SKKN Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn Âm nhạc

Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gấn gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm non ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung) để..... Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc?
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với  
môn âm nhạc  
MỤC LỤC  
I. Đặt vấn đề...................................................................................................1  
II. Giải quyết vấn đề......................................................................................2  
1. Cơ sở luận của vấn đề.............................................................................3  
2. Thực trạng của vấn đề................................................................................4  
3. Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào  
hứng với môn âm nhạc…………………………………………………………...5  
4. Kết quả đạt được.......................................................................................25  
III. Kết luận kiến nghị...........................................................................27  
1. Kết luận.....................................................................................................27  
2. Kiến nghị.............................................................................................. ....27  
IV. Tài liệu tham khảo................................................................................29  
1
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với  
môn âm nhạc  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ( Lý do chọn đề tài)  
1. Lý do chọn đề tài  
Một nhà soạn nhạc người Đức – Robert Schumann đã từng phát ngôn  
rằng Nhiệm vụ cao quý nhất của âm nhạc chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm  
trong trái tim mỗi con người”Âm nhạc loại hình nghệ thuật dùng âm thanh để  
diễn đạt tâm trạng của con người, âm nhạc sức biểu cảm rất lớn, nó mang đến  
những giá trị sâu sắc về tâm hồn, nhân cách, suy nghĩ văn hóa của con người,  
hướng con người đến một thế giới chân thiện mỹ. Cùng với các phương tiện diễn tả  
âm nhạc: Giai điệu, cường độ, tiết tấu, hòa âm, âm sắc, hình thức... Bản chất thời  
gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và ý  
tưởng trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất. Âm nhạc được sinh ra từ quá trình  
lao động của con người trở lại phục vụ con người sản xuất và sáng tạo. Âm nhạc  
gắn liền với con người từ lúc chào đời đến khi từ giả cuộc sống. Những khúc hát  
ru, những bài hát đồng giao, những điệu hò trong lao động, những bài hát giao  
duyên, những điệu múa trong kho tàng âm nhạc dân gian là nguồn cội của nghệ  
thuật âm nhạc, cơ sở cho sáng tạo âm nhạc, đề tài cho bao nhạc sỹ viết lên  
những ý nhạc rất đẹp làm rung động lòng người.  
thể nói, âm nhạc một nhu cầu về thưởng thức, hoạt động giải trí  
của mọi lứa tuổi. Âm nhạc trong trường Mầm non có nét đặc thù riêng, nó không  
chỉ mang tính giải trí đơn thuần nhằm giúp các em phát triển toàn diện, tác  
động vào thế giới tinh thần của các em những cái hay, cái đẹp, cái tích cực và có ý  
nghĩa to lớn của nghệ thuật âm nhạc. Có câu nói: “Hãy mang lại cho bé niềm yêu  
thương ngọt ngào từ những giai điệu bất hủ biết đâu bạn sẽ một thiên tài trong  
tương lai”  
Trẻ mầm non lứa tuổi được coi là “nhạy cảm thông minh lạ lùng” đến với  
nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật đến với các con thật mạnh  
mẽ. Ngay từ khi lọt lòng, âm nhạc đến với trẻ thật nhẹ nhàng qua tiếng “à ơi” của  
bà, “cái cò” của mẹ. Chính cái bắt đầu ấy đã vô hình chung đưa mỗi tâm hồn trẻ  
thơ hòa vào âm nhạc, âm nhạc với trẻ thơ dương như một thế giới diệu đầy  
cảm xúc. Những âm điệu mượt mà êm dịu ấy tác động vào đôi tai bé bỏng non nớt,  
giúp trẻ được đôi tai biết nghe nhạc tinh tế để sau này vào trường mầm non,  
những giai điệu, tiết tấu nhịp nhàng, trò chơi âm nhạc, những hoạt động văn nghệ  
sôi nổi sẽ đưa trẻ vào thế giới của những giai điệu trầm, bổng đầy màu sắc. Âm  
nhạc đem lại cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển trí tưởng  
tưởng sáng tạo nghệ thuật, sự linh hoạt mạnh dạn… Bộ môn âm nhạc mang tính  
thích hợp, trẻ không những đươc tiếp cận, trải nghiệm một cách thoải mái mà còn  
học được mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác chia sẻ góp phần phát triển ngôn ngữ tai  
nghe và làm giàu vốn từ cho trẻ.  
một giáo viên dạy lứa tuổi mẫu giáo lớn, trường mầm non Hoa Hồng,  
một trường của xã, hầu hết trẻ ở địa phương còn có nhiều khó khăn, kiến thức và  
sự cảm thụ âm nhạc còn hạn chế “ Làm thế nào để tìm ra biện pháp giúp trẻ học tốt  
2
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với  
môn âm nhạc  
môn âm nhạc, giúp trẻ thành thục về kỹ năng, có tâm hồn trong sang, giàu cảm  
xúc, biết hướng tới chân thiện mĩ” điều tôi không ngừng suy nghĩ và sáng tạo  
trong quá trình dạy môn này. Những trăn trở đó thôi thúc tôi tiến tới chọn đề tài  
“Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với  
môn âm nhạc”  
2. Mục đích nghiên cứu  
- Nhằm đáp ứng nhu cầu của việc đổi mới dạy học môn âm nhạc trong trường mầm  
non.  
- Lôi cuốn trẻ vào các hoạt động , các tiết học âm nhạc qua đó khơi dậy trong trẻ  
tình yêu quê hương, đất nước, gia đình…  
- Khơi dậy niềm đam mê âm nhạc, đôi tai biết nghe nhạc.. Từ đó rèn cho trẻ những  
kĩ năng cơ bản về môn âm nhạc để trẻ tự tin bước vào lớp 1.  
3. Đối tượng thời gian nghiên cứu  
- Giáo án bài giảng bộ môn âm nhạc.  
- Giáo viên trẻ trong giờ học môn âm nhạc.  
- Quá trình giảng dạy trong các giờ âm nhạc từ năm học 2015-2016 đến năm 2017-  
2018.  
4. Nhiệm vụ nghiên cứu  
- Đưa ra được những phương pháp dạy mới kết hợp với việc làm đồ dùng đồ chơi  
để tiết học đạt kết quả cao hơn.  
- Qua đó, nêu ra một số biện pháp để hoạt động môn âm nhạc đạt hiệu quả cao  
nhất, đồng thời tạo cho trẻ hứng thú khi vào giời học.  
5. Phương pháp nghiên cứu  
- Tra cứu, tìm thông tin tài liệu có liên quan.  
- Tổng hợp kết quả.  
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở luận  
Âm nhạc đối với trẻ một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã  
biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe  
tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên  
tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc  
được coi như 1 phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.  
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc một bộ  
môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn  
hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực  
cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc một bộ phận không thể  
tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.  
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm  
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca  
hát, vận động, nghe hát, múa trẻ chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi, giáo dục  
âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình  
3
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với  
môn âm nhạc  
thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây bước  
khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc biết cách biểu diễn  
ở mức độ đơn giản.  
2. Thực trạng của vấn đề  
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình  
nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và  
lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tình cảm của con người và nó gấn  
gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm non  
ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục được lồng ghép  
trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác  
và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy  
nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai  
điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung) để.....  
Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu thế  
nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra quan phát âm của trẻ chưa  
thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp  
giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật.  
Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc?  
Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu Một số biện pháp  
gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn âm nhạc. Sau  
đây những thuận lợi và khó khăn:  
a.Thuận lợi:  
- Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và  
sự quan tâm của BGH nhà trường về cơ sở vật chất cũng như khích lệ về tinh thần  
tạo điều kiện cho giáo viên hưởng ứng tham gia các phong trào của trường cấp  
trên.  
- Môi trường lớp học rộng, thoáng mát đủ ánh sáng cho trẻ hoat động.  
- Đồ dùng phương tiện tài liệu cho bộ môn âm nhạc khá phong phú. Lớp được  
trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: Máy vi tính, máy chiếu,  
đàn, ti vi, đầu đĩa… phù hợp với trẻ.  
- Trẻ trong lớp 100% là độ tuổi mẫu giáo lớn mạnh dạn tự tin thích tham gia vào  
mọi hoạt động đặc biệt hoạt động giáo dục âm nhạc trong số đó một số cháu  
năng khiếu múa hát, tham gia văn nghệ.  
- Bản thân giáo viên có trình độ chuyên môn yêu nghề mến trẻ, yêu thích bộ môn  
âm nhạc có kinh nghiệm truyền thụ tác phẩm tới trẻ kết hợp nồng ghép những trò  
chơi âm nhạc đặc sắc phù hợp thu hút trẻ.  
b. Khó khăn:  
- Trẻ sự cảm nhận âm nhạc còn hạn chế, chưa mạnh dạn, tự tin trong các hoạt  
động văn nghệ.  
- Phụ huynh đa số chưa quan tâm và hiểu được tầm quan trọng của bộ môn âm  
nhạc  
4
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với  
môn âm nhạc  
- Đồ dùng đồ chơi, phương tiện dạy học tuy đầy đủ song còn chưa phong phú, chưa  
đa dạng về chủng loại. Một số trò chơi âm nhạc còn đơn điệu, một số bài hát trong  
chương trình lặp đi lặp lại chưa đáp ứng đủ yêu cầu đổi mới nâng cao hình thức  
giáo dục bộ môn âm nhạc.  
3. Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng  
với môn âm nhạc  
Như vậy, với những đặc điểm môn học thuận lợi và khó khăn nêu trên. Với đặc  
điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn học chơi, chơi học”. Để bmôn âm  
nhạc được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm  
nhạc với trẻ dạt hiệu quả cao nhất đã sử dụng một số biện pháp sau:  
3.1. Biện pháp 1:Tạo môi trường học tập an toàn thân thiện cho trẻ hoạt động  
dặc biệt là góc âm nhạc.  
3.2. Biện pháp 2: Cô trẻ làm và sử dụng một số đồ dùng tự tạo phục vụ cho  
hoạt động âm nhạc.  
3.3 Biện pháp 3: Cải biến, sáng tác một số bài hát, trò chơi âm nhạc cho trẻ.  
3.4.Biện pháp 4: Tổ chức tiết học âm nhạc nhnhàng, linh hoạt, tạo cảm giác  
thoải mái cho trẻ.  
3.5. Biện pháp 5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục âm  
nhạc cho trẻ.  
3.1/ Biện pháp 1:Tạo môi trường học tập an toàn thân thiện cho trẻ hoạt  
động dặc biệt là góc âm nhạc.  
Chúng ta biết, môi trường học tập của trẻ vị trí quan trọng trong việc tạo  
tâm thế cho trẻ, đặc biệt với bộ môn âm nhạc. Cho nên, ngay từ đầu năm học tôi đã  
bố trí một cách khoa học nhằm tận dụng tốt nhất diện tích phòng học đồng thời chú  
ý sắp xếp các học cụ để tạo môi trường học thân thiện thoải mái bằng các sản phẩm  
của cô và trẻ làm ra phù hợp với từng chủ điểm.  
Mặt khác để có môi trường học tập tốt tôi đã gần gũi trẻ tạo điều kiện cho trẻ  
được giao tiếp cùng cô, giao tiếp giữa trẻ với trẻ một cách thân thiện để trluôn có  
cảm giác an toàn, thoải mái bộc lộ cảm xúc như thế mới phát huy hết khả năng  
sáng tạo của trẻ.  
* Góc âm nhạc:  
Góc âm nhạc nơi trẻ điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ  
thể làm quen, ôn luyện, củng cố vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc  
qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển kha năng sáng tạo của trẻ.  
Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và  
chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đdùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi,  
thoải mái cho trẻ.  
- Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm  
non, dân ca, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Khi có điều kiện tôi dùng đàn  
thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát.  
5
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với  
môn âm nhạc  
- Ngoài ra còn có một số đdùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động  
theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp bê  
bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi  
trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ ddàng lấy sử dụng.  
Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc  
không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác.  
- Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi  
luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo  
điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.  
- Tại góc âm nhạc, tôi còn chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng,  
mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với  
nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay  
cùng trẻ trang trí một số đdùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng  
thú cho trẻ khi sử dụng. thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí  
váy áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng  
do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc.  
Hình ảnh: Trẻ tự tay làm và trang trí các dụng cụ âm nhạc.  
- Khi bố trí góc âm nhạc tôi chú ý sao cho tiếng ồn ào trẻ tạo ra góc chơi  
không ảnh hưởng tới những hoạt động tĩnh ở chỗ khác. Để kích thích sự tò mò ham  
hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc âm nhạc tránh nhàm chán tôi chú ý thay đổi chất liệu,  
thiết bị tạo ra âm thanh khác nhau định hình tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.  
VD: Cái nắp xoong có thể tạo ra âm thanh khác nhau khi sử dụng khi ta để úp  
hay để ngửa nắp.  
Ngoài ra tôi còn khai thác một số hình thức mới giúp trẻ trải nghiệm tìm tòi  
khám phá đồ dùng mới:  
6
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với  
môn âm nhạc  
VD: Cô giúp trẻ phát hiện một số nốt nhạc đơn giản bằng cách cô đánh nốt đơn,  
trẻ nghe là theo sau đó tăng dần độ khó hay cô giúp trẻ phát hiện âm thanh của  
chén sành sứ chứa lượng nước khác nhau tạo ra âm thanh khác nhau ( cao, thấp,  
trong, trẻo, trầm..)  
- Cô có thể giúp trẻ tạo ra tổ hợp âm thanh bằng cách cho trẻ sử dụng trống lắc,  
phách tre kết hợp sử dụng đũa gõ vào những ly có lượng nước khác nhau.  
- Khi trẻ chơi tại góc âm nhạc giới thiệu một số đàn dân tộc cho trẻ biết như:  
đàn bầu, sáo, trúc đàn ocgan, đàn tơrưng, song loan, trống bộ phèng…Kết hợp  
cho trẻ nghe bài hát sử dụng các loại đàn trên thì chắc chắn sẽ hiệu quả cảm thụ  
âm nhạc của trẻ sẽ rất cao.  
Kết quả:  
Như vậy với việc tạo ra môi trường âm nhạc phong phú đa dạng mang tính nghệ  
thuật kết hợp giáo viên gợi ý cho trẻ những ý tưởng, phát huy tác dụng của trẻ hỗ  
trợ nhau liên kết cùng nhau khi tổ chức các hoạt động song song với việc khuyến  
khích trẻ làm một số đdùng gõ đệm cho bài hát, trẻ được trực tiếp tạo hình trang  
trí mũ, váy, mặt nạ hóa trang… Trẻ sẽ vô cùng thích thú khi được sử dụng các đồ  
dùng chính trẻ tạo ra khi tham gia hoạt động âm nhạc tại góc chơi.  
3.2. Biện pháp 2: Cô và trẻ làm và sử dụng một số đồ dùng tự tạo phục vụ cho  
hoạt động âm nhạc.  
Chúng ta biết rằng trẻ mầm non tiếp thu kiến thức bằng những hình ảnh mới  
lạ, đồ chơi hấp dẫn, đồ dùng đẹp mắt sẽ gây chú ý, giúp trẻ hứng thú, kích thích trẻ  
hoạt động tích cực sáng tạo hơn, đặc biệt với bộ môn giáo dục âm nhạc. Trước đây  
chỉ vài đồ dùng gỗ đêm sơ sài, đơn điệu với mấy cái xắc xô, phách tre nên trẻ tiếp  
thu kiến thức còn hạn chế ít hứng thú khi hoạt động dẫn đến hiệu quả giờ học chưa  
cao. Chính vì vậy, để giúp trẻ hứng thú học hơn tôi đã cố gắng sưu tầm nguyên vật  
liệu cùng trẻ tạo ra một số đồ dùng âm nhạc phong phú, đa dạng về chủng loại.  
A. Các loại dụng cụ đệm:  
Gáo dừa:  
- Nguyên vật liệu: Để làm đồ dùng này, tôi sưu tầm vỏ quả dừa đã sử dụng, sơn  
các màu…  
- Cách làm: Đánh cho nhẵn, cưa ra thành các mảnh nhỏ vừa tay trẻ.  
+ Sơn màu, vẽ hoa trang trí cho đẹp mắt.  
+ Phơi khô.  
-Sử dụng: Trẻ dùng 2 mảnh gáo dừa đệm theo tiết tấu cho các bài hát.  
* Phách tre:  
- Nguyên vật liệu: Tận dụng các thanh gỗ thừa, sơn màu, đề can…  
- Cách làm:  
+ Gọt, chẻ các thanh gỗ có kích thước bằng nhau: dài 15-20cm, rộng 3cm.  
+ Sơn màu, vẽ họa tiết trang trí.  
+ Dùng len màu buộc vào đầu gỗ đã đục lỗ để tạo phần đẹp mắt cho phách tre.  
7
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với  
môn âm nhạc  
- Sử dụng: Trdùng phách tre để đệm theo tiết tấu cho bài hát.  
* Các loại xúc sắc:  
- Nguyên liệu: Các loại vỏ hộp sữa chư, hộp váng sữa, vỏ hộp thạch, hộp non  
bia, vỏ con trai, các loại hột ( gạo, hạt ngô, hạt đõ…,) sỏi trắng, xốp, đề can,  
duy băng…  
- Cách làm:  
+ Sưu tầm rửa sạch, phơi khô các loại vỏ hộp trên.  
+ Cho các loại đỗ, sổi, hột hạt trên vào bên trong các hộp.  
+ Đậy kín, dán trang trí xốp màu, đề can, cắt duy băng làm cho đẹp mắt.  
- Cách sử dụng: Trẻ dùng xúc sắc đệm theo tiết tấu cho bài hát.  
* Đàn, trống, phèng tự tạo:  
- Nguyên vật liệu: Các vỏ hộp kẹo bằng nhựa cứng trong, vỏ bằng sắt với nhiều  
hình dạng khác nhau, các thanh nhựa cứng dài 50cm, các hộp sữa to đã dùng,  
đề can, xốp màu, dây thép nhỏ..  
- Cách làm:  
+ Đàn: Gắn thanh nhựa cứng làm cần đàn vào vỏ hộp kẹo trong làm bầu đàn,  
dán trang trí họa tiết, xốp, đề can tạo các nốt nhạc vui mắt, nối dây thép nhỏ từ  
cần đàn tới bầu đàn làm dây đàn.  
+ Trống: Dùng các hộp sữa to đã qua sử dụng dạng khối trụ bọc kín bằng  
xốp, giấy màu, đề can, lấy duy băng buộc vào 2 đầu dây làm dây đeo.  
+ Phèng: lấy 2 mảnh vỏ hộp kẹo hình tròn bằng sắt, sơn màu, vẽ hoa văn  
trống đồng, hình con giống, hoa lá trang trí.  
- Cách sử dụng: Trẻ thể dùng các đồ dùng trên để đệm biểu diễn các bài  
hát…  
Hình ảnh: Các dụng cụ âm nhạc do cô và trò tự làm ra.  
8
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với  
môn âm nhạc  
* Các loại mũ, mặt lạ hóa trang, hoa đeo tay:  
- Nguyên vật liệu: Các loại giấy bọc quà, giấy óng ánh, xốp đề can…  
- Cách làm:  
+ chóp kín: Dùng bia các tông quấn tạo thành hình thể đội che kín  
mặt trẻ. Cắt dán trang trí họa tiết, nốt nhạc cho đẹp. Trẻ dùng chóp kín để chơi  
trò chơi âm nhạc.  
+ Mũ biểu diễn: Quấn bìa cát tông tạo hình mũ nhỏ. Dùng giấy bọc quà, giấy  
trang kim bọc xung quanh, cắt dây óng ánh tạo hoa gắn lên phần chóp quấn  
quanh miệng mũ.  
+ hình hoa quả, con vật: Dùng xốp, đề can giấy màu tạo hình các loại  
hoa, quả, con vật ngộ nghĩnh theo chủ điểm. Trẻ đôi mũ minh họa cho bài hát hoặc  
biểu diễn văn nghệ.  
+ Mặt nạ hóa trang: Dùng bìa đo khuôn mặt trẻ sau đó đục 2 lỗ cho hở phần  
mắt, vẽ tạo hình các khuôn mặt khác nhau, dán trang trí họa tiết, rắc óng ánh hột  
hạt, dính lông gà… Trẻ dùng mặt nạ biểu diễn văn nghệ, nhảy múa tự do cùng  
bạn…  
Trang phục biểu diễn:  
- Nguyên vật liệu: Sưu tầm các loại vải vụn, giấy báo, giấy bọc quà, giấy ni  
lông, thùng cát tông…  
- Cách làm: Tạo hình, vẽ, cắt tạo thành các loại váy khác nhau.  
+ Đính các phụ kiện trang trí váy áo.  
+ Vải vụn tận dụng cắt may tạo các bộ quần áo con vật sinh động hình hoa  
quả, con vật.  
- Sử dụng: Trẻ mặc các bộ vấy đó biểu diễn văn nghệ hoặc minh hoạ cho các  
bài hát trong giờ học.  
VD: Trẻ học bài hát: “ Chú mèo con” hay bài hát “ Ba chú gấu” trẻ mặc  
trang phục đó biểu diễn, trẻ sẽ thấy rất hứng thú và tự tin khi được các bạn khác  
chú ý lên mình.  
- Ngoài ra cô có thể dùng vải, giấy bóng tạo ra các loại khăn choàng, cánh  
bướm cho trẻ hoạt động…  
b. Ống nghe:  
- Nguyên liệu: ống nhựa cong, đài cát sét  
- Sử dụng: Dùng ống nhựa cong sao cho một đầu vừa tầm miệng của trẻ, đầu kia  
vừa tầm tai trẻ kàm theo là bật máy cát sét và băng nhạc cho trẻ nghe theo băng.  
Khi hát, trẻ sẽ áp ống nghe vào tai và miệng của mình, như vậy trthể nghe rõ  
giọng hát của mình một cách rõ rang. Hơn nữa, trong quá tringh cầm ống nghe, trẻ  
cảm nhận được sự rung động của dây âm thanh khi giọng của trẻ phát âm trong  
ống nghe.  
c. Đàn chai:  
- Chuẩn bị: Một số chai có lượng nước khác nhau, đũa.  
9
Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với  
môn âm nhạc  
- Cách làm: Xếp những chai thành dẫy, rót vào đó những lượng nước khác nhau có  
thể phát ra những tiếng khác nhau.  
- Cô giúp trẻ khám phá âm thanh bằng cách lấy 1 thanh nhỏ gõ vào các chai nước.  
Những chai giống nhau có lượng nước giống nhau sẽ phát ra âm thanh giống nhau.  
Trẻ rót thêm nước vào một số chai và gõ. Trẻ so sánh âm thanh phát ra từ các chai  
lượng nước khác nhau. Từ đó trẻ sắp xếp các chai thành dẫy từ chai phát ra âm  
trầm đến bổng.  
d. Nhà hát: Để giúp trẻ hứng thú với môn âm nhạc, tôi đã trang trí và thiết kế góc  
trò chơi âm nhạc thành một sân khấu biểu diễn.  
- Nguyên vật liệu: Vải vụn mỏng may rèm, thanh inốc dài 1,5m, 1 bục gỗ  
cao 30cm, chiều dài 1,5m, chiều rộng dài 1m, một số đồ dùng hóa trang, các loại  
nhạc cụ.  
- Cách làm: Dùng vải vụn màu sắc đẹp may thành rèm sân khấu 2 lớp, treo  
vào thanh inốc, khoan 2 đầu vào tường, bục gỗ để dưới chân sân khấu trải một  
miếng thảm gi màu đỏ làm nền sân khấu, phía trong sân khấu trang trí nền phông  
bằng các hình ảnh, nốt nhạc ngộ nghĩnh, đẹp mắt. Phía trước để 1 số bụi cỏ hoa,  
nấm, cây xanh tạo không khí biểu diễn. Chuẩn bị vé vào cổng, micro, vẽ một bảng  
ghi nội dung chương trình.  
- Sử dụng: Với sân khấu âm nhạc đa năng này, trẻ thể dùng để biểu diễn  
văn nghệ. khuyến khích trẻ đóng vai người bán vé vào cổng, một số bạn làm  
khan giả ngồi xem, một số bạn làm ca sĩ biểu diễn các bài hát, múa, nhảy, sử dụng  
các loại nhạc cụ, bạn làm nhạc công, bạn làm người dẫn chương trình…  
ảnh minh họa  
Hình ảnh: Trẻ được biểu diễn bằng những dụng cụ âm nhạc mình làm ra  
10  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 29 trang huongnguyen 19/06/2024 2270
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực, hào hứng với môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_giup_tre_mau_giao_lon_tic.doc