SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi tích cực, chủ động tham gia hoạt động khám phá khoa học
Hầu như giáo viên sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy như: Tranh ảnh, đồ vật…kết hợp với lời giảng giải,giải thích để cung cấp kiến thức cho trẻ. Nhưng các phương pháp này chưa giúp trẻ khám phá được mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng khoa học một cách dễ dàng. Nhưng hiện nay vụ giáo dục đã chỉ đạo các trường mầm non đưa chương trình giáo dục mầm non mới nhằm đưa nội dung tạo hình thức học tập mới, tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng một cách chủ động hơn. Nhận thức được vấn đề này tôi đã tìm tòi, học hỏi và sáng tạo một số trò chơi đê gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động khám phá khoa học
UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẦM NON LÝ THƯỜNG KIỆT
SÁNGKIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi tích cực,
chủđộngthamgiahoạtđộngkhámphá khoahọc
Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học: Mầm non
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Chức vụ: Giáo viên lớp Mẫu giáo nhỡ B1
ĐT: 0902095858
Email: thuy26878@gmail.com
Đơn vị công tác: Trường mầm non Lý Thường Kiệt
Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
MỤC LỤC
Trang
1
2
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
3
3
4
2. Cơ sở thực tiễn
3. Biện pháp tiến hành
4. Hiệu quả SKKN
5
22
22
22
22
23
24
25
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
2.Nhận định chung
3.Bài học kinh nghiệm
4.Ý kiến đề xuất:
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu của quá trình giáo dục,giáo viên mầm non
có vị trí quan trọng trong việc đặt nền móng nhân cách của con người,tạo tiền đề
cho sự phát triển lâu dài sau này.Giáo viên mầm non là người quyết định trong việc
đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục mầm nn.Sự hiểu biết những đặc điểm phát
triển của trẻ giúp giáo viên có những biện pháp,phương pháp,trò chơi giúp trẻ học
tốt môn khám phá khoa học hiệu quả,đồng thời nhằm phát triển ở trẻ trí thông
minh,ham hiểu biết,thích khám phá tìm tòi.Mỗi một đứa trẻ lớn lên muốn phát triển
toàn diện thì phải có những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển nhân cách sau
này.Vì vậy trẻ cần được tiếp thu toàn bộ các môn học phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ.Thông qua các môn học giúp trẻ làm quan với thé giới xung
quanh,hình thành ở trẻ những biểu tượng phong phú đa dạng hơn.Trong công tác
giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá khoa học là không thể thiếu, có tác
dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là : ngôn ngữ , đạo đức , trí tuệ , thẩm mỹ
thể lực ... Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi
trường xung quanh, môi trường xã hội để giao lưu và bầy tỏ nguyện vọng của mình
và đồng thời là công cụ của tư duy .
Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm
hiểu, khám phá môi trường xung quanh bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng
lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn
biết, muốn được khám phá. Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô
cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự
nhiên ( cỏ cây, hoa lá, chim muông..) đến môi trường xã hội ( công việc của mỗi
người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau …) và trẻ hiểu biết về
chính bản thân mình, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá , tìm hiểu về
chúng . Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính
vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp…
nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng,
kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.
Việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày nay đòi hỏi sự phát
huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi của trẻ.nếu
như chương trình giáo dục mầm no cải cách trước đây giáo viên chủ yếu sử dụng
phương pháp trực quan và dùng lời để dạy trẻ thì trong chương trình giá dục mầm
non mới lại yêu cầu giáo viên phải tăng cường sử dụng nhiều biện pháp khác nhau
2
để lôi cuốn trẻ vào hoạt động Qua những phương pháp thí nghiệm,thực hành,thực
nghiệm trẻ được trải nghiệm được khám phá khi tham gia vào hoạt động khám phá
khoa học,được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những
biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ. Nhận thức được
tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và làm sao để những giờ học
đó trở nên thú vị, không khô khan với trẻ nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp
tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận liên quan đến vấn đề
Trong những năm gần đây thực hiện phong trào xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực của Bộ giáo dục và đào tạo đã đem lại những kết quả tương
đối cao trong hoạt động giáo dục của các nhà trường.Bản thân là một giáo viên
trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy một nội dung quan trọng trong phong trào
“Trường học thân thiện” đó là hoạt động nhận thức khám phá khoa học. Cho trẻ
làm quen với bộ môn khám phá khoa học có một tầm quan trọng trong quá trình
giáo dục trẻ mầm non. ì thông qua việc dạy trẻ khám phá khoa học là rèn khả
năng quan sát, so sánh, phân loại, khả năng chú ý tư duy, tưởng tượng. Khám phá
khoa học nhằm củng cố hoá kiến thức, góp phần hình thành những biểu tượng
đúng đắn về các sự vật hiện tượng xung quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức
đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh. Mở rộng vốn hiểu biết từ về thế giới
xung quanh và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ. Trẻ nhận biết phân biệt,phát âm
đúng chuẩn, đồng thời phát triển ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc. Ở lứa tuổi
này tư duy trực quan hình tượng ở trẻ phát triển mạnh,trẻ có nhu cầu khám phá
mối quan hệ giữ các sự vật hiện tượng.Trẻ bước đầu có khả năng suy luận
Bên cạnh đó việc cho trẻ khám phá thế giới xung quanh góp phần giúp trẻ
phát triển và hoàn thiện các quá trình tâm lý, nhận thức đặc biệt là cảm giác, tri
giác, tư duy, ngôn ngữ và chú ý. Đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc
giáo dục tình cảm, thẫm mỹ, đạo đức cho trẻ, hình thành ở trẻ những cảm xúc tích
cực và tích luỹ những tri thức những kinh nghiệm của cuộc sống, làm cơ sở để trẻ
dễ dàng lĩnh hội nội dung giáo dục của các hoạt động vui chơi, học tập, lao
động… làm tiền đề giúp trẻ học tốt các môn học khác như: ăn học, toán, âm
nhạc, tạo hình… Để mỗi nội dung của khám phá khoa học được tiến hành khám
phá như thế nào Thì nội dung nghiên cứu trong đề tài này sẽ là minh chứng cho
những biện pháp khắc phục nhược điểm của việc giúp trẻ khám phá khoa học.
3
2. Thực trạng của vấn đề
Tôi được nhà trường phân công dạy lớp Mẫu giáo Nhỡ 4-5 tuổi theo chương
trình đổi mới hiện nay,trong quá trình làm việc chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp và
nhìn chung vào thực tế khi làm việc bản thân tôi cũng thấy được một số thuận lợi
vàkhó khăn nhất định như sau:
*Thuận lợi
- Nhà trường là đơn vị trường mầm non công lập ở phố trung tâm đạt tiêu
chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
- Bản thân nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở
- Giáo viên trong lớp yêu nghề mến trẻ,nhiệt tình trong công việc. Có nhiều
năm công tác nên có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc dạy dỗ trẻ,luôn có ý
thức tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyên môn
- Lớp luôn nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên
môn
- Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, có khu thiên nhiên phong phú đa dạng với
nhiều chủng loại cây,cát sỏi khác nhau.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con và có nhận thức tốt về
việc khám phá khoa học.
*Khó khăn:
- Vốn hiểu biết về môi trường khoa học còn hạn chế .
- Trẻ chưa thực sự hứng thú khi tham gia hoạt động
- Môi trường không gian cho trẻ hoạt động còn hẹp về diện tích
- Một số trẻ còn nhút nhát trong việc tiếp xúc,khám phá các thí nghiệm của sự
vật hiện tượng
- Tại góc thiên nhiên:
Tại lớp tôi được phân công đã xây dựng giá góc thiên nhiên với các loại cây
mô hình khá phong phú,sinh động và hấp dẫn trẻ.Nhưng các hoạt động của trẻ tại
đây mới chỉ là các hoạt động quan sát các loại cây,hoa và các hoạt động chăm sóc
như: tưới cây,tưới hoa hàng ngày…
Với các hoạt động này ban đầu trẻ rất hứng thú nhưng thực tế cho thấy sau vài
lần hoạt động trẻ tỏ ra nhàm chán và đây chỉ là mô hình nên không thể thay đổi
thường xuyên nên hoạt động này chưa kích thích nhiều để trẻ khám phá tìm tòi
4
- Tại góc bé khám phá:
Góc bé khám phá thường là một góc nhỏ trong góc học tập chứ chưa tách
ra.Trẻ tham gia ở đây với các trò chơi học tập nên góc này cần mở rộng hơn tạo
nhiều cơ hội thí nghiệm cho trẻ để thu hút trẻ và duy trì hứng thú khi tham gia hoạt
động tai đây
- Trong giờ hoạt động chung:
Hầu như giáo viên sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy như: Tranh
ảnh, đồ vật…kết hợp với lời giảng giải,giải thích để cung cấp kiến thức cho trẻ.
Nhưng các phương pháp này chưa giúp trẻ khám phá được mối liên hệ giữa các sự
vật hiện tượng khoa học một cách dễ dàng. Nhưng hiện nay vụ giáo dục đã chỉ đạo
các trường mầm non đưa chương trình giáo dục mầm non mới nhằm đưa nội dung
tạo hình thức học tập mới, tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ
năng một cách chủ động hơn. Nhận thức được vấn đề này tôi đã tìm tòi, học hỏi và
sáng tạo một số trò chơi đê gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động khám phá
khoa học
3. Các biện pháp tiến hành
Là một giáo viên có nhiều năm thâm niên công tác,trực tiếp chăm sóc và giảng
dạy trẻ, mnắm bắt được những hạn chế nêu trên tôi đã luôn trăn trở và tìm ra biện
pháp giúp trẻ lớp tôi học môn khám phá khoa học đạt kết quả cao. Để giúp trẻ
khám phá khoa học đạt kết quả, tôi nhận thấy trước hết cần phải:
a. Xây dựng môi trường học tập cho trẻ
Môi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ,vì môi trường
học tập là nơi để trẻ tiếp xúc hàng ngày hàng giờ.Bởi vậy tôi đã xây dựng môi
trường có tác dụng mạnh mẽ lên trẻ tạo cho trẻ hứng thú, thích tò mò, thích tìm
hiểu khám phá xung quanh. Ngay từ đầu năm học tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban
giám hiệu trang bị thêm cho lớp đồ dùng dạy học và một số mô hình phục vụ dạy
học. Tôi đã thay đổi lại môi trường học tập trong lớp đẹp,hấp dẫn phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi sưu tầm thiết kế các hình ảnh
ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý của trẻ.
Để tạo cho trẻ môi trường và không gian tiếp xúc các sự vật hiện tượng một
cách tốt nhất tôi đã chú trọng xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ: cho trẻ được hoạt
động chăm sóc cây,nhặt cỏ,tưới nước,làm các thí nghiệm.Tôi đã sưu tầm các vỏ
hộp nhựa,hộp sữa to,các chậu gốm bé để trẻ trồng các loại cây xanh,cây hoa…và
lớp tôi đã trồng được những cây vạn niên thanh,cây lan bạch chỉ…Hàng ngày trẻ
5
chăm sóc cây,tưới nước,lau lá cây…Để giúp trẻ làm thí nghiệm tôi sưu tầm các loại
hòn sỏi,ống thổi,các màu nước…bằng công tác xã hội hóa giáo dục lớp tôi đã có
một số chậu cây cảnh.
Vườn cây xanh của bé
6
Vườn cây xanh của bé
7
Qua việc tạo môi trường học tập, trẻ hứng thú tham gia hoạt động,có đồ dùng
đồ chơi đưa vào trong các giờ học giúp trẻ quan sát tri giác các đồ vật một cách
trực tiếp từ đó trẻ hiểu biết nhiều, quan sát tốt,tìm rất nhanh các vật mẫu mà cô đưa
ra,so sánh và phân loại rõ ràng,ngôn ngữ phát triển tốt.
Góc khám phá của bé
8
b.Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng
Cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh một cách
trực tiếp như: nhìn, sờ, nắn, ngửi, nếm, nghe…Trong quá trình hoạt động đó trẻ
được bộc lộ mình,trẻ được lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội loài người,các mối
quan hệ và mở rộng vốn từ. Tôi luôn tạo cho trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện
tượng thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ như: dạo chơi tham quan, hoạt
động ngoài trời và các hoạt động khác băng các hình thức quan sát vật thật, tranh
ảnh, băng hình, tham quan trực tiếp, trò chuyện hàng ngày với trẻ, tổ chức cùng
nhau lao động chăm sóc góc thiên nhiên để trẻ biết tác dụng của đất nước đối với
cây.
Cô và bé tham quan trang trại Hải Đăng
9
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi tích cực, chủ động tham gia hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_tre_4_5_tuoi_tich_cuc.pdf