Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kỹ năng sống cho trẻ trong Trường Mầm non

Theo quan niệm của các nhà tâm lý học: Nếu một đứa trẻ ngay từ tuổi mầm non đã được dạy kỹ năng sống một cách hiệu quả, được trang bị các kỹ năng xã hội thì cơ hội thành công trong cuộc sống sau này là rất lớn. Mỗi trẻ em tuổi mầm non là một chủ thể tích cực, sự phát triển của trẻ trong xã hội phụ thuộc nhiều vào tình huống và là kết quả của những gì chúng trải nghiệm được, học được nhờ sự tương tác với người khác.Vậy ngay từ tuổi mầm non trẻ cần phải được dạy như thế nào ? Làm thế nào để đánh giá chính xác đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của trẻ và phải có những chiến lược nuôi dưỡng bồi đắp như thế nào để hỗ trợ kịp thời sự phát triển trí tuệ nhân cách của trẻ.
Kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non  
MỤC LỤC  
I. Đặt vấn đề  
- Lý do chọn đề tài  
II. Giải quyết vấn đề  
1. Cơ sở luận  
2. Thực trạng vấn dề  
3. Các biện pháp  
- Rèn kỹ năng sống mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp kỹ năng tự phục vụ cho  
trẻ ngay từ giờ đón trẻ.  
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học hoạt động vui chơi  
- Rèn kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động tổ chức giờ ăn  
- Phát triển các kỹ năng sống cho trẻ qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui  
tươi, lành mạnh trong nhà trường.  
- Rèn kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc làm gương mẫu từ cô giáo và người  
lớn.  
- Tuyên truyền, kết hợp cùng phụ huynh dạy kỹ năng sống cho trẻ.  
4. Hiệu quả SKKN  
- Hiệu quả trên trẻ  
- Hiệu quả với học sinh  
- Hiệu quả với giáo viên  
III. Kết luận kiến nghị  
- Kết luận  
- Những bài học kinh nghiệm  
- Kiến nghị đề xuất  
1/20  
Kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Như chúng ta đã biết, dạy trẻ mầm non kỹ năng sống một việc làm hết sức  
quan trọng cần thiết. trẻ mầm non như một tờ giấy trắng và cô giáo chính là  
người đặt nét bút đầu tiên lên trang giấy trắng đó, đồng thời cũng người đặt nền  
móng và hình thành nhân cách cho trẻ. Chính vì lẽ đó mỗi giáo viên mầm non  
chúng ta nói riêng và những người làm công tác giáo dục hãy xác định cho mình là  
người mang trong mình nhiệm vụ cao cả đó.  
Theo cách nghĩ của người lớn thì xưa nay chúng ta vẫn thường nghĩ rằng; kỹ  
năng sống chủ yếu chỉ dành cho người lớn mà quên đi rằng với trẻ em đặc biệt là  
trẻ đang ở lứa tuổi mầm non cũng rất cần những kỹ năng sống. Đối với trẻ ở lứa  
tuổi mầm non, dạy lễ giáo đạo đức ban đầu cho trẻ rất quan trọng trong việc hình  
thành thói quen và nhân cách của trẻ sau này. Sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống  
cho trẻ trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn  
vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ một nhân cách phát triển toàn  
diện bền vững, khả năng thích ứng biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.  
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường xuất hiện tình trạng thụ động không biết ứng phó  
trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy  
hiểm, không biêt nhờ sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, rất nhiều nguyên  
nhân gây ra tình trạng này trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân chính  
gây nên những điều đó. Chính vì vậy, cần phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay  
từ khi còn nhỏ để trẻ thể nhận thức được những hành vi đúng, sai để từ đó trẻ  
biết cách ứng xử cho phù hợp với từng điều kiện, từng hoàn cảnh. Nếu trẻ được  
giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp trẻ nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được  
những điều nên làm và những điều không nên làm giúp trẻ tự tin chủ động , biết  
cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của  
trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có ích và có trách nhiệm trong tương lai.  
vậy, mỗi giáo viên mầm non cần phải quan tâm đến vấn đề dạy kỹ năng sống  
cho trẻ. Bản thân tôi nhận thấy, đây một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quá  
trình chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi đã suy nghĩ phải làm thế nào để tuyên truyền tới  
các bậc phụ huynh cùng kết hợp với giáo viên dạy kỹ năng sống cho trẻ. Chính vì  
vậy tôi đã mạnh dạn xây dựng cho mình đề tài: “Kinh nghiệm dạy kỹ năng sống  
cho trẻ trong trường mầm non”.  
2/20  
Kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non  
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở luận  
Theo quan niệm của các nhà tâm lý học: Nếu một đứa trẻ ngay từ tuổi mầm  
non đã được dạy kỹ năng sống một cách hiệu quả, được trang bị các kỹ năng hội  
thì cơ hội thành công trong cuộc sống sau này là rất lớn. Mỗi trẻ em tuổi mầm non  
một chủ thể tích cực, sự phát triển của trẻ trong xã hội phụ thuộc nhiều vào tình  
huống và là kết quả của những gì chúng trải nghiệm được, học được nhờ sự tương  
tác với người khác.Vậy ngay từ tuổi mầm non trẻ cần phải được dạy như thế nào ?  
Làm thế nào để đánh giá chính xác đâu điểm mạnh, đâu điểm yếu của trẻ và  
phải những chiến lược nuôi dưỡng bồi đắp như thế nào để hỗ trợ kịp thời sự phát  
triển trí tuệ nhân cách của trẻ.  
Đối với trẻ mầm non, trẻ thường học các hành vi thông qua việc bắt chước,  
nhập tâm qua việc thực hiện hàng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ. Để giáo  
dục kỹ năng sống cho trẻ một cách hiệu quả, tôi đã thường xuyên sử dụng các biện  
pháp như: Làm gương, trải nghiệm, trò chơi, trò chuyện, đàm thoại. Giáo dục kỹ  
năng sống cho trẻ thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục hàng ngày  
như vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lễ hội, thăm quan và ở mọi lúc mọi nơi.  
Mỗi hoạt động có hình thức riêng đối với việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Do đó,  
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là điều vô cùng cần thiết, trẻ nhiều  
kỹ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của hội. Muốn trẻ thể tích  
lũy được kỹ năng sống thì cần phải thời gian và một quá trình luyện tập thường  
xuyên cùng với sự hỗ trợ của những người thân trong gia đình, bạn những  
người xung quanh.  
Theo cá nhân tôi, mỗi người lớn trong chúng ta cần phải thay đổi cách suy  
nghĩ; kỹ năng sống chỉ cần ở người lớn đủ còn trẻ con thì không cần phải có  
kỹ năng sống họ nghĩ rằng chỉ cần người lớn thì sẽ giải quyết được mọi vấn  
đề mà không cần phải lo lắng cho đứa trẻ. Đó một cách nghĩ hoàn toàn sai lầm và  
đôi khi cách nghĩ đó thể làm hại cả một thế hệ trẻ sau này. Với giáo viên mầm  
non, chúng ta là người gần gũi chăm sóc dạy dỗ trẻ từ giờ học, giờ chơi từ bữa  
ăn đến giấc ngủ, thời gian trẻ ở bên cạnh chúng ta còn nhiều hơn thời gian trẻ ở với  
gia đình. Chúng ta biết được đứa trẻ cần phải được học những gì ? Phải chuẩn bị  
những kỹ năng sống như thế nào để giúp các con luôn tự tin khi đối diện với cuộc  
3/20  
Kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non  
sống. vậy, khi chúng ta đã chọn nghề dạy học thì phải tâm huyết với nghề và  
hãy dành những điều tốt đẹp nhất cho các con.  
Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp cũng đã nhiều năm, thể tôi chưa phải là  
một giáo viên giỏi nhất nhưng tôi có thể khẳng định rằng; mình là một người làm  
việc rất có tâm với nghề, có trách nhiệm trong công việc, luôn yêu nghề, mến trẻ.  
Luôn nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ phụ huynh và học sinh.  
2. Thực trạng  
Như chúng ta đã biết, với trẻ mầm non thì hầu như trẻ chưa biết về kỹ  
năng sống cũng như khả năng bảo vệ mình tránh khỏi nguy hiểm trong cuộc sống,  
chưa nhận thức được hành vi đúng, sai của mình…mà trẻ chỉ thực hiện theo bản  
năng hay bắt chước những đang diễn ra xung quanh trẻ. Điều đó sẽ rất nguy  
hiểm nếu trẻ không có vốn kiến thức nào về kỹ năng sống để thể tồn tại trong xã  
hội hiện nay.  
Về phía các bậc phụ huynh, họ luôn quan tâm đến việc làm sao để tăng  
cường tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình biết đọc, biết viết ngay  
trong những năm tháng học ở mẫu giáo, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con chuẩn bị  
vào lớp một mà quên đi rằng kỹ năng sống cũng một chương trình học không thể  
thiếu đối với con em mình.  
Đối với giáo viên mầm non, họ thường cảm thấy lo lắng trăn trở khi gặp  
những trẻ một số vấn đề về hành vi và khả năng mất tập trung trong những tháng  
đầu tiên khi trẻ đến trường. Đơn giản là vì những trnày thường không có tính kiên  
trì, không chú ý lắng nghe và không tích cực làm việc theo nhóm…chỉ thích hoạt  
động một mình, điều đó chỉ càng làm cho trẻ thiếu kỹ năng sống. vậy, giáo viên  
phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ được những kỹ năng  
sống cơ bản ở trường mầm non phù hợp với lứa tuổi. Tôi nghĩ rằng muốn dạy kỹ  
năng sống cho trẻ hiệu quả, chất lượng thì bản thân mỗi người lớn đặc biệt là  
người giáo viên trước hết phải tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Mỗi hành vi, cử  
chỉ, lời nói, cách ứng xử, giao tiếp của giáo viên và những người xung quanh đều  
sự ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Tôi luôn mong muốn đem đến cho các con  
những điều tốt đẹp nhất, những kỹ năng sống tốt nhất để giúp các con có thể tự tin  
tiến về con đường phía trước.  
a. Thuận lợi:  
- Trường được xây mới khang trang, thoáng mát thuận lợi trong việc thực hiện  
chăm sóc giáo dục trẻ.  
4/20  
Kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non  
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo  
điều kiện tốt nhất cho giáo viên. Được đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học hiện  
đại phục vcho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.  
- Trường kế hoạch năm học với những biện pháp cụ thể trong đó nội dung  
rèn kỹ năng sống cho trẻ, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện  
như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống, thói  
quen và kỹ năng làm việc theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức  
khỏe, một số kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích; rèn luyện kỹ năng ứng xử  
văn hóa…  
- Môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ.  
- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ. Luôn hoàn thành tốt  
nhiệm vụ được giao.  
- Được sự tin tưởng, ủng hộ của phụ huynh trong mọi phong trào của trường,  
lớp.  
b. Khó khăn  
* Đối với phụ huynh và học sinh  
Bản thân nhiều bậc phụ huynh cũng chưa hiểu về cái gọi kỹ năng sống nên  
không biết cần phải cung cấp cho con những điều cần thiết. Đồng thời lại chiều  
chuộng con, cái gì cũng làm hết cho con, thậm chí ngay cả việc trẻ ăn cơm hay trẻ  
thay quần áo cũng do bố mẹ làm hết sợ con không biết làm hoặc sợ con tự xúc  
cơm sẽ mất thời gian, làm đổ vỡ bát... Điều đó khiến cho đứa trẻ khi đến lớp bị thụ  
động không biết làm gì, chỉ chờ đợi vào cô giáo và hoàn toàn không có kỹ năng  
sống, kỹ năng tự phục vụ bản thân hay một số kỹ năng cần thiết khác.  
* Đối với giáo viên  
- Khi trao đổi với phụ huynh về vấn đề của con em mình, nhiều phụ huynh còn  
tỏ ra không hợp tác.  
- Bản thân tôi luôn tìm hiểu tài liệu tham khảo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ  
tuy nhiên đôi khi vẫn còn có mặt hạn chế  
- Nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều cháu quá hiếu động không tập trung  
chú ý, bên cạnh đó cũng còn có một số trẻ nhút nhát, hay nghỉ học dài ngày do bị  
ốm nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục trẻ.  
3. Một số biện pháp đã thực hiện  
Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua việc thực hiện dạy trẻ hàng ngày,  
tôi đã thực hiện một số biện pháp để giải quyết vấn đề như sau:  
5/20  
Kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non  
Biện pháp 1: Rèn kỹ năng sống mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp kỹ năng tự  
phục vụ cho trẻ ngay từ giờ đón trẻ.  
*Rèn kỹ năng chào hỏi, lễ phép với người lớn cho trẻ.  
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần quan tâm đó là phát triển  
sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho trẻ. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm  
thấy tự tin trong mọi tình huống. Nghĩa là giúp trẻ khi đối mặt với các mối quan hệ  
khác như cô giáo, bạn bè và những người xung quanh, trẻ sẽ tự chủ động giao tiếp  
mà không cần phải để người lớn nhắc nhở. Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản  
thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu.  
dụ: Những ngày đầu tiên khi trẻ mới đi học, vào giờ đón trẻ, tôi thường  
nhắc trẻ khoanh tay chào bố( mẹ), chào cô giáo sau đó trẻ sẽ vào lớp và cùng chơi  
với các bạn. Khi cô trò chuyện với trẻ về một vấn đề nào đó, trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin  
trả lời. Lâu dần sẽ hình thành cho trẻ một thói quen là khi đến lớp trẻ sẽ phải chào  
những ai? Khi có khách đến thăm lớp trẻ sẽ phải làm gì ? Và điều quan trọng là lúc  
này trẻ đã thể tự chào hỏi và giao tiếp mà không cần sự nhắc nhở của cô giáo và  
bố mẹ.  
( Hình ảnh giờ đón trẻ buổi sáng )  
6/20  
Kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non  
*Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ  
Đối với trẻ mầm non, kỹ năng tự phục vụ một kỹ năng không thể thiếu đối  
với trẻ. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nó : Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy  
theo sức của mình”. Khi trẻ đến lớp, chúng ta nên dạy cho trẻ biết làm một số  
công việc đơn giản như : cất dép, ba lô gọn gàng vào đúng nơi quy định, tự ghế  
vào chỗ ngồi, sau khi học xong phải biết cất ghế vào đúng nơi quy định….  
( Hình ảnh trẻ tự cất ba lô )  
*Biện pháp 2: Dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học hoạt động  
vui chơi  
+ Dạy trẻ kỹ năng tập trung, phán đoán, ham hiểu biết.  
T«i luôn tạo các tình huống cho trẻ được hoạt động trong chế độ sinh hoạt  
hàng ngày của trẻ. đối với trẻ mầm non thì “ Học bằng chơi - chơi học” .  
Học chơi một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.  
Trẻ ở tuổi mầm non thường hay tò mò, ham học hỏi, thích khám phá: Đây là  
một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần ở trẻ vào giai đoạn này, đó sự  
khát khao được học, được tìm hiểu thế giới xung quanh... Giáo viên cần sử dụng  
7/20  
Kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non  
nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều  
nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động tư liệu mang tính  
chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn những thứ thể đoán trước  
được.  
Trong giờ “Làm quen văn học”, tôi thường tạo hứng thú cho trẻ qua các câu  
truyện được sử dụng bằng các con rối hoặc sử dụng hình ảnh trên máy chiếu  
Powerpoitn. Sau đó nhằm gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu  
hiểu ở trẻ, tôi thường đưa ra các câu hỏi gợi mở để trẻ tự suy nghĩ trả lời, đôi khi  
tôi còn sử dụng những câu hỏi nhằm đánh lừa trẻ để trẻ đưa ra được kết luận cho  
chính xác.  
dụ: Trong câu chuyện “ Tích Chu”, tôi đưa ra một số câu hỏi :  
+ Bạn Tích Chu đã làm gì khi bà bị ốm ?  
+ Khi bà khát nước quá mà bạnTích Chu lại không nhà lấy nước cho bà, nên  
đã biến thành “ con ong” để bay đi tìm nước phải không ?  
Lúc này, nếu trẻ kỹ năng tập trung vào câu hỏi của đưa ra thì trẻ sẽ biểu  
hiện phản ứng lại trẻ sẽ đưa ra câu trả lời như kết quả mong đợi của cô.  
Ngoài ra trong các giờ chơi khác của trẻ, tôi thường kể cho trẻ nghe các câu  
chuyện cổ tích mang ý nghĩa giáo dục để rèn luyện đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hoàn  
thiện mình và dạy trẻ trở thành con người tốt, sống có ích cho xã hội.  
8/20  
Kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non  
( Hình ảnh giờ làm quen với văn học)  
+ Dạy trẻ kỹ năng sống hợp tác, đoàn kết, chia sẻ : Thông qua hoạt động  
vui chơi, các trò chơi, giáo viên giúp trẻ học cách hợp tác, làm việc theo nhóm, biết  
đoàn kết, chia sẻ với bạn khi chơi, đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với trẻ  
lứa tuổi mầm non. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ có trách nhiệm hơn trong công việc, trẻ  
hiểu rằng nếu biết hợp tác, đoàn kết, chia sẻ với bạn những người xung quanh  
thì những việc mình làm mới có ý nghĩa và công việc sẽ hoàn thành nhanh hơn,  
hiệu quả hơn.  
dụ : Trong giờ tổ chức hoạt động “ Khám phá một số phương tiện giao  
thông đường bộ”. Khi cô tổ chức cho trẻ thi đua giữa hai đội,trẻ sẽ hiểu rằng tất cả  
các thành viên trong đội sẽ phải cùng cố gắng hợp tác thì mới thể dành chiến  
thắng.  
9/20  
Kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non  
( Hình ảnh trẻ đang chơi thi đua)  
dụ : Trong giờ hoạt động vui chơi, ở góc nấu ăn trẻ biết được : muốn nấu  
được nhiều món ăn ngon thì sẽ phải đi chợ mua thực phẩm. Ở đây, trẻ sẽ phải biết  
hợp tác với nhau thì công việc sẽ hoàn thành nhanh hơn. Lúc này, trẻ sẽ phân công  
nhau bạn thì đi chợ mua thực phẩm, bạn chuẩn bị khâu sơ chế, bạn thì sẽ đóng vai  
là bác đầu bếp nấu ăn hoặc bạn đi chuẩn bị mâm bát….  
10/20  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 20 trang huongnguyen 06/06/2024 770
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kỹ năng sống cho trẻ trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_ky_nang_song_cho_tre_trong_truong.doc