SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học
Nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ, từ khi mới sinh ra trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh và khi trẻ càng lớn thì nhu cầu đó ngày càng lớn hơn nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa thể tự khám phá được về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về khoa học.Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “chơi mà học – học bằng chơi”,thế giới xung quanh qua “Lăng kính chủ quan” của trẻ đều mới lạ với biết bao điều kì diệu và “vì sao lại thế?” hay “vì sao thế nhỉ”…luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI HỨNG THÚ VỚI
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC.
Lĩnh vực:
Cấp học:
Giáo dục mẫu giáo
Mầm non
Tên tác giả:
Nguyễn Thị Hằng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Đan Phượng
xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng
Chức vụ:
Giáo viên
NĂM HỌC : 2019-2020
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc
chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm mỗi gia đình mà còn là
trách nhiệm của toàn xã hội.
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Muốn ngày mai có những nhân tài, những con người có đầy đủ tri thức,
hiểu biết để làm chủ đất nước thì ngay lúc này giáo dục mầm non là điều thiết
yếu cho mỗi chúng ta, và đặc biệt trách nhiệm cao cả ấy tất cả thuộc về giáo
viên mầm non. Mỗi một đứa trẻ lớn lên muốn phát triển toàn diện thì phải có
những yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Vì
vậy trẻ cần được tiếp thu toàn bộ các môn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ. Thông qua các môn học giúp trẻ làm quen và tiếp xúc với thế giới xung
quanh, hình thành ở trẻ những biểu tượng, phong phú, đa dạng hơn.
Nếu như chương trình giáo dục mầm non cải cách trước đây giáo viên chủ
yếu sử dụng phương pháp trực quan và dùng lời để dạy trẻ thì trong chương
trình giáo dục mầm non mới lại yêu cầu giáo viên phải tăng cường sử dụng
nhiều biện pháp khác nhau để lôi cuốn trẻ vào hoạt động, các phương pháp thí
nghiệm, thực nghiệm để trẻ được trải nghiệm, được khám phá khi tham gia các
hoạt động khám phá khoa học. Vì vậy để làm tốt những yêu cầu đó tôi đã chọn
đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá
khoa học ” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1. Cơ sở lý luận:
Nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh của con người đã
xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ, từ khi mới sinh ra trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu,
khám phá về thế giới xung quanh và khi trẻ càng lớn thì nhu cầu đó ngày càng
lớn hơn nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa thể tự
khám phá được về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ
chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám
phá về khoa học.Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “chơi mà học – học
bằng chơi”,thế giới xung quanh qua “Lăng kính chủ quan” của trẻ đều mới lạ
với biết bao điều kì diệu và “vì sao lại thế?” hay “vì sao thế nhỉ”…luôn là những
câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và
khám phá.
Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn,
ngôn ngữ được phát triển. Khi trẻ được làm quen với khám phá khoa học sẽ giúp
trẻ tích luỹ được vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ tích luỹ được những kiến thức,
1/25
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học.
kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt:
Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá khoa học đã có những
đổi mới đáng khích lệ. Nhiều trường mầm non đã mạnh dạn lựa chọn những đề
tài, nội dung khám phá rất mới so với những đề tài quen thuộc trước đây. Đã có
sự chú trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
Quy trình khám phá mỗi nội dung thường chỉ bắt đầu bằng câu hỏi của cô
và câu trả lời của trẻ, hoặc chính cô lại là người nói, trẻ chỉ nghe một cách thụ
động. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, mỗi nội dung của khám phá khoa
học được tiến hành khám phá như thế nào? Thì nội dung nghiên cứu trong đề tài
này sẽ là minh chứng cho những biện pháp khắc phục nhược điểm của việc giúp
trẻ khám phá khoa học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đối với trẻ mầm non, lĩnh vực làm quen với khám phá khoa học rất quan
trọng, nó đem lại cho trẻ những khám phá mới, những thích thú mới trong bộ
môn này. Trẻ được nhận thức ở mọi lúc, mọi nơi.Vì vậy cho trẻ làm quen với
khám phá khoa học là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu:“ Một số biện pháp giúp trẻ
3 - 4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học ”
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
“Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa
học”
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
Nghiên cứu một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo lớn 3 - 4 tuổi
trong giờ khám phá khoa học.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu như sau:
*Phương pháp nghiên cứu lý luận.
*Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Phạm vi thực hiện: Trẻ 3-4 tuổi lớp C1
2/25
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020.
B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Tình trạng khi chưa thực hiện:
Năm học 2019 - 2020, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy
lớp 3 - 4 tuổi C1. Tôi nhận thấy lớp có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
- Là trường chuẩn Quốc gia, có đầy đủ tiện nghi và điều kiện để chăm sóc
giáo dục trẻ.
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát, được trang bị đầy đủ trang thiết bị và đồ
dùng dạy học cần thiết.
- Nhà trường có góc sáng tạo riêng thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt
động cho trẻ.
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Đan Phượng
đã tổ chức các lớp học bồi dưỡng chuyên đề phát triển nhận thức theo các
phương pháp giáo dục tiên tiến như: Steam, Montessori và tổ chức các buổi
kiến tập của Huyện, Trường cho chị em giáo viên học hỏi nâng cao nghiệp vụ sư
phạm.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo các điều kiện tốt
để chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Lớp có hai giáo viên, có trình độ trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ, nhiệt
tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ, luôn
trau dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo, luôn học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn của mình.
b. Khó khăn:
Bên cạnh thuận lợi, trong quá trình thực hiện giáo viên gặp không ít những
khó khăn:
+ Giáo viên chưa có khả năng khai thác trong việc sử dụng đồ dùng dạy
học.
+ Phần đông cha mẹ các cháu là công nhân ít có điều kiện, thời gian quan
tâm đến con cái. Phần lớn trẻ cũng ít có đồ dùng đồ chơi tự tạo, đồ chơi sáng tạo
trong gia đình để trẻ có thể giao lưu trực tiếp với các đồ chơi đó.
+ Phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám
phá khoa học.
+ Các phương tiện cho trẻ thực hành thí nghiệm, trải nghiệm còn hạn chế.
+ Nhiều trẻ hiếu động. Số trẻ nam và số trẻ nữ có sự chênh lệch(10 trẻ nữ/
20 trẻ nam) nên khó khăn trong việc các tổ chức hoạt động vận động cho trẻ.
3/25
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học.
Trước thực trạng này tôi đã trăn trở để tìm ra những biện pháp thiết thực
làm sao để tổ chức cho trẻ học mà chúng cứ nghĩ mình đang chơi, và tuy chơi
nhưng lại mang lại hiệu quả tích cực.
* Khảo sát
Khảo sát thực tế để xác định khả năng học khám phá khoa học của trẻ bằng
cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động có thể trên tiết học.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện.
Số lượng trẻ: 30 cháu
Có minh chứng bảng khảo sát cuối sáng kiến
Từ việc khảo sát trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra được các phương pháp
thực hiện sau:
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường phù hợp với điều kiện khám phá
khoa học.
Quá trình khám phá khoa học có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó môi trường xung quanh trẻ giữ một vị trí quan trọng.
* Môi trường trong lớp.
Đối với góc chơi “Bé cùng khám phá”, tôi thiết kế những hình ảnh sinh
động, nội dung sáng tạo, phù hợp, chứa đựng những nội dung học tập, giúp trẻ
hoạt động khám phá một cách tích cực và hiệu quả.
Ví dụ: Khám phá sự nảy mầm của hạt tôi đã chuẩn bị đồ dùng để trẻ sắp
xếp như: Củ, hạt, hộp cát, đất, nước, bông…
Đồ dùng được tôi sắp xếp lần lượt, thứ tự theo các tháng khác nhau nhưng
có logic liên quan lẫn nhau để trẻ dễ nhận biết và dễ cảm nhận.
Ví dụ: Tháng 10: Bộ cảm giác, vật chìm vật nổi…
Khám phá không khí có trong bóng bay, hộp sữa, bình nước, khám phá bột
Bakingsoda…
Trong những giờ hoạt động góc tôi thường xuyên chuẩn bị chu đáo các đồ
dùng để trẻ được chơi và tham gia hoạt động thực tế nhằm đem lại niềm vui cho
trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo và quan tâm hơn đến khoa học một
cách tự nhiên.
Hình ảnh góc khám phá kèm phía sau sáng kiến.
* Môi trường ngoài lớp.
Để tạo cho trẻ có môi trường và không gian tiếp xúc với các sự vật hiện
tượng một cách tốt nhất tôi đã chú trọng đến việc xây dựng góc thiên nhiên cho
trẻ. Tôi đã trồng rất nhiều cây hoa như cây lưỡi hổ, cây nha đam, cây bỏng, hoa
4/25
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học.
lan...Hàng ngày trẻ sẽ được chăm sóc cây tưới nước, lau lá cây... Một số loại
màu cho trẻ khám phá khi trẻ học pha màu và khám phá sự đổi màu của hoa.
Qua góc thiên nhiên này tôi thấy trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật trẻ
hứng thú học tập và nhận thức sâu sắc về các hiện tượng.
Hình ảnh góc thiên nhiên kèm phía sau sáng kiến.
Bên cạnh đó tôi cùng các cô trong khối xây dựng góc sáng tạo, để cho trẻ
có những tư duy phát triển sáng tạo sản phẩm của mình được phong phú và đa
dạng hơn.
Ví dụ: Để trẻ “Khám phá về âm thanh” tôi và các cô trong khối đã tạo ra bộ
âm thanh bằng các ống tre có kích thước dài, ngắn khác nhau. Và rất nhiều các
đồ dùng như đá, sỏi...
Hình ảnh góc sáng tạo kèm phía sau sáng kiến.
Kết quả, môi trường lớp học được xây dựng sáng tạo và hấp dẫn trẻ, các bé
lớp tôi đã rất tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá, qua đó vốn hiểu
biết cho trẻ về thế giới xung quanh, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo.
2. Biện pháp 2: Đổi mới trong hoạt động khám phá khoa học.
a. Đổi mới trong việc tạo hứng thú.
Việc lựa chọn những hình thức để đưa vào trong phần giới thiệu bài phải
phù hợp với nội dung dạy, sao cho sinh động, hấp dẫn với trẻ. Những hình thức
giới thiệu bài phải luôn thay đổi trong các tiết học để cho trẻ khỏi bị nhàm chán.
Thứ nhất: Việc vào bài nhẹ nhàng của cô là cách giúp trẻ hứng thú hơn.
Ví dụ: Đối với tiết dạy về một số con vật, cô cũng có thể đưa ra hình thức
là kể một câu chuyện ngắn. Các con vật cùng nhau nói về mình, có thể qua mô
hình sa bàn nông trại vui vẻ trong đó có rất nhiều các con vật vô cùng đáng yêu
và ngộ nghĩnh
Thứ hai: Tạo hứng thú thông qua trò chơi.
Ví dụ:“Khám phá sự kì diệu của nước”. Tôi sẽ cho trẻ tham gia trò chơi
“ Nước đóng băng”. Cách chơi trẻ và cô cùng đi vòng tròn hát theo bản nhạc khi
có hiệu lệnh của cô nước đóng băng trẻ sẽ đứng im, khi có hiệu lệnh bốc hơi trẻ
sẽ giơ tay làm động tác từ từ đi lên.
Thứ ba: Cô giao nhiệm vụ cho trẻ sưu tầm đồ dùng cần cho hoạt động hôm
sau.
Ví dụ: Tiết khám phá về củ khoai lang cô giao nhiệm vụ cho trẻ một nhóm
mang củ khoai lang sống, một nhóm mang của khoai lang đã luộc chín. Hay tiết
khám phá về sự hòa tan của đường và muối cô yêu cầu trẻ chuẩn bị cho cô
đường và muối....
b. Đổi mới trong hình thức cho trẻ khám phá.
5/25
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học.
* Lựa chọn đề tài.
Muốn xây dựng kế hoạch khám phá khoa học thành công thì việc lựa chọn
tên sự kiện chủ đề cũng như đề tài phù hợp với sự kiện hàng tháng được tôi cân
nhắc lựa chọn rất kĩ.
Ví dụ: Thiết kế các trò chơi thử nghiệm theo chủ đề sự kiện hàng tháng.
Tháng/Chủ đề
sự kiện
Nội dung khám phá
Trò chơi thử nghiệm
Tháng 10
- Khám phá về một số giác - Sờ, ngửi, nếm và đoán tên đồ
quan của cơ thể con người. vật.
Bé và gia đình
của bé
- Tổ chức hoạt động khám - Đi trên thảm gai
phá về đồ vật, chất liệu.
- Nhắm mắt – Mở mắt.
Tháng 11
- Khám phá về nguyên vật - Hỗn hợp cát, vôi, xi măng
liệu các nghề.
Nghề nghiệp
- Đất như thế nào?
- Đá, sỏi.
Tháng 12
- Tổ chức khám phá khoa - Sự chuyển động của cá
học về động vật, về sự
- Tìm bóng cho các con vật.
chuyển động.
Động vật
- Dấu chân con vật cưng.
Tháng 1
- Khám phá khoa học về - Hoa nở như thế nào?
thực vật.
Thực vật
- Cây cần gì để lớn lên và phát
triển.
- Sự đổi màu của hoa, lá.
- Sờ, ngửi đoán tên quả.
Tháng 3:
- Cho trẻ khám phá về - Đồ chơi chìm và nổi.
nguyên lý chìm nổi,
- Xe chạy nhanh, chậm.
nguyên lý chuyển động.
Giao thông
- Nghe, đoán tiêng còi PTGT.
Tháng 4:
Khám phá khoa học về - Sủi bóng nước như thế nào?
nước và một số hiện tượng
- Thổi không khí vào nước.
thiên nhiên, không khí,
ánh sáng.
Nước và hiện
tượng tự nhiên.
* Hình thức tổ chức.
Hình thức dạy trẻ là rất quan trọng vì xuyên suốt cả 1 tiết học trẻ được trải
nghiệm và được trả lời những câu hỏi thú vị mang tính tư duy rất cao giúp trẻ
thích thú và sáng tạo được nhiều hơn, tư duy nhiều hơn.
6/25
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học.
* Ví dụ: “Khám phá về quả trứng” Tôi sẽ cho các con cùng nhau tìm hiểu
để biết rõ hơn về quả trứng qua 3 hoạt động.
+ Hoạt động 1: Chia trẻ thành 2 nhóm. Cô đưa ra 1 số câu hỏi gợi mở kích
thích trẻ tư duy trong quá trình quan sát như: Đây là quả gì? Quả trứng có từ
đâu? Cho trẻ cầm và hỏi cảm nhận về quả trứng.
+ Hoạt động 2: Cho trẻ khám phá cấu tạo quả trứng thông qua thí nghiệm
ngâm trứng vào giấm.
Mục đích của thí nghiệm giúp trẻ biết được trứng sau khi được ngâm vào
giấm sẽ bị mòn mất lớp vỏ cứng và cũng nhờ lớp màng mỏng mà trứng mới
mềm và có thể nảy được. Sau đó cô sẽ đập quả trứng thật cho trẻ quan sát.
+ Hoạt động 3: Cô thí nghiệm với 2 quả trứng trong đó 1 quả đã được
luộc chín. Mục đích giúp trẻ biết trứng được luộc chín làm rơi sẽ không bị vỡ.
Với những trải nghiện như vậy trẻ có kĩ năng làm việc theo nhóm thu thập
thông tin, khả năng quan sát và tư duy. Giúp trẻ vừa dễ tiếp thu bài lại hứng thú
với tiết học.
Tôi đưa âm nhạc xen kẽ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết dạy để tiết dạy
thêm hào hứng, sôi động.
Tôi thường tổ chức các trò chơi trong tiết học. Các trò chơi động, trò chơi
tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt bát
nhanh nhẹn .
* Đổi mới phương pháp dạy trẻ
Trong quá trình tổ chức hoạt động học tôi luôn chú trọng việc lấy trẻ làm
trung tâm. Ở đó, tôi chỉ có vai trò là người hướng dẫn, gợi ý các câu hỏi còn trẻ
sẽ là người thực hiện.
Cho trẻ khám phá khoa học theo phương pháp Montessori:
+ Ví dụ Tiết “Khám phá các loại quả”
Trẻ được trải nghiệm khám phá đối tượng bằng các giác quan.Cho trẻ lấy
bộ giáo cụ về quả mà cô đã chuẩn bị về nhóm để khám phá.
Tôi yêu cầu: Các con hãy tìm hiểu xem các quả này có đặc điểm gì?
Trẻ tự do khám phá các loại quả bằng các giác quan theo ý thích.
Tôi hướng dẫn trẻ/nhóm trẻ sử dụng các giác quan để nhận biết đặc điểm
các loại quả bằng các yêu cầu:
+ Đây là những quả gì? Vì sao con biết? Quả có đặc điểm gì?
+ Con hãy nhắm mắt, rồi hãy sờ xung quanh quả xem thế nào? Con cảm
thấy gì? Con thử cào vỏ quả xem nó có mùi gì?
+ Con hãy cầm một quả nữa và cảm nhận xem chúng khác nhau thế nào?
Sau đó tôi giới thiệu bộ dụng cụ gọt hoa quả và lần lượt hỗ trợ các nhóm
7/25
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học.
sử dụng thao tác với các loại quả của nhóm mình, trẻ thao tác để nhận biết cấu
tạo bên trong và mùi vị của các loại quả.
Câu hỏi hướng dẫn:
+ Con hãy bổ quả và xem bên trong quả có gì? Con chia cho các bạn cùng
ăn thử xem quả có vị gì?
+ Cho trẻ cất quả của mình về giỏ và nêu đặc điểm gì của chúng ?
+ Đại diện trẻ (3- 4 trẻ) lên giới thiệu về đặc điểm loại quả mà trẻ vừa
khám phá.
+ Cho trẻ so sánh, phân biệt các loại quả với nhau.
Ví dụ: Tiết khám phá “Sự kỳ diệu của giấy”. Cô cho các con chơi với giấy
qua hình thức: vo, gấp, xé, thả giấy vào nước không màu và nước có màu, cô
làm thí nghiệm đốt giấy cho trẻ quan sát. Qua hình thức các con được trải
nghiệm thực tế sau đó các con đã có kiến thức và trả lời được câu hỏi của cô
như: Giấy có thể làm được gì? Giấy có tan trong nước không? Giấy ở trong
nước có màu như thế nào? Giấy ở gần lửa điều gì sẽ xảy ra?…
Hình ảnh thí nghiệm với giấy kèm phía sau sáng kiến.
Qua việc tạo các điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng và môi
trường xung quanh bằng các thí nghiệm, thử nghiệm tôi thấy trẻ chuyên tâm, tự
tin nhận thức của trẻ được mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển
tốt đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động khi quan sát đối tượng trong
quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh
nghiệm, vốn từ của trẻ. Từ đó, có được kiến thức và nhớ lâu hơn khi chỉ nghe cô
nói.
3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động khám phá
khoa học.
Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chiếm một vị trí rất quan trọng
trong việc giúp trẻ tiếp thu những kiến thức. Trực quan trong dạy học huy động
được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức của trẻ.
Ví dụ: Trong chủ đề “ Động vật” cô cho trẻ quan sát cá thật…để dạy trẻ
thì những vật thật đó sẽ gây được sự chú ý đối với trẻ vì trẻ được nhìn thấy đối
tượng một cách toàn diện hơn, được ngắm nhình xung quanh vật một cách kỹ
lưỡng. Mặt khác, trẻ còn được khám phá đối tượng bằng cách hành động với đối
tượng để khám phá ra đặc điểm của đối tượng một cách dễ dàng, chính xác.
Ví dụ: “Tìm hiểu về không khí”.
- Chuẩn bị một chai thủy tinh không đựng gì.
- Mục đích: Giúp trẻ biết được không khí không có màu, không có mùi,
không nhìn thấy được.
8/25
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học.
- Cách tiến hành: cho trẻ quan sát chai, nhìn ngửi xem trong trai có gì
không? Cô cho chai nằm vào đáy chậu, cho trẻ quan sát và nhận xét hiện tượng
xảy ra là bong bóng nổi lên từ miệng chai.
- Kết luận có hiện tượng này vì trong chai chứa đầy không khí. Không khí
không có màu, không có mùi nên không thể nhìn thấy được. Khi cho chai vào
chậu nước, nước tràn vào trong chiếm chỗ trong chai nên đẩy không khí ra ngoài
tạo thành bọt đi lên.
Hình ảnh thí nghiệm về không khí kèm phía sau sáng kiến.
Việc kết hợp sử dụng linh hoạt các loại đồ dùng trực quan trong tiết học tôi
thấy trẻ hứng thú hơn mỗi khi học khám phá khoa học, kiến thức tôi truyền đạt
vì thế mà dễ dàng và trẻ ghi nhớ hơn.
4. Biện pháp 4: Làm giàu vốn hiểu biết về khám phá khoa học ở mọi lúc,
mọi nơi.
Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ khám phá những sự vật, hiện tượng xung
quanh cuộc sống bằng những phương pháp thực hiện trên tiết học mà tôi tận
dụng tất cả các hình thức, ở mọi lúc mọi nơi mà tôi cảm thấy hợp lí để giúp trẻ
khắc sâu hơn, hiểu sâu hơn các sự vật hiện tượng mà trẻ chưa được khám phá và
trải nghiệm cụ thể:
* Trong giờ đón và trả trẻ.
Tôi chào hỏi, trò chuyện với trẻ tạo tâm thế tốt cho trẻ. Đặc biệt là trò
chuyện về chủ đề đang thực hiện. Mở chủ đề tôi hướng trẻ vào quan sát, hỏi trẻ
về chủ đề kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ.
Ví dụ: Trong chủ điểm thế giới động vật tôi trò chuyện cùng trẻ con biết
những con vật gì biết bay? Những con vật gì sống trong gia đình 2 chân, 2 cánh
và đẻ trứng ? Tôi còn giao nhiệm vụ cho trẻ như các con về hỏi bố mẹ anh chị
xem những con vật nào trong gia đình có 4 chân và đẻ con ? Trẻ trả lời và hứng
thú về trao đổi cùng gia đình.
Đối với phụ huynh tôi nhờ phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, vật thật và tích
luỹ kiến thức cho trẻ về chủ đề đang học.
* Qua hoạt động ngoài trời.
Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá
thế giới xung quanh mình. Cụ thể ở góc thiên nhiên, trẻ tưới cây, nhặt lá, bắt
sâu. Đặc biệt trẻ được chơi nhiều đồ vật thật, khi được hoạt động nhiều với đồ
vật thật, trẻ được nhìn, sờ, nắm, ngửi … Từ đó có hình ảnh trọn vẹn về những gì
xung quanh trẻ, không thế mà tôi còn phát huy tính sáng tạo của trẻ bằng cách
cho tẻ làm tranh từ nguyên liệu thiên nhiên như: Hoa, lá ép khô, vỏ cây, cọng
rơm, vỏ thuỷ sản.
9/25
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_hung_thu_voi_hoat_do.doc