SKKN Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10

Để chế biến được những món ăn đủ dinh dưỡng, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh đòi hỏi nhân viên nuôi dưỡng phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi ra những món ăn ngon mới lạ, hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Các món ăn phải có màu sắc đẹp vì màu sắc đẹp sẽ bắt mắt trẻ, lôi cuốn trẻ thích tìm tòi và khám phá; mùi vị phải thơm ngon, hấp dẫn làm cho trẻ tiết dịch vị cao giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng thì sẽ dễ tiêu hóa hơn, giúp trẻ ăn hết suất. Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi hàng năm chính là cơ hội để nhân viên được trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, sáng tạo, tìm tòi ra các món ăn mới giàu chất dinh dưỡng cho trẻ và được thể hiện kiến thức và kỹ năng tay nghề chuyên môn. Do đó, việc tổ chức thành công hội thi là góp phần thúc đẩy chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường.
MỤC LỤC  
PHN A. ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. Lý do chọn đề tài..............................................................................................  
II. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..  
III. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………  
IV. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….......  
V. Phm vi nghiên cứu………………………………………………………….  
VI. Kế hoch nghiên cứu……………………………………………………….  
1
1
1
2
2
2
PHN B. GII QUYT VẤN ĐỀ……………………………………………  
I. Cơ sở lý luận………………………………………………………………….  
II. Cơ sở thc tiễn………………………………………………………………  
1. Thc trng về nhà trường………………………………………………..  
2. Thc trng về đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng……………………………  
2
2
2
2
3
III. Các bin pháp thc hiện…………………………………………………….  
3
1. Bồi dưỡng nhân viên thông qua các hoạt động...........................................  
1.1. Phân công nhiệm vụ.................................................................................  
1.1.1. Mục tiêu của biện pháp……………………………………………….  
1.1.2. Cách tiến hành………………………………...................................  
1.2. Bồi dưỡng nhân viên thông qua việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn...  
1.2.1. Mục tiêu của biện pháp……………………………………………….  
1.2.2. Cách tiến hành………………………………...................................  
2. Bồi dưỡng nhân viên thông qua hội thi nhân viên giỏi.............................  
2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng.........................................................................  
2.1.1. Mục tiêu của biện pháp…………………………………………..........  
2.2.2. Cách tiến hành……………………………….......................................  
2.2. Bồi dưỡng kiến thức tham gia thi lý thuyết cho nhân viên......................  
2.2.1 . Mục tiêu của biện pháp……………………………………………….  
2.2.2. Cách tiến hành………………………………....................................  
2.3. Bồi dưỡng kỹ năng thực hành tay nghề cho nhân viên.............................  
2.3.1. Mục tiêu của biện pháp………………………………………………..  
2.3.2. Cách tiến hành………………………………....................................  
IV. Hiu qusáng kiến kinh nghiệm…………………………………………....  
V. Bài hc kinh nghiệm………………………………………………………....  
PHN C. KT LUN VÀ KHUYN NGH…………………………………  
DANH MC CÁC CHVIT TT…………………………………………  
PHN D. TÀI LIU THAM KHO…………………………………………  
4
4
4
4
6
6
6
7
7
7
7
8
8
8
10  
10  
10  
13  
14  
14  
16  
17  
PHLC (Bng kho sát nhân viên; Bng thống kê trình độ nhân viên; Bng 18  
phân công nhim v; Bng phân công dây chuyền; Đề thi lý thuyết; Bng kết  
qucân ca tr; nh minh ha)  
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Trong Khoa học Giáo dục mầm non, chăm sóc trẻ em là hoạt động nuôi  
dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ. Trong đó, nuôi dưỡng trẻ  
là khâu quan trọng góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ. Do đó, cần  
phải có các biện pháp quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt  
để trẻ phát triển toàn diện. Để có được chất lượng nuôi dưỡng trẻ tốt thì việc bồi  
dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trực tiếp chăm sóc,  
nuôi dưỡng trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng,  
bởi họ là những người nấu những bữa ăn ngon mang đến cho trẻ hàng ngày và  
tạo nên những thực đơn giàu dưỡng chất, phù hợp với sự phát triển của trẻ.  
Trường Mầm non 20-10, quận Hoàn Kiếm thực hiện mô hình trường mầm  
non CLC từ năm học 2014-2015, đến nay là năm học thứ 6. Đó là những thuận lợi  
nhưng cũng là áp lực rất lớn, do yêu cầu của phụ huynh và xã hội đòi hỏi nhà trường  
đáp ứng ở mức độ rất cao về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Tuy đã tăng  
cường nhiều biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, nhưng để đáp ứng tốt hơn nữa nhu  
cầu của phụ huynh, nhà trường vẫn cần bổ sung thêm các biện pháp tích cực hơn.  
Với vai trò là một người quản lý - Phó hiệu trưởng, phụ trách công tác chăm  
sóc, nuôi dưỡng tại Trường Mầm non CLC 20-10 nên tôi đã nghiên cứu rõ mục tiêu,  
nhiệm vụ của giáo dục mầm non và thấy rằng: song song với việc nâng cao chất  
lượng giáo dục trẻ, việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là vô cùng  
cần thiết. Việc tìm ra các biện pháp hiệu quả trong công tác quản lý để giúp nâng  
cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đáp ứng tốt mô hình trường mầm non công  
lập CLC tại Thủ đô Hà Nội khiến tôi đặc biệt quan tâm. Tôi luôn đề cao công tác bồi  
dưỡng đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng để họ ngày càng có nhiều kinh nghiệm và  
vững vàng chuyên môn. Một trong các biện pháp bồi dưỡng nhân viên mà tôi tâm  
đắc đó là thông qua việc tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi hàng năm để  
luyện tay nghề nấu ăn và ôn luyện kiến thức cho nhân viên nuôi dưỡng.  
Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ  
chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi, tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề  
tài khoa học: “Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động Hội  
thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10với mong muốn góp một phần  
vào việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng  
trẻ một cách hiệu quả, hợp lý.  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU  
Nhằm bổ sung thêm các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nuôi  
dưỡng qua việc tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường để giúp  
nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của  
một trường mầm non CLC tại quận trung tâm Thủ Đô Hà Nội.  
III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU  
Các biện pháp bồi dưỡng nhân viên nuôi dưỡng thông hoạt động chuyên  
môn hàng ngày và thông qua tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp  
trường tại trường Mầm non CLC 20-10, Hoàn Kiếm, Hà Nội.  
1
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Kết hp nhiều phương pháp để nghiên cứu đề tài..  
- Phương pháp thực hành.  
- Phương pháp hội thảo, trao đổi với đồng nghip, tng kết kinh nghim.  
- Nghiên cứu, đọc tài liu.  
V. PHM VI NGHIÊN CU:  
Đề tài được nghiên cu ở Trường Mm non CLC 20-10, Hoàn Kiếm, Hà Ni.  
VI. KHOCH NGHIÊN CU:  
Đề tài được nghiên cu từ năm học 2016-2017 đến năm học 2019-2020 và  
stiếp tục đưc nghiên cu những năm học tiếp theo.  
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:  
Chế độ dinh dưỡng ở trường mầm non góp phần quan trọng trong sự phát  
triển của trẻ, vì thời gian trẻ hoạt động, ăn, ngủ ở trường chiếm tỷ lệ khá lớn so  
với thời gian trong ngày. Nếu có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý ở trường  
mầm non sẽ giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần. Nếu dư thừa  
hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc  
suy dinh dưỡng. Do đó, chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp  
đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng  
ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất  
quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món  
ăn đủ dinh dưỡng, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh đòi hỏi nhân  
viên nuôi dưỡng phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi ra những món ăn ngon mới lạ,  
hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Các món ăn phải có màu sắc đẹp vì  
màu sắc đẹp sẽ bắt mắt trẻ, lôi cuốn trẻ thích tìm tòi và khám phá; mùi vị phải  
thơm ngon, hấp dẫn làm cho trẻ tiết dịch vị cao giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng  
thì sẽ dễ tiêu hóa hơn, giúp trẻ ăn hết suất. Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi  
hàng năm chính là cơ hội để nhân viên được trau dồi kiến thức, học hỏi kinh  
nghiệm, sáng tạo, tìm tòi ra các món ăn mới giàu chất dinh dưỡng cho trẻ và  
được thể hiện kiến thức và kỹ năng tay nghề chuyên môn. Do đó, việc tổ chức  
thành công hội thi là góp phần thúc đẩy chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường.  
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN  
1. Thực trạng về nhà trƣờng  
Trưng Mm non 20 - 10 được thành lp từ năm 1963 theo Quyết định ca  
Thành hi phnHà Ni vi nhim vụ chăm sóc, giáo dục các cháu mm non.  
Từ năm học 2014-2015, trường thc hin mô hình mm non công lp CLC. Do  
đó, nhà trường xây dựng Chương trình bổ sung nâng cao đề ra các hoạt động  
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo tiêu chí trường mầm non CLC, phù hợp  
với điều kiện của nhà trường và được Sở GD&ĐT Hà Nội phê duyệt. Từ đó đến  
nay, nhà trường tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình  
Giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT và Chương trình bổ sung nâng cao, hàng  
năm có điều chỉnh, bổ sung phù hợp hướng phát triển của nhà trường.  
2
Trưng có din tích mt bng là 4530m2, có 20 lp hc, 11 phòng chc  
năng và các khu vui chơi phát triển vận động, trí tucho tr. Khu nấu ăn nằm  
trong khi nhà mi xây dng vào tháng 3/2017, được btrí trên tầng 4, đảm bo  
thông thoáng không khí, ánh sáng tnhiên vi các trang thiết bị nhà ăn hiện đại.  
Năm học 2019-2020, trường đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dc 410 cháu/20  
lp vi tng s84 CBGVNV.  
2. Thực trạng về đội ngũ nhân viên nuôi dƣỡng.  
Tổ nuôi dưỡng có 12 nhân viên nuôi dưỡng do tôi phụ trách, 12/12 nhân viên  
có trình độ đào tạo chuyên môn nấu ăn từ trung cấp trở lên. Đa số nhân viên có tay  
nghề vững vàng, có 5 người đã làm việc trên 15 năm tại trường, có kinh nghiệm  
chế biến các món ăn cho trẻ. Tuy nhiên, khi mới tiếp quản công việc phụ trách nuôi  
dưỡng, tôi nhận thấy việc cập nhật chuyên môn vẫn còn khó khăn đối với nhân  
viên do nhiều yếu tố: thời gian hạn chế, áp lực công việc và do chưa mở rộng nhận  
thức (thể hiện qua Bảng khảo sát năng lực nhân viên năm học 2016-2017, phần phụ  
lục, trang 18). Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: nhân viên thực hiện nội  
dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được đánh giá ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ 38,8%,  
mức độ khá 33,8,%, mức độ trung bình 27,2%; tham gia thi lý thuyết, thực hành  
đạt loại tốt 58,3%, khá 41,7%. Vì vậy, rất cần thiết tổ chức bồi dưỡng kiến thức,  
kỹ năng cho đội ngũ nhân viên, khi bồi dưỡng nên phân loại theo nhóm, bổ sung  
những kỹ năng, kiến thức còn yếu để bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Để công tác  
quản lý tổ được sát sao, tôi lập danh sách thống kê trình độ nhân viên, để từ đó  
phân công nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Thực trạng tình hình đội ngũ nhân viên  
nuôi dưỡng qua khảo sát cho kết quả phản ánh qua Bảng thống kê đội ngũ nhân  
viên nuôi dưỡng (phần phụ lục, trang 20)  
Qua bảng thống kê cho thấy: trình độ đào tạo của nhân viên: đạt chuẩn  
(trung cấp) là 8/12 người – 67%; trình độ trên chuẩn (cao đẳng, đại học) là  
4/12 người – 33,3%. Về cơ bản, trình độ đào tạo của đội ngũ nhân viên đã đáp  
ứng được yêu cầu về trình độ của nhân viên trường mầm non CLC.  
Trong những năm học qua, tôi đã bồi dưỡng cho đội ngũ với những biện  
pháp cụ thể, đặc biệt trong các hoạt động chuyên môn hàng ngày và qua hội thi  
nhân viên nuôi dưỡng giỏi để từng bước nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong  
nhà trường. Tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý.  
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:  
Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường được tổ chức 2 lần/năm học,  
vào tháng 11 và tháng 3, trong đó 1 lần thi lý thuyết và 1 lần thi thực hành. Tùy  
vào điều kiện từng năm để Ban giám hiệu quyết định thời điểm tổ chức phần thi  
lý thuyết hoặc thực hành. Phần thi lý thuyết gồm những nội dung: kiểm tra kiến  
thức của nhân viên về Điều lệ trường mầm non; kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng  
trẻ theo quy chế chuyên môn; kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm; kiến thức về  
thực hiện nhiệm vụ năm học do Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT Hoàn  
Kiếm và nhà trường ban hành; kiến thức về quy tắc ứng xử trong nhà trường.  
Phần thi thực hành: kiểm tra kỹ năng, tay nghề nấu ăn, xây dựng thực đơn, tính  
khẩu phần ăn 1 ngày cho trẻ.  
Tôi luôn quan niệm, muốn cho nhân viên nuôi dưỡng có hiểu biết, kiến  
thức, kỹ năng tốt để vững vàng tham gia hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi  
3
hàng năm, thì người quản lý cần phải bồi dưỡng để họ có kiến thức, kỹ năng tốt  
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày. Vì vậy, ngoài việc tập trung bồi  
dưỡng cho nhân viên tham gia hội thi, tôi cũng chú trọng đến việc bồi dưỡng  
nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày. Tôi tìm hiểu  
năng lực của mỗi thành viên trong tổ để sắp xếp, phân công nhiệm vụ phù hợp  
với năng lực của mỗi nhân viên. Dựa trên kế hoạch quản lý tổ nuôi dưỡng và kế  
hoạch năm học của nhà trường, tôi lên kế hoạch bồi dưỡng nhân viên và xây  
dựng các biện pháp như sau:  
- Bồi dưỡng nhân viên thông qua các hoạt động  
+ Phân công nhiệm vụ  
+ Bồi dưỡng thông qua việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày.  
- Bồi dưỡng nhân viên qua hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi.  
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng nhân viên.  
+ Bồi dưỡng kiến thức tham gia thi lý thuyết cho nhân viên.  
+ Bồi dưỡng kỹ năng thực hành tay nghề cho nhân viên.  
1. Bồi dƣỡng nhân viên thông qua các hoạt động  
1.1. Phân công nhiệm vụ  
1.1.1. Mục tiêu của biện pháp  
- Thông qua việc tìm hiểu từng nhân viên để bồi dưỡng và phân công nhiệm  
vụ phù hợp với năng lực, chuyên môn được đào tạo.  
1.1.2. Cách tiến hành  
Muốn nhân viên làm tốt công việc hàng ngày thì ngay từ việc phân công  
nhiệm vụ cho nhân viên cũng phải phù hợp với năng lực của mỗi cá nhân. Dựa  
trên bảng thời gian phục vụ các bữa ăn cho cô và trẻ để tôi xây dựng phân công  
dây chuyền nuôi dưỡng:  
Bữa ăn sáng Bữa ăn phụ Bữa ăn Bữa ăn trưa Ba quà Ba quà Bữa ăn  
dch vca sáng nhà trẻ trưa của ca  
chiu nhà chiu  
(sa MG  
chiu  
nhà trẻ  
trẻ đăng ký (nước qu); trẻ  
theo nhu cu MG (sa hc (cơm)  
CBGVNV trẻ  
(cơm)  
Kanny)  
(3 món) (cơm)  
(210 tr)  
đường)  
7h15’  
9h00’  
10h30’ 11h50’  
14h30’  
14h30  
15h15’  
Bảng phân công nhiệm vụ nhóm bếp chính (phần phụ lục trang 21)  
Bảng phân công nhiệm vụ nhóm phục vụ và kế toán ăn (phụ lục trang 23)  
Để phân cấp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, tôi phân công nhân viên thực  
hiện nhiệm vụ và phân nhóm để thuận lợi hơn trong việc bồi dưỡng như:  
- Tổ trưởng tổ Nuôi dưỡng (nằm trong dây chuyền nuôi dưỡng tại khu bếp  
ăn), có nhiệm vụ bao quát chung về chất lượng hoạt động của tổ Nuôi dưỡng và  
chất lượng bữa ăn hàng ngày cho học sinh và CBGVNV; đảm bảo công tác vệ  
sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn.  
- Tổ phó tổ Nuôi dưỡng kiêm thủ kho (nằm trong dây chuyền nuôi dưỡng  
tại khu bếp ăn), giúp tổ trưởng trong việc quản lý tổ và quản lý bữa ăn cho cô và  
trẻ, quản lý kho thực phẩm.  
- Nhiệm vụ của nhân viên nuôi dưỡng trong khu bếp (8 người), trong đó có  
02 cán bộ tổ, gồm có những công việc như:  
4
+ Nhân viên nấu chính (2 người) được thay đổi theo tháng, có nhiệm vụ  
hàng ngày: nấu ăn sáng dịch vụ theo thực đơn ăn sáng, pha sữa sáng và chia ăn  
sáng dịch vụ cho các lớp. Giao nhận thực phẩm đầu giờ và nhận bổ sung thực  
phẩm trong ngày (nếu có). Kiểm tra kỹ thực phẩm về chất lượng bằng cảm quan  
và kiểm tra hạn sử dụng đối với thực phẩm đóng gói. Ghi chép sổ nuôi dưỡng  
hàng ngày theo quy định. Thực hiện theo dây chuyền nuôi dưỡng: sơ chế, chế  
biến các món ăn cho cô (bữa ăn trưa), chế biến món ăn cho trẻ theo thực đơn  
(bữa chính trưa, bữa chiều). Lưu nghiệm đầy đủ thức ăn của trẻ, của CBGVNV  
ít nhất 24h; Vệ sinh khu vực nấu ăn, tủ cơm, tủ lạnh.  
+ Nhân viên nhóm phụ ngoài (3 người), có nhiệm vụ: sơ chế thực phẩm  
theo dây chuyền, chia cơm cho trẻ theo định lượng. Đưa cơm đi các lớp, cân bàn  
giao cơm, thức ăn cho giáo viên của lớp; thu bát thìa ăn xong từ các lớp, rửa dọn  
dụng cụ ăn của trẻ bữa trưa và bữa chiều; vệ sinh khu bếp, xử lý rác thải.  
+ Nhân viên nhóm trực bát (2 người), có nhiệm vụ: sơ chế thực phẩm theo  
dây chuyền, chuẩn bị dụng cụ chia cơm và dụng cụ ăn cho các lớp: nồi, bát,  
khay, thìa, muôi...; phối hợp chia cơm và đưa cơm cho các lớp theo phân công;  
thu dọn dụng cụ ăn từ các lớp và rửa dọn; vệ sinh xe đẩy cơm, vệ sinh bếp.  
+ Nhân viên nuôi dưỡng kiêm thủ kho (1 người), có nhiệm vụ: thực hiện  
nhiệm vụ sơ chế thực phẩm, chia ăn, rửa dọn theo dây chuyền; ghi sổ theo dõi  
xuất, nhập kho, cuối tháng kiểm kê. Nhập lương thực, thực phẩm dự trữ trong  
kho phù hợp với thời gian bảo quản để đảm bảo chất lượng thực phẩm. Xuất  
thực phẩm kho có phiếu xuất kho có ký duyệt của Ban giám hiệu, kế toán ăn.  
- 5 nhân viên trẻ tuổi hơn tại nhóm bếp ở các vị trí: nấu chính, phụ ngoài  
hay trực bát đều được quay vòng nên mỗi nhân viên phải nắm vững những công  
việc và dây chuyền nuôi dưỡng trong bếp.  
- Nhân viên nuôi dưỡng làm công tác phục vụ (03 người), có nhiệm vụ:  
phục vụ học sinh bữa ăn sáng dịch vụ; làm sữa chua, caramen cho trẻ theo thực  
đơn hàng ngày; giặt hấp khăn mặt và đưa khăn lên các lớp; hàng ngày giặt chăn,  
ga, gối, khăn trải bàn ăn và bàn giao cho các lớp theo lịch giặt. Chế biến cháo và  
các món ăn dịch vụ chiều đáp nhu cầu của phụ huynh.  
- Nhân viên kế toán ăn kiêm nhân viên nuôi dưỡng (01 người), có nhiệm vụ:  
Cập nhật các loại sổ sách kế toán nuôi dưỡng, chứng từ thu chi có liên quan đến  
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo tài chính công khai. Đóng góp ý kiến  
xây dựng thực đơn ăn cho trẻ. Hàng ngày gọi thực phẩm từ đơn vị cung ứng thực  
phẩm sạch đã có hợp đồng với nhà trường. Hàng ngày, trao đổi thông tin với  
nhân viên nuôi dưỡng về việc nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến để kịp thời điều  
chỉnh những khâu chưa hợp lý. Tham gia giao nhận thực phẩm, giám sát quá  
trình chế biến, chia định lượng thực phẩm chín. Thường xuyên theo dõi việc tổ  
chức cho trẻ ăn trên các lớp để kịp thời tham mưu với quản lý điều chỉnh thực  
đơn, lượng thực phẩm cho phù hợp. Hàng tháng tính tỉ lệ các chất trong khẩu  
phần ăn của trẻ và kịp thời điều chỉnh khi tỷ lệ các chất không cân đối. Quyết  
toán tiền ăn cuối tháng, cuối năm học, hết hè và thanh toán kịp thời với phụ  
huynh. Tuyên truyền kịp thời tới phụ huynh các chủ trương, thông tin thu chi của  
nhà trường. Luôn niềm nở, chan hòa, giữ thái độ đúng mực với phụ huynh và  
các cá nhân đến liên hệ công tác.  
5
- Khi đã phân công nhiệm vụ, tôi để nhân viên cùng đóng góp ý kiến để làm  
cơ sở xây dựng dây chuyền nuôi dưỡng trong tổ.  
1.2. Bồi dƣỡng nhân viên thông qua việc thực hiện chuyên môn hàng ngày  
1.2.1. Mục tiêu của biện pháp  
Giúp nhân viên hiểu rõ hơn nhiệm vụ được phân công và thực hiện nghiêm  
túc chuyên môn hàng ngày.  
1.2.2. Cách tiến hành  
- Qua việc kiểm tra dây chuyền nuôi dưỡng của tổ, kiểm tra cá nhân, hình  
thức đột xuất hoặc báo trước, để từ đó tôi góp ý, đánh giá những mặt tồn tại của  
nhân viên và khích lệ những việc làm sáng tạo, đổi mới. Tôi kiểm tra từ khâu  
giao nhận thực phẩm: giao nhận đủ thành phần, chỉ nhận thực phẩm của công ty  
có hợp đồng ký kết với nhà trường, đảm bảo về mặt pháp lý. Kiểm tra kỹ chất  
lượng, thực phẩm tươi ngon mới nhận, riêng hàng khô đóng gói phải xem kỹ  
hạn sử dụng, vào sổ chính xác số lượng, kịp thời. Kiểm tra khâu sơ chế phải đảm  
bảo không làm dập nát thực phẩm; khâu chế biến phải đảm bảo hương vị, màu  
sắc của món ăn; khâu chia ăn phải đảm bảo đúng định lượng; khâu đưa cơm tại  
các lớp phải đảm bảo đúng giờ, thức ăn đảm bảo nóng, không làm giảm chất  
lượng món ăn. Nhưng quan trọng các khâu luôn được thực hiện nghiêm túc,  
tuyệt đối đảm bảo ATTP. Dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá nhân viên để phân  
loại nhân viên theo từng nhóm để bồi dưỡng cho đúng trọng tâm. Tôi đã bồi  
dưỡng thêm nhiều kỹ năng chuyên môn cho nhân viên như:  
+ Biết lựa chọn thực phẩm tươi ngon theo yêu cầu riêng của từng món ăn  
để mang lại giá trị dinh dưỡng cao.  
+ Kỹ thuật hấp các món ăn của trẻ đảm bảo nhừ, mềm mà không bị mất  
chất dinh dưỡng, vẫn có màu sắc đẹp của món ăn.  
+ Kỹ thuật ninh nấu món ăn có dùng cả nước lẫn cái nếu thấy có lớp váng  
hoặc bọt nổi trên nước nấu cần phải hớt bỏ tránh ảnh hưởng đến yêu cầu cảm  
quan và một số món ăn cần nước trong giúp cho món ăn sẽ thơm ngon hơn.  
+ Kỹ thuật cho gia vị, thời điểm cho gia vị ở từng món ăn khác nhau. Với  
các món ăn được làm chín bằng phương pháp xào, quay, nướng… do thời gian  
chế biến nhanh vì vậy phải tẩm ướp gia vị trước cho ngấm kỹ mới đem nấu; Đối  
với các món thời gian đun nấu lâu, thực phẩm được làm chín trong môi trường  
nước thì chỉ cần ướp sơ, khi ninh cần phải nêm lại vị mới chính xác.  
+ Kỹ thuật xào được phối hợp bằng nhiều loại nguyên liệu, do độ chín của  
từng nguyên liệu khác nhau, vì vậy để đạt được độ chín thích hợp và lại ngấm  
đều gia vị, đối với nguyên liệu lâu chín cần được làm gần chín sau đó mới đem  
xào phối hợp thành món ăn…Nếu món xào có cả thực phẩm động vật và thực  
vật thì thịt động vật phải được làm chín riêng trước, sau mới xào phối hợp. Kỹ  
thuật chế biến các món luộc, kỹ thuật ninh nấu, kỹ thuật nấu các loại nước dùng.  
+ Kỹ thuật bầy biện, trang trí đẹp mắt làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ sử  
dụng vào các dịp đặc biệt tổ chức tiệc Buffet…  
- Tôi khuyến khích các chị em cùng nhau trao đổi các kinh nghiệm trong  
việc lựa chọn, sơ chế và chế biến món ăn.  
- Khi lựa chọn kết hợp các loại thực phẩm trong việc xây dựng thực đơn  
cần chú ý: Mỗi loại thực phẩm đều cung cấp một số chất dinh dưỡng ở tỷ lệ  
6
khác nhau. Không một loại thực phẩm nào cũng cung cấp đầy đủ các chất dinh  
dưỡng cho nhu cầu của trẻ vì vậy nó đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa các  
nhóm thực phẩm với nhau một cách hợp lý.  
- Cùng với việc bồi dưỡng kỹ năng, tôi quan tâm bồi dưỡng nhân viên xây  
dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ ở các độ tuổi đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng  
theo quy định tại Chương trình giáo dục mầm non, xây dựng thực đơn riêng của  
từng lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo với các chế độ: cháo, cơm nát, cơm thường. Xây  
dựng bữa chính tiêu chuẩn: có trên 10 loại thực phẩm, trong đó có từ 3 đến 5  
loại rau, củ và bao gồm các món: cơm, món xào, món mặn, canh và tráng  
miệng; cả ngày có trên 15 loại thực phẩm trong món ăn hàng ngày của trẻ.  
- Để đáp ứng yêu cầu trường CLC, yêu cầu mỗi nhân viên: phải tự nghiên  
cứu, bồi dưỡng học tập, có kế hoạch chuyên môn của cá nhân; khuyến khích  
nhân viên học nâng cao trình độ lên cao đẳng nghiệp vụ nấu ăn.  
- Thông qua kiểm tra hoạt động hàng ngày của nhân viên kế toán, tôi bồi  
dưỡng các kỹ năng như: sử dụng phần mềm nuôi dưỡng; tính khẩu phần ăn cho  
trẻ hàng ngày; cập nhật các loại sổ sách kế toán nuôi dưỡng; công khai tài chính;  
giao nhận thực phẩm, giám sát quá trình chế biến, chia định lượng thực phẩm  
chín của nhân viên nuôi dưỡng. Bồi dưỡng kỹ năng quyết toán tiền ăn cuối  
tháng, cuối năm học, hết hè và thanh toán kịp thời với phụ huynh; kỹ năng tuyên  
truyền tới phụ huynh các chủ trương, thông tin thu chi của nhà trường.  
- Qua việc quản lý chặt chẽ hoạt động nuôi dưỡng hàng ngày, tôi phát huy,  
lan tỏa những tấm gương tốt trong tổ; phát huy những SKKN hay của nhân viên  
và áp dụng trong trường. Tạo mọi điều kiện để nhân viên được tham gia kiến tập  
các trường bạn theo chương trình của Phòng GD&ĐT quận.  
2. Bồi dƣỡng nhân viên thông qua Hội thi nhân viên nuôi dƣỡng giỏi.  
2.1. Lập kế hoạch bồi dƣỡng  
2.1.1. Mục tiêu của biện pháp  
- Việc lập kế hoạch giúp tôi sắp xếp các nội dung bồi dưỡng nhân viên  
một cách khoa học, không bị chồng chéo cũng như bỏ sót nội dung bồi dưỡng.  
2.1.2. Cách tiến hành  
- Chất lượng đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng tốt cũng là một yếu tố quan trọng  
mang lại sự thành công lớn cho nhà trường. Do đó, nếu được bồi dưỡng tốt sẽ có  
được đội ngũ nhân viên tốt. Vì vậy, người quản lý cần có kế hoạch bồi dưỡng cho  
nhân viên phải phù hợp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng năm học.  
- Trước hết, phải bồi dưỡng về nhận thức, tư tưởng đúng đắn để mỗi cá  
nhân thấy được vai trò, trách nhiệm của mình, từ đó thực hiện nghiêm túc quy  
chế của ngành, nội quy của nhà trường.  
- Trong việc bồi dưỡng đội ngũ, phải đề cao việc phát huy tối đa vai trò  
quản lý của các cán bộ tổ, tạo đội ngũ chân rết để nắm bắt công việc của từng  
nhóm sát sao hơn. Yêu cầu cán bộ tổ, nhóm thường xuyên báo cáo kết quả công  
việc để kịp thời nêu gương hoặc bổ sung, chấn chỉnh. Đối với nhân viên, phát  
huy tính tự giác, tự học hỏi lẫn nhau qua việc nhân rộng các gương điển hình,  
sức lan tỏa từ những việc làm tốt, sáng tạo hiệu quả. Đặc biệt thông qua các  
Phong trào thi đua, qua các Hội thi như Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi để  
củng cố kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ.  
7
- Tôi lên kế hoạch để phân chia nội dung hướng dẫn lý thuyết cho nhân  
viên vào hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng và thông qua góp ý, dự  
hoạt động nuôi dưỡng hàng ngày thể hiện qua Bảng Kế hoạch bồi dưỡng nhân  
viên (phụ lục trang 24).  
2.2. Bồi dƣỡng kiến thức tham gia thi lý thuyết cho nhân viên  
2.2.1. Mục tiêu của biện pháp  
Giúp cho nhân viên nuôi dưỡng có kiến thức đầy đủ, đúng đắn hơn về vai  
trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc CSND trẻ. Giúp họ hiểu rõ hơn  
quy chế nuôi dạy trẻ về mặt lý thuyết để áp dụng trong việc CSND trẻ hàng ngày  
và biết áp dụng trong khi thi lý thuyết về kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.  
2.2.2. Cách tiến hành  
2.2.2.1 Tổ chức bồi dƣỡng kiến thức cho nhân viên nuôi dƣỡng  
- Việc bồi dưỡng đội ngũ phải tập trung vào những kiến thức về nuôi dưỡng  
trẻ và những kiến thức gần gũi với công việc hàng ngày của nhân viên.  
- Dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá nhân viên để phân loại nhân viên theo  
từng nhóm, từ đó bồi dưỡng cho đúng trọng tâm, nhằm mục đích tất cả nhân  
viên đều nắm được kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách toàn diện.  
- Ngoài việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, quy chế chăm sóc, nuôi  
dưỡng trẻ, tôi chú trọng tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm  
cho nhân viên để họ có hiểu biết vững vàng về vệ sinh ATTP. Các nội dung bồi  
dưỡng được tổ chức qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ theo tháng, qua  
các buổi kiểm tra dây chuyền nuôi dưỡng. Sưu tầm các tài liệu trên các kênh  
thông tin, các biện pháp đảm bảo vệ sinh ATTP trong chế biến, ăn uống để giảng  
cho nhân viên. Hướng dẫn nhân viên nghiên cứu tài liệu tập huấn kiến thức về an  
toàn thực phẩm, học tài liệu; đăng ký cho nhân viên thi kiến thức vệ sinh an toàn  
thực phẩm tại Phòng y tế quận Hoàn Kiếm (các năm học trước), riêng năm học  
2019-2020 theo hướng dẫn của y tế quận, nhà trường tự tổ chức thi kiến thức an  
toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân viên.  
- Bồi dưỡng nhân viên kiến thức xây dựng thực đơn theo mùa, phù hợp với  
từng độ tuổi của trẻ và tập tính khẩu phần ăn trên phần mềm nuôi dưỡng.  
- Ngoài việc bồi dưỡng kiến thức nuôi dưỡng trẻ và an toàn vệ sinh thực  
phẩm, tôi bồi dưỡng nhân viên qua việc tổ chức phát huy những sáng kiến kinh  
nghiệm đạt giải A cấp trường, cấp quận để các nhân viên khác được học tập và  
áp dụng phù hợp với điều kiện của tổ, điều kiện của bản thân.  
- Tạo điều kiện để nhân viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên  
môn nuôi dưỡng, các buổi kiến tập do Phòng GD&ĐT quận tổ chức.  
- Bồi dưỡng nhân viên qua việc mời các chuyên gia về giảng kiến thức nuôi  
dưỡng trẻ và giảng về vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng trẻ em.  
- Để việc bồi dưỡng nhân viên đạt hiệu quả cao và bám sát nhiệm vụ thực  
hiện năm học và quy chế chuyên môn của ngành, tôi đã chuẩn bị các tài liệu để  
hướng dẫn nhân viên ngay từ đầu năm học như:  
+ Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo  
dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường mầm non.  
+ Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ Giáo dục  
và Đào tạo về Thông tư ban hành chương trình giáo dục mầm non.  
8
+ Tài liệu Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và Bộ câu hỏi đánh giá  
kiến thức về ATTP theo Quyết định số 37/QĐ-ATTP của Bộ công thương.  
+ Quy chế nuôi dạy trẻ mầm non năm 2001 của Sở GD&ĐT Hà Nội.  
+ Quyết định số 522/QĐ-UBND Về việc ban hành Quy tắc ứng xử  
CBCCVC trong các cơ quan thuộc thành phố Hà nội.  
+ Văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp học mầm non do Sở  
GD&ĐT ban hành hàng năm để hướng dẫn các trường mầm non tại Hà Nội.  
+ Văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non do  
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành hàng năm để hướng dẫn các cơ sở giáo  
dục mầm non thuộc Hà Nội thực hiện quy chế chuyên môn.  
+ Văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp học mầm non do  
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm ban hành hàng năm để hướng dẫn  
các trường mầm non trên địa bàn quận.  
+ Văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non do  
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm ban hành hàng năm để hướng dẫn  
các trường mầm non trên địa bàn quận thực hiện quy chế chuyên môn.  
+ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; Nội quy nhà trường; Bộ quy tắc  
ứng xử do Trường Mầm non 20-10 ban hành hàng năm.  
- Trong khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nhân viên, tôi luôn khuyến  
khích nhân viên được trao đổi kinh nghiệm với nhau, động viên họ cùng nhau ôn  
tập các nội dung trong từng chuyên đề.  
- Tạo mọi điều kiện để nhân viên được dự các hội thi tay nghề nấu ăn của  
các trường nghề như: Trường Trung cấp kỹ thuật nấu ăn, Trường Cao đẳng  
Nghiệp vụ du lịch hay các hội thi nấu ăn khác. Qua việc đi dự, nhân viên cũng  
đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.  
2.2.2.2. Tổ chức bồi dƣỡng kiến thức cho nhân viên kế toán ăn.  
- Ngoài bồi dưỡng các kiến thức như nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên kế  
toán ăn được bồi dưỡng thêm các kỹ năng như: kỹ năng sử dụng phần mềm nuôi  
dưỡng; kỹ năng tính khẩu phần ăn cho trẻ hàng ngày; cập nhật các loại sổ sách  
kế toán nuôi dưỡng; công khai tài chính tới phụ huynh; kỹ năng giám sát việc  
giao nhận thực phẩm, giám sát quá trình chế biến, chia định lượng thực phẩm  
chín của nhân viên nuôi dưỡng. Bồi dưỡng kỹ năng quyết toán tiền ăn cuối  
tháng, cuối năm học, hết hè và thanh toán kịp thời với phụ huynh; kỹ năng tuyên  
truyền tới phụ huynh các chủ trương, thông tin về thu chi của nhà trường.  
2.2.2.3. Xây dựng đề thi lý thuyết:  
- Tổ chức thi lý thuyết hàng năm trong Hội thi Giáo viên, Nhân viên giỏi  
cấp trường được phân thành 2 ca thi trong toàn trường, số giáo viên và nhân  
viên được phân chia đều vào 2 ca; có đề thi riêng cho giáo viên và nhân viên. Do  
số nhân viên thi làm 2 ca nên tôi xây dựng 2 đề thi khác nhau, mỗi đề thi có 8  
câu hỏi trắc nghiệm (mỗi câu đúng được 1 điểm) và 1 câu hỏi trình bày, tự luận  
(2 điểm), thời gian làm bài thi trong 30’ (Đề thi trong phần phụ lục trang 25)  
- Khi xây dựng đề thi lý thuyết cho nhân viên, tôi lựa chọn các nội dung  
gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện quy chế của ngành,  
thực hiện các nội quy của nhà trường, các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và  
kiến thức an toàn thực phẩm được chia vào 8 câu hỏi trắc nghiệm (8 điểm);  
9

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 63 trang huongnguyen 20/11/2024 620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_boi_duong_doi_ngu_nhan_vien_thong_qua_cac_hoat_dong_va.pdf