SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong Trường Mầm non

Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Ứng dụng CNTT là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước, tạo khả năng thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, tạo đà cho những thay đổi cơ bản trong công tác quản lý và giảng dạy ở trường mầm non. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ.
MỤC LỤC  
NỘI DUNG  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
TRANG  
2
4
4
5
5
6
7
7
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. CƠ SỞ LUẬN  
II. THỰC TRẠNG  
1. Thuận lợi  
2. Khó khăn  
III. BIỆN PHÁP  
1. Xây dựng triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong  
nhà trường  
2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên  
3. Tham mưu đầu tư nâng cấp trang thiết bị cần thiết phục  
vụ ứng dụng CNTT  
11  
11  
4. Bồi dưỡng trình độ tin học kỹ năng sử dụng máy tính  
cho CB, GV, NV  
13  
18  
5. Đôn đốc, kiểm tra việc ứng dụng CNTT- xây dựng kho  
tư liệu điện tử  
6. Tổ chức ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục  
7. Phát động phong trào thi đua trong các hội thi, các đợt  
hội giảng, khuyến khích giáo viên thiết kế bài giảng điện  
tử và bài giảng Elearning ứng dụng vào giờ học  
IV. KẾT QUẢ  
19  
25  
27  
29  
PHẦN III: KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ  
1/30  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài  
Đối với giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ,  
làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để tiến  
tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc  
đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho  
CNTT. Bộ giáo dục đào tạo cũng yêu cầu ở tất cả các cấp trường từ đại học,  
cao đẳng cho đến THPT, THCS, TH và cả bậc học mầm non là: Đẩy mạnh ứng  
dụng CNTT và truyền thông trong dạy học: Phát huy vai trò của CNTT và các  
thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục,  
đào tạo; Từng bước hiện đại hóa về cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt hạ tầng  
CNTT: với phương châm đầu tư thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo tính sư  
phạm. sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và sự phê duyệt của các cấp có  
thẩm quyền; Đẩy mạnh khai thác và sử dụng các phần mềm đã được bộ giáo dục  
& đào tạo cung cấp miễn phí và dùng thống nhất trên toàn quốc.  
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt  
xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và  
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Qua đó  
người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc  
của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo hiện đại,  
phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại CNTT.  
Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo  
dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, nhiều phần mềm  
hữu ích cho người giáo viên mầm non ứng dụng như: Violet, Flash, Photoshop,  
Ntrrikis...Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ  
cho việc thiết kế giáo án điện tử giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng  
tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video...vừa tiết  
kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí  
cho nhà trường vẫn nâng cao được chất lượng, tính sinh động, hiệu quả của  
giờ dạy. Hiện nay cơ sở vật chất của nhà trường ngày được đầu tư bổ sung đáp  
ứng với nhu cầu học sinh ngày một đông và xã hội ngày càng phát triển, đội  
ngũ cán bộ, giáo viên Mầm non đa số đã biết sử dụng máy vi tính. Các bậc phụ  
huynh học sinh đã những hiểu biết về tầm quan trọng của việc cho trẻ làm  
quen với máy vi tính. Cán bộ, giáo viên sử dụng CNTT như một công cụ lao  
động trí tuệ, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ quản lí nhà  
trường như: Quản hồ sơ, quản chất lượng, kế hoạch hoạt động của giáo viên  
2/30  
học sinh, soạn thảo, quản lý các văn bản chỉ đạo các báo cáo của nhà trường.  
Triển khai các phần mềm ứng dụng vào công tác giáo dục giảng dạy.  
Trường tôi luôn quan tâm đến việc phát huy ứng dụng công nghệ thông  
tin trong giảng dạy: 100% các lớp đều được trang bị máy tính máy chiếu, mạng  
LAN phủ sóng toàn trường, mở các lớp bồi dưỡng tin học cho giáo viên, cử giáo  
viên có khả năng ứng dụng CNTT tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ  
tin học thiết kế các bài giảng điện tử, bài giảng E- Learning do quận tổ chức,  
hàng tháng đôn đốc giáo viên đẩy mạnh ƯDCNTT vào các hoạt động chăm sóc  
giáo dục. Tuy nhiên, trình độ tin học của giáo viên còn nhiều hạn chế, đội ngũ  
giáo viên đứng tuổi nhiều, tiếp cận thông tin còn chậm, một số sử dụng máy  
chưa thành thạo, không biết khai thác, sử dụng các phần mềm ứng dụng cho  
ngành học, một số giáo viên chưa tích cực tìm tòi học hỏi nghiên cứu làm các  
bài giảng, áp dụng vào các hoạt động theo chủ đề sự kiện hoặc làm nhưng bài  
giảng chưa chất lượng cao, hình ảnh còn chưa sống động. Một số giáo viên  
trẻ theo hệ đào tạo liên kết nắm chưa chắc kiến thức cơ bản của bậc học nên việc  
ứng dụng CNTT vào các hoạt động chưa linh hoạt sáng tạo. Kiến thức kỹ  
năng về CNTT của giáo viên còn hạn chế, sự đam mê sáng tạo ứng dụng CNTT  
các giáo viên chưa nhiều, thậm chí còn là sự né tránh, làm cho xong. Việc  
kết nối sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng  
Internet chưa được các giáo viên thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.  
Hơn nữa trong quá trình thiết kế giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc  
tự tìm hình ảnh phù hợp, sinh động cho nên việc ứng dụng CNTT trong nhà  
trường hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ  
đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm  
non” làm đề tài nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo chuyên  
môn của bản thân và hoàn thành nhiệm vụ được giao.  
2. Mục đích nghiên cứu:  
- Thực hiện đề tài này tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo  
dục toàn diện cho trẻ mầm non, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng  
cao trình độ tin học, khả năng tìm kiếm sử dụng hình ảnh, âm thanh, thiết kế các  
bài giảng chất lượng cao, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin  
trong công tác quản chỉ đạo chuyên môn, công tác chăm sóc và giáo dục trẻ  
cho bản thân và đội ngũ giáo viên, nhân viên. Xây dựng được kho dữ liệu điện  
tử của nhà trường ngày càng phong phú và sử dụng hiệu quả cao.  
3/30  
3. Đối tượng nghiên cứu  
- Nghiên cứu nguồn nhân lực bao gồm: Đội ngũ CBGVNV, học sinh  
trong việc thực hiện nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong  
giảng dạy.  
- Nghiên cứu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong việc thực hiện nâng  
cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.  
4. Phương pháp nghiên cứu  
- Phương pháp điều tra  
- Phương pháp trực quan  
5. Phạm vi nghiên cứu  
- Trong nhà trường, nơi tôi đang công tác, năm học 2017 - 2018  
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. CƠ SỞ LUẬN:  
Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế -  
hội. Ứng dụng CNTT là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn  
khoảng cách phát triển so với các nước đi trước, tạo khả năng thực hiện thắng  
lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, tạo đà cho những thay đổi cơ bản trong  
công tác quản lý và giảng dạy ở trường mầm non. Có thể thấy ứng dụng của  
công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất  
trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường  
giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ.  
Việc ứng dụng CNTT trong ntrường sẽ góp phần hiện đại hoá giáo dục  
đào tạo, có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình  
thức giảng dạy, học tập. Trong khi ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên đã  
biết áp dụng các phần mềm giáo dục giúp tiết kiệm được thời gian cho người  
giáo viên mầm non, tiết kiệm được chi phí cho nhà trường vẫn nâng cao  
được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non  
phải rất vất vả để thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ  
bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng internet để  
chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp  
ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần giáo viên sử dụng các kiến thức  
tin học bằng vài cái "click chuột" là hình ảnh của những câu truyện có con vật  
ngộ nghĩnh, những nhân vật sinh động, cây, con vật đủ màu sắc, những hàng  
4/30  
chữ biết đi những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của  
những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích  
hứng thú của học sinh. Đây thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp  
với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục “Dạy  
học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng.  
II.THỰC TRẠNG  
Trường mầm non nơi tôi công tác là một ngôi trường được xây mới hoàn  
toàn với 20 phòng học đầy đủ các phòng chức năng được đầu tư theo mô hình  
trường học điện tử đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng  
dạy. Tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau,  
nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.  
Trường có: Tổng số 70 CBGVNV, trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%  
(trong đó: 16 giáo viên có trình độ Đại học, 15 giáo viên trình độ Cao đẳng, 18  
giáo viên trình độ trung cấp)  
- Tổng số trẻ: 811 cháu; Trong đó: + Nhà trẻ: 85 trẻ  
+ Mẫu giáo: 726 trẻ  
- Tổng số nhóm, lớp: 20. Trong đó: Nhóm trẻ 24-36 tháng: 2 lớp, Mẫu  
giáo bé: 6 lớp, Mẫu giáo nhỡ: 6 lớp, Mẫu giáo lớn: 6 lớp  
Những năm học trước, nhà trường đã xây dựng triển khai kế hoạch ứng  
dụng CNTT và tham gia thiết kế bài giảng điện tử, cấp Quận đạt giải nhì và giải  
ba. Để tiếp tục thực hiện chỉ đạo ứng dụng CNTT trong trường năm học 2017-  
2018 theo sự chỉ đạo của Ngành tôi thấy những thuận lợi và khó khăn sau:  
1. Thuận lợi:  
- Trường được phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương và ban đại diện  
huynh học sinh luôn quan tâm theo dõi, động viên và tạo điều kiện để nhà  
trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT  
- BGH chỉ đạo các hoạt động chuyên môn đi vào nền nếp, việc kiểm tra  
đánh giá thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công bằng, phân công công việc cho  
giáo viên hợp lý, động viên khen thưởng kịp thời, hiểu rõ hoàn cảnh giáo viên,  
tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.  
- Giáo viên có trình độ chuyên môn, có kỹ năng sư phạm, một số sử dụng  
thành thạo máy vi tính có khả năng sáng tạo khi ứng dụng CNTT vào chăm sóc  
giáo dục trẻ. Đa số giáo viên yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, chấp hành kỷ  
luật chuyên môn, hăng hái tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề.  
5/30  
- Bản thân tôi luôn hăng say với công việc, chịu khó tìm tòi cái mới nhất là  
các hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo chuyên môn  
2. Khó khăn:  
- Một số giáo viên tuổi cao khi tiếp xúc với CNTT có nhiều bỡ ngỡ, tiếp  
thu chậm, ngại sử dụng bài giảng điện tử vì còn lúng túng xử lý tình huống khi  
bị mất điện, khi máy trục trặc…  
- Một số giáo viên trẻ nắm chưa chắc kiến thức cơ bản của bậc học nên  
việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động chưa linh hoạt sáng tạo, chưa tích cực  
tìm tòi hình ảnh phù hợp, sinh động  
- Một số giáo viên trình độ chuyên môn, trình độ tin học không đáp ứng  
yêu cầu, nắm bắt phương pháp ứng dụng CNTT còn rất nhiều hạn chế. Nhiều  
giáo viên gia đình không có máy tính, ở trường thời làm việc từ 10 đến 12 tiếng,  
giáo viên trẻ có con bé cho nên việc sử dụng ứng dụng CNTT vào giảng dạy  
chưa cao.  
Số liệu khảo sát về CNTT:  
*Trình độ giáo viên:  
Nội dung  
Số giáo viên có chứng chỉ tin học A  
Số cán bộ, giáo viên có trình độ Tin học B trở lên  
Số giáo viên chưa chứng chỉ tin học  
Số cán bộ, giáo viên có địa chỉ email  
Số cán bộ, giáo viên biết soạn giảng ứng dụng  
CNTT  
Đầu năm  
14  
35  
0
30  
30  
Số giáo viên chưa biết soạn giảng, chưa biết ứng dụng  
CNTT  
19  
Số bài giảng ứng dụng CNTT  
165  
*Trang thiết bị CNTT  
Các loại máy móc, thiết bị  
Số lượng  
Máy tính dùng cho công tác quản lí  
(cấu hình cois 5)  
7 + 1 máy tính sách tay  
Máy tính để GV soạn bài và dạy trẻ  
(cấu hình cois 5)  
20  
25  
Máy in  
6/30  
Máy chiếu Projector  
24  
22  
01  
50  
04  
Phòng máy tính cho trẻ (cấu hình cois 3)  
Máy ảnh kĩ thuật số  
Số máy tính nối mạng Internet  
Máy tính các phòng chức năng  
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN  
1. Xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT:  
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học đặc điểm tình hình của trường, Tôi đã  
xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn các lớp qua hòm thư điện tử của  
trường, qua buổi họp triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm học  
2017 - 2018 như sau:  
1.1 Hướng phấn đấu:  
- 100% các lớp học sử dụng Hệ thống quản lý thông tin giáo dục trực tuyến  
(theo địa chỉ hòm thư điện tử của trường của các lớp và các tổ chuyên môn)  
trong công tác quản lý, điều hành;  
- Nâng cấp kết nối mạng cáp quang để đảm bảo tuyệt đối tốc độ mạng  
internet cho hệ thống quản lý và giảng dạy trong toàn trường  
- 100% giáo viên dạy giỏi ứng dụng CNTT hiệu quả trong giảng dạy. Tích  
cực tham gia xây dựng, gắn kết nội dung bài giảng e-learning với các hoạt động  
dạy học trên lớp, tạo ra hình thức học tập mới - Học tập điện tử.  
- Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng bằng hình thức bài giảng trực tuyến  
nhằm phổ cập kỹ năng ứng dụng CNTT cho 100% cán bộ quản lý, viên chức  
trong trường.  
- Mỗi giáo viên tự xây dựng ít nhất 01/bài giảng điện tử/chủ đề để góp  
phần xây dựng kho học liệu của các nhân, lớp, trường, phòng GD&ĐT của  
ngành.  
- Trường sử dụng đồng bộ các phần mềm Quản như: QL học sinh và kết  
quả cân đo, khám sức khỏe, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý kho học  
liệu điện tử  
- Phấn đấu trường sản phẩm tham dự cuộc thi "Thiết kế bài giảng điện  
tử E-learning" đạt giải; xây dựng kho học liệu điện tử của trường với trên 500  
bài giảng điện tử và bài giảng E- Learning.  
- Giáo viên, nhân viên tham gia thi ứng dụng CNTT  
- Tham gia tốt ngày hội CNTT do Phòng GD&ĐT tổ chức  
7/30  
1.2: Nhiêm vụ chung:  
- Quán triệt văn bản quy phạm pháp luật về CNTT  
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất thiết bị CNTT và truyền thông, làm cơ sở  
cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy học tập.  
- Tham gia các hoạt động ngày hội CNTT làn thứ IV cấp Quận:  
- Tổ chức phát động phong trào làm và sử dụng đồ dùng dạy học kết hợp  
ứng dụng CNTT hiệu quả, bài giảng điện tử e-learning …  
- Bồi dưỡng giáo viên, nhân viên kỹ năng ứng dụng CNTT có hiệu quả  
trong công việc. Hưởng ứng cuộc thi kỹ năng CNTT trong giảng dạy nghiệp  
vụ.  
+ Trường có giáo viên nòng cốt ứng dụng CNTT trong dạy học, bồi  
dưỡng tại chỗ cho giáo viên.  
+ Trường chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho  
100% cán bộ quản lý, giáo viên. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào các kỹ năng  
cơ bản (soạn thảo văn bản, khai thác Internet, sử dụng thư điện tử, bài giảng E-  
learning, phần mềm trình chiếu, các phần mềm hỗ trợ giảng dạy...), biết ứng  
dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy.  
- Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e-Learning.  
+ Tìm hiểu cách sử dụng các phần mềm soạn bài giảng e-Learning như  
Adobe Pressenter, iSpring;  
+ Triển khai, tham gia cuộc thi Thiết kế bài giảng e-Learning do Phòng  
GD&ĐT tổ chức.  
+ Tạo thư viện học liệu mở: Huy động giáo viên tham gia đóng góp các  
bài trình chiếu, bài giảng e-Learning về trường.  
+ Triển khai một hệ thống thư viện điện tử dùng chung của tổ, trường;  
- Xây dựng mô hình giáo dục điện tử, trường học điện tử  
+ Bước đầu xây dựng mô hình giáo dục điện tử. Mô hình trường học điện  
tử bao gồm các hoạt động cơ bản sau:  
+ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành và quản lý hành  
chính tại trường học.  
+ Xây dựng hệ thống quản trường học theo hướng trực tuyến, tập trung  
nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và nhân lực.  
+ Tiến tới ứng dụng sổ sách điện tử thay vì in ấn;  
+ Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng các phần mềm quản học sinh,  
quản lý nhân sự, quản lý tài chính; cập nhật dữ liệu phần mềm PMIS, EMIS  
định kỳ.  
- Ứng dụng CNTT trong dạy học  
8/30  
+ Ứng dụng trong lớp học và ngoài lớp học, ứng dụng công nghệ  
ELearning, thí nghiệm phỏng… để bài học hấp dẫn, hiệu quả, thiết thực,  
phong phú hơn. Cần nhận thức CNTT là phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao  
hiệu quả dạy học. Tránh lạm dụng CNTT trong quá trình giảng dạy như: Nội  
dung trình chiếu không phù hợp, thời gian trình chiếu nhiều, âm thanh ồn ào,  
quá nhiều màu sắc, hiệu ứng chuyển động không cần thiết, kích thước chữ quá  
nhỏ…  
+ Huy động giáo viên tham gia đóng góp các bài giảng e-Learning về  
trường, trường tuyển chọn gửi về Phòng GD&ĐT.  
- Nâng cao năng lực ƯDCNTT của đội ngũ cán bộ QL và giáo viên.  
Đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực đối với học sinh, giáo viên, phụ huynh  
và các cấp trong quản lý giáo dục.  
* Kế hoạch thực hiện:  
Thời  
Nội dung  
Ghi  
chú  
gian  
Tháng - Xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học  
10/2017 về CNTT  
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học cho cán bộ, giáo viên,  
nhân viên  
- Tham mưu bổ sung nâng cấp thêm cơ sở vật chất cho ứng  
dụng CNTT  
Tháng - Kiểm tra, khảo sát các hoạt động CNTT của các lớp.  
11- 12 - Phát động phong trào, động viên cán bộ quản lý, giáo viên,  
2017  
nhân viên xây dựng các sản phẩm CNTT.  
- Trường tổ chức thi, lựa chọn các đề tài tham gia thi bài  
giảng E-learning .  
- Cử giáo viên, nhân viên tham gia các lớp tập huấn cho cán  
bộ, giáo viên, nhân viên có kỹ năng ứng dụng CNTT do  
Phòng GD&ĐT tổ chức.  
- Cử giáo viên, nhân viên tham gia thi kỹ năng CNTT cho  
giáo viên, nhân viên do Phòng tổ chức.  
- Nộp bài giảng E-learning dự thi về Phòng GD&ĐT.  
Tháng - Tiếp tục bồi dưỡng, học tập trao đổi kinh nghiệm ứng dụng  
1/2018 CNTT trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt theo  
tổ, nhóm giáo viên tự bồi dưỡng trong khu, lớp.  
- Tổ chức hội thi thiết kế bài giảng Elearning cấp trường  
- Lựa chọn các sản phẩm ứng dụng CNTT ( Đĩa, giáo án, bài  
9/30  
giảng) chất lượng của các giáo viên, tổ trang trí làm đẹp  
về hình thức, mang trưng bày, giới thiệu trong ngày hội  
CNTT lần thứ IV cấp Quận  
Tháng - Học tập, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT có hiệu quả  
2/2018 của các trường bạn  
- Tiếp tục bồi dưỡng, học tập trao đổi kinh nghiệm ứng dụng  
CNTT trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt theo  
tổ, nhóm giáo viên tự bồi dưỡng trong khu, lớp.  
- Xây dựng các bài giảng giáo án theo chủ đề áp dụng thực  
hiện ở lớp, trao đổi thảo luận trong tổ trình duyệt tập hợp  
vào kho thư viện điện tử của trường  
- Tham dự ngày hội CNTT lần thứ IV cấp Quận  
Tháng - Học tập, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT có hiệu quả  
3/2018 của các trường bạn  
- Phổ biến một số kinh nghiệm thiết kế bài giảng ứng dụng  
CNTT có hiệu quả  
- Xây dựng các bài giảng giáo án theo chủ đề áp dụng thực  
hiện ở lớp, trao đổi thảo luận trong tổ trình duyệt tập hợp  
vào kho thư viện điện tử của trường  
Tháng - Tiếp tục bồi dưỡng, học tập trao đổi kinh nghiệm ứng dụng  
4/2018 CNTT  
- Xây dựng các bài giảng giáo án theo chủ đề áp dụng thực  
hiện ở lớp, trao đổi thảo luận trong tổ trình duyệt tập hợp  
vào kho thư viện điện tử của trường  
Tháng - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ ứng dụng CNTT  
5/2018 - Phân loại thư viện điện tử  
Tháng - Tiếp tục bồi dưỡng CNTT. Xây dựng kế hoạch ứng dụng  
6-8/2018 CNTT năm học mới.  
Kế hoạch được tôi xây dựng dựa trên cơ sở thực tế của trường và các văn  
bản hướng dẫn thực hiện của Ngành, Sở, Phòng GD&ĐT về ứng dụng CNTT  
trong trường mầm non với các mốc thời gian và các nội dung hám sát mục tiêu,  
yêu cầu ứng dụng CNTT của ngành. Căn cứ vào đó tôi xây dựng kế hoạch chỉ  
đạo ứng dụng CNTT cùng kế hoạch thực hiện chuyên môn hàng tháng, yêu cầu  
giáo viên nghiên cứu lựa chọn các nội dung phù hợp với đặc điểm tình hình lớp,  
xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của lớp sát với kế hoạch của trường. Tôi  
cùng Ban giám hiệu căn cứ vào kế hoạch giáo viên đã xây dựng khi đi dự giờ,  
10/30  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 30 trang huongnguyen 06/07/2024 960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_ung_dung_c.doc