Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong Trường Mầm non
Trẻ em, những tâm hồn ngây thơ trong trắng, dù ở hoàn cảnh nào trẻ em vẫn phải được chăm sóc một cách đầy đủ nhất về mặt sức khỏe cũng như tâm hồn. Để có được một tâm lý vui vẻ, hồn nhiên trong một thân thể khỏe mạnh thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhất và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm đối với bậc học mầm non nói riêng và tất cả xã hội nói chung. Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến con một cách cầu kì, máy móc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì cơ thể trẻ lứa tuổi này chỉ hấp thu một lượng thức ăn vừa đủ với trẻ, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và một số bệnh không lường trước được. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi luôn trăn trở và băn khoăn, làm thế nào để có được những biện pháp tham mưu để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường để các bé luôn được khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần giúp trẻ luôn luôn vui tươi khi đến trường mầm non. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề
- Lý do chọn đề tài
II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn dề
3. Các biện pháp
- Tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn.
- Phối hợp với các thành viên trong nhà trường.
- Luôn nghĩ cách cải tiến cách chế biến món ăn ngon, lạ miệng với trẻ.
- Cùng với các thành phần khác giao nhận thực phẩm vào bếp ăn hàng
ngày đầy đủ.
4. Hiệu quả SKKN
III. Kết luận và kiến nghị
- Kết luận
- Những bài học kinh nghiệm
- Ý kiến đề xuất
1/17
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng mà
toàn Đảng, toàn dân luôn quan tâm. Riêng đối với bậc học mầm non, việc chăm sóc
nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ… hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho
trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu đó thì việc kết hợp hài hòa giữa nuôi
mạnh, phát triển cân đối, giúp trẻ có kiến thức tự bảo vệ và giữ gìn sức khỏe. Ngày
nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, các gia đình đều có cuộc sống đầy đủ
hơn. Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt hơn của gia đình và xã
hội. Nhưng làm thế nào để sự quan tâm đó được hài hòa, hợp lí, không thái quá thì
đó là vấn đề hết sức quan trọng. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và thể lực của lứa
tuổi mầm non, thời kì này trẻ còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn yếu, dễ mắc
các dịch bệnh vì vậy chúng ta phải phối hợp nhiều các biện pháp khác nhau một
cách xuyên suốt để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Trẻ em, những tâm hồn ngây thơ trong trắng, dù ở hoàn cảnh nào trẻ em vẫn
phải được chăm sóc một cách đầy đủ nhất về mặt sức khỏe cũng như tâm hồn. Để
có được một tâm lý vui vẻ, hồn nhiên trong một thân thể khỏe mạnh thì việc chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhất và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm
đối với bậc học mầm non nói riêng và tất cả xã hội nói chung. Với nền kinh tế ngày
càng phát triển như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến con một cách cầu
kì, máy móc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì cơ thể trẻ lứa tuổi này chỉ
hấp thu một lượng thức ăn vừa đủ với trẻ, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu
hóa và một số bệnh không lường trước được. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi luôn
trăn trở và băn khoăn, làm thế nào để có được những biện pháp tham mưu để nâng
cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường để các bé luôn được khỏe mạnh cả về
thể chất lẫn tinh thần giúp trẻ luôn luôn vui tươi khi đến trường mầm non. Vì vậy
tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong
trường mầm non”
2/17
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận:
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi người chúng ta ngày nay đều
có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em ngày nay được hưởng sự
chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội . nhiều người cho rằng có điều kiện
cho con ăn nhiều là cái tốt con mình càng mập mạp, càng bụ bẫm thì càng tốt nên
đến khi cha mẹ phát hiện con mình thừa cân quá nhiều thì đã muộn. Trong lúc mức
độ báo động và cần thiết quan tâm của xã hội đối với trẻ thừa cân béo phì hiện nay
được ưu tiên hàng đầu, song hành với trẻ suy dinh dưỡng thì các trường hiện đang
phải tự thực hiện chế độ chăm sóc trẻ béo phì theo cách riêng của mình chứ không
có một mức chuẩn chung. Tại các trường mầm non vấn đề dinh dưỡng cho học sinh
là mục tiêu quan tâm đầu tiên. Đây là một vấn đề cần được nhiều người quan tâm
trong xã hội. Bản thân tôi là cô nuôi nấu ăn trong trường MN, tôi luôn trăn trở
trước thực trạng trẻ em thừa cân béo phì hiện nay và từ đó tìm mọi cách chăm sóc
trẻ có một kết quả tốt nhất. Tôi luôn phối hợp các nhóm thực phẩm một cách hợp lý
với độ tuổi kết hợp tạo cho trẻ có thói quen tốt trong ăn uống. Có như vậy trẻ mới
phát triển toàn diện cân đối giữa chiều cao/cân nặng, cân nặng/tháng tuổi.
2.Cơ sở thực tiễn:
2.1. Đặc điểm tình hình chung:
– Tổng số học sinh trong toàn trường là 698 trẻ/ 20 lớp.
+ Trong đó:
+ Nhà trẻ: 120 trẻ.
+Mẫu giáo: 578 trẻ.
– Tổng số toàn trường có 66 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó có 3
cán bộ quản lý.
2.2. Thuận lợi:
– Trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT, được sự
quan tâm của Đảng uỷ – UBND và các ban ngành đoàn thể trong phường.
– Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các
đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.
3/17
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
– Từ đầu năm nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe cho trẻ
do đồng chí hiệu trưởng là trưởng ban, phó ban gồm có các đồng chí trạm trưởng
trạm y tế phường và các đồng chí nhân viên y tế- hiệu phó nuôi dưỡng- tổ trưởng
chuyên môn các khối là ủy viên.
– Luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện học hỏi chuyên môn, nâng cao tay
nghề của ban giám hiệu và các đồng nghiệp.
– Tăng cường mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học sinh tương
đối đầy đủ, đảm bảo khoa học, vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
– Các tài liệu về kỹ thuật nấu ăn được phổ biến rộng rãi, dễ sưu tầm.
– Chị em trong tổ yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công
tác, không ngại khó ngại khổ.
2.3.Khó khăn:
- Khả năng chế biến món ăn của một số nhân viên mới trong tổ còn hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa có kiến thức về bữa ăn đủ chất, dinh dưỡng hợp lý
lên còn cho trẻ ăn tùy tiện, chưa đảm bảo tính khoa học
- Giá cả thị trường luôn luôn biến động nên ảnh hưởng đến định lượng thực
phẩm trong khẩu phần ăn của trẻ.
- Số lượng học sinh ngày càng đông và số lượng nhân viên nuôi dưỡng còn
hạn chế lên cường độ lao động của nhân viên tổ nuôi rất cao.
- Chế độ đãi ngộ đối với nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non chưa
được quan tâm thỏa đáng.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
Dinh dưỡng cho trẻ em phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, không
những đảm bảo năng lượng cho hoạt động sống mà phải đảm bảo đủ các chất cho
sự lớn lên của cơ thể. Đủ các chất cần thiết như: Bột đường, chất đạm, chất béo,
muối khoáng các loại vitamin, yếu tố vi lượng, nước, oxy. Các chất dinh dưỡng
phải ở một tỷ lệ cân đối theo lứa tuổi. Làm cha mẹ ai cũng mong muốn có đứa con
thông minh và khỏe mạnh. Vậy trí thông minh do những yếu tố nào quyết định?
Thực sự có những loại thực phẩm nào ăn vào để phát triển sự thông minh của trẻ
hay không?… Một thực đơn khoa học, hợp lý, cân bằng sẽ mang lại nhiều lợi ích
trong việc tăng cường sức khỏe, tinh thân cho trẻ, nó có tác dụng hạn chế bệnh
thường gặp ở trẻ.
4/17
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
Nhận thức được rõ về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể con người nói
chung và trẻ mầm non nói riêng và để cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và phát
triển toàn diện tôi đã tập trung nghiên cứu, tìm tòi nhiều biện pháp để nâng cao chất
lượng dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non như sau:
3.1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn.
Bản thân là cô nuôi đã nhiều năm nhưng tôi luôn không ngừng tự học hỏi và
cố gắng. Từ bậc nghề 3/7, tôi đã đi học lấy bằng cô nuôi trong hai năm rưỡi. Mặc
dù vừa đi làm, vừa đi học rất vất vả nhưng tôi đã luôn thu xếp thời gian để vừa làm,
vừa học. Cuối cùng hơn hai năm đã trôi qua, tôi cầm tấm bằng trên tay và luôn suy
nghĩ sẽ áp dụng những kiến thức mình học hỏi được để áp dụng vào trường mầm
non nơi tôi công tác sao cho có hiệu quả nhất. Quả thực thời gian đi học của tôi đã
không uổng phí, tôi là người trực tiếp đưa ra nhiều ý kiến tham mưu cho hiệu phó
nuôi dưỡng để xây dựng thực đơn cho trẻ sao cho trong quá trình chế biến theo
thực đơn, các món trẻ ăn ngon miệng, muốn ăn, chất lượng các bữa ăn đó lại phải
luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng và cân đối các chất. Không chỉ dừng lại ở đó, tôi luôn
tìm tòi các loại tài liệu, sách, báo chuyên môn, kỹ thuật nấu ăn từ nhiều nguồn khác
nhau để tự nghiên cứu, học hỏi sao cho cách chế biến món ăn ngon nhất, đủ dưỡng
chất nhất.
Từ các đầu bếp có kinh nghiệm, các nghệ nhân trong nghề, tôi được học hỏi
về kỹ thuật từ nấu các món ăn truyền thống có thể sử dụng trong thực đơn cho trẻ
như : chè đậu xanh- hạt sen, bánh đa cua- thịt lợn- rau cải, canh thịt lợn nấu chua
thả giá đỗ, canh cua nấu mướp – mùng tơi.. Hay mới đây tôi đã nấu thành công
món canh chua thái lan, canh ngũ sắc, tôm thịt sốt dầu hào…
Cùng với sự bùng nổ về CNTT, tôi không chỉ tìm hiểu từ bạn bè, đồng
nghiệp mà còn qua các địa chỉ trang Wed liên quan đến công việc chuyên môn của
mình, thường xuyên truy cập mạng để tìm kiếm, cập nhật những công thức, kỹ
thuật chế biến những món ăn mới như đã nói. Khi trường tôi tổ chức học công nghệ
thông tin cho các giáo viên, tôi và các cô nuôi cũng tham gia nhưng lên để tìm hiểu
các cách chế biến món ăn qua mạng, cách lựa chọn thực phẩm ngon, sạch…
5/17
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
(Tôi và các giáo viên, cô nuôi tham gia lớp học CNTT tại trường)
Sau khi học hỏi kinh nghiệm tôi luôn ghi chép cẩn thận và lưu giữ những
công thức chế biến, các bí quyết nấu ăn, các phương pháp kết hợp dinh dưỡng có
lợi cho sức khoẻ của trẻ như: “Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển chiều
cao”, “Những thực phẩm an toàn cho bé dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ”, cho
trẻ ăn nhiều hải sản để phòng thiếu máu, thiếu sắt, 6 nguyên tác cơ bản để có 1 chế
độ ăn tốt nhất cho bé, dầu gấc, cà rốt , đu đủ – tốt hay xấu đối với trẻ em? Phối hợp
thức ăn để bé có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng… một cách có hệ thống trong sổ tay “
Cẩm nang dinh dưỡng” và sử dụng thường xuyên khi thực hiện công việc.
Khi có bằng cô nuôi và đi làm chăm chỉ, rút kinh nghiệm cho bản thân tôi đã
tự đăng ký với Ban giám hiệu thi cô nuôi giỏi cấp quận năm học 2011-2012. Tôi đã
rất cố gắng tự tìm hiểu, mày mò với thực đơn tự chọn và sự chăm chỉ của tôi đã
được đền đáp. Năm đó, tôi đã đạt kết quả tốt trong hội thi cô nuôi giỏi cấp trường
và cấp quận.
Kết quả đạt được là: Bản thân thấy tự tin hơn rất nhiều trong công việc nuôi
dưỡng. Tham mưu, kết hợp xây dựng thực đơn theo mùa cho trẻ, chỉ đạo chị em
trong tổ đoàn kết trong công việc, khi trường đón đoàn của sở, phòng kiểm tra được
đánh giá tốt.
6/17
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
3.2. Biện pháp 2: Phối hợp với các thành viên trong nhà trường.
3.2.1. Kết hợp với ban giám hiệu:
Vào đầu tháng 8 nhà trường tổ chức họp Ban giám hiệu và tổ bếp thống nhất
cách làm việc. Tôi đã đưa ra nhiều ý kiến tham mưu cho ban giám hiệu. Đó là:
+ Nhà bếp cần phân công lịch cô chính, cô phụ sao cho luân phiên hợp lý.
Mỗi một ngày sẽ có 1 bếp chính, 2 bếp phụ. Bầu ra một bếp trưởng để phụ trách
chung toàn bếp.
+ Tham mưu với ban giám hiệu thường xuyên cho đi tập huấn nuôi dưỡng và
y tế để nâng cao trình độ nấu ăn, chế biến thực phẩm cho trẻ, đảm bảo vệ sinh,
dưỡng chất cho thức ăn của trẻ. Đầu năm đến bây giờ chúng tôi đã được đi tập huấn
2 lần tại trung tâm y tế quận về phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non và
đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong chế biến món ăn cho trẻ.
+ Tham mưu với ban giám hiệu về tổ chức ăn sáng cho học sinh như, cách
phân công ca đi trực nấu, chia ăn sáng đến các lớp sao cho đảm báo giờ giấc mà
không ảnh hưởng đến chất lượng nấu ăn bán trú cho trẻ.
+ Tôi cũng đã tham mưu với ban giám hiệu thực đơn của cô, thực đơn ăn
sáng và thực đơn của trẻ không trùng nhau để tránh sự lẫn lộn 3 loại thực phẩm,
gây hiểu nhầm là không minh bạch trong khâu giao nhận thực phẩm.
( Bảng thực đơn bán trú của trẻ, thực đơn công đoàn )
7/17
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
+ Tôi cũng đã mạnh dạn trao đổi với Ban giám hiệu về món ăn mới có chất
lượng dinh dưỡng, thơm ngon có thể sử dụng trong thực đơn dành cho trẻ. Đề nghị
Ban giám hiệu duyệt hỗ trợ kinh phí để nhân viên trong tổ nuôi dưỡng chế biến thử,
rút kinh nghiệm trước khi đưa vào áp dụng.
+ Chúng tôi cũng thường xuyên theo dõi tỉ lệ suy dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ béo
phì trong toàn trường để nắm được hiệu quả của nuôi dưỡng trẻ mầm non tại
trường, tham mưu với BGH có biện pháp điều chỉnh thực đơn, nuôi dưỡng trẻ mầm
non kịp thời.
+ Tham mưu với BGH lên kế hoạch liên hệ khám sức khỏe định kỳ cho nhân
viên nuôi dưỡng 1lần/1 năm vào đầu tháng 10, khám sức khỏe cho học sinh 2lần/1
năm vào tháng 10 và tháng 4, cử giáo viên- cô nuôi tham gia tập huấn vệ sinh an
toàn thực phẩm hàng năm do trung tâm y tế Quận Long Biên tổ chức. Kết quả là:
trong năm hoc 2015-2016 nhà trường đã liên hệ với Bệnh viện Medlatec khám sức
khỏe cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên vào ngày 09/10/2015 gồm có siêu âm
ổ bụng, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để kịp thời phát hiện sớm một số
bệnh nếu có, nhà trường đã liên hệ với trạm y tế phường Việt Hưng khám sức khỏe
cho 100% học sinh 2 lần vào 10/2015 và 6/4/2016.
3.2.2. Kết hợp với giáo viên trên lớp:
Từ đầu năm học tôi đã được Hiệu phó nuôi dưỡng thông báo tỷ lệ suy dinh
dưỡng, béo phì của từng lứa tuổi để có biện pháp kết hợp với giáo viên chia ăn và
cách cho trẻ ăn sao cho hợp lý theo kết quả cân đo trẻ đầu năm học 2015-2016
(ngày 10/9/2015):
- Cân nặng: + Kênh BT: 577/600 trẻ = 96%
+ Kênh SDD: 11/600 trẻ = 2%
+ Nguy cơ BP: 12/600 trẻ = 2%
- Chiều cao: + Kênh BT: 588/600 trẻ = 98%
+ Kênh TC: 12/600 trẻ = 2%
Sau khi tôi cùng với nhân viên nuôi dưỡng chia ăn về các lớp, chúng tôi
thường xuyên vào hỗ trợ giờ ăn trên lớp để biết được thực trạng của trẻ, góp phần
nâng cao chất lượng các món ăn, kết hợp cùng giáo viên cho các trẻ ăn, đặc biệt trẻ
suy dinh dưỡng, béo phì có cách cho ăn sao cho phù hợp.
8/17
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
( Kết hợp cùng các giáo viên cho trẻ ăn trên lớp)
Qua các buổi kết hợp với giáo viên cho trẻ ăn trên lớp để chúng tôi, nhân
viên nuôi dưỡng kịp thời nắm bắt khả năng tiếp nhận thức ăn của các cháu, của
từng lứa tuổi để có điều chỉnh cách chế biến khoa học, hợp lý nhất.
Không chỉ có thế, tôi và các nhân viên nhà bếp còn thường xuyên hỏi, trao
đổi với các giáo viên trên lớp xem các cháu ăn bữa chính, bữa phụ có vấn đề gì cần
điều chỉnh không. Món nào, thực phẩm nào các cháu thích ăn, món nào, thực phẩm
nào các cháu không thích ăn để tôi sẽ trao đổi cùng hiệu phó nuôi thay đổi thực đơn
sao cho phù hợp.
Việc kết hợp với giáo viên không chỉ ở việc trao đổi mà trong hội thi cô nuôi
giỏi Ban giám hiệu đã đưa ra yêu cầu nhân viên nuôi dưỡng sẽ phải sưu tầm những
bài vè về dinh dưỡng để cùng với giáo viên đưa ra góc tuyên truyền và sau đây là
bài vè của mà tôi đã sưu tầm và gửi dến các lớp:
Bốn nhóm thực phẩm
Bốn nhóm thực phẩm sau đây,
Sẽ luôn cung cấp dư đầy Ca-lo.
Mời bạn dùng thử để cho,
9/17
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
Cuộc sống hạnh phúc ấm no, vui vầy.
Sữa, thịt, trứng, cá hàng ngày,
Chứa nhiều chất đạm vừa ngon, vừa lành.
Lạc, vừng, dầu, mỡ thanh thanh,
Chứa nhiều chất béo chớ đừng bỏ qua.
Rau tươi, củ, quả quê nhà,
Chứa nhiều muối khoáng đậm đà vita(min).
Gạo, mì, khoai, sắn, ngô nương,
Cho nhiều năng lượng và đường nuôi cơ.
Bé nhớ ăn uống đủ đầy,
Cơ thể khỏe mạnh ngày càng thông minh.
Vè dinh dưỡng
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè dinh dưỡng
Muốn cho khỏe đẹp
Da dẻ hồng hào
Cô bảo ăn rau
Thêm vào ăn quả
Gạo, khoai đủ cả
Thịt, cá ăn vừa
Dầu, mỡ đừng thừa
Kẻo mà có bệnh.
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè dinh dưỡng.
3.2.3. Kết hợp với kế toán, Hiệu phó nuôi, y tế, nhân viên nuôi dưỡng trong tổ:
* Với nhân viên trong tổ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Câu ca dao trên giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn rằng làm việc gì dù là nhỏ
nhưng nếu có sự đồng tâm hiệp lực thì sẽ đạt kết quả cao. Chính vì vậy, trong quá
trình làm việc tôi luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của BGH cũng như đồng nghiệp
10/17
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_n.doc