SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
Bản thân tôi luôn suy nghĩ: làm thế nào để đơn vị mình trở thành một đơn vị tốt. Muốn thế trước hết phải có đội ngũ mạnh. Xác định được vị trí của giáo viên ở trường là trọng điểm tôi đã tập chung đi sâu vào việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Bởi vì trường có chất lượng hay không phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên là chính, nếu có đủ cơ sở vật chất nhưng đội ngũ giáo viên yếu thì chất lượng chăm sóc giáo dục không thể nâng lên được. Từ những thực trạng trên qua quá trình chỉ đạo chuyên môn, bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẦM NON LÝ THƯỜNG KIỆT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm trong công tác
bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
Lĩnh vực/ Môn: Quản lý
Cấp học: Mầm non
Họ và tên: Lưu Thị Phương Nam
Chức vụ: Hiệu trưởng
ĐT: 0983286808
Email: nambun77@gmail.com
Đơn vị công tác: Trường mầm non Lý Thường Kiệt
Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
MỤC LỤC
Mục lục
Trang
1
Mục lục
2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
2
3
4
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
4
5
2. Thực trạng
6
3. Các biện pháp
4. Kết quả thực hiện
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
16
17
17
18
19
2. Kiến nghị
PHỤ LỤC
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm sóc giáo dục ở các
trường mầm non vì vậy bất kỳ người quản lý nào cũng không thể bỏ qua việc bồi
dưỡng lực lượng giáo viên. Như chúng ta đã biết muốn nâng cao chất lượng giáo
dục thì phải xây dựng đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên. Bởi giáo viên là
người truyền thụ kiến thức đến với trẻ, trẻ nắm bắt được kiến thức hay không phụ
thuộc hoàn toàn vào giáo viên. Nếu phương pháp truyền thụ của giáo viên mà
không phù hợp với sự phát tiển của trẻ thì chất lượng giáo dục sẽ đạt kết quả không
cao. Bác Hồ của chúng ta luôn đánh giá cao sứ mệnh vinh quang của người thầy
giáo. Người nói: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp
phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản”, “Người thầy giáo tốt, người
thầy xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất” (bài nói tại trường ĐHSPHN
21/10/1964). Đối với việc ây dựng đội ngũ nhà giáo, Bác cũng quan tâm đến việc
đào tạo về kỹ năng sư pham , Người nói “Giáo dục phải theo hoàn cảnh, điều kiện”.
Đây chính là vấn đề mà chúng ta phải vận dụng theo điều kiện cụ thể học sinh từng
vùng, từng khu vực, từng trường từng lớp học..
Nhận thức đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, chăm lo bồi dưỡng
thế hệ trẻ. Cũng như về xây dựng đội ngũ người thầy giáo sẽ giúp cho chúng ta có
cái nhìn sâu sắc về thực tiễn của giáo dục Việt Nam và trên thế giới để thấy rằng
những điều mà chúng ta đã, đang làm và sẽ làm là những điều mà Bác Hồ kính yêu,
Người thầy vĩ đại của chúng ta đã căn dặn cách đây rất lâu.
Là một người cán bộ quản lý, ở trường nhỏ tôi rất quan tâm đến việc bồi
dưỡng chuyên môn cho đội ngũ, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn “Đổi
mới căn bản và toàn diện” mà năm học 2017- 2018 là năm học thực hiện “Xây
dựng mô hình trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Đổi mới hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ”. Làm thế nào để giáo viên nhận thức đúng đắn, hiểu rõ, nắm được
phương pháp, hình thức đổi mới, để dạy trẻ phù hợp với sự phát triển của trẻ cũng
như đáp ứng sự nghiệp đổi mới của ghành Giáo dục nước ta hiện nay. Vì vậy qua
quá trình chỉ đạo chuyên môn tôi đã tìm ra được “Một số biện pháp bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non” nhằm nâng cao chất lượng
chuyên môn trong nhà trường.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc
phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung,
phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội.
Để phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm
non phải có phẩm chất, trình độ, năng lực đề cao lương tâm trách nhiệm và nhân
cách nhà giáo, lòng nhân ái tận tụy thương yêu trẻ, thể hiện ở tinh thần tự học, tự
bồi dưỡng, cải tiến nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tham gia tích cực
vào hoạt động.
Bản thân tôi luôn suy nghĩ: làm thế nào để đơn vị mình trở thành một đơn vị
tốt. Muốn thế trước hết phải có đội ngũ mạnh. Xác định được vị trí của giáo viên ở
trường là trọng điểm tôi đã tập chung đi sâu vào việc bồi dưỡng nâng cao chất
lượng đội ngũ. Bởi vì trường có chất lượng hay không phụ thuộc vào đội ngũ giáo
viên là chính, nếu có đủ cơ sở vật chất nhưng đội ngũ giáo viên yếu thì chất lượng
chăm sóc giáo dục không thể nâng lên được. Từ những thực trạng trên qua quá
trình chỉ đạo chuyên môn, bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp bồi dưỡng nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Giáo dục mầm non là tiền đề cho giáo dục tiểu học, với nhiệm vụ chăm sóc
giáo dục trẻ từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi, một lứa tuổi vô cùng quan trọng. Nhà tâm
lý học người Nga Macarenco đã nói “ Những cái không có được ở trẻ em trước 5
tuổi thì sau này rất khó hình thành và nhân cách sai lệch từ nhỏ thì sau này khó cải
tạo”.
Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia
đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ
đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non.
Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc xây dựng đội ngũ
giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao
nhãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, sức
khỏe, mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu của xã hội hiện
nay.
Tôi càng thấm nhuần sâu sắc câu: Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất
lượng giáo dục.
3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên mầm non và thực hiện lời dạy của Bác
Hồ đã để lại: Dạy mẫu giáo là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thì trước hết phải
yêu thương trẻ, các cháu nhỏ hay quấy khóc, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy
được các cháu, dạy trẻ nhỏ tốt sau này các cháu mới trở thành người tốt. Ngành học
mầm non lấy phương thức giáo dục là người mẹ, tình cảm của mẹ để giáo dục trẻ.
Thật đúng như vậy; Giáo viên mầm non không chỉ là nhà giáo đơn thuần mà
là ca sĩ, nghệ sĩ và là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, lứa tuổi mầm non còn non nớt,
chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, dễ nhạy cảm với mọi hoạt động xung
quanh cho nên chúng ta phải có một vốn kiến thức cơ bản để hướng các cháu đi
đúng mục tiêu mà ta đã đề ra là chăm sóc trẻ trước 6 tuổi một cách chất lượng để
trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ trên cơ sở một
chương trình nuôi dạy trẻ khoa học, một đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề và
hiểu biết nghiệp vụ, một hệ thống trường lớp phù hợp với các loại hình đa dang và
một cơ sở mầm non chuẩn mực, một mạng lưới phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi
dạy trẻ đến từng gia đình.
Muốn thực hiện được như vậy, đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng về
năng khiếu như đàn, hát, múa, vẽ và các phương pháp nghệ thuật giảng dạy trên lớp
để thu hút trẻ hứng thú trong giờ học, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động học tập một
cách tích cực, nhẹ nhàng, qua các biện pháp giáo dục linh hoạt, khéo léo thông qua
con đường chơi mà học, học mà chơi, lồng nghép các môn học vào chương trình
một cách phù hợp. Đặc biệt là giáo viên phải dịu dàng, giầu tình cảm, ngôn ngữ
phải dễ hiểu, biết thương yêu, tôn trọng và công bằng đối với trẻ như con em của
chính mình.
Ngoài ra giáo viên mầm non phải biết kiên trì chịu khó, linh hoạt trong mọi
tình huống giáo dục, nhất là đối với các trẻ cá biệt, trẻ khuyết tật; giáo viên phải tìm
ra cho mình một phương pháp giáo dục đối với mọi đứa trẻ. Phải linh hoạt, thay đổi
theo từng bài dạy của mỗi lứa tuổi khác nhau để trẻ dễ tiếp thu không bị nhàm
chán. Giáo viên mầm non còn là một tuyên truyền viên giỏi, nhằm tuyên truyền phổ
biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ, nhất là công tác xã
hội hóa giáo dục đối với nghành học mầm non, giúp các bậc cha mẹ và cả cộng
đồng hiểu được tầm quan trọng của nghành học, vận động nhân dân ủng hộ về tinh
4
thần và vật chất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho trường lớp, tạo điều kiện để
đưa trường học phát triển đi lên cùng với các trường khác.
Để thực hiện được yêu cầu trên, người giáo viên mầm non phải có trình độ
chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt thật sự là tấm gương sáng cho
các cháu noi theo. Vì vậy phải tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên giỏi về chuyên môm, mạnh về công tác quản lý lớp và các hoạt động phong
trào, đạo đức lối sống tốt, để hoàn thành chiến lược giáo dục mầm non “ Đổi mới
căn bản và toàn diện”
2. Thực trạng
Trường mầm non Lý Thường Kiệt trong 2 năm qua có nhiều thay đổi và biến
động trong đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên là giáo sinh mới ra trường trẻ nhiệt
tình chưa kịp ổn định công việc đã bỏ nghề, số giáo viên trẻ còn thiếu nhiều kinh
nghiệm trong giảng dạy, chưa chủ động trong thực hiện chuyên môn, một số giáo
viên lớn tuổi ngại thay đổi chưa cập nhật được những phương pháp mới và khả
năng ứng dụng CNTT còn hạn chế. Với trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên
quá khập khiễng, chưa đồng đều như vậy thì mọi công tác triển khai chỉ đạo, nhất
là công tác giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non gặp rất nhiều khó khăn.
Đứng trước thực trạng như vậy, là Hiệu trưởng nhà trường tôi đã làm việc trực
tiếp với đồng chí Hiệu phó phụ trách chuyên môn phân loại giáo viên và lâp kế
hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học.
- Thống kê tình hình đội ngũ giáo viên
Hợp đồng
Trình độ
Trun
g cấp cơ bản, nâng cao i ngữ
Biên
chế Quận Trường
Đảng
Nhân sự
SL
Tin học
Ngoạ
viên
ĐH
CĐ
Khối
3
1
2
1A
1A
4B
0
6
5
1
0
1
MGL
Khối
3
3
0
7
4
3
0
1
1
3
0
1
1
4
3B
2B
0
0
0
4
4
3
4
3
4
0
1
0
0
0
0
MGN
Khối
Giáo MGB
viên
Nhà
1
3A
trẻ
11
5
9
Tổng 17 15
2
0
(41,2%) (65%) (18%) (24%) (29%) (53%)
5
- Tìm hiểu nghiên cứu những mô hình xây dựng đội ngũ đạt kết quả ở trường
- Họp thông báo đăng ký các nhu cầu học tập nâng cao trình độ bằng các hình
bạn.
thức:
+ Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn
+ Học tin học A để soạn giảng trên máy tính và áp dụng CNTT vào soạn giảng
- Học Đại học tại chức sư phạm mầm non
- Căn cứ vào số liệu đăng ký tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể.
3. Các biện pháp
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cụ thể cho năm học,
học kỳ và hàng tháng
Tổ chức Hội nghị CBVC đầu năm để triển khai kế hoạch năm học, sau đó chỉ
đạo các Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác bồi dưỡng hoạt động
chuyên môn trong năm như sau:
Đối
Người phụ
TT Thời gian
Nội dung bồi dưỡng
tượng dự
trách
1
Tháng
8/2017
Giáo viên tham gia các lớp bồi Giáo viên Phó hiệu
dưỡng chuyên đề phòng Giáo dục cốt cán
và Đào tạo quận
trưởng
Tổ chức bồi dưỡng thực hiện 100%
chương trình GDMN điều chỉnh, giáo viên
đổi mới hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục lĩnh vực phát triển
nhận thức
2
Tháng
9/2017
Họp chuyên môn trao đổi chia sẻ Mỗi lớp
Tổ trưởng
về việc xây dựng kế hoạch thực 1giáo viên chuyên môn
hiện chương trình chăm sóc giáo
dục năm học 2017 - 2018
6
3
Tháng
Toạ đàm trao đổi nội dung, hình Toàn thể
BGH và tổ
10/2017
thức thiết kế môi trường giáo dục giáo viên trưởng
lấy trẻ làm trung tâm
chuyên môn
Dự giờ, kiểm tra bồi dưỡng kỹ
năng chuyên môn cho giáo viên
Họp chuyên môn bồi dưỡng
chuyên đề xây dựng môi trường
học tập lấy trẻ làm trung tâm
Ban giám
hiệu
Tổ trưởng
chuyên môn
4
Tháng
Triển khai Kế hoạch thực hiện Toàn thể
Ban giám
11/2017
nhiệm vụ ứng dụng Công nghệ giáo viên hiệu
thông tin năm học 2017 - 2018
Tổ chức Hội giảng chào mừng
ngày Nhà Giáo Việt Nam chuyên
đề phát triển nhận thức
Ban liên tịch
Tổ chức kiến tập hoạt động đạt
kết quả tốt trong Hội giảng cấp
trường để giáo viên học tập
Phó hiệu
trưởng
5
Tháng
Bồi dưỡng giáo viên dự thi giáo Giáo viên Phó hiệu
12/2017
viên dạy giỏi cấp quận
lớp nhà
trẻ
trưởng, tổ
trưởng
chuyên môn
Triển khai kế hoạch tổ chức Ngày Toàn giáo Ban giám
hội Công nghệ thông tin
Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng bài
giảng E-Learning
viên
hiệu
Phó hiệu
trưởng
6
7
Tháng
Phát huy các bài giảng điện tử, Toàn giáo Tổ trưởng
01/2018
bài giảng E-Learning dự thi cấp viên
quận
chuyên môn
Tháng
Bồi dưỡng chuyên đề văn hoá
công sở
Toàn giáo
viên
Ban giám
03/2018
hiệu
Khi lên kế hoạch cụ thể trong năm hàng tháng, giao Hiệu phó phụ trách
chuyên môn phải đưa vào và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch đề ra có những biện
pháp khả thi, luôn tìm các biện pháp phù hợp thực hiện kế hoạch đề ra trong tháng
7
nếu có những biến đổi có thể điều chỉnh kế hoạch đó cho phù hợp với điều kiện của
nhà trường.
Biện pháp 2: Nâng cao tư tưởng và nhân thức cho giáo viên
Với sự phát triển không ngừng của truyền thông, hàng loạt chương trình về
nuôi dạy trẻ trong giai đoạn mầm non và để góp phần nâng cao nhận thức của giáo
viên về vai trò của mình trong việc giáo dục trẻ ở giai đoạn mầm non. Giáo viên
phải là người ý thức được trách nhiệm của mình với trẻ mang tính quyết định đối
với sự phát triển lâu dài của trẻ.
Trước hàng loạt các vụ bạo hành ở các trường mầm non trên cả nước, làm dấy
lên không ít hoài nghi, lo lắng từ những bậc cha mẹ về chất lượng đào tạo Sư phạm
và đạo đức của người giáo viên
Do đó BGH đã tổ chức các lớp tập huấn hè kết hợp với học tập và bồi dưỡng
chính trị cho toàn thể cán bộ giáo viên.
Đầu năm học, nhà trường tổ chức học tập nội dung các cuộc vận động như:
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, học tập nội dung quy định chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non, thực hiện quy định về kỷ cương hành chính, văn hóa
ứng xử trong cơ quan và nơi công cộng, thực hiện ký cam kết Thực hiện quy tắc
ứng xử của cán bộ, công chức, người lao động trong trường mầm non Lý Thường
Kiệt.
- Xây dựng nội quy dành riêng cho đội ngũ giáo viên trong Nhà trường, niêm
yết tại các bản tin, phòng sinh hoạt chuyên môn để toàn thể giáo viên thực hiện.
- Tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu trong trường.
- Phát động phong trào giỏi việc trường đảm việc nhà.
Biện pháp 3: Tổ chức học tập, tham quan, dự giờ
Chủ động rà soát tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên đi học tập, thăm quan,
dự giờ để nâng cao trình độ; tự bồi dưỡng tại trường nhằm đảm bảo giáo viên có đủ
năng lực, chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, kĩ năng tổ chức các
hoạt động giáo dục, phù hợp với trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.
Nhà trường đã tổ chức các lớp học tập nâng cao trình độ về tin học và khả
năng ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động. Giáo viên tham gia các lớp học
về sử dụng phần mềm tin học, phát huy vai trò của giáo viên cốt cán trong việc sử
dụng phần mềm điện tử; tiếp tục triển khai ứng dụng phần mềm tuyển sinh trực
8
tuyến. Xây dựng và vận hành website, phương tiện truyền thông hiệu quả nhà
trường; tham dự Ngày hội Công nghệ thông tin cấp quận.
- Phối hợp cụm 3 trường: MN Hoạ Mi, MN Sao Sáng, MN Lý Thường Kiệt
mở lớp bồi dưỡng các nội dung chuyên đề “ Điều chỉnh chương trình GDMN và
đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển nhận thức”; “Phát
triển thế chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020”; Xây dựng trường mầm
non lấy trẻ làm trung tâm.
Phân công CBQL chuyên môn và giáo viên cốt cán được đi học tập về đổi mới
phương pháp GDMN do các cấp chuyên môn tổ chức. Nâng cao năng lực cho
CBQL chuyên môn và GVMN trong việc phát hiện sớm khó khăn của trẻ và kỹ
năng giáo dục trẻ khuyết tật. Thực hiện đổi mới bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn đội ngũ tiếp tục tham gia tập huấn bồi dưỡng thường xuyên CBQL
chuyên môn và GVMN qua mạng các Modul ưu tiên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc lựa chọn đơn vị tham quan cần tìm hiểu kỹ, có sự chuẩn bị chu đáo để
đợt tham quan đạt kết quả cao. Trước khi tham quan, họp triển khai nội dung, phân
công nhiệm vụ, quán triệt tư tưởng, có sự định hướng giúp cho giáo viên học tập ở
trường bạn về cách tạo môi trường mở, cách trang trí nhóm lớp phù hợp với chủ đề,
cách tuyên truyền các kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh. Sau đợt tham
quan, cho giáo viên viết thu hoạch về những vấn đề đã học tập được và những điều
cần tránh. Đặc biệt nhấn mạnh những điều cần học tập, cần áp dụng và theo dõi kết
quả việc thực hiện, tránh tình trạng hời hợt, hình thức, gây tốn kém lãng phí.
VD: Đầu năm học mới, cử giáo viên tham quan học tập trường bạn về trang
trí lớp, chúng tôi lựa chọn một số trường để đến tham quan học tập , đây là những
trường điểm của Quận như: Mẫu giáo Quang Trung, Mầm non A, mầm non Chim
Non….Tôi chia giáo viên thành nhiều nhóm nhỏ phân về các lớp tham quan. Sau
khi học tập, tổ chức họp rút kinh nghiệm, chỉ đạo Tổ chuyên môn dạy xây dựng kế
hoạch trang trí tại các nhóm lớp theo hướng đổi mới lấy trẻ làm trung tâm, giáo
viên trao đổi thống nhất cách trang trí lớp, xây dựng tạo góc mở như thế nào cho
hiệu quả, song vẫn phải căn cứ vào lớp mình để trang trí lớp phù hợp. Vì vậy 100%
các lớp xây dựng được góc mở cho trẻ hoạt động, trong đợt chấm thi trang trí tạo
môi trường lớp học các lớp đều đạt giải cao.
9
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_boi_duong_nang_cao_ch.pdf