SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Trường Mầm non
Bác Hồ kính yêu đã viết “Giáo dục mầm non tốt, sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”, Vì vậy trong trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trở thành người công dân có ích là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trường mầm non phải giáo dục cho các cháu có được những thói quen, hành vi tốt trong vui chơi, học tập và sinh hoạt theo một chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học và nề nếp. Muốn thực hiện được điều đó trong nhà trường cần phải có một đội ngũ sư phạm lành mạnh, quy củ “Vừa hồng vừa chuyên”, thực hiện đúng kỷ cương và mẫu mực từ lời nói đến việc làm.
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO HÀ NỘI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRONG TRƯỜNG MẦM
NON
Lĩnh vực: Quản lý
Cấp học: Mầm Non
Tên tác giả: Phạm Thị Phương Anh
Đơn vị công tác: Trường mầm non Tiên Phong
Ba Vì- Hà Nội
Chức vụ: Hiệu trưởng
N¨m häc: 2018 - 2019
1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN
Mục lục
Nội Dung
Trang
Phần thứ nhất: ĐẶT VẮN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
1
a. Về Cơ sở lý luận .....................................................................................
b. Về cơ sở thực tiễn....................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….
2
2
3
3
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm………………………………………
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.............................................................
Phần thứ hai:
3
3
3
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
tổng kết kinh nghiệm ……………………………………………………..
II. Khảo sát thực trạng…………………………………………………….
III.Những biện pháp chủ yếu của đề tài......................................................
IV. Biện pháp từng phần.............................................................................
1. Tự bồi dưỡng trình độ quản lý, chỉ đạo cho bản thân
3
4
5
6
2. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm
cho đội ngũ cán bộ, gíáo viên, nhân viên trong nhà trường
3. Xây dựng mối đoàn kết, môi trường làm việc thân thiện
4. Xây dựng kỷ cương - nề nếp trong nhà trường
5. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
6. Đánh giá, động viên, khen thưởng
7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học
8. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
V. Kết quả thực hiện
7
8
10
12
15
16
17
19
19
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận chung........................................................................................
2. Bài học kinh nghiệm ..............................................................................
3.Các đề xuất và khuyến nghị …………………………………………...
Phần thứ tư: TÀI LIỆU THAM KHẢO….…………………………….
20
20
20
1/20
1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
a. Về cơ sở lý luận
Bác Hồ kính yêu đã viết “Giáo dục mầm non tốt, sẽ mở đầu cho một nền
giáo dục tốt”, Vì vậy trong trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục các cháu trở thành người công dân có ích là những chủ nhân tương lai của
đất nước. Trường mầm non phải giáo dục cho các cháu có được những thói quen,
hành vi tốt trong vui chơi, học tập và sinh hoạt theo một chế độ sinh hoạt hợp lý,
khoa học và nề nếp. Muốn thực hiện được điều đó trong nhà trường cần phải có
một đội ngũ sư phạm lành mạnh, quy củ “Vừa hồng vừa chuyên”, thực hiện đúng
kỷ cương và mẫu mực từ lời nói đến việc làm. Người cán bộ quản lý phải chỉ đạo
một cách toàn diện về mọi mặt chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải luôn nhận
thức đúng đắn yêu cầu, nhiệm vụ của ngành học và cần phải hiểu rõ các quy chế
hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó để tìm ra những biện pháp hữu hiệu và
tốt nhất nhằm chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường thực hiện tốt nhiêm vụ đã đề ra;
đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có những giải pháp hợp lý; đổi mới trong công
tác chỉ đạo nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy năng lực sư phạm cho đội ngũ
cán bộ, giáo viên, nhân viên; đổi mới trong quản lý con người, quản lý tài sản, tài
chính, các chế độ chính sách của nhà giáo, của trẻ...để chỉ đạo, điều hành đội ngũ
CBGVNV tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao, có tinh thần tập thể, phối hợp tốt
trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn của nhà trường.
b. Về cơ sở thực tiễn
Thực tế trường mầm non nơi tôi công tác chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong mấy năm học qua còn nhiều hạn chế; chất lượng chuyên môn
chưa đồng đều, kỹ năng tuyền truyền vận động phụ huynh về công tác chăm sóc
giáo dục trẻ theo chương trình mầm non hiện nay còn yếu, thiếu kinh nghiệm.
Nhận thức của phụ huynh học sinh chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ trách nhiệm và
quyền hạn của phụ huynh trong việc phối hợp với nhà trường trong các hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ và chưa thực sự quan tâm đúng mức đến con em mình. Cơ
sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ còn nhiều thiếu
thốn. Đặc biệt là nhận thức của một số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà
trường chưa đúng đắn, tư tưởng còn mang nặng tính cá nhân “bình quân chủ
nghĩa”, bè phái cục bộ, ý thức thực hiện kỷ cương nề nếp chưa cao; chưa chủ động,
nỗ lực, tự giác thực hiện nhiệm vụ và tham gia các hoạt động của nhà trường dẫn
đến nội bộ nhà trường mất đoàn kết. Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
chất lượng chưa được cao; Phụ huynh chưa tin tưởng, ảnh hưởng đến uy tín nhà
trường.
Với cương vị, trách nhiệm của một người Hiệu trưởng trong nhà trường, Tôi
đã nhận thức được công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên trong nhà trường là vô cùng cần thiết, một nhiệm vụ trọng tâm,
cấp bách trong năm học. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp mỗi cán bộ, giáo viên,
nhân viên có động cơ phấn đấu đúng đắn, xác định đúng được chức năng, nhiệm
vụ của bản thân, đồng thời luôn ý thức về vai trò của mỗi người trong môi trường
2/20
1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN
sư phạm, có ý thức học tập tu dưỡng đạo đức nhà giáo, giao tiếp ứng xử đúng mực;
chấp hành tốt mọi kỷ cương, nề nếp, gương mẫu trong mọi hành vi. Luôn rèn luyện
để nâng cao trình độ mọi mặt, có tác phong làm việc khoa học, yêu nghề mến trẻ,
nội bộ đoàn kết. Chất lượng đội ngũ tốt sẽ đem lại chất lượng nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ tốt, tạo niềm tin đối với phụ huynh và xã hội tôn trọng. Chính vì
vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non”
2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm góp một phần trong việc quản lý,
chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường
mầm non về công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện
nghị quyết 29/NQ/TW.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong trường mầm non.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm là cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh
trường mầm non nơi tôi công tác.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, quan sát, thực hành, kiểm tra, đánh giá,
động viên, khen thưởng.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Trường Mầm non nơi tôi công tác.
- Kế hoạch nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5
năm 2019. Củng cố và thực hiện các năm tiếp theo.
Phần thứ hai
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
tổng kết kinh nghiệm.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT
.Tham mưu địa phương triển khai thực hiện Đề án “ Phát triển giáo dục mầm non
giai đoạn 2016-2025” của Bộ GD & ĐT và Nghị định quy định một số chính sách
phát triển giáo dục mầm non của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện hiệu quả thiết
thực các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành;
Chương trình hành động số 63/CTr- HU, ngày 26/7/2014 Về “ Đổi mới căn
bản giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều
kiện kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/03/2015 quy định về
danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các
cơ sở GDMN công lập; Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 Quy
định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non;
Quyết định số 3853/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội (UBND) về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2018
- 2019 của giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ thông và giáo dục thường
3/20
1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN
xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về việc thực hiện công tác BDTX hằng năm
đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non;
Kế hoạch số 932/KH-PGD&ĐT Ba Vì, ngày 30 tháng 12 năm 2016, Kế hoạch
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Ngành
Giáo dục huyện Ba Vì giai đoạn 2016-2020;
Kế hoạch số 743/KH-GD&ĐT-MN ngày 31 tháng 8 năm 2018 Kế hoạch tổ
chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 cấp học mầm non huyện Ba Vì;
Hướng dẫn số 755/PGD&ĐT-GDMN ngày 06 tháng 9 năm 2018 về việc hướng
dẫn thực hiện quy chế chuyên môn Cấp học mầm non năm học 2018- 2019;
Công văn số 1005/CV- PGDĐT-VP Ba Vì, ngày 27 tháng 12 năm 2017 V/v
chấn chỉnh việc tiếp nhận, xử lý văn bản; tăng cường thực hiện kỷ cương hành
chính của Phòng GDĐT Ba Vì;
Kế hoạch số 158/KH-PGD ngày 09/03/2018 của Phòng GD&ĐT Ba Vì về
triển khai thực hiện “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống
chính trị năm 2018”;
II. Khảo sát thực trạng:
+ Đặc điểm tình hình nhà trường: Địa điểm của trường nằm trung tâm đồi
gò của xã. Là trường mẫu giáo dân lập ra đời tháng 12 năm 1997, được chuyển đổi
từ trường bán công sang trường công lập năm 2009
Trường có 2 điểm trường, cách nhau hơn 2 km gồm 14 nhóm lớp, 490 trẻ.
Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên: 57 đồng chí.
+ BGH: 03 (Biên chế: 03)
+ Giáo viên: 39 (Biên chế: 34; dân tộc Tày: 01); trình độ chuyên môn đạt
chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 86%
+ Nhân viên: 15 (Biên chế: 02; Hợp đồng: 13)
- Độ tuổi cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Từ 30 đến 40: 52 đồng chí
- Từ 41 đến 50: 05 đồng chí
1. Thuận lợi.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo,
Đảng ủy và chính quyền địa phương; sự quan tâm chỉ đạo sâu sát về chuyên môn
của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì
- Đội ngũ Ban giám hiệu 03 đồng chí đều có trình độ đại học, đã qua lớp bồi
dưỡng chuyên viên, quản lý giáo dục và trung cấp lý luận chính trị.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, trẻ về tuổi đời
- Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực phối hợp với nhà
trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Khó khăn
- Trường có 2 điểm trường cách xa nhau hơn 2 km nên công tác quản lý, chỉ
đạo còn gặp nhiều khó khăn.
- Đội ngũ giáo viên nhân viên mới, trẻ nhiều; bằng cấp hình thức đào tạo
phong phú dẫn đến trình độ chưa đồng đều nên còn hạn chế về chuyên môn và
4/20
1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN
kinh nghiệm nuoi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; kỹ năng sư phạm và ứng dụng
công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục chưa cao; chưa mạnh dạn tự tin
trong giao tiếp ứng xử, công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh còn
yếu.
- Nhận thức về tư tưởng đạo đức nghề nghiệp còn non nớt dẫn đến lập
trường quan điểm và lối sống còn thụ động, ảnh hưởng đến môi trường thân thiện
và mối đoàn kết trong nhà trường; đa số giáo viên nhân viên đang trong thời kỳ
sinh đẻ; nghỉ thai sản, nghỉ con ốm nhiều nên phần nào ảnh hưởng đến việc sắp
xếp công tác trong nhà trường.
- Một số ít cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa có tinh thần đoàn kết, vẫn còn
có tư tưởng bè phái, mơ hồ; quan điểm, lối sống cục bộ, kích động phụ huynh gây
khó khăn trong nhà trường. Đặc biệt là chưa thực hiện nghiêm túc các hoạt động
một ngày của trẻ tại trường mầm non.
- Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều; một số phụ huynh cục bộ địa
phương, chưa hiểu hết quyền hạn của phụ huynh, mượn danh nghĩa phụ huynh để
can thiệp quá sâu vào nội bộ và các hoạt động của nhà trường làm cho nhà trường
gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.
- Cơ sở vất chất còn khó khăn, thiếu phòng học, phải học tạm các phòng
khác trong nhà trường.
- Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo giáo
dục của một người đứng đầu nhà trường.
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Kết quả khảo sát các tiêu chí đầu năm, tổng số 57 CBGVNV trong nhà trường:
Tốt
Khá
Đạt
Số
Tiêu chí khảo sát
Số
lượng
Số
lượng
%
%
%
lượng
Tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong sư
phạm của đội ngũ cán CB,GV,NV.
Ý thức thực hiện nghiêm túc quy chế,
quy định của trường, ngành.
51
51
22
6
5
10,5
8,7
0
1
0
89,6
89,5
1,8
Năng lực quản lý, chuyên môn của cán
bộ, giáo viên, nhân viên.
33
38,6
57,9
2
3,5
III. Những biện pháp chủ yếu của đề tài
Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên, nhân viên mầm non
quyết định. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai
trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người cán
bộ, giáo viên, nhân viên mầm non, chủ thể trực tiếp của quá trình nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề
mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên cả về phẩm chất, năng lực và trình độ. Vì vậy Tôi đã lựa chọn các
biện pháp sau:
1. Tự bồi dưỡng trình độ quản lý, chỉ đạo cho bản thân
2. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm cho
5/20
1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN
đội ngũ cán bộ, gíáo viên, nhân viên trong nhà trường
3. Xây dựng mối đoàn kết, môi trường làm việc thân thiện
4. Xây dựng kỷ cương - nề nếp trong nhà trường
5. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
6. Đánh giá, động viên, khen thưởng
7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học
8. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
IV. Biện pháp từng phần:
1. Tự nâng cao trình độ quản lý, chỉ đạo cho bản thân
Tại sao phải nâng cao trình độ quản lý, chỉ đạo cho bản thân? Vì:
Trước đây, khi chưa xác định được đầy đủ yêu cầu của người cán bộ quản lý,
người đứng đầu đơn vị; tôi nhìn sự việc thật đơn giản, luôn nghĩ rằng làm cán bộ
quản lý thật dễ ràng; người cán bộ quản lý chỉ cần có phẩm chất chính trị tốt,
chuyên môn vững vàng thế là đủ. Nhưng khi bước vào lĩnh vực quản lý, tôi mới
dần hiểu rằng: Là người cán bộ quản lý, người đứng đầu trong đơn vị có phẩm chất
đạo đức tốt, chuyên môn vững vàng là chưa đủ mà người đứng đầu đơn vị, một cán
bộ quản lý thực thụ ngoài những yêu cầu trên cần phải năng động, sáng tạo, đảm
bảo hội tụ đầy đủ các yêu cầu đó là:
- Có tầm nhìn, biết xây dựng kế hoạch năm học và hướng phấn đấu của nhà
trường trong tương lai, phân công hợp lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, minh bạch
trong thu chi tài chính của trường. Sẵn sàng quyết đoán mọi công việc, dám nghĩ
dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng được một tập thể đoàn kết, một môi
trường thân thiện, mọi người yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Quy định rõ chức năng,
quyền hạn của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Có kế
hoạch tham gia các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và yêu
cầu mới. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến đóng góp của giáo viên, nhân viên; tìm
cách nâng cao cải thiện và nâng cao đời sống cho giáo viên. Biết cách xử lý khéo
các tình huống, tôn trọng và không trù dập, định kiến trong nhận xét, đánh giá cán
bộ, giáo viên, nhân viên. Đặc biệt người đứng đầu nhà trường cần làm tốt công tác
xã hội hoá giáo dục.
Xác định được các yêu cầu như trên, tôi nhận thấy: Muốn quản lý, chỉ đạo
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, bản
thân cần phải luôn nỗ lực phấn đấu, tích cực học tập, bồi dưỡng, trang bị kỹ năng
quản lý, chỉ đạo cho mình. Tôi đã tiến hành tự bồi dưỡng bằng hai hình thức là:
+ Về lý thuyết: Bồi dưỡng kiến thức lý thuyết thông qua các tài liệu học tại
các lớp quản lý giáo dục, trung cấp lý luận chính trị, chuyên viên, chuyên đề
“Quản lý trường mầm non”; Tài liệu bồi dưỡng thuờng xuyên cán bộ quản lí và
giáo viên mầm non, hướng dẫn thực hiện áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong truờng mầm non; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh và một số tài liệu khác.
+ Về thực tiễn: Bản thân không coi nhẹ việc học tập từ bạn bè đồng nghiệp
mà luôn tích cực trau dồi, đề cao việc chọn người để học hỏi kinh nghiệm quản lý,
chỉ đạo từ các đồng chí có thâm niên trong công tác lãnh đạo của các nhà trường
6/20
1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN
trong huyện như học hỏi các đồng chí quản lý các trường điểm trong địa bàn
Huyện và một số đồng chí làm cán bộ quản lý ở các huyện lân cận. Khiêm tốn, áp
dụng những kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo theo cách riêng của mình, phù hợp với
điều kiện thực tế của trường.
- Bản thân luôn gương mẫu, nghiêm túc thực hiện “Kỷ cương trong quản lý,
thực chất trong kiểm tra, đánh giá, không chạy theo thành tích, không chạy theo
phong trào”. Tăng cường kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, tập trung đi sâu
vào những điểm yếu và các mặt tồn tại của giáo viên, nhân viên trong nhà trường
để góp ý kiến, giúp cho họ tìm được ra biện pháp sửa chữa nhanh chóng.
- Luôn tự bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ, năng lực quản lý, chỉ đạo và
rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chu đáo, chịu trách nhiệm với nhiệm vụ
được giao. Thẳng thắn trong góp ý xây dựng, không né tránh, đổ lỗi cho khách
quan, từ bỏ thói quen làm việc dễ dãi, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ.
Kết quả: Trước khi chưa áp dụng biện pháp trên bản thân thấy còn khó khăn,
chưa tự tin trong việc quản lý, chỉ đạo các hoạt động. Sau khi áp dụng biện pháp
này, bản thân tôi thấy mình như lớn lên, trưởng thành hơn, đúc rút được nhiều kinh
nghiệm, có hiệu quả và tự tin trong công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động giáo
dục để nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong nhà trường.
2. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm cho
đội ngũ cán bộ, gíáo viên, nhân viên trong nhà trường
Trường mầm non nơi tôi công tác trong mấy năm học trước đã khủng hoảng
về cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường. Qua theo dõi, quan sát và đánh giá đầu
nămhọc; thông qua đàm thoại, hội họp và thu thập thông tin, tôi nhận thấy rằng:
Trong trường vẫn còn một số ít cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa có tinh thần đoàn
kết, vẫn còn có tư tưởng bè phái, mơ hồ, quan điểm, lối sống cục bộ gây mất đoàn
kết trong nhà trường, ý thức và hành vi vẫn còn bị mâu thuẫn; chưa tích cực tham
gia học tập các nghị quyết của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước; tác
phong sư phạm còn hạn chế, ăn mặc chưa phù hợp với môi trường sư phạm (mặc
quần cạp ngắn, áo quá trễ cổ, hở nách...). Đặc biệt là chưa có khái niệm biết bảo vệ
thông tin nội bộ của nhà trường; chưa yêu nghề, dẫn đến hay kêu ca, phàn nàn,
chưa khắc phục khó khăn, vươn lên trong nghề nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ.
Bản thân chưa chủ động vận động mọi người xung quanh chấp hành tốt các chủ
trương chính sách của Đảng, các nội quy, quy định của trường, ngành đề ra.
Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác
phong cho cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhiệm vụ cần thiết của nhà trường trong
năm học. Tôi đã tiến hành như sau:
- Đầu năm học tổ chức cho 100 % cán bộ, giáo viên, nhân viên tham dự các
lớp bồi dưỡng chính trị do Đảng bộ xã, ngành tổ chức vào dịp hè để đội ngũ
CBGVNV được trang bị một cách cơ bản, thiết thực những vấn đề lý luận chính trị
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng về công tác giáo dục, đội
ngũ nhà giáo, chính sách đối với nhà giáo, với người học, phẩm chất đạo đức nhà
giáo trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay.
- Duy trì sinh hoạt chi bộ, họp Hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn đều
7/20
1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN
đặn đúng quy định; coi trọng công tác dân chủ trong nhà trường, đặc biệt là khâu
đoàn kết trong nội bộ, giáo dục đội ngũ, để họ thấy rõ vai trò to lớn của sự đoàn kết
- Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh” bằng những việc làm cụ thể, triển khai 100% cán bộ, đảng viên đăng
ký học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Quán triệt trong chi bộ, hội đồng nhà trường những việc cán bộ, giáo viên,
nhân viên được làm và những việc không được làm. Góp ý trực tiếp cá nhân có
những biểu hiện hoặc hành vi “không đẹp’’trong phong cách nhà giáo. Kịp thời
biểu dương cán bộ, giáo viên, nhân viên có biểu hiện, hành vi tích cực, có tính chất
xây dựng nhà trường trước tập thể và trước phụ huynh.
- Lồng ghép các nội dung nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống tác phong
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thành tiêu chí cứng trong thi đua hàng tháng.
- Cung cấp tài liệu và áp dụng đánh giá đúng chuẩn nghề nghiệp đối với
từng cán bộ, giáo viên và đánh giá công chức, viên chức người lao động hàng năm.
- Coi trọng công tác phát triển Đảng, phát động các phong trào phù hợp với
từng đoàn thể để các tổ chức đều phát huy vai trò giáo dục tư tưởng chính trị, đạo
đức lối sống phù hợp với đoàn thể của mình.
Kết quả: Cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nắm được mục tiêu giáo dục mầm
non; tham gia học tập các nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà
nước đầy đủ; tác phong sư phạm đúng mực, không có trường hợp mặc quần áo
không đúng quy định, thông tin nội bộ được đảm bảo trong nhà trường. Năm học
qua đã kết nạp được 03 đảng viên mới và có 02 giáo viên vừa học xong lớp cảm
tình Đảng quý 1 năm 2019.
3. Xây dựng mối đoàn kết, môi trường làm việc thân thiện
Thực trạng trước khi chưa thực hiện đề tài:
Cuối năm học 2015-2016 tôi được điều động, bổ nhiệm nhận công tác tại
trường. như đã đề cập đến ở trên. Tiền sử của trường là mất đoàn kết, nội bộ lục
đục, bè phái cục bộ, bằng mặt mà không bằng lòng làm ảnh hưởng không ít đến
toàn bộ các hoạt động và chất lượng uy tín của nhà trường nên nhà trường không
đạt được các chỉ tiêu thi đua như mong muốn. Qua tìm hiểu và thu thập nhiều
nguồn thông tin, bản thân tôi đã xác định được mấu chốt của vấn đề mà trong đó
những nguyên nhân chính dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong mâu thuẫn nội
bộ, cần được giải quyết và khắc phục là:
- Nguời đứng đầu của nhà trường khi giao nhiệm vụ và quyền hạn chưa
đúng vị trí việc làm, chưa được cụ thể và rõ ràng nội dung công việc. Có thành
viên trong Ban Giám hiệu chưa nắm rõ được nguyên tắc làm việc, nhất là làm việc
liên quan đến tài chính, quyền hạn của từng cá nhân, phân công lao động chưa
được công tâm, còn có tính thiên vị. Trong quan hệ giao tiếp chưa được thân thiện,
thiếu lòng vị tha.
- Phong cách làm việc có lúc có nơi chưa phù hợp với vị trí người quản lý.
Qua đó bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân mình và luôn
khắc sâu câu nói của Bác Hồ kính yêu đã dạy “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết,
thành công thành công đại thành công’’. Đoàn kết là động lực của thành công.
Xây dựng tập thể đoàn kết là yếu tố quan trọng trong quá trình bồi dưỡng nâng cao
8/20
1 số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV trong trường MN
chất lượng đội ngũ. Mục tiêu Đoàn kết chỉ thực hiện được trong môi trường dân
chủ, bình đẳng. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tôi
nhận thấy:
Trước hết người cán bộ quản lý là người thực hiện công tác tuyên truyền
giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo điều kiện cho từng thành viên xác định rõ trọng
tâm công việc trong nhà trường, đồng thời uốn nắn kịp thời khi phát hiện có trường
hợp có biểu hiện nhận thức lệch lạc, sai trái; là người tiên phong gương mẫu trong
mọi công tác, luôn luôn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến từ phía cấp dưới của
mình để có biện pháp bổ sung, điều chỉnh phù hợp, quan tâm đúng mức đến việc
tạo ra cho nhà trường mình một không khí làm việc vui vẻ, một môi trường làm
việc thân thiện, phải thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ sở, không ngừng
học tập nâng cao nhận thức, gương mẫu trong mọi lĩnh vực cuộc sống, công bằng
trong nhận xét đánh giá,luôn tạo động lực cho giáo viên phấn đấu rèn luyện,học tập
Vì vậy, tôi đã đi sâu tìm hiểu và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, về tình
hình sức khỏe, về hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, diễn biến tâm lý, năng lực
chuyên môn của từng đồng chí, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực sư
phạm, học tập, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ; cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục;. thăm hỏi động viên kịp thời các
thành viên gia đình giáo viên khi ốm đau, giúp đỡ chị em tháo gỡ những khó khăn.
Tạo niềm tin với cán bộ, giáo viên, nhân viên từ những việc làm cụ thể của mình,
tạo cơ hội cho cán bộ giáo viên được phát huy vai trò của mình, để mọi thành viên
đều cảm thấy mình như được sống trong không khí một gia đình lớn, có trách
nhiệm xây dựng gia đình lớn ngày một vững mạnh, từ đó cán bộ, giáo viên, nhân
viên thực sự tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ những vướng mắc và xin ý kiến tư vấn khi
cần thiết; đồng thời làm trung gian trong việc giải quyết các mâu thuẫn bằng nhiều
hình thức khác nhau, chọn thời điểm thích hợp để trao đổi phân tích góp ý với từng
cá nhân riêng lẻ một cách tế nhị, một mặt phối hợp với công đoàn nhà trường để
tác động, mặt khác thông qua các cuộc họp cấp ủy, Ban Giám hiệu, họp liên tịch để
góp ý chân tình, thẳng thắn, phân tích được cái đúng cái sai và đưa ra những đề
xuất với từng cá nhân, với tập thể.
Kết quả: Với những giải pháp trên được thực hiện đồng bộ, nhịp nhàng đã
đạt được kết quả như sau: Hội đồng sư phạm nhà trường thống nhất thực hiện
nghiêm túc những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và pháp luật Nhà
nước hiện hành. cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực tham gia đầy đủ các buổi học
tập chính trị do các cấp tổ chức. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc trên
tinh thần tự giác và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tập thể đoàn kết, có tinh
thần giúp đỡ nhau trong công tác đã có nhiều thành tích đáng kể trong năm học.
9/20
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nang_cao_chat_luong_do.pdf