SKKN Một số biện pháp giúp trẻ yêu thích môn học tạo hình

Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã thể hiện rõ tính cách cá nhân của mình. Trẻ bộc lộ rõ tính tự lực, tự do, chủ động của trẻ. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn có sự tập trung chú cao, trong khoảng thời gian dài,nhưng lại chưa ổn định. Trẻ có ngôn ngữ tương đối đầy đủ, khi diễn đạt đã đi liền với hoàn cảnh,đi liền với đối tượng cụ thể. Trẻ lĩnh hội và hiểu được nhiều hơn vì vốn từ của trẻ phong phú đa dạng hơn. Trẻ lứa tuổi này có lối tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế và bắt đầu xuất hiện tư duy trực quan trừu tượng. Trí tưởng tượng phong phú, có nhiều sáng tạo trong hoạt động. Trẻ phát triển tâm lý tình cảm đa dạng, biết thể hiện tình cảm, xúc cảm của mình với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên khả năng của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ mất tập trung đặc biệt trong hoạt động nặn, vẽ, xé dán ... quan sát tranh ảnh.
iện pháp giúp trẻ yêu thích tạo hình.  
Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật giúp trẻ nhận thức thế  
giới xung quanh và phản ánh thế giới qua những tác phẩm nghệ thuật đó.  
Đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ yêu thích môn học tạo hình”  
I. Đặt vấn đề  
Giáo dục hiện tượng hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt lĩnh  
hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người, sự truyền đạt lĩnh  
hội giữa các thế hệ. Giáo dục cũng sự hoàn thiện của mỗi cá nhân từ người giáo  
dục, hay có thể gọi thế hệ trước, nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải  
truyền tải lại cho thế hệ sau ( người được giáo dục) tất cả những gì có thể để làm  
cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn.Vì thế mà giáo dục đã ra đời  
từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của hội trở thành một  
yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển hội. Giáo dục một hoạt  
động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển con người và phát  
triển hội. được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà  
trường, gia đình và ngoài xã hội. Giáo dục được thực hiện thông qua hệ thống  
những tác động mục đích xác định được tổ chức một cách khoa học (có kế  
hoạch, phương pháp, có hệ thống) của các quan giáo dục chuyên biệt (nhà  
trường).  
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền  
tảng đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ  
mầm non tốt có tác dụng rất lớn tới các bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có  
mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhầm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình  
cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới  
XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu  
học được tốt.Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vgiáo dục trẻ được những thói  
quen học tập, sinh hoạt hàng ngày.  
Và trong đó hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật  
giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới qua những tác phẩm  
nghệ thuật đó.  
Ở trường mầm non có rất nhiều môn học giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân  
cách và các kỹ năng sống cho trẻ. Nó là tiền đề giúp trẻ nhận thức và khám phá về  
thế giới xung quanh. Chính vì vậy thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong  
trường mầm non thong qua việc cung cấp cho trẻ các biểu tượng trong xã hội và  
thế giới xung quanh để góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục  
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.  
Thông qua hoạt động tạo hình sẽ cho trẻ những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ  
thương, tuy đơn giản nhưng lại khắc họa lại trong tâm trí trẻ những sự vật hiện  
tượng, những đồ vật vật dụng… mọi điều của thế giới xung quanh. Qua đó trẻ  
có cái nhìn đánh giá tổng quan, đưa ra ý kiến của bản thân mình mà không phụ  
thuộc vào ai. Mỗi sản phẩm của trẻ đều mang nội dung và tên gọi riêng do trẻ tự  
sáng tạo ra. Và từ những màu sắc rất tươi sáng, sặc sỡ trẻ chọn để thể hiện biểu  
tượng cho ta thấy tâm hồn trẻ luôn tươi mới, trong sáng hướng tới những điều tốt  
đẹp. Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp trẻ pháp triển đức tính tốt như: yêu  
thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, biết tận dụng những đồ dung nguyên  
vật liệu đã bỏ đi, những vật dụng tư thiên nhiên để tạo nên sản phẩm.  
Thực hiện theo yêu cầu đổi mới hiện nay đáp ứng điều kiện phát triển của trẻ:  
năng động, linh hoạt, tự tin, sáng tạo, trẻ phải điều kiện tìm tòi khám phá, tiếp  
cận nhiều hơn với thế giới xung quanh, đưa trẻ lại gần với thiên nhiên, mà trong đó  
trẻ người được làm chủ chính môi trường của mình, cô giáo chỉ người cung  
cấp hỗ trợ kiến thức cho trẻ. Hơn thế nữa trẻ ngày nay được tiếp cận với công nghệ  
thông tin hiện đại nhiều, trẻ được tiếp nhận kiến thức thông qua tranh ảnh, sách  
báo, ti vi, mạng internet…nên sự tri giác và kiến thức về các biểu tượng xung  
quanh trẻ rất phong phú và đa dạng nhưng trẻ rất thụ động ít sáng tạo, không được  
vận dụng nhiều những kỹ năng tinh vào các bài vẽ, nặn, xé, dán, tô màu… để tạo ra  
sản phẩm  
Hiểu được tầm quan trọng đó, bản thân tôi là giáo viên được phân công phụ  
trách lớp mẫu giáo lớn, lứa tuổi luôn thích tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ  
từ thế giới thiên nhiên xung trẻ. vậy từ những băn khoăn trăn trở nêu trên tôi đã  
nghiên cứu thực hiện đề tài Một số biện pháp giúp trẻ yêu thích môn  
học tạo hình”.  
II. Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề  
1. Cơ sở luận:  
Như chúng ta đa biết năm học 2015 – 2016 tiếp tục triển khai năm thứ 2 chuyên  
đề “ Phát triển thẩm mỹ”. Trong đó hoạt động tạo hình là một trong những  
nhiệm vụ hàng đầu.  
Môn học dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương  
trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác. Chính vì thế một giáo viên mầm  
non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một phần nhỏbé  
của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện.Với mục đích  
chung của giáo dục mầm non thì hoạt động giáo dục tạo hình là một bộ phận của văn  
hoá tinh thần, gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo thể hiện nghệ  
thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đếncho trẻ ấn tượng về cái đẹp và nhng cảm  
xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.  
Trẻ mầm non ngay từ những ngày tháng đầu tiên đa có nhu cầu tiếp nhận và  
hứng thú vơí môi trường xung quanh thông qua các hình ảnh, âm thanh, tiếng  
động…Dần dần lớn lên trẻ có thêm nhiều kiến thức từ đó trẻ sử dụng các thao  
tác của đôi bàn tay để tạo ra các sản phẩm tạo hình cho mình.  
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã sử dụng linh hoạt, khéo léo đôi bàn tay, các ngón  
tay. Trẻ lứa tuổi này đã sự ghi nhớ chủ đích, các đặc điểm đặc trưng hình  
thành ở trẻ tương đối đầy đủ (hình dáng, màu sắc, kích thước...), lứa tuổi này  
đang trong giai đoạn phát triển tư duy trực quan hành động duy trực quan  
hình tượng. Mọi hoạt động diễn ra xung quanh trẻ đều những đối tượng gây sự  
chú ý cho trẻ và kích thích trẻ bắt chước theo do nhu cầu tìm tòi khám phá ở trẻ  
cao.  
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã thể hiện rõ tính cách cá nhân của mình. Trẻ bộc lộ  
rõ tính tự lực, tự do, chủ động của trẻ. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn sự tập trung  
chú cao, trong khoảng thời gian dài,nhưng lại chưa ổn định. Trẻ có ngôn ngữ tương  
đối đầy đủ, khi diễn đạt đã đi liền với hoàn cảnh,đi liền với đối tượng cụ thể. Trẻ  
lĩnh hội hiểu được nhiều hơn vốn từ của trẻ phong phú đa dạng hơn. Trẻ lứa  
tuổi này có lối tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế bắt đầu xuất hiện tư  
duy trực quan trừu tượng. Trí tưởng tượng phong phú, có nhiều sáng tạo trong hoạt  
động. Trẻ phát triển tâm lý tình cảm đa dạng, biết thể hiện tình cảm, xúc cảm của  
mình với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên khả năng của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ mất tập  
trung đặc biệt trong hoạt động nặn, vẽ, xé dán ... quan sát tranh ảnh.  
Dựa trên những điều đó tôi đã chọn hoạt động tạo hình để giúp trẻ tiếp cận, thêm  
yêu quý, gần gũi với thiên nhiên. Từ đó phát huy hết khả năng ham khám phá tìm  
tòi, sự sáng tạo của trẻ. Khơi gợi và giáo dục cho trẻ thêm yêu quý thiên nhiên, yêu  
quý những thứ rất đỗi thân thuộc hàng ngày.  
2. Thực trạng:  
Thực trạng việc giáo dục trẻ hoạt động tạo hình tại trường mầm non Tràng An:  
Tại trường mầm non Tràng An việc thực hiện hoạt động tạo hình được đưa vào  
chương trình học của trẻ thực hiên theo chủ đề, chủ điểm. Nó là hoạt động chủ đạo  
trong các giờ hoạt động học tập, hoạt động góc, hoạt động ngoài trười của trẻ mà  
các cô giáo thường xuyên áp dụng cho trẻ khám phá, tìm hiểu và rèn luyện kỹ  
năng.  
Trẻ có phòng học tạo hình riêng phục vụ việc học vẽ cho trẻ. Tại phòng học thì  
trẻ đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động tô màu, vẽ, nặn, xé dán,  
gấp… được diễn ra thuận lợi hấp dẫn trẻ. Phòng học còn được trang trí theo chủ  
đề chủ điểm để trẻ tiếp cận gần hơn với các đối tượng cần tri giác.  
Việc dạy trẻ học tạo hình được chúng tôi thực hiện kế hoạch, phương pháp, hình  
thức tổ chức linh hoạt hàng ngày.  
Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi thăm quan dã ngoại các khu du  
lịch sinh thái như trang trại Erahuose, công viên Thiên đường Bảo Sơn, khu vườn  
Ecopark, khu thủy cung dưới nước… để đưa trẻ tiếp cận trực tiếp với thiên nhiên,  
với nhiều đối tượng trực quan hơn.  
Và trong quá trình thực hiện thì tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:  
1. Thuận lợi:  
- Sân trường rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất được trang bị hiện đại.  
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên giúp dỡ chỉ tạo trong việc xây dựng môi  
trường mới cho trẻ.  
- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu cho các hoạt động của trẻ.  
- Trẻ rất hào hứng, thích thú, tích cực tham gia hoạt động tạo hình cùng cô.  
- Nhà trường có môi trường cảnh quan sư phạm đẹp góp phần rất lớn cho trẻ quan  
sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế  
giới xung quanh.  
- Bản thân tôi có trình độ đại học sư phạm, nhiều năm được phân công dạy lớp  
mẫu giáo lớn nên đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ việc từ việc dạy trẻ môn  
tạo hình  
b. Khó khăn:  
- Đa số phụ huynh hiện nay do công việc bận rộn không có nhiều thời gian dành  
cho con tìm hiểu thế giới xung quanh, tham quan dã ngoại, nơi khu đô thị chật  
chội, không gian thiên nhiên còn hạn hẹp… thế sự hiểu biết của trẻ về thế  
giới xung quanh, được tiếp xúc với các đối tượng còn hạn chế.  
- Trang thiết bị đồ dung còn hạn hẹp chưa phong phú, đa dạng.  
- Nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình còn nghèo nàn.  
- Trẻ tham gia vào hoạt động còn chưa đồng đều về chất lượng, nhiều trẻ thụ  
động chưa mạnh dạn, hạn chế trong ý tưởng chưa nói nên được ý tưởng sản  
phẩm của mình.  
3. Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề  
3.1. Xây dựng môi trường học tập phương pháp giảng dậy cho trẻ  
3.1.1. Xây dựng môi trường học tập cho trẻ  
- Trước hết ta cần xây dựng nề nếp học tập cho trẻ trong các giờ học, trẻ cần nề  
nếp tốt để luôn có hứng thú với giờ học. Tôi luôn tạo ho trẻ cảm giác thoải mái tự  
tin khi vào giờ học, tôi sắp xếp xen kẽ những trẻ kỹ năng còn yếu, những trẻ nhút  
nhát chưa mạnh dạn, tự tin với những trẻ kỹ năng tạo hình tốt, mạnh dạn để còn  
giúp nhắc nhở, hướng dẫn cho bạn.  
- Luôn nhắc nhở, chỉnh cho trẻ tư thế ngồi học cho trẻ, không để trẻ nói chuyện  
riêng, nói leo, rèn cho trẻ mạnh dạn trả lời và nêu ý tưởng rõ rang, dễ hiểu.  
- Tạo môi trường học tập mở, gần gũi với thiên nhiên môi trường xung quanh, cho  
trẻ thời gian tiếp xúc với các đối tượng tri giác, để tự trẻ nêu lên những nhận xét  
so sánh sự giống nhau, khác nhau về mặt kích thước, tính chất… của các sự vật,  
hiện tượng. Để trẻ tự cảm nhận, lĩnh hội cảm xúc từ những điều xung quanh trẻ  
thấy.  
- Sắp đặt các nguyên vật liệu tạo hình phù hợp, gần gũi, dễ cho trẻ hoạt động bất cứ  
lúc nào, và để trẻ tự trưng bày sản phẩm của mình làm ra.  
VD: Tạo góc tạo hình trong lớp sẵn các nguyen vật liệu tạo hình, có giá treo,  
trưng bày sản phẩm của trẻ.  
- Tạo môi trường nghệ thuật đẹp mắt xung quanh trẻ như bầy đồ chơi đẹp, xắp xếp  
các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp đẹp mắt,…Từ đây tạo cho trẻ cảm  
giác thích thú và mong muốn được tái tạo.  
3.1.2. Phương pháp giảng dậy cho trẻ  
- Phương pháp dậy trẻ đó lấy trẻ làm trung tâm, cô là người hưỡng dẫn, chỉ bảo  
cho trẻ. Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể  
hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động  
viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự  
vật, trẻ muốn được lựa chọn.  
- Trẻ pháp huy tính tích cực một cách tối đa nhất tcái trẻ thích, trẻ muốn, đến quá  
trình trẻ thực hiện và hoàn thành sản phẩm cho mình. Tôn trọng và paths huy ở trẻ  
sự mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác  
nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng  
của mình.  
VD: Mỗi trẻ tự lựa chọn cho mình cách thức phản ánh lại sự vật hiện tượng khác  
nhau như xé dán, vẽ, nặn, lắp ghép và các hình thức khác nữa sau buổi thăm quan  
vườn hoa ngoài sân trường của trẻ.  
- Cô đưa ra những câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm  
đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm  
cách giải quyết vấn đề của trẻ. để cho trẻ tự nói ra, miêu tả những trẻ biết và  
trẻ thể làm.  
- VD:  
+ Hãy cho cô biết vì sao?  
+ Con có những suy nghĩ gì?  
+ Nếu như vậy thì con sẽ làm như thế nào?  
+Con có cách làm nào khác?  
- Đồng thời đưa ra những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy  
trẻ đã làm tốt việc của mình.  
- VD:  
+ Ôh cô thấy đây một bức tranh rất nhiều điều thú vị  
+ Cô rất thích sản phẩm này của con, nó thật sáng tạo…  
- Tôi hạn chế sử dụng sản phẩm mẫu cho trẻ mà tích cực tăng cường các  
hoạt động theo ý thích , các tiết đề tài vì trẻ mẫu giáo lớn đac sự ghi  
nhớ và trí tưởng tượng rất phong phú đa dạng. Còn với trường hợp cần  
làm mẫu cho trẻ thì ta sẽ gợi ý chứ đừng nên làm ngay.  
- VD:  
+ Với tiết xé dán : Con đang định xé gì? Con sẽ bắt đầu từ đâu, xé  
như thế nào,…  
+ Cô tạo tình huống để trẻ làm giúp cô: Con giúp cô lấy giấy màu con  
thích nhé. Con cầm giấy xé nào….  
3.2. Một số hoạt động tạo hình để giải quyết vấn đề  
3.2.1. Hoạt động tô màu, in màu  
Đề tài: Những hình màu dễ thương  
- Mục đích:  
+ Giúp trẻ nhận biết thêm về các màu sắc khác nhau  
+ Phát triển cho trẻ trí tưởng tượng phong phú với các hình bé tạo ra.  
+ Khai thác sự sáng tạo của trẻ từ các nguyên vật liệu thiên nhiên  
+ Rèn cho trẻ kỹ năng in màu, sự khéo léo của đôi bàn tay.  
- Chuẩn bị:  
+ Khay pha màu các màu sắc khác nhau, .àu nước  
+ Giấy, bìa cát tông, … cho trẻ in hình lên đó.  
+ Một số chai nước lavi, nút chai, lõi giấy vệ sinh…  
+ Khăn lau tay cho trẻ  
- Cách tiến hành:  
+ Cô và trẻ cùng pha các loại màu nước  
+ Cô đưa một số đồ dùng như chai nước lavi, lõi giấy vệ sinh,nút chai …và hỏi ý  
tưởng của trẻ  
+ Cô hỏi trẻ:  
> Các con dự định slàm gì với những đồ vật này?  
> Với màu nước này các con còn làm được nữa?  
> Với đôi tay, các ngón tay các con sẽ tạo ra những gì?  
+ Cô cho trẻ hoạt động với màu nước như in hình bàn tay, các ngón tay, vân tay  
tạo thành hoa vân tay, đế chai lavi tạo thành bông hoa, ...  
+ Trẻ trưng bày sản phẩm giới thiệu đặt tên cho sản phẩm của mình.  
- Cô khái quát lại cho trẻ: Từ chính những vật liệu đơn giản, hay từ các bộ phận  
trên thê ta sẽ tạo thành những hình vẽ khác nhau, rất sinh động và thú vị.  
3.2.2. Hoạt động vẽ  
Đề tài: Bé với các nguyên vật liệu thiên nhiên  
- Mục đích:  
+ Trẻ biết đến các vật liệu thiên nhiên như vỏ sò,vỏ ngao, lá cây khô, cành cây  
khô…  
+ Trẻ biết tận dụng các đồ không dùng nữa tạo thành nên những bức tranh đẹp  
+ Giúp trẻ củng cố các hình tượng trẻ đã ghi nhớ được kết hợp các kỹ năng như  
sắp xếp, gắn hồ keo, vẽ, cắt… trẻ đã học để tạo nên bức tranh đẹp, sáng tạo.  
+ Phát triển khả năng mạnh dạn tự tin của trẻ trước cô và các bạn.  
- Chuẩn bị:  
+ Các loại vỏ ngao, vỏ sò, lá cây, cành cây khô, thìa sữa chua, hồ keo…  
+ Giấy vẽ cho trẻ  
+ Màu các loại ( màu nước, màu sáp, màu chì, phấn…), bút lông.  
+ Giá trưng bày sản phẩm cho trẻ, giá vẽ của trẻ  
- Cách tiến hành:  
+ Cô và trẻ cùng trò chuyện về các nguyên vật liệu thiên nhiên gần gũi với trẻ  
+ Trẻ nói lên ý định của trtrẻ sử dụng nguyên liệu nào để tạo nên bức tranh  
+ Trẻ về bàn thực hiện ý tưởng của mình.  
+ Cô quan sát động viên trẻ thực hiện.  
+ Trẻ lên trưng bày sản phẩm đặt tên, giới thiệu bức tranh của mình.  
3.2.3. Giờ học vẽ  
Đề tài: Vẽ theo ý thích với thiên nhiên quanh bé  
Mục đích:  
+ Trẻ biết thêm nhiều chất liệu vẽ như cát, sỏi, lá cây…  
+ Giúp trẻ biết tận dụng mọi vật dụng để vẽ như ngón tay, cành cây, viên đá, sỏi,  
phấn…  
+ Củng cố cho trẻ những kỹ năng vẽ trẻ đã được học: vẽ nét cong, nét thẳng,  
uốn lượn, kỹ năng sắp xếp, tạo bố cục cho bức tranh.  
+ Phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ trước những điều tự  
nhiên.  
+ Trẻ thêm yêu quý môi trường xung quanh từ đó có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch  
sẽ.  
Chuẩn bị:  
+ Khoảng sân cát, sân sỏi, đá, đất trống cho trẻ hoạt động.  
+ Các cành cây khô, lá cây, sỏi, phấn cho trẻ vẽ  
Cách tiến hành:  
+ Cô cùng trẻ ra khu vui chơi sân cát, sỏi… và trò chuyện về nội dung buổi học:Đó  
vẽ theo ý thích, khả năng của trẻ.  
+ Cô đưa ra tình huống cho trẻ để trẻ tự đưa ra phương án giải quyết:  
> Lớp mình muốn vẽ mà không có bút vẽ, giấy vẽ thì các các con sẽ dùng gì để vẽ  
nào?  
> Theo các con với toàn sỏi như thế này các con có vẽ được không?  
> Các con vẽ bằng những gì?  
+ Cô cho trẻ vẽ theo ý thích trên nền cát, sỏi, cây…bằng dụng cụ vẽ tự chọn của  
trẻ  
+ Cô và trẻ cùng nhận xét, trẻ giới thiệu bài vẽ của mình đã vẽ gì và cảm nhận của  
trẻ khi vẽ trên các chất liệu đó.  
3.2.4. Giờ học nặn theo ý thích  
Đề tài: Nặn các sản phẩm làng gốm Bát Tràng  
Mục đích:  
+ Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của các sản phẩm làng gốm  
+ Trẻ biết sử dụng các kỹ năng: lăn tròn, lăn dọc, ấn dẹp, ấn lõm, vuốt mép,  
miết..để tạo nên sản phẩm  
+ Trẻ đặt tên được cho sản phẩm của mình và giới thiệu về sản phẩm của mình với  
cô giáo, các bạn.  
+ Giúp trẻ thêm yêu và cảm nhận về vẻ đẹp của các đồ vật gần gũi xung quanh.  
Chuẩn bị:  
+ Đất nặn thcông, đất nặn làm từ bột mỳ  
+ Các sản phẩm nặn và trang trí môi trường lớp  
+ Các khay trưng bày sản phẩm cho trẻ  
Cách tiến hành  
+ Cô cho trẻ xem hình ảnh giới thiệu về sản phẩm làng gốm Bát Tràng  
+ Cô giới thiệu cho trẻ quan sát: bộ ấm chén, bát, đĩa, lọ hoa, lọ lục bình…  
+ Trẻ lựa chọn và nói về ý tưởng của mình sẽ tạo nên sản phẩm từ chất liệu gì? Sử  
dụng các kỹ năng tạo ra sản phẩm?...  
+ Trẻ về bàn và thực hiện ý tưởng của mình  
+ Cô quan sát gợi ý giúp trẻ hoàn thiện sản phẩm.  
+ Trẻ lên giới thiệu, đặt tên sản phẩm của mình.  
o 3.2.5.Hoạt động tạo hình: Gấp  
Đề tài: Những con vật ngộ nghĩnh  
- Mục đích:  
+ Trẻ biết về nhiều loại giấy khác nhau, dùng giấy đó để tạo thành con vật ngộ  
nghĩnh  
+ Củng cố các kỹ năng tạo hình cho trẻ như gấp mép,gấp ngang, gấp dọc, miết,  
buộc dây, xuyên lỗ...  
+ Giúp trẻ sự phát triển khéo léo của bàn tay, khả năng mạnh dạn trước đám đông.  
+ Phát triển khả năng sáng taọ thẩm mỹ cho trẻ  
+ Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình và của bạn.  
- Chuẩn bị:  
+ Một số tranh ảnh, video cho trẻ quan sát về gấp các con vật từ các nguyên vật  
liệu.  
+ Một số con vật gấp như con chó, con mèo, con ếch…  
+ Lá cây các loại, cánh hoa, hạt đỗ…  
+ Khay trưng bày sản phẩm, hồ dán, khăn lau tay  
+ Giấy màu, giấy báo, giấy gói quà…  
+ Màu nước, bút long cho trẻ vẽ  
- Cách tiến hành:  
+ Thông qua video giới thiệu cách gấp các con vật khác nhau cô cung cấp cho trẻ  
nhiều hình ảnh về các con vật đặc điểm của chúng.  
+ Cô và trẻ trò chuyện, đàm thoại về con vật gấp ( con mèo, con chó, con  
ếch…) , trò chuyện về chất liệu giấy để gấp kỹ năng, cách gấp các con vật bằng  
giấy.  
+ Trẻ nói lên dự định và cách gấp con vật của mình.  
+ Trẻ về bàn và thực hiên bài gấp của mình  
+ Trẻ trưng bày sản phẩm đặt tên cho bài sản phẩm của mình, nhận xét về bài  
của các bạn  
o 3.2.6.Hoạt động tạo hình trong hoạt động góc  
Đề tài: Một số kỹ năng tinh cho trẻ thực hành  

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 17 trang huongnguyen 18/05/2024 1530
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ yêu thích môn học tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_yeu_thich_mon_hoc_tao_hinh.docx