Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục Âm nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Âm nhạc đem đến niềm vui, giúp con người trải nghiệm những sắc thái tình cảm khác nhau muôn màu trong cuộc sống. Đối với trẻ em, âm nhạc giúp chúng thể hiện cá tính của chính mình, không còn lo sợ gò bó trong khuôn khổ xã hội. Trong những bài biểu diễn cùng với nhóm nhạc hoặc các bài trình diễn đơn lẻ tại lớp học nhạc, trẻ sẽ cần chờ đợi đến khi tới lượt của mình, điều này giúp trẻ rèn luyện được tính kiên nhẫn, biết chờ đợi.
I - ĐẶT VẤN ĐỀ  
1/ Lý do chọn đề tài:  
Âm nhạc một loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm trong lịch sử loài  
người, gắn mật thiết với cuộc sống trở thành một nh cầu lớn không  
thể thiếu được trong đời sống hội, nó có sức hấp dẫn với mọi lứa tuổi. Đối  
với trẻ thơ, âm nhạc nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần và có vai trò  
quan trọng trong giai đoạn ở trường mầm non. Âm nhạc góp phần phát triển  
năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất cho trẻ, tạo cơ sở hình thành nhân  
cách. Giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, sự đa dạng của  
các thể loại âm nhạc đưa trẻ vào thế giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và lý  
thú.Những ấn tượng đẹp đẽ theo trẻ đi suốt cuộc đời mà âm nhạc một  
nghệ thuật sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất, tạo ra cảm xúc, nó khơi gợi ở  
trẻ tất cả những cái đẹp đẽ, tốt lành và có sức thuyết phục mạnh mẽ, đồng  
thời phê phán nhẹ nhàng những cái xấu tạo nên trạng thái tâm hồn trẻ thanh  
thản,khoan khoái.  
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi  
nói riêng âm nhạc khôngnhững nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần mà  
âm nhạc còn là ngọn gió tươi mát thổi lên tâm hồn trong sáng của tuổi thơ.  
Chính vì điểu đó tôi đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát giáo dục âm nhạc cho  
trẻ lớp tôi một cách dễ dàng nhất, đạt hiệu quả cao nhất.Và năm học vừa qua với  
những kinh nghiệm của mình tôi cùng các giáo viên trong lớp nhà trẻ D1, trường  
mầm non Gia Thượng ,tôi đã lựa chọn đề tài: Một số biện pháp giáo dục âm  
nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi”  
2/ Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.  
- Tạo sự hứng thú cho trẻ trong các hoạt động phát triển vận động. Rèn  
luyện sức khỏe cho trẻ đồng thời giúp trẻ hoàn thiện các kĩ năng vận động, kĩ  
năng lao động vừa sức kĩ năng tự phục vụ.  
- Giúp cho giáo viên linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội dung, phương  
pháp và hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ 24-36  
tháng.  
- Thông qua các hoạt động giáo dục phát triển vận động, tạo cơ hội cho trẻ  
phát triển toàn diện về mọi mặt: đức – trí – thể - mĩ  
II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở luận:  
Giáo dục âm nhạc cho trẻ là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ,  
ngoài ra còn là phương tiện giúp phát triển thể chất, giúp trẻ một trí tưởng  
tượng phong phú, phát triển trí tuệ… Đối với trẻ em, âm nhạc đem lại những  
điều vô cùng hữu ích, bố mẹ thầy cô nên cho con trẻ tiếp xúc với âm nhạc  
càng sớm càng tốt.  
Âm nhạc đưa những đứa trẻ thoát hoàn toàn khỏi vỏ bọc của bố mẹ, của  
chính mình. Với những đứa trẻ được tham gia một nhóm nhạc thường khả  
năng tự kết nối với mọi người xung quanh, có kỹ năng làm việc nhóm và kỹ  
năng lãnh đạo nhanh hơn những đứa trẻ bình thường khác. Các bậc phụ huynh  
nếu muốn con mình tự tin hơn trước đám đông, dám đưa ra ý kiến lập trường  
1/8  
của riêng mình thì hãy lựa chọn cho con học nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Bởi rất  
nhiều giáo viên giáo dục âm nhạc đều kết luận rằng: Những trẻ khi tham gia học  
nhạc đều ngày càng tự tin hơn và có những sáng kiến vô cùng ấn tượng hữu  
ích.  
Âm nhạc đem đến niềm vui, giúp con người trải nghiệm những sắc thái tình  
cảm khác nhau muôn màu trong cuộc sống. Đối với trẻ em, âm nhạc giúp chúng  
thể hiện cá tính của chính mình, không còn lo sợ gò bó trong khuôn khổ hội.  
Trong những bài biểu diễn cùng với nhóm nhạc hoặc các bài trình diễn đơn lẻ tại  
lớp học nhạc, trẻ sẽ cần chờ đợi đến khi tới lượt của mình, điều này giúp trẻ rèn  
luyện được tính kiên nhẫn, biết chờ đợi.  
Với những lợi ích mà giáo dục âm nhạc mang lại, tại sao chúng ta lại không  
cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc càng sớm càng tốt? Quá trình giáo dục âm nhạc cho  
trẻ được thực hiện bằng cách cho trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc thường  
xuyên như: học hát, nghe nhạc – hát, nhảy múa theo nhạc, chơi trò chơi âm  
nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện.  
Tạo nên sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ thể lực. Chính vì vậy, giáo  
dục âm nhạc cho trẻ mầm non một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.  
2. Thực trạng vấn đề:  
a /Thuận lợi:  
- Trường mầm non Gia Thượng được đầu tư về cơ sở vật chất hiện đại,  
đồng bộ, qui mô với các phòng học, phòng chức năng: phòng thể chất, phòng  
âm nhạc, phòng Kidmats, Phòng làm quen với tiếng anh…các phòng học rộng  
rãi thoáng mát, có sàn gỗ đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa động.  
- Bếp ăn một chiều có máy sấy bát đĩa đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ và  
các đồ dùng phương tiện hiện đại.  
- Nhà trường đầu tư một phòng thể chất với các đồ dùng dụng cụ hiện đại,  
đồng bộ: trải cỏ nhân tạo, cầu treo, thang leo, xà đơn, xà kép, cầu gôn, bóng đá,  
bóng chuyền…cho đủ các lứa tuổi.  
- Phụ huynh thường xuyên phối hợp trao đổi với giáo viên về tình hình sức  
khỏe, học tập của con, nhiệt tình tham gia các phong trào, hội thi của trường,  
lớp.  
b/ Khó khăn  
- 90% số trẻ lần đầu tiên đến lớp, nên sự phát triển thể chất chưa đồng đều  
phải xây dựng kế hoạch khảo sát về mọi mặt trong lĩnh vực phát triển thể chất để  
kế hoạch rèn luyện cho trẻ từ dễ đến khó giúp trẻ đi vào nề nếp.  
- Có nhiều trẻ còn nhút nhát chưa quen với môi trường sư phạm, chưa tích  
cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức.  
- Hầu hết bố mẹ làm CBCNV nhưng thời gian hạn chế nên chưa quan tâm  
tới tình hình của trẻ.  
3. Các biện pháp đã tiến hành:  
Biện pháp 1 - Khảo sát trẻ đầu năm:  
Đây biện pháp theo tôi là rất cần thiết. Qua khảo sát tôi có thể nắm rõ  
những mặt ưu điểm, hạn chế những đặc điểm riêng của từng trẻ cũng như sự  
nhận thức của trẻ là khác nhau. Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ  
2/8  
của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm.Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt  
âm trong các từ, giao tiếp chưa đủ câu cho nên nhiều khi giáo viên chưa hiểu trẻ  
đang nói về cái gì? Cũng một số trẻ còn hạn chế khi hat, trẻ chỉ biết chỉ tay  
vào những thứ mình cần khi cô hỏi. Đây cũng một trong những nguyên nhân  
của việc ngôn ngữ của trcòn nghèo nàn.  
Biệnpháp2:Nắm vững tâm lý trẻ:  
Ở lứa tuổi 24 – 36 tháng, vốn từ của trẻ đang phát triển, trẻ chỉ thuộc  
đượcnhững bài hát ngắn lời những vần thơ nhẹ nhàng, trong sáng được  
phổnhạc. Nộidung của bài hát gần gũi với trẻ, tình cảm, trong sáng, nhí  
nhảnh,vui tươi. Cô giáo phải biết chọn bài hát cho trẻ nghe, dạy trẻ hát và xếp  
theo từng chủ điểm, từng giai đoạn sao cho phù hợp với tâm lý của trẻ khi đến  
trường.  
Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng và trang phục:  
Với môn giáo dục âm nhạc một môn nghệ thuật trẻ rất  
yêuthíchnênđồdùng cho giờ âm nhạc phải phong phú, đa dạng, phù hợp với nội  
dung của từng bài hát. Ví dụ 1: Dạy trẻ hát bài "Con gà trống" trọng tâm. Cô  
chuẩn bị: tranh vẽ con gà trống thật đẹp có cái mào đỏ đứng trên đốnrơm cao  
đang cất tiếng gáy rồi hỏi trẻ trống đội cái già trên đầu đẹpthế? trống  
gáy như thế nào? và cô chuẩn bị thêm vài chiếc mũ múa có gắn hình con gà  
trống. Sau đó tiến hành dạy trẻ hát. Nội dung kết hợp: Cô háy cho trẻ nghe  
bài hát "Gà gáy" dân ca Cống Khao.  
Biện pháp 4: gây hứng thú cho trẻ trong giờ giáo dục âm nhạc:  
Xuất phát từ mục đích giáo dục âm nhạc cho trẻ trong độ tuổi nhà trẻ,mẫu  
giáo, cô giáo cần biết khơi dậy những biểu hiện về sở thích âm nhạctrên cơ sở  
những ẫn tượng và khái niệm âm nhạc trẻ đã tiếp thu được.Phát triển tính  
tích cực sáng tạo trong tất cả các dạng hoạt động âm nhạc vừa sức với trẻ.  
+ Ví dụ: Thể hiện tính chất các hình tượng trong trò chơi âm nhạc  
như"Thỏ đi tắm nắng". gợi ý với trẻ những động tác minh hoạ giống chú thỏ  
rung tai, vươn vai, nhảy hai chân chụm, sau đó bật nhạc bài "Thỏ tắm nắng" và  
nói các chú thỏ con ơi đi tắm nắng đi, hôm nay trời nắng đẹp quá rồi. Cô hát và  
vận độnggây hứng thí cho trẻ để trẻ làm theo cô.  
+ Ví dụ: Giờ dạy hát "Con chim hót trên cành cây". Cô nói: Các bạn ơi,  
hãy lắng nghe xem ngoài sân trường tiếng gì hót vui thế nhỉ (Cô treo lồng  
chim ở gần cửa sổ) à! Tiếng chim hót đấy. Các bạn thấy chú chim hót có hay  
không? Chim hót vang chào đón chúng mình đấy => Chúng mình sẽ cùng nhau  
cất cao tiếng hát để thi với bạn chim nhé. Đó bạn chim khuyên, còn chúng  
mình hãy làm những chú chim hoạ mi và chim sơn ca. Nào! các chú chim hãy  
cùng cất tiếng hát với cô nhé. => đàn và hát cùng trẻ.  
+ Ví dụ: Giờ nghe hát: "Trống cơm" đân ca đồng bằng Bắc Bộ. bật  
băng một đoạn của bài hát và múa minh hoạ một vài động tác hướng sự chú  
ý của trẻ rồi hỏi trẻ: đang làm gì đây? Các bạn thấy mặc đẹp không?  
Sau đó tiếp tục hát và minh hoạ. => Cô vừa múa vừa nhìn trẻ giao lưu với trẻ  
khuyến khích trẻ bằng ánh mắt. Trẻ trải qua sự ngạc nhiên thích thú, đôi khi  
yên lặng ngẫm nghĩ rồi vui vẻ sôi động ngẫu hứng theo cô.  
3/8  
Hoặc giờ biểu diễn: bật cho trẻ xem băng hình rồi hỏi trẻ: Các con xem  
bạn biểu diễn giỏi không? Bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau biểu diễn các  
bài hát giống các bạn nhé. Hình thức nữa là cô dùng các loại mũ múa, hoa rồi  
nói: các bạn có thích cô đội mũ, cài nơ đẹp làm văn công để múa hát chào đón  
mùa xuân không nào?Khi dạy trẻ làm quen với giáo dục âm nhạc không nên gò  
bó áp đặt trẻ phải theo khuôn phép mẫu phải cho trẻ làm quen với nội dung  
xúc cảm của âm nhạc với ngôn ngữ đặc biệt sinh động đặc sắc của âm nhạc,  
gợi cho trẻ ngẫu hứng theo giai điệu của bài hát, thích hát và hoạt động tích cực,  
sáng tạo.  
Biện pháp 5: Tiến hành dạy trẻ âm nhạc theo hình thức đổi mới:  
Trước hết tôi phải hiểu mục đích của giáo dục âm nhạc ở trường mầm  
non là đưa âm nhạc đến với đời sống trẻ thơ, đặt cơ sở ban đầu cho việc giáo  
dục văn hoá âm nhạc, góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, đẩy mạnh sự  
phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ.Nội dung dạy âm nhạc cho trẻ tôi còn phải biết  
cách lồng ghép tích hợp các chuyên đề khác cho giờ giáo dục âm nhạc được sinh  
động và có kết quả hơn. cần soạn nội dung cho phù hợp với chủ điểm, với  
giai đoạn kể cả bài hát trong chương trình và ngoài chương trình để phù hợp với  
chủ điểm, nội dung và phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục âm nhạc: Đảm bảo  
mối quan hệ giữa hoạt động thẩm mỹ âm nhạc với đời sống xung quanh, với thời  
đại. Đảm bảo tính chất đặc sắc của nghệ thuật âm nhạc.  
Biện pháp 6: Phương pháp dạy trẻ âm nhạc trong và ngoài chương  
trình ở mọi lúc, mọi nơi.  
Việc dạy trẻ âm nhạc không chỉ dừng lại ở trên tiết học mà tôi còn tận  
dụng dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Khi đón trẻ, trả trẻ cả khi chăm sóc trẻ, kể cả  
những lúc ra sân chơi, dạy trẻ biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ cây trồng, tôi  
đều chọn được những bài hát và lồng giáo dục lễ giáo một cách nhẹ nhàng, trẻ  
rất thích hát và vận động nhịp nhàng theo lời bài hát, hiểu được nội dung của bài  
hát.  
Biện pháp 7 : Kết hợp với phụ huynh:  
Để vốn từ của trẻ phát triển tốt điều không thể thiếu được đó nhờ sự  
đóng góp của gia đình.Việc giáo dục trẻ ở gia đình rất cần thiết, tôi luôn kết  
hợp chặt chẽ với phụ huynh, để phụ huynh có thể nắm được các nội dung  
chương trình giáo dục hiện hành.Vì đây trẻ nhà trẻ, trẻ bắt đầu học nói nên tôi  
cũng trao đổi với phụ huynh về ý nghĩa của việc phát triển vốn từ cho trẻ và yêu  
cầu phụ huynh cùng phối hợp với cô giáo trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.  
Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe  
cho rõ. Cha mẹ, người thân cố gắng phát âm đúng, không nên bắt chước những  
từ trẻ nói ngọng cần phải sửa sai ngay cho trẻ để trẻ bắt chước được  
đúng.Khuyến khích hoặc tuyên truyền phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống  
cho trẻ.Tránh không nói những tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những  
hình thái ngôn ngữ không chính xác. Đối với những cháu mới học nói thì vai trò  
của phụ huynh trong việc phối hợp với các cô giáo trong việc trò chuyện nhiều  
với trẻ là càng cần thiết bởi nó giúp trẻ được vận dụng những kiến thức đã học  
4/8  
vào cuộc sống của trẻ, trẻ được giao tiếp, được sửa phát âm, sửa ngọng. như  
vậy tiếng nói tích cực của trẻ mới được hoàn thiện và trong sáng.  
4. Hiệu quả SKKN:  
Trải qua quá trình thực hiện bền bỉ, liên tục, trẻ lớp tôi đã những  
chuyển biến rệt, phần lớn số trẻ trong lớp đã một số vốn từ rất khá, các  
cháu nói năng mạch lạc, rõ ràng, biết cách diễn đạt ý muốn của mình, mạnh dạn,  
tự tin hơn trong giao tiếp, vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với kết  
quả đầu năm tôi đã khảo sát.  
Với những biện pháp trên đến học kì II, các cháu lớp tôi đã thay đổi rệt  
về sự phát triển thể chất của trẻ:  
- Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, hồn nhiên tích cực tham gia các  
hoạt động.  
- Trẻ thích đi học, hào hứng, hứng thú tham gia các hoạt động do cô tổ  
chức. 100% trẻ đạt kênh A, không có trẻ béo phì, thừa cân và không có trẻ suy  
dinh dưỡng.  
- Phụ huynh tin tưởng, yên tâm gửi con khi thấy con mình ngày càng khỏe  
mạnh, kĩ năng làm một số việc tự phục vụ cá nhân,  
- Phụ huynh nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong việc rèn các kĩ năng để  
trẻ phát triển tốt về thể chất khi nhà.  
III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:  
1/ Kết luận:  
Để đạt được những kết quả trên tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn vất vvà  
cuối cùng cũng tìm ra những kinh nghiệm dưới đây:  
- Giáo dục âm nhạc là 1 môn mà trẻ yêu thích nhất  
- Phải nắm vững tâm lý trẻ để chọn lọc những bài hát phù hợp với trẻ  
- Biết tận dụng các bài hát trong và ngoài chương trình có nội dung mang  
tính chất giáo dục và có tính nghệ thuật cao để dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi.  
- Cô giáo phải giọng nói truyền cảm, nhẹ nhàng, nhất phải năng  
khiếu âm nhạc thuận lợi cho việc dạy cho trẻ hát & hát cho trẻ nghe.  
- Giáo dục âm nhạc là 1 quá trình lâu dài đối với trẻ, không thể nóng vội, gò  
bó, áp đặt phải nhẹ nhàng, kiên trì với trẻ.  
- Trên đây một số kinh nghiệm tôi thực hiện trong quá trình dạy trẻ đã đạt  
được những hiệu quả nhất định. Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra  
tôi còn tích lũy thêm được nhiều kiến thức và cách rèn luyện kĩ năng phát âm  
chuẩn cho trẻ. Tuy nhiên để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn  
nữa tôi mong muốn cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với  
đồng nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn.Và rất mong được  
sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo để chúng tôi có thêm nhiều kiến thức  
nguồn tài liệu quý giá để tham khảo.  
Để rèn luyện cho trẻ các vận động nhằm phát triển thể chất chúng ta có thể  
thông qua rất nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên khi thực hiện sáng kiến này  
tôi thấy rằng để trẻ 24-36 tháng được tăng cường phát triển thể chất thông qua  
các biện pháp trên đã mang lại hiệu quả rất cao. Mặc dù các đồ dung, nguyên  
5/8  
vật liệu để thực hiện các biện pháp rất rễ tìm. Qua gần 1 năm thực hiện tôi nhận  
thấy trẻ hào hứng, thú vị sự lôi cuốn, hấp dẫn của các hình thức tổ chức.  
Luôn được phụ huynh rất ủng hộ, tham gia nhiệt tình cho các hoạt động  
của các con, thông qua các cuộc thi do trường lớp tổ chức.  
Phải thường xuyên thực hiện các hoạt động chuẩn bị đầy đủ đồ dung  
phong phú để trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.  
Phụ huynh là tấm gương , có những hành động đunngs để trẻ noi teo, kiên  
trì dạy trẻ để trẻ thực hiện cấc vận động tốt nhất  
2/ Kiến nghị :  
- Ban giám hiệu nhà trường bổ xung thêm nhiều tài liệu như truyện, thơ,  
bài hát, câu đố mới của sở, phòng ban hành để giáo viên tham khảo và nghiên  
cứu để dạy cho trẻ phát triển vốn từ .  
-Tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được đi kiến tập, tập huấn để  
giáo viên có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động và vui chơi  
cho trẻ.  
Trang bị ở phòng thể chất nhiều đồ chơi, nhiều hình ảnh hơn, phù hợp với  
lứa tuổi của trẻ  
Trang bị thêm các đồ chơi vận động ngoài trời, các khu vui chơi trong  
trường.  
Trên đây một số biện pháp mà tôi đã áp dụng thành công cho trẻ trong  
trường mầm non Gia Thượng. Rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp  
lãnh đạo để tôi và các đồng nghiệp ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.  
6/8  
doc 6 trang huongnguyen 25/04/2024 80
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục Âm nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_am_nhac_cho.doc