôi và giáo viên trong lớp tập cho trẻ
nhận biết kí hiệu với nhiều hình thức khác nhau: khi phát vở cho trẻ các cô hỏi
về kí hiệu vở, đồ dùng học tập có kí hiệu gì? Nếu trẻ nhầm cô nhắc lại cho trẻ
nhớ. Qua quá trình tập cho trẻ nhiều lần, lặp đi lặp lại thường xuyên, khi uống
nước, lấy khăn mặt… Trẻ nhớ kí hiệu của mình và cô cũng nhớ kí hiệu của trẻ.
Khi trẻ lấy đồ dùng thì trẻ mới thực hiện đúng vệ sinh, nếu trẻ không nhận biết
được đồ dùng cá nhân thì nguy cơ lây lan các bệnh về mắt, răng miệng rất nguy
hiểm.
9
Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ
Trần Thanh Tâm
Với hoạt động vệ sinh rửa tay với xà phòng, đối với trẻ thao tác thật khó khăn
không giống như người trưởng thành. Trẻ chỉ “nghịch nước với xà phòng”
không theo hướng dẫn của các cô vì trẻ chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc
rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trước hết tôi trò chuyện
với trẻ, cho trẻ đọc các bài thơ, bài hát về giáo dục vệ sinh.
Hình ảnh: Trẻ rửa tay trước khi ăn
Bài hát: “Rửa tay trước khi ăn”
10
Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ
Trần Thanh Tâm
Cô ơi cô! Mẹ cháu dặn
Trước khi ăn, phải rửa tay
Mẹ ơi mẹ! Cô giáo dạy
Trước khi ăn, phải rửa tay
Hay! Hay! Hay!.
Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời:
+ Vì sao trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn phải rửa tay?
+ Vì sao phải rửa tay với xà phòng?
Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình để trẻ ý thức và biết được tầm quan trọng
của việc rửa tay với xà phòng. sau đó tôi cho trẻ thực hiện theo thao tác cùng cô
cách rửa tay, rửa đúng quy định, rửa thật sạch nhưng không bắn nước ra ngoài
và tiết kiệm nước. Sau đó tôi cho trẻ lần lượt ra rửa tay, tôi theo dõi, nhắc nhở
trẻ..... Hàng ngày thành nếp và thói quen cho trẻ. Từ đó trẻ có ý thức tự giác biết
cách rửa tay và giữ vệ sinh.
Biện pháp 2. Giáo dục vệ sinh lồng vào các hoạt động có chủ đích:
Tôi trao đổi cùng với giáo viện ở lớp lồng công tác giáo dục vệ sinh vào các
hoạt động học tùy theo từng chủ đề, chúc trọng vào các chủ đề bản thân, gia
đình...
Qua hoạt động học phát triển nhận thức: Khám phá khoa học “ Tìm hiểu về cơ
thể của bé” lồng ghép giáo dục vệ sinh vào vừa nhẹ nhàng vừa lôi cuốn trẻ giúp
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ve_sinh_ca_nhan_cho_tre_mau_g.docx