SKKN Một số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường
Xây dựng được kế hoạch chung của nhà trường, mỗi cá nhân có kế hoạch riêng của mình để thực hiện, nhưng nếu kế hoạch chỉ dừng lại ở việc xây dựng mà không tiến hành bước tiếp theo đó là mỗi CBGVNV cam kết thực hiện thì hiệu quả chưa cao. Cam kết thực hiện được ví như là một thước đo căn cứ để mỗi người cần có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành công việc mình đặt ra. Năm học qua chúng tôi đã đưa ra hình thức thu hút mọi người tham gia bằng cách ký cam kết thực hiện trật tự văn minh đô thị. Nhà trường gợi ý các nội dung và CBGVNV dựa vào đó tự xây dựng nội dung cam kết cho phù hợp với vị trí việc làm của mình để đăng ký, cụ thể các nội dung như sau.
Một số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ (LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn đề
3. Các biện pháp tiến hành
4. Hiệu quả SKKN
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/15
Một số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường
A. ĐẶT VẤN ĐỀ (LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI)
Thực hiện trật tự và văn minh đô thị là chủ trương lớn của Thành phố và
được triển khai toàn diện tới các quận huyện ... và đi sâu thực hiện trong các cấp
các cấp, ngành và đến từng người lao động, người dân. Và đặc biệt là triển khai
đồng bộ đến từng nhà trường với mục đích nâng cao nhận thức trách nhiệm, thu hút
sự tham gia của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh trong việc thực hiện
trật tự văn minh đô thị, nếp sống thanh lịch, văn minh, phát huy truyền thống văn
hóa của Thủ Đô ngàn năm văn hiến, nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà
trường, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Đối với quận Long Biên, thực hiện trật tự văn minh đô thị đã trở thành một
chương trình mang ý nghĩa sâu sắc, đó là chương trình 01 của quận ủy Long Biên
với chủ đề “Tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị tạo bước đột
phá về cảnh quan, môi trường gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong
các tầng lớp nhân dân”. Quy mô triển khai đồng bộ, sát thực tế và đi vào lòng dân,
nên được nhân dân trên địa bàn các phường, các nhà trường tích cực tham gia
chương trình. Trong đó ngôi trường mà tôi đang công tác là một trong những
trường được thừa hưởng chương trình 01 của quận, được quận đầu tư xây dựng mới
năm 2015 với quy mô lớn, khang trang to đẹp, đầy đủ các trang thiết bị hiện đại,
khung cảnh sư phạm đẹp.
Được thừa hưởng thành quả của chương trình 01 quận ủy Long Biên là một
trong những vinh dự và tự hào của nhà trường. Làm thế nào để khai thác tốt cơ sở
vật chất được quận đầu tư, xây dựng và phát triển nhà trường xứng tầm với quy mô
đầu tư của quận là điều mà tôi luôn trăn trở băn khoăn. Và tôi đã chọn đề tài “Một
số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường” .
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
Thực hiện trật tự văn minh đô thị với mục đích tuyên truyền giáo dục pháp
luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức viên chức, công nhân
lao động...trong thực hiện “Trật tự văn minh đô thị” theo chỉ thị số 01/CT-UBND
ngày 04/01/2015 của chủ tịch UBND thành phố Hà Nội bằng các việc thiết thực, cụ
thể: xây dựng nếp sống thanh lịch, văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, giữ gìn vệ sinh
môi trường xanh sạch đẹp văn minh hiện đại.
Thực hiện trật tự văn minh đô thị là tuyên truyền những quy định của nhà
nước, thành phố, quận về quản lý trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, vệ
2/15
Một số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường
sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội, nếp sống văn hóa, nét đẹp ứng xử của người
Hà Nội, văn hóa công sở và nơi công cộng.
Thực hiện tuyên truyền những gương tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến
triển khai thực hiện tốt, góp ý với những nơi chưa tốt để khắc phục thực hiện trật tự
văn minh đô thị.
Thực hiện trật tự văn minh đô thị là thực hiện đa dạng hóa các hình thức
tuyên truyền đến nhân dân, đến người lao động, để phong trào được lan rộng. Mục
đích cuối cùng là tất cả người dân, cán bộ công chức, người lao động, học sinh ..
thực hiện tốt trật tự văn minh đô thị góp phần xây dựng xã hội văn minh.
2. Thực trạng vấn đề
Thuận lợi:
- Nhà trường luôn được đón nhận sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Quận
đến Phường, các ban ngành đoàn thể đã tạo điều kiện cho nhà trường có một ngôi
trường mới khang trang to đẹp, với các trang thiết bị đồng bộ hiện tại.
- Vị trí của trường nằm tại trung tâm của phường, tại địa điểm thoáng, đẹp,
thuận lợi trong giao thông đi lại.
Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2015. Trường
có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng, có tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc, tích cực và nhiệt tình với mọi nhiệm vụ được
giao. Luôn luôn có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Số lượng học sinh đông, phụ huynh học sinh quan tâm đến con em mình,
luôn hưởng ứng các phong trào nhà trường phát động.
Khó khăn.
Trường mới xây dựng với quy mô lớn, được quận đầu tư cơ sở hạ tầng cơ
bản, nhưng nội hàm bên trong các phòng ban, khung cảnh sư phạm còn khó khăn
đòi hỏi nhà trường phải đầu tư xây dựng và hoàn thiện hơn để thực hiện tốt nhiệm
vụ chăm sóc giáo dục trẻ có chất lượng.
+ Trường mới xây dựng nên hệ thống cây xanh bóng mát còn ít, khung cảnh
sư phạm, môi trường chưa xanh, sân trường còn bê tông hóa.
+ Số Lượng học sinh đông, vì thế hàng ngày lượng phụ huynh đưa đón trẻ rất
lớn, quá nhiều các phương tiện giao thông tại sân trường phần nào gây khó khăn
trong việc thực hiện văn minh văn hóa giao thông.
+ Trường nằm ngay sát đường quốc lộ, bốn bề là đường giao thông huyết
mạnh của quận, nên có gặp khó khăn về vấn đề an toàn, ùn tắc giao thông trước
cổng trường vào giờ cao điểm.
3/15
Một số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường
+ Học sinh là đối tượng Nhà trẻ, Mẫu giáo các cháu còn nhỏ nên việc chấp
hành nội quy, ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện văn hóa giao thông, văn minh đô
thị còn phụ thuộc rất nhiều vào người lớn.
3. Các biện pháp.
Xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ của việc triển khai thực hiện “Trật tự văn
minh đô thị” với quyết tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền và để đi sâu vào ý
thức của CBGVNV và phụ huynh học sinh, chúng tôi đã triển khai áp dụng các
hình thức tuyên truyền, thực hiện và đến cuối năm học 2016 – 2017 trường chúng
tôi đã có được những kết quả đáng mừng, cụ thể các biện pháp như sau :
3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện năm trật tự văn minh đô thị.
Để thực hiện được trật tự văn minh đô thị trong nhà trường thì điều quan
trọng đó là người lãnh đạo phải hiểu về mục đích của vấn đề từ đó sác định mục
tiêu và đề ra kế hoạch sát thực. Để có kế hoạch triển khai thực hiện thì việc đầu tiên
phải nghiên cứu hệ thống văn bản về chuyên đề, để hiểu, nắm bắt được những yêu
cầu nội dung cần triển khai thực hiện.
Thực hiện trật tự văn minh đô thị ở mỗi cấp học, mỗi cơ quan đơn vị lại có
những nội dung khác nhau, bởi vậy kế hoạch xây dựng cho đơn vị của mình phải
thực tế dễ áp dụng và mọi người dễ hiểu để có hứng thú thực hiện.
Với cấp học mầm non tôi đã nghiên cứu và đưa ra những nội dung trọng tâm
của việc thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường, đó là:
+ CBGVNV, PH, HS thực hiện nét đẹp văn hóa, văn hóa trong giao tiếp ứng
xử, trang phục, văn hóa nơi công cộng.
+ Thực hiện văn hóa trong giao thông, đó là chấp hành những quy định về
giao thông trước cổng trường và trong nhà trường, và xa hơn nữa là ý thức tham gia
giao thông trong cộng đồng.
+ Thực hiện việc treo bảng biểu tuyên truyền khoa học, nội dung sáng tạo có
ý nghĩa, cương quyết tháo bỏ các biển hiệu quảng cáo rao vặt trong phạm vi cổng
trường, xung quanh trường, không để tình trạng bán hàng rong trước cổng trường.
+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, xây dựng môi trường sáng,
xanh sạch, đẹp, thân thiện, môi trường xanh.
+ Thực hiện tốt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
- Khi đã xác định được nội dung trọng tâm thì tiến hành xây dựng kế hoạch,
xác định được mục đích yêu cầu của việc thực hiện, đề rõ thời gian thực hiện, bám
vào nội dung để đưa ra các biện pháp cụ thể sẽ tiến hành triển khai trong năm học.
4/15
Một số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường
Để kế hoạch đến được với đối tượng thực hiện thì người quản lý cần triển
khai tuyên truyền hiệu quả, chúng tôi đã thông qua trước toàn thể cán bộ giáo viên
nhân viên, đi sâu vào các chỉ tiêu và nội dung cần thực hiện, và từ kế hoạch của nhà
trường mỗi cá nhân sẽ bám vào tự đăng ký các nội dung thực hiện. Và khi đội ngũ
giáo viên đã hiểu, cảm nhận ý nghĩa của thực hiện trật tự văn minh đô thị thì sẽ là
người vừa thực hiện vừa truyền tải thông điệp đến phụ huynh học sinh và cộng
đồng.
3.2. Ký cam kết thực hiện
- Xây dựng được kế hoạch chung của nhà trường, mỗi cá nhân có kế hoạch
riêng của mình để thực hiện, nhưng nếu kế hoạch chỉ dừng lại ở việc xây dựng mà
không tiến hành bước tiếp theo đó là mỗi CBGVNV cam kết thực hiện thì hiệu quả
chưa cao. Cam kết thực hiện được ví như là một thước đo căn cứ để mỗi người cần
có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành công việc mình đặt ra. Năm học qua chúng
tôi đã đưa ra hình thức thu hút mọi người tham gia bằng cách ký cam kết thực hiện
trật tự văn minh đô thị. Nhà trường gợi ý các nội dung và CBGVNV dựa vào đó tự
xây dựng nội dung cam kết cho phù hợp với vị trí việc làm của mình để đăng ký, cụ
thể các nội dung như sau.
* Đảm bảo vệ sinh môi trường:
1. Chú ý đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ khi hoạt động.
2. Sắp xếp sách vở, chỗ ngồi học, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi trong lớp học gọn
gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, thuận lợi, hiệu quả.
3. Thực hiện hiệu quả sử dụng tiết kiệm điện. Trang trí lớp học thân thiện, phù hợp
lứa tuổi.
4. Không để thùng rác, các dụng cụ vệ sinh trong lớp học. Thùng rác, dụng cụ vệ
sinh để đúng nơi quy định, thùng rác được đậy nắp, thân thiện môi trường, được lau
rửa sạch không gây ô nhiễm môi trường.
5. Không vẽ bậy lên tường, lên bàn ghế. Giữ gìn, sử dụng, bảo quản tài sản của nhà
trường, nơi công cộng.
6. Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, hoa tươi cho trường. Bồn hoa, cây
cảnh thường xuyên được quan tâm chăm sóc, không để cỏ mọc um tùm xung quanh
hàng rào.
7. Thực hiện và tuyên truyền với PHHS để xe đúng nơi quy định trong giờ đón trả
trẻ, tránh ùn tắc giao thông, không hút thuốc lá, không vứt rác bừa bãi trong trường
học.
8. Nhà vệ sinh thường xuyên được cọ rửa, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
5/15
Một số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường
9. Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia lao động vệ sinh lớp học, sân
trường phù hợp lứa tuổi.
10. Phối hợp với nhà trường tuyên truyền tới học sinh và phụ huynh về việc thực
hiện đổ rác đúng nơi quy định, đổ rác đúng giờ.
Tổng vệ sinh toàn trường vào thứ 3 hàng tuần
Giáo dục trẻ lao động
6/15
Một số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường
* Thực hiện văn hóa giao tiếp ứng xử văn minh trong trường học:
1. Tận tụy, gương mẫu, trung thực, không vi phạm đạo đức nhà giáo.
2. HS có kỹ năng giao tiếp, thân thiện, lịch sự, lễ phép.
3. Thực hiện nghiêm túc Quy ước “Ứng xử văn hóa trong cán bộ, GV-NV; giữa
CB, GV-NV nhà trường với trẻ, cha mẹ trẻ và khách đến trường”.
4. Trang phục của giáo viên phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của
Chính phủ về trang phục viên chức Nhà nước.
5. Sử dụng tiết kiệm điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm …trong sinh hoạt và
công tác.
6. Nhắc phụ huynh mặc trang phục cho trẻ phải sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với độ
tuổi. Dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
8. Dạy trẻ biết kính trên, nhường dưới, đoàn kết thân ái biết giúp đỡ bạn bè. (nói lời
nói đẹp: xưng hô giao tiếp thân thiện với bạn; lễ phép với thầy cô; người lớn tuổi).
9. Dạy trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động. Tích cực, thân thiện trong hoạt
động nhóm, hoạt động tập thể.
* Đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích
và giáo dục trật tự an toàn giao thông:
1. Thực hiện tốt các quy định về phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống
cháy nổ, xây dựng trường học an toàn.
2. Lồng ghép giáo dục luật an toàn giao thông vào các hoạt động của trẻ.
3. Tham gia thực hiện tuyên truyền vận động phụ huynh làm gương cho con trong
việc thực hiện nếp sống văn hoá, luật giao thông.
4. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của địa phương trong việc thực hiện nếp
sống văn minh đô thị.
Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể mỗi CBGVNV trong nhà trường đề ra tiêu trí phù
hợp và ký cam kết thực hiện. Những nội dung đã ký cam kết được nhà trường kiểm
tra thường xuyên và đánh giá thi đua theo tháng.
Biện pháp này đã có kết quả thiết thực, với các nội dung cam kết mỗi
CBGVNV đã nghiêm túc thực hiện, tạo nên một tập thể thực hiện tốt trật tự văn
minh đô thị
7/15
Một số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường
Tập huấn kiến thức phòng cháy chữa cháy cho CBGVNV nhà trường
3.3. Xây dựng môi trường đảm bảo trật tự văn minh đô thị
Xây dựng môi trường văn minh đô thị cũng rất quan trọng và đây là yếu tố
cơ bản quyết định chất lượng của việc thực hiện chuyên đề. Môi trường bao gồm
nhiều yếu tố, đó là khung cảnh sư phạm, hệ thống biểu bảng tuyên truyền, yếu tố
con người trong thực hiện văn minh đô thị vv.
* Khung cảnh sư phạm, trang trí, hệ thống biểu bảng tuyên truyền phù hợp,
bắt mắt sẽ thu hút được sự chú ý của mỗi người. Bởi vậy ngay từ đầu năm học tôi
đã trú trọng vấn đề này.
+ Tạo dựng khung cảnh sư phạm chung thân thiện, luôn sạch đẹp, trồng cây
xanh, cây cảnh, tạo không gian xanh để đảm bảo tiêu trí xanh trong nhà
trường
8/15
Một số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường
Vườn rau sạch tại trường
+ Lưu ý đến hệ thống biểu bảng tuyên truyền đẹp về hình thức, chất lượng về
nội dung, để thu hút sự chú ý của CBGVNV và PHHS, mỗi khi nhìn thấy đọc thấy
các thông điệp về thực hiện trật tự văn minh đô thị sẽ như là một lần nhắc nhở mỗi
người thực hiện. Có biển báo, khẩu hiệu, nội quy ngắn gọn, rõ thông tin nhắc nhở
mọi người thực hiện: Không vẽ bẩn, bậy lên tường, lên bàn ghế; không trèo lên bàn
ghế; tắt điện khi ra khỏi phòng; không vứt rác, không hút thuốc; không chen lấn, xô
đẩy nhau; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy; sử dụng thiết học tập đúng
quy trình.
9/15
Một số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường
Tranh tường trang trí về trật tự văn minh đô thị
* Yếu tố nhân lực:
- Từ kế hoạch, ký cam kết, đánh giá thi đua tạo nên một thể thống nhất trong
toàn trường về thực hiện trật tự văn minh đô thị. Đội ngũ giáo viên giáo dục học
sinh biết xưng hô giao tiếp thân thiện với bạn; lễ phép với thầy cô và người lớn
tuổi, trang phục gọn gàng, phù hợp thời thiết. Đối với đảng viên và CBGVNV thực
hiện giao tiếp ứng sử văn hóa, thực hiện tốt theo vị trí việc làm, phong cách chuyên
nghiệp. Đặc biệt đảng viên nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu để quần chúng
đánh giá noi theo. GV truyền tải thông điệp đến học sinh và phụ huynh tạo thành xã
hội thực hiện nếp sống văn minh đô thị. CBGVNV thực hiện hiệu quả giao tiếp ứng
xử văn hóa.
- Tổ chức phát động phong trào thực hiện nói lời nói đẹp, mặc trang phục
đẹp, làm việc tốt, trong CBGVNV và học sinh - Phối hợp với cha mẹ học sinh,
thống nhất các biện pháp, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng
sống, giáo dục đạo đức, ý thức tự phục vụ, trách nhiệm với nhà trường, gia đình, xã
hội của học sinh; thống nhất biện pháp nhắc nhở, xử lý khi các con sai phạm. Đặc
biệt nêu gương qua sự mẫu mực của thầy cô giáo và cha mẹ học sinh trong thực
hiện quy ước xây dựng nhà trường văn hóa
* Yếu tố môi trường
10/15
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp thực hiện trật tự văn minh đô thị trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_thuc_hien_trat_tu_van_minh_do_thi_tron.doc