SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Dinh dưỡng rất cần thiết đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng.Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn uống. Đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cần thiết không thể không có. Nó không chỉ đơn thuần là giải quyết chống lại cảm giác đói mà còn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Các chất dinh dưỡng, các axit amin, vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì các tổ chức tế bào. Nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Muốn có được một cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ.
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh  
dưỡng cho trẻ mầm non”  
A. PHẦN THỨ NHẤT  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài  
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục  
tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,  
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào  
lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và  
phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi,  
khơi dậy và phát triển tố đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở  
các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.  
Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ nhiệm vụ hàng  
đầu, quan trọng nhất, sức khoẻ vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với  
con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non. Ở lứa tuổi này cơ thể của trẻ còn non nớt  
chưa chủ động được, chưa có ý thức đầy đủ về dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực  
phẩm, nếu dinh dưỡng không đảm bảo được chất lượng thì rất dễ phát triển lệch lạc  
mất cân đối. Do đó, trẻ chỉ thể phát triển tốt nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng,  
giáo dục một cách hợp lý, khoa học.  
Muốn cho trẻ thể lực tốt, chúng ta cần phương pháp chăm sóc các cháu  
khoa học, phù hợp. Nếu trẻ ăn quá nhiều dễ dẫn đến trình trạng "béo phì", nhưng  
nếu ăn không đủ chất trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. vậy việc cân đối, chế biến thực  
phẩm sao cho đủ các chất dinh dưỡng, tạo cho trẻ những bữa ăn ngon là mục  
tiêu mà các cô nuôi phải quan tâm hàng đầu.  
Bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non, tôi thấy  
mình phải có trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, đem đến  
cho trẻ những bữa ăn hợp lý, ngon miệng, giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh  
thần. Chính những điều đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao  
chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non”  
a. Cơ sở luận  
Dinh dưỡng rất cần thiết đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng.Tất  
cả chúng ta đều thấy tầm quan trọng của việc ăn uống. Đây là nhu cầu hàng  
ngày, một nhu cầu cần thiết không thể không có. Nó không chỉ đơn thuần giải  
quyết chống lại cảm giác đói mà còn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt  
động. Các chất dinh dưỡng, các axit amin, vitamin, chất khoáng là những chất cần  
thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì các tổ chức tế bào. Nếu thiếu hoặc thừa  
các chất dinh dưỡng nói trên đều thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức  
khỏe. Muốn được một cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc  
sức khỏe đầy đủ.  
Ở trẻ em, đặc biệt lứa tuổi mầm non, cơ thể đang phát triển khỏe mạnh,  
nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu ăn uống không hợp lý, không đầy đủ chất dinh  
1/ 17  
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh  
dưỡng cho trẻ mầm non”  
dưỡng thì trẻ sẽ đối tượng đầu tiên chịu hậu quả các bệnh về dinh dưỡng. Ăn  
uống cơ sở của sức khỏe. Ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và  
trí tuệ mới phát triển tốt. Trẻ em học giỏi, thông minh và phát triển một cách toàn  
diện.  
b.Cơ sở thực tiễn  
Trường mầm non nơi tôi đang công tác có vị trí khu trung tâm, khu vực dân  
cư đông đúc, khung cảnh sư phạm xanh – sạch đẹp, đủ điều kiện chăm sóc  
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.  
Trường Mầm non được sự quan tâm của cấp trên đầu tư sơ sở vật chất và  
chuẩn hoá giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, đặc biệt sự ủng hộ của phụ huynh  
học sinh, nhà trường đầu tư mua sắm mới nhiều về trang thiết bị hiện đại, đồng bộ  
hệ thống, nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh. Bếp ăn được xây dựng theo một  
chiều công tác vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn. Giáo viên,  
nhân viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn nghiệp vụ thực hiện tốt các công  
tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.  
1.Mục đích nghiên cứu  
Tìm ra những biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng bữa ăn, góp phần để  
cho trẻ trong trường mầm non phát triển toàn diện về các mọi mặt.  
2.Đối tượng nghiên cứu  
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ suy dinh  
dưỡng cho trẻ mầm non.”  
3.Đối tượng khảo sát  
+ Cơ sở vật chất  
+ Học sinh các độ tuổi trong trường bao gồm: Trẻ mẫu giáo và trẻ nhà trẻ là  
997 cháu  
4.Phương pháp nghiên cứu  
+ Phương pháp trực tiếp qua thực tế  
+ Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm  
+ Phương pháp đánh giá qua việc ăn uống của trẻ theo hàng ngày  
5.Phạm vi và thời gian nghiên cứu  
+Phạm vi trong trường mầm non năm học 2017-2018  
+ Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018  
2/ 17  
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh  
dưỡng cho trẻ mầm non”  
B. PHẦN THỨ HAI  
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI CẦN GIẢI QUYẾT  
1.Nội dung nghiên cứu  
Nội dung nghiên cứu về một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ  
bao gồm:  
2.Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu  
a. Thuận lợi  
Năm học 2017 – 2018 trường được sự quan tâm lãnh đạo của ủy ban nhân  
dân huyện Ba Vì, phòng GDĐT huyện Ba Vì, sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà  
trường, sự quan tâm phối kết hợp của chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện  
tốt nhất cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.  
Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm  
cao.  
Tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đoàn kết, tương trợ lẫn nhau,  
yêu nghề mến trẻ.  
Nhà bếp được đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như: bếp ga, tủ cơm, tủ  
lạnh, máy xay thịt… được xây dựng theo quy mô bếp ăn một chiều, phù hợp với  
yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.  
Đội ngũ cô nuôi khỏe mạnh, được kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/ lần.  
100% có trình độ từ trung cấp trở nên.  
Ban giám hiệu nhà trường đã luôn tạo điều kiện cho các cô đi học lớp cao  
đẳng để nâng cao trình độ chuyên môn.  
100% trẻ được ăn bán trú tại trường.  
Nhà trường hợp đồng thực phẩm với các chủ nhà hàng có uy tín, đảm bảo  
chất lượng. Các công ty đều giấy phép kinh doanh về VSATTP, giấy chứng  
nhận sức khỏe.  
b. Khó khăn  
Trường nhiều điểm lẻ nên việc học hỏi kinh nghiệm và trao đổi những  
kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm giữa các nhân viên nuôi dưỡng  
với nhau còn hạn chế.Hệ thống giao thông đi lại giữa khu lẻ và khu trung tâm còn  
nhiều khó khăn, thế nhân viên nuôi dưỡng gặp khó khăn khi vận chuyển thực  
phẩm từ khu trung tâm về khu lẻ.  
Giá cả thực phẩm lên xuống không ổn định nên ảnh hưởng đến việc xây dựng  
thực đơn.  
Một số phụ huynh chưa quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ,  
kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ mầm non còn hạn chế. thế việc phối kết hợp  
giữa nhà trường phụ huynh để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ giữa ở trường  
với ở nhà chưa đạt được kết quả như mong muốn.  
3/ 17  
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh  
dưỡng cho trẻ mầm non”  
1.Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài  
Bảng 1. Số liệu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi đầu năm  
Trcân nng  
Chiu cao  
Tng  
số  
Trsuy Tỷ  
Tỷ  
lệ  
%
Tỷ  
lệ  
%
Trbình Tlệ  
Trbình  
thường  
Trthp  
dinh  
dưỡng  
lệ  
%
thường  
%
còi  
940/100  
5
915/100  
5
1005  
93.6 65/1005 6.4  
91  
90/1005  
9.0  
2.Mô tả và phân tích các biện pháp  
* Các biện pháp chính  
1. Tự học hỏi, bồi dưỡng nâng cao kinh nghiệm  
2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình giao nhận thực phẩm,  
sơ chế chế biến thực phẩm  
3. Cải tiến các phương pháp chế biến món ăn  
4. Đóng góp ý kiến, xây dựng thực đơn thay đổi theo tuần, theo mùa  
*Các biện pháp cụ thể  
3.1. Tự học hỏi, bồi dưỡng nâng cao kinh nghiệm  
Tự học hỏi, bồi dưỡng nâng cao kinh nghiệm chế biến món ăn vệ sinh an  
toàn thực phẩm cho trẻ mầm non. Đây biện pháp vô cùng quan trọng bản thân  
các cô nuôi có hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng như: thế nào là dinh  
dưỡng hợp lý? Thế nào là khẩu phần ăn hợp lý? Chăm sóc dinh dưỡng cho lứa tuổi  
mẫu giáo như thế nào? Vì sao? Từ đó sẽ quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất  
lượng bữa ăn cho trẻ.  
Như chúng ta đã biết, dù có làm việc đi chăng nữa, chúng ta cũng không  
chỉ làm việc phải luôn tìm tỏi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của  
mình. Đặc biệt là các cô nuôi người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc  
sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề nâng cao khả năng chế biến món ăn  
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng quan trọng. Bên cạnh đó các cô phải  
thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ chế biến như thế nào để giúp trẻ ăn ngon  
miệng, ăn hết xuất. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi học hỏi những đồng nghiệp đi  
trước, những người xung quanh, học qua báo đài, qua mạng, giành thời gian nghiên  
cứu những tài liệu chuyên môn để kiến thức kinh nghiệm chế biến cho trẻ sao  
cho đúng kĩ năng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn giữ lại các chất dinh  
dưỡng trong món ăn để trẻ hứng thú khi ăn từ đó giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng  
xuống thấp nhất.  
4/ 17  
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh  
dưỡng cho trẻ mầm non”  
Tôi luôn tìm hiểu những cuốn sách nói về nghệ thuật nấu ăn, tìm hiểu về sự  
phối hợp giữa các thực phẩm với nhau: thực phẩm nào kết hợp với nhau thì mang  
lại chất dinh dưỡng? thực phẩm nào không nên kết hợp với nhau . ví dụ như khoai  
tây không được kết hợp với cà chua vì cà chua chứa nhiều chất pectin và nhựa  
phenolic, khi kết hợp cùng với khoai tây trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu,  
rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy rối loạn tiêu hóa.  
Quá trình thực hiện giải pháp mới:  
Bản thân tôi phải luôn có ý thức tự học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao chất  
lượng bữa ăn cho trẻ, nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, góp phần làm  
giảm tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng. Điều quan trọng phải giữ gìn vệ sinh an toàn  
thực phẩm thông qua 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn và đã được  
thực hiện hiệu quả tại trường mầm non.  
10 Nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn:  
1.Chọn thực phẩm tươi sạch, an toàn.  
2.Thực hiện ăn chín, uống sôi, ngâm kĩ, rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi  
dùng.  
3.Ăn ngay sau khi thức ăn được nấu chín  
4.Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu  
5.Đun kĩ lại thức ăn sau khi sử dụng  
6.Không để lẫn thực phẩm sống với chín, không dùng chung dụng cụ chế biến  
thực phẩm sống với chín.  
7.Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc  
tiếp xúc với các nguồn gây ô nhiễm khác.  
8.Đảm bảo dụng cụ nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ,  
hợp vệ sinh  
9.Tuyệt đối không được sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc, quá hạn.  
10.Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn để chế biến thực phẩm.  
Thông qua 10 nguyên tắc vàng khi chế biến thực phẩm, bản thân tôi luôn cố  
gắng để chế biến bữa ăn cho trẻ luôn đảm bảo vệ sinh, đầy đủ chất dinh dưỡng.  
Thường xuyên thay đổi cách chế biến thực phẩm, tạo sự hấp dẫn và ngon miệng,  
giúp trẻ ăn hết suất. Bếp ăn trong nhà trường đầy đủ bảng biểu tuyên truyền theo  
quy định.  
5/ 17  
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh  
dưỡng cho trẻ mầm non”  
Hình 1. 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn  
3.2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình giao nhận, sơ chế  
chế biến thực phẩm  
3.2.1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình giao nhận thực  
phẩm  
Đảm bảo kiểm tra chất lượng thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn mới nhận để chế  
biến. một nhân viên nuôi dưỡng, tôi phải luôn hiểu điều đó, chính vì vậy khi  
giao nhận thực phẩm, tôi luôn kiểm tra kĩ trước khi đem vào sơ chế bằng cách:  
Với các loại rau củ quả, ngoài quan sát bằng mắt bên ngoài xem hình dạng có  
bị dập nát hay không, tôi còn cởi từng mớ rau nhỏ xem bên trong có đảm bảo  
không, thậm chí còn phải ngửi xem có lẫn thuốc bảo vệ thực vật hay không.  
Với thịt bò, lợn còn tươi sống, thì thịt sẽ có màu đỏ tươi, độ đàn hồi của thịt  
tốt. Nếu các loại thực phẩm không đảm bảo yêu cầu thì tôi kiên quyết kiến nghị trả  
lại nhà cung cấp.  
6/ 17  
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh  
dưỡng cho trẻ mầm non”  
Hình 2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình giao nhận thực phẩm  
3.2.2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế thực  
phẩm  
Thực phẩm phải được sơ chế tại nơi đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, đúng quy  
định của bếp một chiều. Các loại rau, củ, quả phải được ngâm kĩ, rửa ít nhất 3 lần  
bằng nước sạch hoặc được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Thực phẩm sau khi rửa  
7/ 17  
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh  
dưỡng cho trẻ mầm non”  
sạch phải đráo nước, sau đó làm nhỏ theo yêu cầu của món ăn để đảm bảo cho trẻ  
dễ ăn, dễ hấp thu và tiêu hóa.  
Hình 3. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế thịt  
3.2.3. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến  
Cho dù thực phẩm tươi ngon đến đâu, nhưng trong quá trình chế biến  
không tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm thì cũng dễ dẫn đến ngộ độc thực  
phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. vậy đảm bảo vệ sinh trong chế biến  
luôn là khâu đầu tiên.  
Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt  
ngắn sạch sẽ, mặc bảo hộ lao động, tạp dề, khẩu trang, mũ.  
Khi chế biến không dùng các phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng  
hợp không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm do bộ y tế quy định. Các món  
ăn phải được nấu chín hoàn toàn, thực hiện ăn chín uống sôi.  
Khi thức ăn đã được nấu chín phải được đậy vung cẩn thận trên bàn chia suất.  
Tuyệt đối không dùng khăn vải che phủ trực tiếp lên thức ăn. Sau khi nấu xong  
phải cho trẻ ăn ngay từ 1 – 2 giờ. Sau 2 giờ phải nấu lại trước khi cho trẻ ăn.Bên  
cạnh đó cần phải thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn. Thức ăn phải  
8/ 17  
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh  
dưỡng cho trẻ mầm non”  
được lưu 24 giờ, có niêm phong ghi rõ giờ, ngày, tháng, có nắp đậy để đảm bảo vệ  
sinh.  
Khi vệ sinh đối với dụng cụ như dao thớt :khi chế biến thực phẩm sống và  
chín để riêng , đối với mùa hè các dụng cụ phải được thường xuyên phơi nắng ,mùa  
đông phải được tráng nước sôi trước khi sử dụng.  
Vệ sinh lau sàn bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B. Giữ sàn luôn khô và  
sạch sẽ.  
Khâu chia thức ăn phải thực hiện đúng nguyên tắc  
Đồ dùng dụng cụ thiết bị nhà bếp phải gọn gàng ngăn nắp đúng khoa học để  
tiện cho việc sử dụng trong chế biến  
Khi làm việc phải thực hiện đầy đủ bảo hộ lao động; mũ khẩu trang ,găng tay,  
tạp dề.  
Đối với giẻ rửa bát,cọ xoong ,khăn lau tay,lau sàn cuối buổi phải được giặt  
sạch bằng xà phòng và ngâm nước nóng già sau đó phơi khô  
Trong sơ chế chế biến phải luôn thực hiên nội quy : Làm đâu sạch đấy  
đứng dậy sạch ngay.  
9/ 17  
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh  
dưỡng cho trẻ mầm non”  
Hình 4. Đảm bảo vệ sinh trong nhà bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ  
3.3. Cải tiến các phương pháp chế biến món ăn  
Thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn bằng cách tăng mùi vị gây hấp  
dẫn cho trẻ.Trẻ nhỏ cảm giác vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều, vì con người  
càng lớn thì lưỡi càng bị “chai đi” nhiều người già bị mất cả cảm giác này. Vì  
10/ 17  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 17 trang huongnguyen 05/11/2024 690
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_bua_an_nham_giam_t.doc