SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Trong chương trình giáo dục mầm non việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ là rất cần thiết. Bởi lẽ thông qua biểu tượng toán sơ đẳng đã được hình thành ở trẻ từ rất sớm đặc biệt là những biểu tượng về hình dạng sẽ giúp trẻ có cái nhìn phong phú hơn về thế giới xung quanh trẻ. Các hình hình học đóng một vai trò rất to lớn trong việc nhận biết hình dạng vật thể. Vì vậy việc cho trẻ làm quen với các hình hình học, dạy cho trẻ phân biệt, nhận biết nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của các hình là rất quan trọng. Mặt khác, việc cho trẻ nhận biết hình dạng của các vật thể còn giúp trẻ thấy được sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của thế giới đồ vật xung quanh trẻ. Hơn nữa, những kiến thức về hình dạng vật thể là phương tiện giúp trẻ định hướng dễ dàng hơn trong môi trường xung quanh trẻ nhưng để trẻ có được những kỹ năng này cần có sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên để trẻ lĩnh hội những tri thức này một cách hệ thống và hiệu quả.
Mt sbin pháp nâng cao cht lượng hình thành biu tượng vhình dng cho trmu giáo 3- 4 tui  
MỤC LỤC  
Phần I: Phần mở đầu  
Trang  
1.Về cơ sở luận.  
2.Về cơ sở thực tiễn.  
2
2
Phần II: nội dung đề tài  
A. NỘI DUNG  
I. Cơ sở luận khoa học của đtài.  
1. Một số khái niệm cơ bản.  
2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo bé.  
3. Đặc điểm phát triển biểu tượng hình dạng của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.  
II. Đối tượng nghiên cứu của đtài.  
III. Phạm vi nghiên cứu của đtài.  
4 - 6  
4
4 - 5  
5 - 6  
6
6
IV. Mục đích nghiên cứu của đề tài.  
V. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.  
VI. Thực trạng của việc hình thành biểu tượng hình dạng ...  
VII. Một số biện pháp mới sáng tạo.  
B. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.  
I. Ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy.  
1. Biện pháp 1: Tổ chức môi trường hoạt động trong lớp học.  
2. Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi học tập.  
6
6
6 - 9  
9
9 - 19  
9
9 - 12  
12 - 14  
3. Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp nội dung về hình dạng vào các môn học và  
Ngược lại.  
14 - 15  
15 - 16  
16 - 17  
17 - 18  
18 - 19  
19  
4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.  
5. Biện pháp 5: Tạo ra tình huống vấn đề và giúp trẻ giải quyết.  
6. Biện pháp 6: Tích cực làm đồ dùng- đồ chơi.  
II. Kết quả đạt được:  
III. Bài học kinh nghiệm.  
Phần III: Kết luận  
20  
Tài liệu tham khảo  
21  
1/21  
Mt sbin pháp nâng cao cht lượng hình thành biu tượng vhình dng cho trmu giáo 3- 4 tui”  
Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU  
1. Về cơ sở luận:  
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, lúc sinh thời đã  
nói: “Non sông việt nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được  
sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào công học  
tập của các cháu”. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, Đất nước  
có giàu mạnh, phồn vinh hay không là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy Đảng và  
Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục và coi giáo dục quốc sách hàng đầu, là  
một trong những mục tiêu chiến lược. Trong đó, giáo dục Mầm non là bậc học  
đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong  
việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Với  
mục tiêu là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình  
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một” có  
thể nói rằng, so với tất cả các bậc học, ngành học, các loại hình giáo dục thì giáo  
dục Mầm non đòi hỏi chăm lo về cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ.  
Ngày nay, cùng với sự phát triển của hội khả năng nhận thức của trẻ  
cũng phát triển nhanh hơn, trẻ rất thông minh, sáng tạo vậy nhu cầu khám phá  
thế giới xung quanh của trẻ ngày càng cao. Trong khi đó, những kiến thức mà  
thực tiễn cuộc sống đem lại cho trẻ chưa đầy đủ và chính xác nên chưa thỏa mãn  
được nhu cầu của trẻ. Do đó, việc cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết một  
cách đầy đủ hệ thống có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển trí tuệ cũng như  
trong đời sống của mỗi đứa trẻ.  
Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ đã trở thành một bộ phận vô  
cùng quan trọng, một vị trí đặc biệt trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ, đặt nền  
móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết của trẻ, góp phần vào sự phát  
triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học với những biểu  
tượng toán sơ đẳng, những kỹ năng như phân biệt, so sánh, phân loại, tổng  
hợp…  
Trong chương trình giáo dục mầm non việc hình thành biểu tượng toán  
cho trẻ rất cần thiết. Bởi lẽ thông qua biểu tượng toán sơ đẳng đã được hình  
thành ở trẻ từ rất sớm đặc biệt những biểu tượng về hình dạng sẽ giúp trẻ có  
cái nhìn phong phú hơn về thế giới xung quanh trẻ. Các hình hình học đóng một  
vai trò rất to lớn trong việc nhận biết hình dạng vật thể. vậy việc cho trẻ làm  
quen với các hình hình học, dạy cho trẻ phân biệt, nhận biết nắm được một số  
dấu hiệu đặc trưng của các hình là rất quan trọng. Mặt khác, việc cho trẻ nhận  
biết hình dạng của các vật thể còn giúp trẻ thấy được sự phong phú, đa dạng và  
vẻ đẹp của thế giới đồ vật xung quanh trẻ. Hơn nữa, những kiến thức về hình  
dạng vật thể phương tiện giúp trẻ định hướng dễ dàng hơn trong môi trường  
xung quanh trẻ nhưng để trẻ được những kỹ năng này cần sự tổ chức,  
hướng dẫn của giáo viên để trẻ lĩnh hội những tri thức này một cách hệ thống và  
hiệu quả.  
2. Về cơ sở thực tiễn:  
Toán học là môn học được áp dụng rộng rãi trong thực tế của cuộc sống,  
nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khoa học. Cùng với toán  
học nói chung thì việc hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo  
2/21  
Mt sbin pháp nâng cao cht lượng hình thành biu tượng vhình dng cho trmu giáo 3- 4 tui”  
đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển trí tuệ, phát triển nhân cách của trẻ  
chuẩn bị cho trẻ học toán ở phổ thông. Nhưng trên thực tế hiện nay, việc hình  
thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi vẫn còn rất nhiều hạn  
chế: Giáo viên chưa linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp, biện pháp để  
dạy học; việc dạy trẻ chỉ dừng lại ở sự bắt chước, dập khuân, máy móc; đồ dùng  
đồ chơi phục vụ cho hoạt động chưa sự mới lạ, sinh động; Môi trường hoạt  
động chưa thu hút và hướng trẻ vào mục đích học tập; Vẫn còn giáo viên cung  
cấp chưa chính xác kiến thức cho trẻ. Chính vì vậy kết quả nhận thức, kỹ  
năng nhận biết các biểu tượng về hình dạng của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi còn hạn  
chế.  
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành biểu tượng hình  
dạng đối với trẻ mầm non và để nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng hình  
dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện  
pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu  
giáo 3- 4 tuổi.  
3/21  
Mt sbin pháp nâng cao cht lượng hình thành biu tượng vhình dng cho trmu giáo 3- 4 tui”  
Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI  
A. NỘI DUNG  
I. Cơ sở luận khoa học của đề tài.  
1. Một số khái niệm cơ bản.  
Biểu tượng là hình ảnh về khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ  
óc con người và do một động tác nào đấy được tái hiện, nhớ lại. Như vậy, biểu  
tượng cũng cảm giác và tri giác là hình ảnh “chủ quan của thế giới khách  
quan”.  
Biểu tượng hình dạng là hình ảnh về hình dạng của khách thể đã được tri  
giác còn lưu lại trong bộ óc của con người và do một tác động nào đấy tái hiện  
nhớ lại.  
Phương pháp dạy học tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của  
giáo viên và học sinh. Trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học,  
nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ  
thống kĩ năng, kĩ xảo, thực hành sáng tạo.  
Biện pháp dạy học một bộ phận của phương pháp dạy học. Ở lứa tuổi  
mẫu giáo các biện pháp dạy học đặc biệt quan trọng nó làm cho quá trình dạy  
học hấp dẫn hơn, trẻ em tiếp thu được tốt các kiến thức là do biện pháp hấp dẫn,  
tác động phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ, nhờ đó nâng cao hiệu quả dạy  
học và làm cho hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn.  
Biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo là cách làm  
cụ thể nhằm phối hợp hoạt động giữa các giáo viên mầm non và trẻ mầm non để  
hình thành những biểu tượng về hình dạng cho trẻ.  
2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo bé.  
Trong công tác giáo dục mầm non, từ việc tổ chức đời sống cho trẻ đến  
việc giáo dục trẻ trong các hình thức hoạt động ở mọi lúc mọi nơi đều phải dựa  
vào những đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ. Tâm lý học giúp các nhà giáo dục  
đặc biệt là giáo viên mầm non nắm vững được những đặc điểm phát triển của  
trẻ, từ đó xây dựng một nhãn quan khoa học để thực hiện tốt công tác giáo dục  
mầm non. Để nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu  
giáo 3-4 tuổi thì việc nắm vững đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ là vô cùng  
quan trọng.  
duy của trẻ mẫu giáo bé có một bước ngoặt cơ bản đó duy của trẻ  
đạt tới danh giới của tư duy trực quan hình tượng nhưng các hình tượng biểu  
tượng trong đầu trẻ vẫn còn gắn liền với hoạt động. Tư duy của trẻ mẫu giáo bé  
còn gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan và bị tình cảm tri phối rất mạnh mẽ.  
Ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì trí nhớ không có chủ định chiếm ưu thế nên trẻ  
dễ nhớ, dquên, ghi nhớ một cách máy móc. Một đặc trưng trong trí nhớ của trẻ  
mẫu giáo bé là trí nhớ của trẻ gắn liền với cảm xúc và điều gì gây xúc động  
mạnh trẻ sẽ nhớ tốt hơn.  
“Thỏ thẻ như trẻ lên ba" hay "Trẻ lên ba, cả nhà học nói” là những câu tục  
ngữ muốn nhấn mạnh đến đặc trưng ngôn ngữ ở năm thứ 3 của một đứa trẻ, bởi  
thời điểm này là thời điểm khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển vượt bậc so  
với giai đoạn trước. Vốn từ của bé lúc này có thể dao động từ 500-900 từ, trẻ  
4/21  
Mt sbin pháp nâng cao cht lượng hình thành biu tượng vhình dng cho trmu giáo 3- 4 tui”  
đã biết dùng các cụm từ và câu dài từ 7-8 từ, đủ chủ vị ngữ động từ. Tuy  
nhiên, trẻ phát âm chưa chính xác đặc biệt là các nguyên âm đôi phụ âm.  
Trẻ mẫu giáo bé không chỉ chú ý được nhiều vật thể trong cùng một thời  
điểm tri giác mà ngay trên cùng một vật trẻ cũng thể chú ý được nhiều thuộc  
tính, tính chất hơn. Sự bền vững của chú ý cũng được tăng lên đáng kể, trchú ý  
được 25-27 phút nếu đối tượng hấp dẫn.  
Trẻ ở lứa tuổi này đã làm chủ được quá trình tri giác của mình, dưới sự  
hướng dẫn bằng lời của người lớn trẻ đã biết quan sát. Trong quá trình tri giác  
của trẻ yếu tố khách quan đã tăng lên nhờ đó trẻ thể tiến hành tri giác lâu  
hơn, tính đúng đắn cũng cao hơn so với tuổi nhà trẻ. Song tri giác của trẻ 3 tuổi  
vẫn mang tính tự kỷ.  
3. Đặc điểm phát triển biểu tượng hình dạng của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.  
Ngay từ khi học ở lớp nhà trẻ trong các tiết học hoạt động với đồ vật trẻ  
đã được làm quen, tiếp xúc với các hình hình học nhưng mục đích chính chủ yếu  
để trẻ phân biệt màu sắc, thể giới thiệu tên gọi của các hình nhưng không  
yêu cầu trẻ phải nhớ tên mà để trẻ tự do hoạt động với các hình, tự khám phá  
theo ý thích riêng của trẻ. Trẻ đã thực hiện được nhiệm vụ tìm kiếm vật theo  
hình dạng.  
Bước sang tuổi mẫu giáo bé (3 đến 4 tuổi) khả năng tri giác của trẻ đã phát  
triển hơn. vậy, các biểu tượng hình dạng trẻ được ngày càng đa dạng,  
phong phú và chính xác hơn. Tuy vốn ngôn ngữ và kinh nghiệm sống của trẻ  
còn ít nhưng trẻ đã khả năng gọi đúng tên, phân biệt được hình dạng khác  
nhau của vật thể quen thuộc.  
dụ: Khăn lau của trẻ có hình vuông, bàn ăn có hình chữ nhật…  
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ mẫu giáo bé còn thấp, trẻ vẫn thường  
bị lôi cuốn bởi các thao tác với đồ vật hơn việc nhận biết hình dạng của vật vì  
trẻ không tri giác các hình hình học như những hình chuẩn, thường coi  
chúng như những đồ chơi thông thường gọi theo tên của đồ chơi đó nhưng  
nếu sự hướng dẫn, chỉ bảo của người lớn trẻ sẽ không đồng nhất tên gọi các  
hình hình học với tên đồ vật nữa trẻ có ý thức so sánh hình dạng giữa các  
hình hình học và các vật quen biết. dụ: Hình ô van như quả trứng, hình  
tròn như là cái vòng... Và dần dần trẻ bắt đầu lĩnh hội các hình hình học như  
những hình mẫu để sử dụng khi xác định hình dạng của các vật, dụ: cái vòng,  
cái đĩa dạng hình tròn.  
Nếu trẻ dưới 3 tuổi rất khó khăn trong việc nhận biết các hình hình học  
khi chúng được đặt ở các vị trí khác nhau thì trẻ 3 tuổi đã bắt đầu nhận biết  
chính xác các hình học mà không phụ thuộc vào vị trí sắp đặt của chúng trong  
không gian nhưng do quá trình tri giác các hình còn sài, qua loa nên thường  
sự nhầm lẫn giữa các hình tương đối giống nhau.  
dụ: Hình vuông và hình chữ nhật, hình tròn và hình ô van.  
Khả năng phân biệt lựa chọn các vật theo mẫu khá chính xác nên việc  
đầu tiên khi cho trẻ làm quen với mỗi loại hình là cho trẻ chọn hình theo mẫu.  
Sau khi đã nhận biết được các hình hình học, việc khảo sát các hình hình học  
đóng một vai trò quan trọng vì thông qua hoạt động khảo sát đó để trẻ nhận ra  
điểm khác biệt giữa các hình và đặc điểm rõ nét, đặc trưng của từng hình. Trong  
5/21  
Mt sbin pháp nâng cao cht lượng hình thành biu tượng vhình dng cho trmu giáo 3- 4 tui”  
quá trình khảo sát hình dạng, sự phối hợp giữa các giác quan như thị giác, xúc  
giác kết hợp với lời nói giúp cho thúc đẩy sự tri giác và nhận biết hình dạng của  
vật một cách chính xác. Tuy nhiên, ở trẻ mẫu giáo bé khả năng phối hợp hoạt  
động của mắt và tay còn chưa tốt, chưa biết sử dụng các đầu ngón tay để khảo  
sát đường bao và thường dùng cả bàn tay để cầm, nắm vật, quan sát của mắt  
thường hay tập trung vào các dấu hiệu như màu sắc, kích thước… nên khi  
hướng dẫn trẻ giáo viên cần phải làm rõ từng thao tác và dùng lời nói hấp dẫn,  
thu hút trẻ tập trung vào nhiệm vụ cần thực hiện. Khi trẻ đã được những biểu  
tượng về các hình hình học cần hướng dẫn trẻ sử dụng chúng như các hình  
chuẩn để so sánh và xác định hình dạng của các vật xung quanh trẻ.  
II. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.  
Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng hình thành biểu  
tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.  
III. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.  
Do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu hạn nên đề tài chỉ tập  
trung nghiên cứu một số biện pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ  
mẫu giáo 3-4 tuổi.  
IV. Mục đích nghiên cứu của đtài.  
Xây dựng một số biện pháp dạy trẻ hình thành biểu tượng hình dạng cho  
trẻ mẫu giáo bé, nhằm nâng cao mức độ hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ  
mẫu giáo bé.  
V. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.  
1. Phương pháp nghiên cứu luận.  
+ Đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.  
+ Xây dựng cơ sluận của đề tài.  
+ Định hướng cho đề tài nghiên cứu.  
2. Phương pháp quan sát sư phạm.  
+ Dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên, của trẻ trong các giờ hoạt động hình  
thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.  
3. Phương pháp trao đổi với giáo viên và trẻ.  
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.  
+ Tổng hợp kinh nghiệm của một số giáo viên có liên quan.  
5. Phương pháp thống kê toán học.  
+ Để xử lí các kết quả nghiên cứu.  
VI. Thực trạng của việc hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ  
mẫu giáo 3- 4 tuổi.  
1. Về nhận thức của giáo viên.  
Hiện tại trường tôi có 14 nhóm lớp trong đó có 6 nhóm lớp 3 tuổi với 14  
giáo viên giảng dạy. Trong đó có 8 giáo viên có trình độ Đại học, 6 giáo viên  
đang tham dự lớp đại học tại chức. Các giáo viên đều được hưởng mọi chế độ và  
quyền lợi theo đúng Bộ luật lao động nên các giáo viên đều yên tâm công tác.  
Qua việc trao đổi thảo luận dự các hoạt động học tập chủ đích của  
14 giáo viên trực tiếp giảng dạy tại 3 lớp mẫu giáo 3-4 tuổi. Tôi thu được kết  
quả cụ thể nsau:  
* Kết quả trao đổi thảo luận:  
6/21  
Mt sbin pháp nâng cao cht lượng hình thành biu tượng vhình dng cho trmu giáo 3- 4 tui”  
Tỷ lệ  
%
Tiêu chí  
Kết quả  
Giáo viên nắm được tốt các kiến thức vhình dạng  
Giáo viên nắm được các kiến thức về hình dạng  
Giáo viên chưa nắm vững các kiến thức về hình dạng  
* Kết quả dự giờ, tổng số giờ dự được: 10 giờ  
5/14  
7/14  
2/14  
36%  
50%  
14%  
Xếp loại  
Xếp loại tốt  
Kết quả  
2/10  
Tỷ lệ %  
20%  
Xếp loại khá  
4/10  
40%  
Xếp loại đạt yêu cầu  
Chưa đạt yêu cầu  
3/10  
1/10  
30%  
10%  
* Nhận xét chung:  
+ Giáo viên đã ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc hình thành  
các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo bé đối với sự phát triển toàn diện  
của trẻ. Nhưng hầu hết các nhận thức của giáo viên còn đơn giản mới chỉ dừng  
lại ở hình thức chưa đi sâu tìm hiểu.  
+ Điều cơ bản thiếu đồ dùng trực quan khi dạy trẻ mà giáo viên lại chưa  
biết linh hoạt tận dụng hết những điều kiện vật chất xung quanh để làm đồ dùng  
cho cô và trẻ.  
+ Giáo viên chưa quan tâm toàn diện cả 2 nội dung cần cung cấp và hình  
thành cho trẻ một cách đồng đều đó những kiến thức về hình dạng những  
kỹ năng khảo sát hình dạng trong quá trình dạy trẻ nhận biết dấu hiệu đặc trưng  
của các hình.  
+ Bên cạnh đó giáo viên ít đầu tư thời gian trí tuệ cho nội dung hình thành  
biểu tượng về hình dạng cho trẻ chỉ quan tâm đến nội dung về số lượng nên  
hình thức tổ chức các giờ hoạt động nhằm hình thành các biểu tượng về hình  
dạng cho trẻ thường diễn ra khô cứng, chưa sự linh hoạt sáng tạo, những đồ  
dùng học tập và bài tập đưa vào trong tiết học chưa sự mới lạ và sinh động,  
chưa đáp ứng được yêu cầu của tiết học, chưa giúp trẻ khắc sâu, nhớ lâu được  
các biểu tượng đã làm quen.  
+ Nội dung về hình dạng ít được giáo viên lồng ghép vào trong các hoạt  
động khác và khi thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ chưa được chú ý.  
2. Về nhận thức của trẻ.  
Năm học này tôi được phân công chăm sóc, giáo dục trẻ lớp mẫu giáo 3-4  
tuổi, lớp tôi phụ trách có 3 giáo viên và 35 cháu; các cháu trong lớp độ tuổi  
đồng đều sức khỏe tốt, trẻ đi học đều tỷ lệ bé ngoan- bé chuyên cần đạt 95-  
98%. Tuy nhiên, trẻ trong lớp còn nhút nhát, thiếu tự tin khi tham gia vào  
các hoạt động. Qua khảo sát nhận thức của trẻ trong các hoạt động hình thành  
biểu tượng về hình dạng trên 35 cháu lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, tôi thu được kết quả  
cụ thể sau:  
7/21  
Mt sbin pháp nâng cao cht lượng hình thành biu tượng vhình dng cho trmu giáo 3- 4 tui”  
Xếp loại  
Các tiêu chí  
Giỏi  
Khá  
Trung bình  
Yếu  
Nhận biết được các hình vuông,  
tròn, chữ nhật, tam giác.  
7/35= 20% 8/35= 23% 15/35= 42% 5/35=15%  
Biết khảo sát và nắm được 1số  
đặc điểm đường bao quanh của 6/35= 17% 7/35= 20% 16/35= 46% 6/35=17%  
hình.  
Ứng dụng kiến thức về các hình  
đã học để xác định hình dạng 6/35= 17% 9/35= 26% 15/35= 43% 5/35 =14%  
các vật xung quanh trẻ.  
* Nhận xét chung:  
Mức độ nắm các kiến thức vhình dạng của trcòn kém.  
Kỹ năng khảo sát và nắm được một số đặc điểm đường bao quanh hình  
của trẻ còn nhiều hạn chế.  
Số trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập nhằm hình  
thành biểu tượng về hình dạng chỉ đạt 60%.  
* Thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành các biểu tượng về hình  
dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.  
Qua quá trình điều tra và khảo sát việc hình thành biểu tượng về hình  
dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, tại trường mầm non Hoa Sữa, tôi đã tìm ra được  
một số điểm thuận lợi và khó khăn như sau:  
* Về thuận lợi.  
Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường.  
Các nhóm lớp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện và trang  
thiết bị dạy học hiện đại.  
Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do nhà  
trường và do các cấp tổ chức.  
Đặc biệt là có đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.  
Được sự tín nhiệm ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.  
Trẻ trong lớp độ tuổi đồng đều, tỷ lệ bé ngoan bé chuyên cần đạt: 95-  
98%  
* Về khó khăn:  
Trình độ chuyên môn của giáo viên chưa cao, một số giáo viên chưa nắm  
vững sử dụng hợp lý, thành thạo các biện pháp hình thành biểu tượng về hình  
dạng cho trẻ mẫu giáo bé để đem lại hiệu quả.  
Một số giáo viên chưa nhận thức được vai trò của việc hình thành biểu  
tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo bé nên ít đầu tư thời gian, trí tuệ cho nội  
dung hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ.  
Nội dung về hình dạng chưa được giáo viên chú ý lồng ghép vào trong  
các hoạt động khác và khi thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ chưa được giáo  
viên quan tâm.  
8/21  
Mt sbin pháp nâng cao cht lượng hình thành biu tượng vhình dng cho trmu giáo 3- 4 tui”  
Đồ dùng trực quan phục vụ cho các hoạt động nhằm hình thành biểu  
tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo bé còn sài chưa sự mới lạ, sinh động  
để thu hút trẻ.  
Giáo viên chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động để trẻ được tham gia  
trải nghiệm ôn luyện củng cố kiến thức.  
VII. Một số biện pháp mới sáng tạo.  
- Tổ chức môi trường hoạt động trong lớp học.  
- Sử dụng trò chơi học tập.  
- Lồng ghép tích hợp nội dung về hình dạng vào các môn học khác và  
ngược lại.  
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.  
- Tạo ra tình huống vấn đề và giúp trẻ giải quyết.  
- Tích cực làm đồ dùng- đồ chơi.  
B. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.  
I. Ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy.  
1. Biện pháp 1: Tổ chức môi trường hoạt động trong lớp học.  
Tổ chức môi trường hoạt động bố trí, sắp xếp các sự vật theo 1 hệ thống  
sao cho đối tượng hoạt động phải trở thành tiềm năng sinh ra động cơ hoạt động  
cho trẻ mầm non.  
Môi trường hoạt động một yếu tố trực quan trực tiếp, tác động hàng  
ngày đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan  
môi trường xung quanh cần được quan tâm. Trang trí, sắp xếp lớp học, phòng  
học hài hoà hợp với nội dung bài dạy sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi  
cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ điểm, theo nội dung từng bài dạy.  
Tổ chức môi trường lớp học phù hợp với nội dung bài học sẽ giúp trẻ ôn luyện,  
củng cố những kiến thức, kỹ năng đã học.  
Hiểu được tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức môi  
trường hoạt động trong việc hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ, tôi đã xây  
dựng môi trường hoạt động trong lớp học cho trẻ như sau:  
Tuỳ vào nội dung của từng bài dạy để btrí trực quan xung quanh lớp cho  
phù hợp như: Giá đồ chơi được sắp xếp theo từng góc, các đồ chơi trong góc  
luôn gắn liền với chủ đề; Các mảng tường trang trí tranh ảnh theo chủ đề, vừa  
với tầm mắt của trẻ để thu hút và tạo điều kiện cho trẻ luyện tập cũng như liên  
hệ thực tế.  
dụ: Tiết học nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn,  
trong chủ điểm phương tiện giao thông.  
+ Tôi bày những đồ dùng, đồ chơi dạng các hình đang học ở trong các  
góc và xung quanh lớp học: Vòng làm vô lăng lái ô tô; bánh xe; thuyền được  
ghép bởi các hình chữ nhật, tam giác; máy bay; các loại biển báo có hình dạng  
hình tam giác, hình tròn...  
9/21  
Mt sbin pháp nâng cao cht lượng hình thành biu tượng vhình dng cho trmu giáo 3- 4 tui”  
+ Treo tranh ảnh về những loại phương tiện giao thông được ghép bởi các  
hình vuông, chữ nhật, tròn tam giác như: tàu, thuyền được ghép bởi hình chữ  
nhật, hình vuông, hình tròn....  
10/21  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 21 trang huongnguyen 15/03/2024 1320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hinh_thanh_bieu_tu.doc