SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động tạo hình của trẻ 24 - 36 tháng

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 24 – 36 tháng, trẻ chưa có kỹ năng cầm bút, nhận biết phân biệt màu sắc còn nhiều hạn chế, khả năng cảm thụ cái đẹp và thể hiện tình cảm yêu cái đẹp. Do trẻ mới rời gia đình đến với lớp, với cô, với bạn môi trường sống, sinh hoạt của trẻ đã mở rộng hơn với thế giới bên ngoài, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Còn nữa, do vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít, vốn từ vựng còn hạn chế. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một trong những thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đẹp, có tình cảm và có kỹ năng tạo ra sản phẩm, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.
MỤC LỤC  
A. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Trong cuộc sống hàng ngày, hoạt động tạo hình là loại hình nghệ thuật gắn  
với con người trở thành nhu cầu không thể thiếu. Hoạt động Tạo hình phản  
ánh cuộc sống con người bằng những hình ảnh, màu sắc. Hoạt động tạo hình còn  
phản ánh niềm vui, nỗi buồn, khát vọng, ước mơ của con người.  
Đối với trẻ mầm non, hoạt động tạo hình có vai trò vô cùng quan trọng, đó là  
phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ  
giao tiếp, trao đổi tình cảm và giúp trẻ một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Thế  
giới đó chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn, thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ  
phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung  
quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng  
sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp.Trẻ mầm non dễ xúc cảm, ngây thơ trong sáng  
nên rất dễ tiếp xúc với thế giới muôn màu sắc, đó chính là điều kiện cho trẻ phát  
triển toàn diện: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm quan hệ hội thẩm  
mĩ,…  
đặc biệt hơn đối với trẻ 24-36 tháng, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có  
nhiều màu sắc, hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh…  
Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ  
tuổi ấu thơ. Nhưng cũng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi 24 -36 tháng, trẻ  
chưa nhận biết đúng màu sắc, trẻ chưa kĩ năng cầm bút di màu, tô màu, chấm  
màu, dán …hay khả năng cảm thụ cái đẹp, ý tưởng tạo ra cái đẹp và yêu cái đẹp.  
vậy việc cảm thụ cái đẹp cần được bồi dưỡng ngay từ khi trẻ còn bé để  
ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Nội dung hoạt động tạo hình  
trong trường mầm non là phương tiện giúp trẻ cảm nhận, sáng tạo và yêu cái đẹp.  
Vận dụng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo vào trong quá trình dạy trẻ đặc biệt  
chưa biết thu hút sự tập trung chú ý, sự tích cực tham gia vào các hoạt động tạo  
hình nên chưa rèn luyện được kỹ năng, tạo cảm xúc, hứng thú tham gia vào hoạt  
động tạo hình cho trẻ dẫn tới hiệu quả chưa cao. Đứng trước vấn đề trên, tôi là một  
giáo viên mầm non, tôi nghĩ rằng nếu tình trạng trên cứ diễn ra lâu dài sẽ ảnh  
hưởng đến chất lượng học, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ. đặc  
biệt ở lứa tuổi nhà trẻ, đó những năm đầu tiên để trẻ nắm được những kĩ năng  
trong hoạt động tạo hình, trẻ bắt đầu hình thảnh những cảm xúc, cảm thụ cái đẹp.  
Chính vì những yếu tố đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phát huy  
tính tích cực trong hoạt động tạo hình của trẻ 24 - 36 tháng” làm đề tài viết sáng  
kiến kinh nghiệm.  
1/11  
 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. Cơ sở luận:  
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 24 – 36 tháng, trẻ chưa kỹ năng  
cầm bút, nhận biết phân biệt màu sắc còn nhiều hạn chế, khả năng cảm thụ cái đẹp  
thể hiện tình cảm yêu cái đẹp. Do trẻ mới rời gia đình đến với lớp, với cô, với  
bạn môi trường sống, sinh hoạt của trẻ đã mở rộng hơn với thế giới bên ngoài, mọi  
sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ  
thể. Còn nữa, do vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít, vốn từ vựng còn hạn chế. Trẻ  
chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. vậy hoạt  
động tạo hình chính là một trong những thngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm,  
tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước  
hết trẻ phải hiểu về cái đẹp, có tình cảm và có kỹ năng tạo ra sản phẩm, thì trẻ mới  
hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình  
cảm thẩm mỹ của trẻ.  
II. Thực trạng  
Trong năm học 2019-2020, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp nhà  
trẻ D1. Lớp có 2 cô giáo yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề, cả 2 cô giáo đều  
đạt trình độ trên chuẩn. Lớp có 29 trẻ trẻ được học theo đúng độ tuổi. Đa số các  
cháu mạnh dạn, hồn nhiên, thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ xung quanh.  
Trường có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, sáng xanh sạch đẹp. Nhà trường đã  
được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2 nên có đầy đủ trang thiết bị  
phục vụ cho hoạt động học tập vui chơi của trẻ  
Với thực trạng trên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó  
khăn sau:  
1. Thuận lợi  
- Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp.  
- Bản thân tôi với kinh nghiệm hơn 10 năm dạy ở lớp nhà trẻ và tôi luôn  
tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới của phòng giáo dục, của trường tổ chức.  
- Được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất để phục vụ cho mọi hoạt động học  
tập, vui chơi của trẻ  
- Giáo viên ở lớp đoàn kết và luôn thống nhất biện pháp và phương pháp dạy  
trẻ tốt nhất.  
- Giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên đề phát triển thẩm mĩ  
và luôn tích cực nghiên cứu trau dồi kĩ năng tạo hình  
- Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻ.  
2. Khó khăn  
2/11  
         
Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện, bản thân tôi  
gặp không ít khó khăn nhất định  
- Vì các cháu bắt đầu đi học nên còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trước đám  
đông nên việc giúp trẻ tự tin và mạnh dạn hơn cần biện pháp và có thời gian.  
- Một số phụ huynh còn chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục thẩm  
trong đời sống của trẻ. Phụ huynh đa phần làm nông nghiệp nên chưa dành  
nhiều thời gian quan tâm nhiều đến việc học của con nên sự phối kết hợp trong vấn  
đề giáo dục âm nhạc còn hạn chế.  
- Đồ dùng sáng tạo còn hạn chế, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ  
- Đa số trẻ trong lớp chưa kỹ năng cầm bút, kĩ năng tô màu, dán, chấm  
màu và trẻ còn nhút nhát không tích cực trong hoạt động.  
- Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý  
hiểu của mình đối với người khác.  
III. Các biện pháp thực hiện  
1. Biện pháp 1: Cung cấp cho trÎ hiểu biết về cái đẹp , trẻ cảm xúc về cái đẹp  
–Thông qua việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học.  
- Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ  
về nghệ thuật tạo hình.  
- Tạo môi trường đẹp trong lớp để khi trẻ đến lớp c¸i đầu tiên tác động vào  
trẻ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh xem  
lớp mình có gì lạ so với nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không? Cái gì đẹp  
hơn?... Từ đó ấn tượng khó phai trong suy nghĩ, việc làm của trẻ và là tác động cần  
thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. vậy tôi đã tìm hiểu yêu cầu của  
mỗi chủ đề sự kiện, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm  
của trẻ 24 - 36 tháng tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ.  
- Môi trường trong lớp: Với các mảng trang trí chính, để gây ấn tượng cho  
trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp,  
bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ.  
+ Góc gia đình, tôi sử dụng đồ dung đồ chơi gần gũi nhiều màu sắc trẻ sử  
dụng hàng ngày giúp trẻ thao tác dễ dàng và tạo hứng thú khi chơi làm trẻ nảy sinh  
những tình cảm yêu quý những sản phẩm mà cô giáo đã tạo ra  
3/11  
   
+ Góc nghệ thuật, tôi tạo không gian mở cho trẻ được sáng tạo theo ý thích  
của mình. Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ đề tiến  
hành mà tôi thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù hợp  
và phong phú về chủng loại.  
Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí sáp màu, màu nước, đất nặn, vải vụn,  
len sợi, rơm rạ, lá cây, cỏ hạt dưa, vỏ trứng… ở đây nguyên vật liệu thì giáo viên  
luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sử dụng khi vào hoạt động.  
Bên cạnh đó giáo viên chuẩn bị một bức tranh hay 1 sản phẩm tạo hình mà  
tôi đã cung cấp hoặc sắp cung cấp trên hoạt động chung để làm mảng cung cấp  
kiến thức cho trẻ thu hút sự chú ý của trẻ trong các giờ đón trả trẻ, giờ hoạt  
động góc, kết hợp với lời gợi ý trẻ vào góc chơi. Từ đó giúp trẻ được củng cố và  
làm quen kiến thức đó giúp trẻ tăng thêm vốn kiến thức, kỹ năng hơn trong giờ  
hoạt động chung.  
VD: Tôi tổ chức hoạt động tạo hình :Trang trí cây  
Tôi chuẩn bị 2 bức tranh cây và trò chuyện cùng trẻ làm thế nào để trang trí  
cho cây thật đẹp, tôi đưa ra nguyên liệu mở để trẻ lựa chọn: Chùm bông tăm, bút  
4/11  
long, và chấm màu bằng ngón tay. Trẻ rất hứng thú tham gia và tạo ra sản phẩm  
theo ý thích và sự lựa chọn cách làm tạo ra bức tranh cây thật đẹp  
Với mỗi một đề tài, giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện theo nhiều hình  
thức khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoả mái, không gò bó, chán nản giúp trẻ sẽ  
tích cực hoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối tượng định cung cấp hoặc  
củng cố cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí của trẻ. Không những ở  
góc tạo hình mà còn các góc khác tôi cũng muốn tận dụng triệt để giúp trẻ rèn  
luyện thêm kỹ năng tạo hình  
Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn  
ngữ nghệ thuật dễ hiểu để tích luỹ cho trẻ vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê  
nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ  
thuật, để sản phẩm trang trí lớp học của mình.  
Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ một nhóm trẻ tham gia  
hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ biệt yếu kém  
hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ.  
Ngoài ra tôi còn trang trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho hợp để tạo môi  
trường thực sự phù hợp với tâm lý của trẻ để trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo  
hình.  
Tóm lại việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ một việc làm rất quan trọng  
góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ.  
2.Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.  
- Trẻ 24 - 36 tháng tri giác sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan nên rất  
cần sự hỗ trợ của giáo viên. Một số trẻ chưa kĩ năng tạo hình, còn một số trẻ bắt  
đầu kĩ năng nhưng còn rất kém .Trẻ thậm chí còn chưa biết cầm bút màu, chưa  
5/11  
 
biết di màu, chưa biết chấm hồ và còn chưa nhận biết được đúng 3 màu cơ bản.  
Chính vì vậy mà cô phải đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.  
Từ việc tạo môi trường xung quanh lớp để gây ấn tượng, kích thích lòng  
ham muốn ở trẻ tạo ra sản phẩm để được trưng bày trang trí trong lớp. Để phát huy  
tính tích cực hoạt động ở trẻ, một trong những phương pháp của quá trình đổi mới  
lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được hoạt động sản phẩm của trẻ phải đa dạng,  
phong phú, sáng tạo.  
Để giúp trẻ tạo ra được sản phẩm tạo hình của mình phải cần dạy trẻ 1 số kỹ  
năng cơ bản tạo hình. Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ một số kỹ năng tạo hình cơ  
bản sau:  
* Kỹ năng cầm bút: Đây là thao tác tương đối khó khăn với trẻ 24 – 36  
tháng, vì vậy khi dạy trẻ tôi tiến hành dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn  
giản đến phức tạp, các hoạt động đó được liên tục thực hiện tạo thành kỹ năng .  
- B-íc 1: Tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ. Sau đó di màu các  
hình ảnh to rõ nét, ít chi tiết. Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ  
nét cơ bản như: Nét vẽ cuộn len,vẽ mưa rơi (nét xiên, vẽ nét thẳng, vẽ nét  
ngang…)  
- B-íc 2: Khi trẻ đã cầm bút thành thạo trẻ biết tô màu, biết phối hợp các  
màu tôi hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh đơn giản, sáng tạo theo ý thích của  
trẻ.  
.
* Cho trẻ làm quen với bút lông, bông tăm, màu nước:  
Sau khi trẻ cầm bút chì vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn là  
cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước.  
6/11  
- Bước 1: Chọn sử dụng màu không có keo, chỉ dùng màu bột pha nước.  
Để gây hứng thú cho trẻ hoạt động tôi cho trẻ in dấu vân tay, in bàn tay. Từ những  
bàn tay, bàn chân nhỏ nhắn của được in bằng các màu khác nhau đem trang trí  
lên tường làm bé rất thích thú  
- Bước 2:Tôi cho trẻ dùng bút lông, bông tăm chấm màu hoặc phết màu tạo  
ra bông hoa, mặt trời, chùm quả…với kĩ năng này tôi dạy trẻ có thói quen dùng bút  
nào màu ấy để tạo ra bức tranh đẹp  
* Dạy trẻ kỹ năng dán, nặn  
Đối với trẻ 24 -36 tháng, vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Vì  
vậy cần rèn luyện cho trẻ 1 số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm.  
VD: dạy trẻ làm các động tác xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt.  
Dạy trẻ kỹ năng chấm hồ: khi trẻ dán cô dạy trẻ kỹ năng dùng 1 ngón tay  
chấm hồ vào mặt trái của hình rồi đặt hình lên giấy vỗ nhẹ  
Kỹ năng tạo hình ở trẻ được thuần thục thì mỗi giáo viên cần phải thường  
xuyên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng trên,  
Tóm lại từ các việc làm tỉ mỉ thường xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình  
của trẻ lớp tôi tăng lên rõ rệt.  
7/11  
3. Biện pháp 3: Sử dụng các nguyên liệu phế thải dạy trẻ làm đồ chơi:  
Sản phẩm của hoạt động tạo hình là một dạng sản phẩm đặc biệt, nó chứa  
đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra và nó còn là ngôn ngữ riêng để biểu đạt  
tình cảm của người sáng tạo. bất cứ một sản phẩm nghệ thuật nào khi được tạo  
ra đều chứa đựng một tấm lòng và cả sự sáng tạo trong đó. thế tôi đã dạy trẻ  
làm đồ dùng, đồ chơi bằng các nguyên liệu phế thải đáng ra bị vứt bỏ như:  
Tôi đã tận dụng cốc giấy, những mảng xốp màu, bìa cứng, dạ màu, lõi giấy  
vệ sinh, meka trong,… để làm những con rối ngộ nghĩnh, hộp chơi lọt khối,  
…Ngoài ra tôi còn sử dụng vải in hình các loại rau củ, phương tiện giao thông, con  
vật đóng thành sách cho trẻ chơi. Từ những nguyên vật liệu phế thải sẵn có, dễ  
tìm, cô và trẻ thể tự thiết kế ra những đdùng, đồ chơi sáng tạo, đẹp mắt thu hút  
trẻ  
8/11  
 
Tôi sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu tạo ra những sản phẩm đẹp có tính  
thẩm mĩ, để trẻ thể cảm nhận được cái đẹp hứng thú tạo ra cái đẹp, yêu cái  
đẹp.  
Tất cả những đồ dùng đồ chơi trên đều phải dễ dàng lấy sử dụng để kích  
thích tính tò mò ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào hoạt động một cách hào hứng, thoải  
mái  
Nói tóm lại để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo  
viên phải làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh ảnh vật mẫu đến các nguyên  
vật liệu phù hợp đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt  
động. như vậy thì giờ hoạt động chung của mới đảm bảo, từ đó sẽ thu được  
kết quả cao hơn.  
4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh:  
Để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ để sự kết hợp đồng  
bộ giữa gia đình và nhà trường một việc làm hết sức cần thiết, bởi tôi nhận thấy  
rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò của phụ huynh.  
vậy ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình tôi đã  
thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt  
động tạo hình trong trường mầm non nói chung và đối với trẻ 24 – 36 tháng nói  
riêng. Hoạt động tạo hình không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết nhìn nhận cái  
đẹp đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, vững chắc,  
linh hoạt hơn tạo tiền đề cho các độ tuổi khác nhau.  
Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao  
đổi, thông báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ  
9/11  
 

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 12 trang huongnguyen 30/06/2024 1540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động tạo hình của trẻ 24 - 36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_trong_hoat_dong.doc