SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. Là một giáo viên trẻ có tâm huyết với nghề. Với mong muốn trẻ lớp mình sẽ hoạt động tích cực trong giờ hoạt động âm nhạc, có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt, kỹ năng chơi các trò chơi âm nhạc được thành thạo hơn, bình tĩnh, tự tin và có các kỹ năng biểu diễn tôi đã luôn băn khuăn, trăn trở đặt ra các câu hỏi: Làm thế nào ? làm gì?...để nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại lớp mình phụ trách. Sau 1 năm nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng hệ thống các biện pháp, chất lượng hoạt động âm nhạc của trẻ lớp tôi đã được nâng cao rõ rệt. Vì vậy tôi mạnh dạn được xin phép trao đổi với các chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
1. Mô tả thực trạng
2. Thuận lợi
3. Khó khăn
3. Các biện pháp
1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng
âm nhạc cho bản thân.
2. Biện pháp 2: Khảo sát - đánh giá trẻ
3. Biện pháp 3: Sưu tầm sáng tạo các trò chơi âm nhạc, các
đồ dùng dụng cụ âm nhạc phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc.
4. Biện pháp 4:
- Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục trong các hoạt động
hàng ngày
+ Hoạt động học
+ Hoạt động góc
+ hoạt động chiều
- Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua một số hoạt
động trong ngày
- Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ trong các ngày
hội ngày lễ
5. Biện pháp 5 : Phối kết hợp với phụ huynh
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
1/30
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt
động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn
cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật, là một phương tiện hữu hiệu cho việc
tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non âm nhạc là
một hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Thông qua hoạt động âm nhạc trẻ sẽ
linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi
hát và rèn luyện cho trẻ khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự
nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. Bên cạnh đó giáo dục âm
nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, ngoài ra nó còn giúp trẻ
phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ
và thể hiện âm nhạc. Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm
nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc
cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình
thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào
hứng phấn khởi. Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng. Âm nhạc còn giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
Thực trạng của vấn đề giáo dục âm nhạc trong trường mầm non được giáo viên
sử dụng một cách có mục đích , phù hợp sáng tạo sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú ,sang tạo
vui tươi.
Ý nghĩa và tác dụng của việc giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuôi , trẻ mẫu giáo
rất thích hát hay đung đưa theo giai điệu của bài hát , ngoài ra giáo viên còn cố thể sử
dụng âm nhạc để ổn định tổ chức hay chuyển các hoạt động , ngoài ra âm nhạc còn
có thể tích hợp trong các giờ hoạt động hác như: văn học , toán , kể chuyện ……..
Giáo dục âm nhạc có tầm quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ như
trên. Nên trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp đã luôn chú trọng trong
việc giáo dục nghệ thuật cho trẻ. Trong đó, hoạt động giáo dục âm nhạc được xây
dựng đảm bảo phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, phải lựa chọn ra những bài hát
dạy trẻ , bài hát cho trẻ nghe, những vận động minh họa hay trò chơi phù hợp với chủ
đề, có tính giáo dục cao, vừa sức và hấp dẫn trẻ.
Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tại lớp, tôi nhận
thấy kiến thức và kỹ năng hoạt động âm nhạc của đa số trẻ còn rất hạn chế. Trẻ thiếu
hụt kiến thức âm nhạc và chưa có nề nếp, thói quen tốt. Khi được hướng dẫn các vận
2/30
động hoặc các động tác múa theo nhạc nhiều cháu còn chưa mạnh dạn. Khi cô tổ
chức các chương trình văn nghệ, các buổi biểu diễn, giao lưu văn nghệ trẻ chưa
mạnh dạn, chưa bình tĩnh tự tin khi biểu diễn.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với sự phát triển nhân
cách của trẻ. Là một giáo viên trẻ có tâm huyết với nghề. Với mong muốn trẻ lớp
mình sẽ hoạt động tích cực trong giờ hoạt động âm nhạc, có khả năng cảm thụ âm
nhạc tốt, kỹ năng chơi các trò chơi âm nhạc được thành thạo hơn, bình tĩnh, tự tin và
có các kỹ năng biểu diễn tôi đã luôn băn khuăn, trăn trở đặt ra các câu hỏi: Làm thế
nào ? làm gì?...để nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6
tuổi tại lớp mình phụ trách. Sau 1 năm nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng hệ thống các biện
pháp, chất lượng hoạt động âm nhạc của trẻ lớp tôi đã được nâng cao rõ rệt. Vì vậy
tôi mạnh dạn được xin phép trao đổi với các chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài
sáng kiến kinh nghiệm là: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo
dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu :
- Đánh giá được thực trạng chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ lứa
tuổi mẫu giáo lớn trong trường mầm non.
- Tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho
trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn trong trường mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lứa
tuổi mẫu giáo lớn.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi) trong trường mầm non .
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu qua tài liệu :
+ chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
+ chuyên đề bồi dưỡng hè
+ các tạp chí tập san của vụ giáo dục mầm non
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại , trao đổi trực tiếp
- Phương pháp trự quan thính giác
- Phương pháp thực hành nghệ thuật
3/30
6. kế hoạch nghiên cứu:
- Từ 9/2017 đến 10/2017 : chọn đè tài và chuản bị lý luận
- Từ 10/2017 đến 3/2018 :Tổ chức cho trẻ thục hiện
- Từ 3/2018 đến 4/2018 phân tích kết quả và viết sang kiến kinh nghiện.
4/30
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu
được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu
cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối
với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi,
trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm
hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan bằng
những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Cùng với các yếu tố diễn tả âm
nhạc như: Giai điệu, âm sắc, cường độ, hòa âm, cách cấu tạo, hình thức…bản chất
thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của các tình cảm
và ý tưởng trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất. Trong đó hát múa là hoạt động
chủ yếu trong trong chương trình giáo dục âm nhạc ở lứa tuổi mầm non. Quá trình
trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò
chơi âm nhạc…sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn
diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mĩ, tình cảm - xã hội, nhận thức và thể chất,
trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc
được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Tính chất đa dạng của âm nhạc
gợi ra những phản ứng gắn bó với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi. Việc dạy
trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các
động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng, mà tất cả những vận động của tay, chân,
thân mình, nhờ sự phụ họa âm nhạc trở nên chính xác nhịp nhàng hơn. Vận động
theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹ có tư thế đẹp, duyên dáng. Trẻ hát gắn
với sự phát triển sinh lý trẻ, đẩy mạnh chức năng hoạt động của các cơ quan phát âm,
hô hấp, làm cho giọng hát của trẻ tốt hơn, tạo điều kiện rèn luyện sự phối hợp giữa
nghe và hát. Tư thế hát đúng sẽ tạo điều kiện điều hòa hệ hô hấp thở sâu hơn, tạo cho
trẻ có dáng dấp uyển chuyển, phong thái đẹp.
Muốn phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, phải từng bước nâng cao
dần trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc, trẻ từng bước cảm nhận
và biết đánh giá âm nhạc ở mức độ đơn giản. Theo đó sở thích âm nhạc cũng dần dần
xuất hiện với âm nhạc, những cảm xúc nghệ thuật cũng trở lên tinh tế và đa dạng
5/30
hơn. Điều này đã thể hiện rất rõ khi cho trẻ mầm non tiếp xúc với các tác phẩm âm
nhạc phù hớp với lứa tuổi.
Với trẻ 5 - 6 tuổi ở lớp tôi thì đây là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu
học.Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc. Cảm giác tai nghe và kinh
nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng tích lũy được nhiều hơn. Trẻ có thể phân biệt độ cao,
thấp, của âm thanh, giai điệu đi lên hay đi xuống, độ to, nhỏ, thậm chí cả sự thay đổi
cường độ âm thanh (mạnh hay yếu), âm sắc của một số nhạc cụ, giọng hát. Sự phối
hợp giữa tai nghe và giọng hát cũng tốt hơn. Trẻ có thể vận động theo nhạc một cách
nhịp nhàng, uyển chuyển, có thể di chuyển ở các đội hình khác nhau, động tác truyền
cảm, đôi khi có sự sáng tạo ở mức độ nhất định. Điều này cho thấy rằng, trong quá
trình giáo dục âm nhạc cần phải nắm được đặc điểm lứa tuổi chung và chú ý đặc
điểm cách biệt của từng trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn
- Trường mầm non chúng tôi nằm trên địa bàn ngoại thành Hà Nội. Là ngôi
trường đạt chuẩn quốc gia năm, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động
xuất sắc cấp thành phố. Ngôi trường có khung cảnh sư phạm đẹp, sân chơi rộng rãi,
sạch sẽ, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và trang thiết bị phục vụ chăm sóc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ
- Năm học 2017 - 2018 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ
trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi. Lớp có 2 cô giáo, bản thân tôi đã tốt nghiệp trung
cấp sư phạm và học liên thông lên đại học sư phạm mầm non, cô giáo cùng lớp cũng
đã tốt nghiệp lớp cao đẳng sư phạm mầm non.
- Với số trẻ của lớp là 40 cháu, trong đó có 17 cháu gái và 23 cháu trai.
- Phụ huynh của trẻ nhiệt tình, quan tâm đến việc học hành của con em mình.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp
một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1 Thuận lợi :
- Nhà trường đã đầu tư mua nhiều sách hướng dẫn về cách tổ chức hoạt động
giáo dục âm nhạc. Lớp rộng rãi, thoáng mát được trang bị tương đối đầy đủ các trang
thiết bị phục vụ cho hoạt động âm nhạc.
- Cơ sở vật chất tuy được nhà trường và các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư rất
nhiều trang thiết bị hiện đại như : máy tính , đàn ocgan, đài đĩa, loa , âm ly …..
6/30
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học
hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, nắm vững phương pháp dạy của bộ
môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng
Giáo dục tổ chức.
- Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác
giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển toàn diện các mặt cho trẻ.
- Đa số các bậc phụ huynh nhiệt tình, khuyến khích con em mình tham gia văn
nghệ ở lớp, trường trong các ngày hội, ngày lễ.
- 100% trẻ đúng độ tuổi 5-6 tuổi, 100% trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé, mẫu
giáo nhỡ nên rất có ý thức và nề nếp học tập, vui chơi, vệ sinh. Trẻ thông minh, có
một số trẻ có khả năng tiếp thu nhanh. Đa số trẻ yêu thích âm nhạc, khi được nghe
hát, nghe nhạc trẻ nhún nhảy theo điệu nhạc.
2.2. Khó khăn:
- Đa số giáo viên của lớp chưa có nhiều kinh nghiệm về việc lựa chọn các nội
dung sáng tạo khi xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục âm nhạc. Các giáo viên vẫn
còn thụ động khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ.
- Sĩ số trẻ của lớp rất đông, 40 cháu nên cũng gặp một số khó khăn khi tổ
chức các hoạt động. Bên cạnh đó lớp có nhiều trẻ trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ
vào nề nếp còn rất khó khăn. Nhiều trẻ là con em của các gia đình ở các tỉnh khác
đến tạm trú làm ăn sinh sống nên mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ
được đầu tư tương đối đầy đủ tuy nhiên nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu
cầu và điều kiện về môi trường để chăm sóc và giáo dục trẻ như: Số lượng đàn của
trường còn ít, đã cũ hay bị hỏng phím bấm, các lớp phải dùng chung. Các đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ tham gia hoạt động âm nhạc số lượng còn ít, chưa phong phú, không
phù hợp khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các chủ đề.
- Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, bận nhiều công việc nên nhiều khi còn
chưa có nhiều thời gian cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc. Cho nên sự phối hợp
giữa cô giáo và phụ huynh còn hạn chế.
Trước thực trạng và những khó khăn, thuận lợi trên, tôi đã nghiên cứu và áp
dụng một số biện pháp như sau:
7/30
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Khảo sát đồ dùng, đồ chơiphục vụ cho hoạt động âm nhạc
Để nâng cao được chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc của lớp mình thì
trước hết giáo viên phải nắm được mức độ nhận thức, khả năng cảm thụ âm nhạc và
các kỹ năng hoạt động âm nhạc của trẻ, biết được số lượng đồ dùng , đồ chơi hiện có
trong lớp. Để từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ phù hợp nhất. Có kế hoạch bổ
sung đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc kịp thời.
* Cách làm:
- Ngay từ đầu năm học tôi phối hợp cùng với cô giáo của lớp chia trẻ thành 2
nhóm và mỗi cô phụ trách 1 nhóm. Tôi và các cô cùng lớp đã tổ chức một số các
hoạt động giáo dục âm nhạc như: Dạy hát, dạy vận động minh họa, dạy múa, tổ chức
các trò chơi, biểu diễn văn nghệ để động viên trẻ tham gia. Thông qua các hoạt động
này tôi và các giáo viên của lớp luôn chú ý quan sát và theo dõi để đánh giá trẻ được
chính xác. Ngoài ra tôi còn đánh giá khả năng và kỹ năng của trẻ thông qua các hoạt
động khác trong ngày và trao đổi cùng phụ huynh để nắm rõ đặc điểm của từng trẻ.
Khảo sát đồ dùng - đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc:
- Từ đầu tháng 8/2017, tôi đã khảo sát đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động
giáo dục âm nhạc của lớp. Qua đó để biết được có những đồ dùng gì? Đồ dùng nào
đã cũ, đồ dùng nào đã hỏng, đồ dùng nào còn thiếu. Sau khi có kết quả khảo sát tôi
tiến hành xây dựng kế hoạch đề xuất Ban giám hiệu mua và có kế hoạch tự làm một
số đồ dùng - đồ chơi.
* Kết quả đạt được:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỒ DÙNG – ĐỒ CHƠI
PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC ĐẦU NĂM
(THÁNG 8 – 2017)
Đồ dùng Đồ dùng Đồ dùng
Hướng
Tên đồ dùng,
đồ chơi
hiện có
(cái)
đồ chơi
cần
(cái)
đồ chơi
còn thiếu
(cái)
khắc phục
STT
đồ chơi
1 Xắc xô
Trống cơm
3 Trống con
4 Trống lắc
5
3
2
0
10
5
10
10
5
2
8
Đề xuất BGH đầu tư
mua 5 cái mỗi loại,
giáo viên tự làm 5 cái
2
10
Đề xuất BGH đầu tư 7
cái
Giáo viên tự làm
5 Song loan
3
4
10
10
7
6
7 Phách tre (đôi)
8/30
8 Mõ dừa
9 Đàn organ
10 Tivi
11 Đầu đĩa
12 Máy vi tính
0
1
1
1
1
20
1
1
1
1
20 Giáo viên tự làm
0
0
0
0
Mượn phòng năng
13 Trang phục biểu diễn
0
10
10
khiếu
14 Hoa, nơ đeo tay (đôi)
15 Lục lạc
10
0
0
35
15
2
25
15
2
Giáo viên tự làm
Đàn oo-gan cho trẻ biểu
16
diễn
17 Mũ biểu diễn các chủ đề
10
30
20
3.2. Biện pháp 2: Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng âm nhạc cho bản
thân.
Để nâng cao được chất lượng giáo dục hoạt động âm nhạc cho trẻ trước hết
bản thân người giáo viên phải có kiến thức và kỹ năng về âm nhạc tốt, nắm chắc
những kiến thức, kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ. Chính vì
vậy tôi đã tự học tập bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng âm nhạc cho bản thân
như:
- Tự nghiên cứu tài liệu, sách hướng dẫn về phương pháp tổ chức hoạt động
giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non.
- Tích cực tìm hiểu nghiên cứu, sưu tầm trên mạng các loại sách, báo, phục vụ
cho hoạt động giáo dục âm nhạc. Học hỏi kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi từ các
chị em đồng nghiệp trong trường để tự tạo ra nhiều đồ chơi, dụng cụ âm nhạc phục
vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc.
- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập về chuyên đề âm nhạc do sở
Giáo dục, phòng Giáo dục và nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức.
- Nghiên cứu về nhạc lý cơ bản để nắm vững những bài hát có tiết tấu phức
tạp, rèn luyện kỹ năng sử dụng đàn hàng ngày.
- Nhờ giáo viên dạy âm nhạc của trường tiểu học là phụ huynh của lớp, một
tuần ít nhất một buổi cuối giờ chiều để rèn luyện giọng hát, nhất là các bài cô hát trẻ
nghe có tiết tấu phức tạp, luyến láy nhiều. Tôi thường xuyên nghe băng nhạc của các
ca sĩ, xem video hướng dẫn trên mạng internet về cách hát các bài hát cho thiếu nhi
và các bài múa để học theo.
9/30
- Với các động tác múa khó cần sự khéo léo, mềm dẻo tôi luôn học hỏi những
chị em có năng khiếu múa hướng dẫn và tự rèn luyện hàng ngày.
* Kết quả đạt được:
- Bản thân tôi đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng kế hoạch giáo dục âm nhạc
với các nội dung hài hòa, hợp lý phù hợp với độ tuổi.
- Nắm chắc phương pháp xây dựng kế hoạch giáo dục âm nhạc phù hợp với độ
tuổi.
- Hát được những bài hát khó, tiết tấu phức tạp để hát cho trẻ nghe trong các
giờ hoạt động giáo dục âm nhạc, tham gia biểu diễn các phong trào do trường, địa
phương, huyện tổ chức.
- Có kỹ năng xây dựng những động tác múa minh họa phù hợp với tính chất
bài hát để dạy trẻ.
- Có nhiều kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động
giáo dục âm nhạc.
3.3. Biện pháp 3: Lựa chọn, sáng tạo các trò chơi âm nhạc, các đồ dùng dụng cụ
phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc.
Đối với trẻ thơ, trò chơi âm nhạc đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ
các yếu tố diễn tả của nghệ thuật âm nhạc, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến
với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai
nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu. Chính vì vậy để tạo sự hứng thú
và mới mẻ cho trẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc, bản thân tôi đã lựa
chọn, sáng tác, một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn
trẻ. Bên cạnh đó các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc cũng có tác dụng rất lớn không thể
thiếu trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ thơ. Vì vậy tôi đã học hỏi và sáng
tạo để làm ra các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc, phục vụ cho các hoạt động
giáo dục trẻ. Trẻ thấy thích thú khi được sử dụng các dụng cụ âm nhạc đó.
* Cách làm:
- Lựa chọn các trò chơi âm nhạc: Trong tuyển tập các trò chơi âm nhạc cho trẻ 2-6
tuổi, có rất nhiều trò chơi âm nhạc cho các độ tuổi. Tôi đã lựa chọn các trò chơi âm
nhạc có nội dung và cách chơi phù hợp với độ tuổi và đặc điểm của trẻ lớp mình. Trẻ
lứa tuổi mẫu giáo lớn tai nghe đã rất phát triển, khả năng phản ứng nhanh và vận
động của trẻ rất nhạy bén. Chính vì vậy các trò chơi âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn
phải phù hợp với đặc điểm của trẻ như: Có sự kết nối và suy luận từ 2 đến 3 đối
tượng, phản xạ nhanh, thể hiện vận động tự chủ phù hợp với giai điệu. Những yêu
10/30
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc