Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại Trường Mầm non

Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác sự sống quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Mà nét đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng, trong đó trao đổi chất và năng lượng là quan trọng nhất, nó chi phối tất cả các đặc trưng khác và nó là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể sống. Đối với trẻ, năng lượng chủ yếu được tiếp nhận qua các bữa ăn. Vậy làm thế nào để trẻ tiếp nhận được tối đa các dưỡng chất và năng lượng để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày và làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ?
UBND QUẬN HOÀN KIẾM  
TRƯỜNG MẪU GIÁO TUỔI THƠ  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
Một số biện pháp  
giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non  
Lĩnh vực/ Môn: Chăm sóc nuôi dưỡng  
Cấp học: Mầm non  
Họ và tên: Hoàng Thị Tuyết Nhung  
Chức vụ: Cấp dưỡng  
Điện thoại: 01688337922  
Email:  
Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ  
Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội  
Hoàn kiếm, tháng 4 năm 2018  
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non  
MỤC LỤC  
STT  
Nội dung  
Trang  
I
ĐẶT VẤN ĐỀ  
2
II  
1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
Nội dung lý luận  
2-3  
4-5  
5
2
Thực trạng vấn đề  
3
Một số biện pháp  
3.1  
3.2  
Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn hợp lý  
Tạo cảm giác muốn ăn cho trẻ  
5-7  
8-14  
3.3  
3.4  
Phối hợp với giáo viên ở lớp  
Phối hợp với phụ huynh  
15-17  
17-20  
3.5  
3.6  
III  
Phối hợp với cán bộ y tế phường  
Xây dựng nguồn thực phẩm  
20  
20  
21  
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ  
2/21  
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non  
I.ĐẶT VẤN ĐỀ  
Trẻ chỉ thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống  
trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của  
người lớn. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh  
dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống  
và làm việc, hay nói cách khác sự sống quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ  
thể. Mà nét đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm  
ứng, vận động, trao đổi chất năng lượng, trong đó trao đổi chất năng lượng là  
quan trọng nhất, nó chi phối tất cả các đặc trưng khác và nó là điều kiện tồn tại và  
phát triển của cơ thể sống. Đối với trẻ, năng lượng chủ yếu được tiếp nhận qua các  
bữa ăn. Vậy làm thế nào để trẻ tiếp nhận được tối đa các dưỡng chất năng lượng  
để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày và làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ?  
Đó chính là mục đích cơ bản của sáng kiến kinh nghiệm mà tôi rât tâm huyết trong  
năm học 2017-2018 tại trường tôi, cụ thể như sau:  
- Giúp trẻ phát triển về thể chất, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng vcân nặng  
chiều cao.  
- Giúp cơ thể trẻ phát triển cân đối, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm  
nguy cơ mắc bệnh, giúp trẻ sức khỏe tốt, ổn định sẵn sàng tham gia mọi hoạt  
động ở lớp.  
- Giúp trẻ ăn hết suất, ăn ngon miệng.  
- Giúp giáo viên chủ nhiệm các lớp có cách tổ chức bữa ăn cho trẻ một cách  
khoa học hợp hơn, tạo không khí vui tươi trong mỗi bữa ăn.  
- Giúp cô nuôi có kinh nghiệm xây dựng thực đơn hợp lý, phù hợp với nhu cầu  
sở thích của trẻ, biết cách lựa chọn thực phẩm biết tính khẩu phần ăn để đảm bảo  
nhu cầu năng lượng của trẻ đồng thời chế biến món ăn sao cho ngon mắt, ngon  
miệng đảm bảo vsinh dinh dưỡng đối với trẻ  
- Giúp phụ huynh học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về dinh dưỡng hợp lý, cân  
đối mối liên hệ của việc ăn ngon miệng đối với chất lượng bữa ăn và quá trình  
hấp thu của hệ tiêu hóa.  
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Nội dung lý luận:  
- Đưa ra được một số đặc điểm về hệ tiêu hóa của trẻ lứa tuổi mẫu giáo, mối  
liên hệ của việc ăn ngon miệng chất lượng của quá trình hấp thu, trao đổi chất  
trong cơ thể trẻ.  
3/21  
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non  
- Đưa ra một số phương pháp xây dựng thực đơn hợp lý, cân đối phù hợp với  
từng đối tượng trẻ  
- Thực phẩm được lựa chọn trong các thực đơn theo từng mùa, theo đặc điểm  
từng trường, hầu hết những thực phẩm sẵn có, dễ tìm kiếm nên chi phí đầu tư  
được giảm bớt vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.  
- Xây dựng được nguồn thực phẩm tại chỗ, dễ kiểm soát về chất lượng đảm  
bảo về vsinh an toàn thực phẩm.  
- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đặc biệt là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.  
- Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của toàn trường .  
- Gây dựng được lòng tin, sự an tâm của phụ huynh khi cho con học ăn bán  
trú tại trường.  
Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo nhu cầu  
về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ rất cao. Chất dinh dưỡng có vai  
trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sự phát triển của cơ thể. Chất dinh  
dưỡng bao gồm các chất sinh năng lượng chất không sinh năng lượng. Các chất  
sinh năng lượng gồm chất đạm (Protid), chất béo (Lipid), chất bột đường (Gluxid).  
Chất không sinh năng lượng bao gồm các chất khoáng và nước.  
Sức khoẻ và dinh dưỡng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và ăn uống có  
vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ bệnh tật, nhất đối với trẻ mẫu giáo vì  
cơ thể khi còn nhỏ cần nhiều nhiệt hơn nên trẻ cần ăn nhiều hơn, chế độ ăn tốt  
hơn và có lối sống hợp nếu không trẻ sẽ không phát triển bình thường đó là  
nguyên nhân gây ra bệnh tật như suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu  
sắt…..  
Ăn uống ảnh hưởng rất lớn sức khoẻ và cân nặng của trẻ. Trẻ được nuôi  
dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống  
không điều độ sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá của trẻ. Nếu trẻ ăn uống không khoa học,  
không có giờ giấc thì thường gây ra rối loạn tiêu hoá và trẻ thể mắc một số bệnh  
như tiêu chảy, khô mắt do thiếu vitamin A, còi xương do thiếu canxi….  
Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân  
đối phối hợp, hợp đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa trong một ngày.  
* Lượng Kcal: 615-720Kcal  
* Tỉ lệ giữa các chất: Prôtit (13-20), Lipit (25-35), Gluxit (52 – 60)  
* Tỉ lệ giữa các bữa chính và bữa phụ: - Bữa chính: 65%-70%  
- Bữa phụ: 30%-35%  
4/21  
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non  
Nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường hiếu động  
thích chạy nhảy. Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trò là hoạt động chủ đạo của  
trẻ mầm non. Nếu như trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ đầu,  
ngay từ khi rất nhỏ thì khi trẻ mới được vào trường mẫu giáo thì trẻ luôn được khoẻ  
mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau, sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động một  
cách chủ động, sáng tạo.  
Riêng bậc học mầm non những năm trở lại đây được sự quan tâm của Đảng và  
nhà nước nên việc chăm sóc giáo dục trẻ đã những bước tiến đáng kể, góp phần  
nâng cao chất lượng chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm cho trẻ.  
Bên cạnh đó, việc dạy cho trẻ những thói quen nề nếp trong ăn uống một  
việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy, giáo dục trẻ ở trường. Thông qua  
việc làm này đã góp phần giúp trẻ một thói quen tốt trong ăn uống, trong sinh  
hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo,  
tính kiên trì, kỷ luật. Qua đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách  
mới cho trẻ. Nếu trẻ một thói quen ăn uống xấu không những ảnh hưởng đến  
ham muốn ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng cho nên khi trẻ  
đến lớp, giáo viên nhất thiết phải chú ý, bồi dưỡng thói quen ăn uống tốt cho trẻ từ  
nhỏ.  
2. Thực trạng vấn đề:  
- Sáng kiến đã đề cập đến sự cần thiết và vai trò của dinh dưỡng cân đối đối với  
sự phát triển toàn diện của trẻ.  
- Đưa ra một số giải pháp giúp trẻ ăn ngon miệng ở trường mẫu giáo và cách  
thực hiện các giải pháp có hiệu quả.  
- Đưa ra một số giải pháp kết hợp với giáo viên trong việc tổ chức bữa ăn cho  
trẻ tại trường mẫu giáo, nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm áp lực giờ ăn cho  
cả giáo viên và học sinh.  
- Đưa ra một số lời khuyên đối với phụ huynh học sinh để phụ huynh có cái nhìn  
đúng đắn hơn về việc tổ chức bữa ăn trong gia đình hợp lý, khoa học, kết hợp với  
giáo viên cùng rèn thói quen tốt trong ăn uống.  
- Phương pháp lựa chọn thực phẩm hợp lý trong trường mẫu giáo, đảm bảo vệ  
sinh an toàn thực phẩm.  
- Cách sử dụng vườn rau trong các hoạt động của trẻ để kết hợp vừa dạy trẻ về  
kiến thức vừa lồng ghép giáo dục dinh dưỡng sức khỏe trẻ đồng thời tạo cho trẻ  
hứng thú, mong muốn được thưởng thức các món ăn được chế biến từ thực phẩm  
đó.  
5/21  
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non  
2.1. Thuận lợi.  
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường Hội cha mẹ học sinh kịp  
thời đúng lúc đã đầu tư ủng hộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại như:  
bếp ga, tủ lạnh, tủ cơm công nghiệp, nồi cơm điện, máy xay thịt... nên rất thuận lợi  
cho nhà bếp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.  
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao, góp ý chân  
thành để tổ nuôi nâng cao hiệu quả công việc.  
- Đa số phụ huynh là công chức, viên chức nhà nước nên có điều kiện chăm sóc,  
nuôi dưỡng trẻ tốt, thường xuyên cải thiện bữa ăn cho trẻ.  
- Cô nuôi được đào tạo chuyên ngành nấu ăn, biết cách tính khẩu phần ăn và xây  
dựng thực đơn hợp lý cho trẻ.  
2.2. Khó khhăn.  
Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi cũng  
gặp không ít khó khăn, cụ thể nsau:  
- Phụ huynh chưa có cách nhìn đúng đắn về việc cung cấp dinh dưỡng cân  
bằng cho trẻ, chưa biết cách tạo hứng thú cho trẻ trong việc ăn uống thường là  
áp đặt trẻ.  
- Diện tích bếp cũng hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến cường độ lao động của  
cô nuôi trong bếp.  
3. Một số biện pháp:  
Giúp trẻ ăn ngon miệng không phải một việc làm khó, tuy nhiên cũng không  
dễ thực hiện. Để thực hiện được đòi hỏi phải sự phối hợp nhịp nhàng giữa các  
bộ phận trong nhà trường, giữa nhà trường phụ huynh và hơn hết đó là lòng yêu  
nghề, mến trẻ, mong muốn tạo ra được thế hệ thể lực tốt làm tiền đề cho sự phát  
triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần cho trẻ.  
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tìm ra được một số biện pháp giúp trẻ ăn  
ngon miệng hiệu quả, cụ thể như sau:  
3.1. Biện pháp thứ 1: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn hợp lý.  
Để cho trẻ ăn ngon miệng một cách có hiệu quả thì điều đầu tiên về phía tổ nuôi  
đó phải xây dựng được thực đơn khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ cung cấp đủ các  
dưỡng chất cần thiết đáp ứng được với nhu cầu của trẻ. Nhận thức được tầm quan  
trọng chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, cùng với tinh thần trách nhiệm cao ngay từ đầu  
năm học tôi thường xuyên theo dõi giờ ăn của trẻ để kịp thời điều chỉnh, chế biến  
thức ăn cho các cháu được ngon hơn đảm bảo dinh dưỡng. Tôi đã tham mưu,  
phối hợp cùng Ban giám hiệu xây dựng thực đơn cho trẻ hợp lý thay đổi theo ngày,  
6/21  
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non  
phù hợp theo mùa, phải cân đối về dinh dưỡng nghĩa phải đủ chất, đủ lượng, cân  
đối giữa các chất và 4 nhóm thực phẩm: nhóm cung cấp chất đạm (Prôtêin), nhóm  
cung cấp chất béo (Lipit), nhóm cung cấp chất bột đường (Gluxit), nhóm cung cấp  
Vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên việc lên thực đơn như thế nào đề phù hợp với  
đa số trẻ dễ thực hiện nhất? Tôi đã tiến hành theo các bước sau:  
- Lựa chọn thực phẩm: Để lựa chọn được thực phẩm hợp lý, trước hết tôi lên  
danh sách các loại thực phẩm thường tại địa phương vào thời điểm xây dựng  
thực đơn, phân loại từng nhóm thực phẩm, tôi ưu tiên lựa chọn những thực phẩm  
dễ tiêu hóa, phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo. Sau đó tôi khảo sát, tìm  
hiểu nhu cầu hứng thú của trẻ đối với từng loại thực phẩm, cuối cùng là tôi chọn  
thực phẩm được nhiều trẻ yêu thích nhất. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm cung cấp  
phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, thực  
hiện nghiêm ngặt việc giao nhận thực phẩm với các bên cung cấp thực phẩm.  
Hình ảnh: một số loại thực phẩm tươi ngon  
7/21  
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non  
Hình ảnh: một số loại củ quả tươi ngon  
- Tính khẩu phần ăn hợp lý trên nguyên tắc đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần  
thiết cho một ngày của trẻ ở trường mầm non, cụ thể như sau:  
Hình ảnh::Tháp cân đối cho trẻ  
- Lên thực đơn theo mùa: thực đơn được lên theo mùa sẽ đảm bảo được nguồn thực  
phẩm cung cấp cho các bữa ăn đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình chế biến, kết  
hợp với các loại rau, củ quả khác.  
8/21  
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non  
3.2 Biện pháp thứ 2: Tạo cảm giác muốn cho trẻ ăn  
Muốn cho trẻ ăn ngon và bữa ăn chất lượng thì trong các bữa ăn trẻ phải có  
cảm giác thèm ăn khi đó trẻ mới hứng thú ăn ăn hết xuất. Như vậy, để tạo cảm  
giác muốn ăn của trẻ thì một trong những phương pháp đó là thành lập ở trẻ những  
phản xạ ăn uống điều kiện. Muốn tạo ra cảm giác muốn ăn của trẻ thì cần phải  
hình thành ở trẻ những phản xạ ăn uống điều kiện đặc biệt cần hình thành  
phản xạ điều kiện ăn uống về thời gian. Khi phản xạ này được thành lập một  
cách bền vững thì chỉ đến các giờ ăn quen thuộc các quan tiêu hoá bắt đầu tiết  
dịch trước khi ăn. Chính vì vậy việc tuân thủ nghiêm túc thời gian biểu một  
ngày của trẻ ở trường mầm non là rất quan trọng trong việc hình thành thói quen ăn  
uống cho trẻ, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến cảm giác thèm ăn chất lượng bữa  
ăn của trẻ. Hiểu được điều này, tôi đã tham mưu, phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà  
trường và giáo viên chủ nhiệm các lớp thực hiện đúng chế độ sinh hoạt của trẻ khi  
ở trường tạo cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, hết xuất, ăn ngon miệng.  
Việc sử dụng các đồ dùng ăn uống sạch sẽ, hợp vệ sinh cũng ảnh hưởng lớn  
tới cảm giác thèm ăn của trẻ. Chẳng thế mà ông bà ta đã có câu nhà sạch thì mát,  
bát sạch ngon cơm , món ăn sẽ trở lên hấp dẫn hơn khi được chứa đựng trong  
những chiếc bát, thìa sạch sẽ, xinh xắn, được bày biện gọn gàng, khoa học, lịch sự.  
Mùi thơm của thức ăn có tác động mạch mẽ đến việc kích thích sự tiết dịch tiêu hóa  
làm cho trẻ cảm giác thèm ăn hơn, trong quá trình chế biến các món ăn tôi rất  
quan tâm đến mùi vị của các món ăn thế nên khi nấu ăn tôi sử dụng thêm các loại  
gia vị thích hợp để tạo nên sự hấp dẫn cho các món ăn.  
dụ : món xào rau củ quả hương vị thơm hấp dẫn trẻ  
Hình ảnh: Thịt lợn băm xào củ quả  
Khi chế biến món ăn cho trẻ, tôi thường xuyên kết hợp nhiều loại thực phẩm  
trong cùng một món ăn để tạo ra sự đa dạng về màu sắc, gây ảnh hưởng đến thị  
9/21  
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non  
giác của trẻ, làm cho trẻ thích thú được khám phá món ăn ngay khi vừa nhìn thấy.  
Điều này sẽ tạo cho trẻ hứng thú ăn. Bên cạnh đó nhiều loại thực phẩm khi kết hợp  
với nhau sẽ tạo ra được những hương vị mới, bổ xung, hỗ trợ cho nhau làm cho  
món ăn trở lên dễ hấp thu, thích hợp với khẩu vị của trẻ.  
Hình ảnh: Cháo cá hồi  
Hình ảnh: Trứng cuộn rau củ  
Hình ảnh: Chè đỗ xanh hạt sen  
10/21  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 22 trang huongnguyen 07/11/2024 510
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_an_ngon_mien.doc