SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin

Vì tất cả những lý do trên, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ tự tin hơn. Tôi rất quan tâm và trăn trở về việc làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự mạnh dạn tự tin và đây cũng là 1 bước chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ bước vào học lớp 1 tại trường tiểu học. Chính vì thế tôi không những áp dụng những phương pháp vốn có trong trường, lớp, sách vở mà thường xuyên học hỏi từ đồng nghiệp, sách báo và đặc biệt là tôi rất quan tâm tới những sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của những giáo viên khác, tôi cũng nghiên cứu và áp dụng vào các hoạt động dạy của mình. Khi áp dụng sáng kiến vào trẻ tôi thật sự cảm nhận rõ vai trò riêng của từng sáng kiến. Mỗi sáng kiến lại như phần nào góp phần thêm vào sự hoàn thiện cho buổi học. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là chủ đề hình thành kỹ năng sống cho trẻ nói chung và hình thành sự tự tin cho trẻ nói riêng nên tôi đã đề cập tới đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin”.
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin  
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu.  
Giáo dục kỹ năng sống một trong những nội dung của phong trào thi  
đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. một giáo viên đã  
nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ  
năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào  
để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi hiệu quả trước khi trẻ rời trường  
mầm non để bước sang môi trường học tập mới đòi hỏi tính tự lập nhiều hơn đó  
trường tiểu học.  
Tôi nhận thấy rằng trong những chủ đề hình thành kỹ năng sống của trẻ  
thì hình thành sự tự tin ở trẻ thể coi là kỹ năng quan trọng nhất. Không ai sinh  
ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin đóng vai trò như chiếc chìa khóa cơ bản nhất để  
mở mọi cánh cửa trong thành công. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với mọi  
người, động lực để chúng ta cố gắng đạt được mục tiêu và giành được nhiều  
thành tích quan trọng. Một đứa trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám  
phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, luôn mong  
muốn được yêu quí, được đón nhận đó chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần  
gũi hơn với mọi người. Một đứa trẻ tự tin thì sẽ dễ dàng nắm bắt được các kỹ  
năng sống khác.  
Xã hi càng phát trin con người càng phi hoàn thin, mt con người  
hoàn thin vnhân cách là con người không chcó tài mà còn phi có cả đức.  
Nhân cách ca con người mun được xây dng và phát trin cn phi được  
bt đầu ngay tkhi mi sinh ra và đặc bit là trong giai đon ngi trên ghế  
nhà trường.  
Nhà giáo Đặng LThy đã nói: “Trem như nhng ht mm cha  
đựng bên trong bao nhiêu tim năng, sc mnh và khát khao vươn lên. Hãy  
to cho ht mm đó mnh đất tt lành, mch ngun và ánh sáng! Đó là công  
vic ca tt cmi người chúng ta”. Trem được sinh ra thế gii này vi  
tâm hn ca nhng thiên thn, nhưng chính cuc sng đầy phc tp đã gieo  
nhng suy nghĩ và hành động xu vào nhng tâm hn non nt đó. Sphát  
trin ca công nghhin đại, chnghĩa vt cht có thbiến các bé thành  
người nhút nhát, thụ động chbiết đến mình, không chu giao tiếp ng xvi  
người xung quanh, vì vy dy trtính mnh dn ttin ngay tnhslà nn  
tng để các bé trthành nhng người có nhân cách tt trong tương lai, nhng  
chnhân tài đức ca mt xã hi công bng văn minh.  
1/18  
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin  
Thực tế với điều kiện lớp tôi là lớp ở khu lẻ, đa số học sinh nông thôn  
nên nhiều phhuynh chưa thực quan tâm và dành nhiều thời gian cho con, nhiều  
trẻ 5 tuổi mới được đến trường nên đa số trẻ thiếu tự tin dẫn đến các hoạt động  
của trẻ không được sôi nổi, trẻ thụ động, không dám mạnh dạn phát biểu ý kiến.  
tất cả những lý do trên, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để  
giúp trẻ tự tin hơn. Tôi rất quan tâm và trăn trở về việc làm sao để những  
phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự  
mạnh dạn ttin đây cũng là 1 bước chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ bước vào học  
lớp 1 tại trường tiểu học. Chính vì thế tôi không những áp dụng những phương  
pháp vốn có trong trường, lớp, sách vở thường xuyên học hỏi từ đồng  
nghiệp, sách báo và đặc biệt là tôi rất quan tâm tới những sáng kiến kinh nghiệm  
về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của những giáo viên khác, tôi cũng nghiên cứu  
và áp dụng vào các hoạt động dạy của mình. Khi áp dụng sáng kiến vào trẻ tôi  
thật sự cảm nhận rõ vai trò riêng của từng sáng kiến. Mỗi sáng kiến lại như phần  
nào góp phần thêm vào sự hoàn thiện cho buổi học. Với mong muốn được góp  
phần nhỏ của mình vào sự nghiệp giáo dục, đặc biệt chủ đề hình thành kỹ  
năng sống cho trẻ nói chung và hình thành sự tự tin cho trẻ nói riêng nên tôi đã  
đề cập tới đề tài Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự  
tự tin.  
2. Mục đích nghiên cứu.  
Đối với trẻ 5-6 tuổi rất cần có tính mạnh dạn, tự tin vì: Ở lứa tuổi này là  
tiền đề cho trẻ phát triển nhân cách, giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng  
động sáng tạo chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai.  
Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn, tự  
tin vẫn điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó mà thay  
vào đó sẽ sự hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh. Trẻ học cách làm  
chủ bản thân, học cách nhận biết đối phó với cảm xúc của mình cũng như của  
người khác. Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh.  
Trẻ 5-6 tuổi cần phải biết mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với nhau, sống hòa  
thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng đối với một số  
trẻ. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ hội như làm thế nào để mạnh dạn tự tin  
với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn. Sự mạnh dạn tự tin có  
thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản gần gũi trong  
cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người  
khác để trân trọng học tập. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đánh giá  
thực trạng, tìm ra các biện pháp thực hiện nhằm hình thành sự tự tin cho trẻ.  
2/18  
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin  
3. Nội dung nghiên cứu.  
- Để thực hiện thành công đề tài này trước tiên tôi tiến hành khảo sát học  
sinh của lớp tôi với sĩ số 25 trẻ, từ đó nắm bắt tình hình thực tế về sự mạnh dạn,  
sự tự tin của trẻ.  
- Qua khảo sát nắm bắt tình hình cụ thể của học sinh trong lớp tôi tìm tài  
liệu tham khảo đưa ra các phương pháp cần thực hiện, lên kế hoạch thực hiện  
cụ thể.  
- Tôi áp dụng các phương pháp đưa ra theo kế hoạch, trong quá trình thực  
hiện tôi quan sát và tổng hợp kết quả, phát huy những phương pháp phù hợp,  
chỉnh sửa các phần chưa phù hợp với trẻ, tạo môi trường phù hợp, tích cực cho  
trẻ tham gia.  
- Cuối cùng tôi tổng hợp kết quả viết sáng kiến kinh nghiệm.  
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu.  
- Đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi  
hình thành sự tự tin.  
- Khách thể nghiên cứu là: 30 trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi A4.  
5. Thành phần tham gia nghiên cứu.  
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình.  
Tôi vận dụng vấn đề mà bài viết này đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo  
dục trẻ mầm non 5 tuổi ở chính đơn vị tôi đang công tác .  
- Đối tượng điều tra, khảo sát thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi A4,  
thời gian từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.  
6. Phương pháp nghiên cứu.  
Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài bản thân đã sử dụng một số phương  
pháp sau:  
- Nghiên cứu luận: Nghiên cứu sách báo, đọc tài liệu về các hoạt động  
rèn kỹ năng sống cho trẻ.  
- Nghiên cứu thực trạng.  
- Phương pháp quan sát.  
- Phương pháp dùng lời: giảng giải, đàm thoại.  
- Phương pháp thực hành.  
- Phương pháp trò chơi.  
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.  
3/18  
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin  
7. Kế hoạch nghiên cứu.  
TT Thời gian nghiên Nội dung cần thực hiện  
Phương pháp thực hiện  
cứu  
1
2
Tháng 9 - 2018  
Khảo sát, điều tra.  
- Nghiên cứu luận.  
- Nghiên cứu thực trạng.  
Từ tháng 10-2018 - Lên kế hoạch thực - Phương pháp quan sát.  
đến tháng 3-2019 hiện. - Phương pháp dùng lời.  
- Thực hiện các biện - Phương pháp thực hành.  
pháp đưa ra.  
- Phương pháp trò chơi.  
- Phương pháp phân tích,  
tổng hợp.  
3
Tháng 4 – 2019  
Thực hiện hoàn thành - Tổng hợp số liệu, viết  
báo cáo. sáng kiến kinh nghiệm.  
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI  
1. Cơ sở luận  
Sự tự tin là cách nhận biết được giá trị sự quan trọng của bản thân. Cảm  
nhận bản thân được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự tin, có trách nhiệm, được  
chấp nhận và có giá trị. Tự tin là một đức tính chỉ thể được nhờ vào việc  
rèn luyện học hỏi. Tự tin được thể hiện bên ngoài là mạnh dạn, thể hiện mình  
trước tập thể, không sợ nói trước đông người. Tự tin là dám làm điều mình nghĩ,  
bày tỏ cảm xúc, lời nói rõ ràng mạch lạc của mình với người khác mà không e  
ngại.  
Tầm quan trọng và vai trò của sự ttin đối với cuộc sống của con người nói  
chung và trẻ mầm non nói riêng:  
- Đối với cuộc sống của con người tự tin giúp ta nhanh chóng thực hiện tốt  
những mong muốn của mình. Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là  
trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. khả năng sống, làm  
việc, hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng.  
- Đối với trẻ mầm non:  
+ Tự tin giúp trẻ mạnh dạn, không sợ nói trước đám đông.  
+ Tự tin giúp trẻ dám làm điều mình nghĩ.  
+ Tự tin tạo nên phong cách, tinh thần sự thành công của trẻ sau này.  
+ Tự tin giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại.  
4/18  
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin  
+ Khi trẻ tự tin, chúng có thể trải nghiệm và khám phá thế giới một cách  
chủ động, hiệu quả hơn.  
Sự tự tin của trẻ lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng  
thấy mình có giá trị.  
Nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong việc hình thành sự tự tin cho trẻ:  
- Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển  
sự tự tin, lòng tự trọng trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả  
về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với người khác. Kỹ năng sống này luôn  
giúp trẻ cảm thấy chủ động trong mọi tình huống.  
- Luôn tôn trọng trẻ, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình.  
- Phối hợp tốt với cha mẹ trẻ để sự thống nhất trong việc rèn kỹ năng  
sống cho trẻ nói chung và hình thành tính tự tin cho trẻ nói riêng.  
thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã một thể độc lập, có cá  
tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ  
đều không có đặc quyền chi phối hạn chế hành vi của trẻ. vậy, việc áp  
dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải sự  
linh hoạt mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới  
góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ em ở tuổi lên 3 đã bắt đầu hình thành  
một loại động cơ của hành vi mang tính tự tin, sáng tạo, chủ động trong mọi tình  
huống, hiển thị ở giao tiếp của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn  
bè. Trong điều kiện sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát  
triển mạnh các giai đoạn sau. Đó cốt lõi trong nền tảng mạnh dạn tự tin, chủ  
động, sáng tạo của nhân cách con người tương lai.  
Tự tin giúp con người ta cảm thấy hạnh phúc hơn và tinh thần được thoải  
mái, khỏe khoắn hơn. vậy việc giáo dục cho trẻ tự tin là một điều rất cần thiết  
và là nền tảng giúp trẻ hạnh phúc hơn. Giáo dục sự tự tin có ý nghĩa to lớn trong  
việc hình thành kỹ năng ttin ở mỗi con người.  
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.  
2.1. Thuận lợi:  
- Được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT, thường xuyên quan tâm bồi  
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên .  
- Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu, học liệu, luôn ủng hộ tạo mọi  
điều kiện tốt cho giáo viên làm việc.  
- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo, quan tâm về chuyên môn, dự giờ  
thăm lớp hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung giáo dục; lên kế hoạch, nội  
dung giáo dục cụ thể triển khai sâu rộng đến từng lớp.  
5/18  
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin  
- Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn.  
- Phụ huynh tin tưởng ủng hộ cô.  
2.2. Khó khăn.  
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con.  
- Một số phhuynh quá cưng chiều con, dẫn đến trẻ ỉ lại, không chủ động,  
thiếu tự tin.  
- Một số trẻ lần đầu ra lớp nên trẻ còn nhút nhát, thiếu sự hòa đồng, chưa  
tích cực tham gia hoạt động  
Từ những thực tế trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra những biện pháp hình  
thành sự tự tin cho trẻ 5 tuổi lớp tôi với mong muốn giúp trẻ mạnh dạn, hồn  
nhiên, tự tin và tích cực trong mọi hoạt động, trẻ có tâm thế tốt khi bước vào  
trường tiểu học và làm hành trang trong cuộc sống hiện tại và sau này.  
Kết quả khảo sát đầu năm:  
Kết quả  
Số lượng  
STT  
Trẻ mạnh dạn, tự tin  
Tỷ lệ %  
1
2
Loại tốt  
Loại khá  
04  
08  
13,3%  
26,7%  
3
4
Loại trung bình  
Loại yếu  
10  
08  
33,3%  
26,7%  
3. Mô tả, phân tích các giải pháp.  
3.1. Phương pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng để tích lũy kinh nghiệm  
hình thành ở trẻ tính mạnh dạn, tự tin.  
Để thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi  
giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác và trải  
nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế.  
Để trẻ được mạnh dạn tự tin giáo viên phải người luôn lắng nghe và  
thấu hiểu trẻ, để làm được điều này giáo viên cần: tôn trọng trẻ, giúp trẻ xây  
dựng hình tượng tốt của chính mình. Lắng nghe, khích lệ trẻ bày tỏ thái độ đối  
với một hành vi thiết thực trong cuộc sống, từ đó dạy trẻ cách giải quyết vấn đề.  
Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống hoạt động thể tích hợp  
để củng cố sự tự tin cho trẻ.  
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu  
tiếp cận với trẻ, ngay từ đầu năm học, tôi đã tập trung nghiên cứu tài liệu  
Giáo dục giá trị sống kỹ năng sống cho trẻ mầm non (sách dùng cho giáo  
viên), dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm  
6/18  
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin  
lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu  
trên các kênh giáo dục khác, trên trang web mầm non.  
3.2. Phương pháp 2: Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở giúp  
trẻ thể hiện mình với cô và các bạn trong lớp:  
“Một nhân cách tốt sẽ được nảy nở trong một môi trường thân thiện,  
những bài học đầu đời chính là hành trang quyết định đến mức độ sự phát  
triển của trẻ”. Nhận thức được điều đó, tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với  
giáo viên trong lp trang trí to môi trường thân thin, các góc hot động trong lp  
phù hp vi din tích lp, phù hp vi tâm sinh lý tr, có tính thm mđược sp  
xếp dng m, to nhiu cơ hi cho trẻ được hot động mt cách tích cc.  
Bên cạnh đó, tôi cũng xây dựng quy ước với trẻ về quy định trong lớp  
học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay  
khi đón trẻ vào năm học mới. Tôi quy ước với trcách lấy đồ dùng đồ chơi đúng  
nơi quy định, hay quy định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét  
quá to, sử dụng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, không chạy nhảy xô  
đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn  
các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh dành đồ chơi  
của nhau, tôn trọng lắng nghe ý kiến của bạn khi chơi.  
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm  
của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé, nặn các sản phẩm để trang trí các góc,  
các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm tăng thêm  
sự tự tin nơi trẻ. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán  
dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo  
được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. Hình thành kỹ năng giao  
tiếp, cách ứng xử trong xã hội, phát triển vốn hiểu biết, tạo tiền đề về tính tự tin  
ở trẻ.  
(Hình ảnh 1: sử dụng sản phẩm của trẻ để trang trí lớp)  
Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, tôi còn  
thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu  
thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ thể bày tỏ những  
thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình.  
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu  
muốn dạy trẻ thành người biết mạnh dạn tự tin thì cô giáo và bố mẹ phải tấm  
gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng xây dựng  
hình ảnh của bản thân. Xây dựng hình ảnh của giáo viên ở đây theo tôi không  
chỉ ở trước mặt trẻ mà còn với phụ huynh. Chắc hẳn ai cũng biết nghề giáo viên  
7/18  
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin  
nghề được với câu “làm dâu trăm họ” mỗi một phụ huynh gửi con đều có  
những mong muốn ở giáo viên khác nhau: Có người thì muốn cô nghiêm khắc,  
người chỉ mong cô chiều chuộng con …. Để làm theo mỗi ý kiến thì rất khó  
vậy việc xây dựng hình ảnh của người giáo viên là rất quan trọng, nếu hình  
ảnh của cô trong mắt phụ huynh tốt sẽ tạo sự tin tưởng cho phụ huynh trong  
cách chăm sóc giáo dục con họ sẽ tạo được sợi dây nối kết giữa cô giáo với  
phụ huynh giúp trẻ hình thành tính tự tin. Quả đúng vậy, theo trao đổi với phụ  
huynh tôi được biết: ở nhà trẻ luôn coi những gì cô thể hiện, cô nói là đúng, là  
nhất hơn cả bố mẹ của chúng vì cô là người điều khiển trong mọi hoạt động, trẻ  
luôn dõi theo những biểu hiện của cô. Ví dụ: Khi trẻ chơi phân vai: Đóng vai  
giáo viên. Trẻ bắt chước giống giáo viên từ cử chỉ đến những cách nói, cách đặt  
câu hỏi mà cô thường hỏi hàng ngày trên giờ học. Nắm được tâm lý trẻ như vậy  
mọi lúc, mọi nơi trong mọi thời điểm trẻ ở lớp, tôi đã luôn chú ý đến từng lời nói,  
cử chỉ, hành động, cách cư xử, nhất việc đối xử công bằng với trẻ, trong mọi  
hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm, coi trọng những suy nghĩ cũng như cách  
thể hiện của trẻ.  
dụ: Khi 2 trẻ tranh giành đồ chơi trong giờ hoạt động góc tôi động viên trẻ  
nói rõ nguyên nhân để tạo sự tự tin, mạnh dạn khi trẻ trình bày ý kiến của  
mình cho người khác hiểu. Hỏi nguyên nhân không phải để trách phạt trẻ sai  
bằng những câu nói nặng nề mà tôi đã giảng giải giúp cả 2 trẻ hiểu được việc  
làm của mình là chưa đúng, việc cần nói với cô và không nên làm vậy. Tôi  
tạo cho trẻ luôn nhớ và tin tưởng như 1 vị trọng tài để nếu lần sau trẻ sẽ  
chủ động, mạnh dạn tìm đến cô trình bày chứ không tranh giành đồ chơi nữa.  
(Hình ảnh 2: trẻ chơi hoạt động góc)  
để xây dựng hình ảnh “ cô giáo như mẹ hiền” tôi tạo cho trẻ sự  
gần gũi giống như mẹ của trẻ bằng cách thay đổi cách xưng hô “cô” bằng “mẹ”  
từ đó trẻ đã bớt nhút nhát và dần cởi mở trò chuyện với cô, tin tưởng ở cô và tự  
tin bộc lộ mọi suy nghĩ với như với mẹ của mình . Cách xưng hô này được tôi  
dùng hàng ngày và trong mọi hoạt động với trẻ tại trường mầm non.  
dụ: Ngay từ giờ đón trẻ tôi luôn trao đổi tình hình của trẻ với phụ huynh và  
đón trẻ vào lớp rất niềm nở để trẻ thấy cô và mẹ luôn vui vẻ, trẻ đến lớp chào  
mẹ rồi chào cô cũng mẹ. Điều này tạo gần gũi, sự thoải mái cho trẻ khi đến  
lớp mở đầu một ngày hoạt động tích cực tại trường.  
Tôi thấy rằng việc xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên đã tạo  
được sự gần gũi, tin tưởng của trẻ với cô, trẻ coi cô như một tấm gương để học  
tập cũng coi cô như người mẹ thứ hai của mình, luôn mạnh dạn chia sẻ, tích  
8/18  
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin  
cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn, từ đó khuyến khích trẻ hình thành  
tính tự tin.  
3.3. Phương pháp 3: Dùng những lời nói khích lệ  
Khi giáo viên xây dựng được hình ảnh tốt đẹp và luôn là tấm gương trong  
trí nhớ của trẻ thì những lời khích lệ của giáo viên quả một biện pháp tốt để  
khuyến khích sự tự tin ở trẻ. Tôi thấy rằng với trẻ phải thường xuyên nói những  
lời khích lệ kịp thời bởi nếu không trẻ không biết khi nào cô hài lòng với mình  
bản thân khi được nghe những lời khen, trẻ sẽ luôn nhớ từ đó sẽ tạo được sự  
tự tin của trẻ trong các công việc khác.  
dụ: Trong giờ hoạt động chiều hướng dẫn trẻ sử dụng màu nước, cô  
hỏi trẻ “Con sẽ sử dụng những dụng cụ để tạo ra bức tranh từ màu nước”, bé  
Thu Hà trả lời: “ Con dùng cả bàn tay để tạo thành các hình con thích ạ!” cả lớp  
cười ồ lên vì nghĩ chỉ có bút lông mới dùng để vẽ màu nước còn dùng tay chỉ để  
nghịch sẽ rất bẩn khiến bé Thu Hà buồn, trầm hẳn xuống không tự tin giải  
thích nữa nghĩ mình đã sai. Với trường hợp này tôi đã hỏi luôn cách trẻ  
dùng tay trực tiếp để sử dụng màu nước rồi khích lệ trẻ như sau: “ ý tưởng của  
bạn Thu Hà rất hay đấy các con ạ! Bạn sẽ nhúng lòng bàn tay vào màu nước và  
in lên giấy để tạo thành con cá, con công, bông hoa và xong Hà lau tay vào khăn  
sẽ hết bẩn ngay ! Tí nữa con sẽ thể hiện ý tuởng này cho cả lớp cùng xem  
nhé!” Với lời khích lệ kịp thời của cô, bé Thu Hà đã tự tin tạo ra sản phẩm đẹp  
và sáng tạo. Còn với những sản phẩm tạo hình khác dù xấu hay đẹp cũng đều  
được trưng bày hoặc dùng để trang trí lớp.  
Những lời khích lệ luôn được tôi và các giáo viên trong lớp chú ý sử dụng  
kịp thời trong các hoạt động trong ngày: Hoạt động học, hoạt động góc, hoạt  
động ngoài trời, hoạt động chiều cả trong hoạt động đón trả trẻ  
dụ trong giờ trả trẻ: Ngay cả khi trẻ hoàn thành xong một việc rất  
nhỏ như uống hộp sữa một cách nhanh chóng, tôi cũng không tiếc lời khen trẻ  
trước phụ huynh và qua những lời khích lệ kịp thời dù là từ những việc nhỏ cũng  
đã phần nào xây dựng được sự tự tin trong trẻ. Và tôi nhận thấy rằng lòng tự tin  
của trẻ em thực chất được xây trên những hành động thực tế, được mọi người  
thích thú và chấp nhận.  
3.4. Phương pháp 4: Cho trẻ được tdo và hành động theo suy nghĩ ca  
tr, thường xuyên giao nhim vva sc cho trẻ để trcó sthành công.  
Nếu có ai nói rằng “cho trẻ hành động theo ý thích và suy nghĩ của trẻ là  
sai lầm” thì tôi nghĩ chính người nói như thế mới sai lầm. với phương pháp  
dạy học hiện nay là “Lấy trẻ làm trung tâm” giáo viên chỉ người định hướng  
9/18  
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin  
còn trẻ mới người thực hiện, giáo viên chỉ giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn,  
hướng dẫn trẻ một cách kịp thời để luôn đi đúng hướng. Tuyệt đối không áp đặt  
ý tưởng của người lớn lên trẻ, không chuẩn bị sẵn mọi thứ trẻ chỉ cần làm  
theo y như vậy thì sẽ chẳng chuyện xảy ra, suy nghĩ này vô tình ta đã để  
lại sự chủ quan, ỉ lại vào người lớn nơi trẻ.  
thế với vai trò là giáo viên trong lúc sinh hoạt đầu tuần, trước khi nghỉ  
ngày thứ 7 và chủ nhật giáo viên nên giao cho trẻ một nhiệm vụ để trẻ được vừa  
chơi với hai ngày nghỉ đồng thời trẻ được chứng tỏ với ba mẹ ở nhà những trẻ  
đã được hướng dẫn từ cô giáo và bây giờ khi nói với ba mẹ trẻ lại một lần nữa  
được học cách nói chuyện, cách trình bày của chính người thân của trẻ. Và xem  
như là ta đã giúp cho trẻ được rất nhiều qua hình thức trẻ được giao tiếp, trao đổi  
với nhiều người lớn học được cách trình bày ngôn ngữ của bản thân một cách  
mạnh dạn, tư tin.  
dụ: với chủ đề nghề nghiệp tôi giao cho trẻ đề tài “Con hãy nói về một  
nghề mà con biết, nói lên ước mơ của chính bản thân mình sau này thích làm  
nghề gì? Tại sao?”. Với đề tài này tôi cho trẻ cơ hội được trải nghiệm, hỏi những  
người thân quen về một nghề hoặc yêu cầu bố, mẹ dẫn đi quan sát, thậm chí cả  
việc trò chuyện với người đang làm các nghề đó để trẻ được trực tiếp quan sát  
rồi suy nghĩ và nêu được lý do khi chọn một nghề sau này. Qua những việc mà  
trẻ đã làm, trẻ sẽ vốn kiến thức rất nhiều đây chính là nền tảng để trẻ  
mạnh dạn, tự tin, phát triển những lời nói của mình một cách hồn nhiên ngây thơ  
nhưng rất thiết thực từ những trẻ đã đang thực hiện.  
Nói đến thành công chắc hẳn ai cũng có mong muốn. Người lớn thì luôn  
có tham vọng thành công trong cuộc sống, con đường sự nghiệp ….còn với trẻ  
nhỏ thì sao? Là một người giáo viên hàng ngày bên trẻ tôi hiểu những mong  
muốn thành công nhỏ của trẻ đó là thành công trước công việc cô giao, thành  
công khi tham gia vào trò chơi hay những bài tập…. Với những trẻ nhanh nhẹn,  
thông minh, tự tin thì để đạt đựơc những thành công đó không phải khó. Còn với  
những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin để thể hiện những suy nghĩ và hành động của  
mình thì không hề đơn giản, như vậy lẽ trẻ sẽ không bao giờ thành công? Đây  
vấn đề khiến bản thân tôi luôn trăn trở bởi khi trẻ liên tục không thực hiện  
được nhiệm vụ đề ra trong giờ học, cũng như các hoạt động khác trẻ sẽ không  
thể sự tự tin trước đám đông bởi vậy nên tôi đã đưa ra biện pháp giao nhiệm  
vụ vừa sức để trẻ đựơc sự thành công như :  
- Trong giờ học đặt các câu hỏi phù hợp với khả năng của từng trẻ để trẻ  
thể trả lời được .  
10/18  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 19 trang huongnguyen 11/03/2024 1810
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hinh_thanh.doc