SKKN Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong Trường Mầm non
Việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi là vô cùng quan trọng. Đứa trẻ sinh ra không chỉ được chăm sóc nuôi dưỡng trong một điều kiện và môi trường tốt nhất mà phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đặc biệt là công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, hiện nay tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích đang ra tăng, cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, không chỉ là trách nhiệm, mà còn thể hiện tình cảm của người lớn đối với trẻ em trong gia đình, trường học, ngoài xã hội. Bố, mẹ, ông, bà, cô giáo, những người lớn xung quanh trẻ mà còn là trách nhiệm của cả một hệ thống từ các tổ chức Quốc tế UNICEF, đến các cơ quan chức năng Nhà nước từ Trung ương đến địa phương cùng chăm lo cho nhiệm vụ phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em để giảm đi những nỗi đau thể xác và tinh thần của trẻ vì tai nạn thương tích.
Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề
- Lý do chọn đề tài
II. Giả quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn dề
3. Các biện pháp
- Xây dựng kế hoạch.
- Xây dựng các điều kiện thiết yếu.
- Chỉ đạo thực hiện.
- Phân công, theo dõi, kiểm tra.
- Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh
4. Hiệu quả SKKN
III. Kết luận và kiến nghị
- Ý nghĩa của SKKN
- Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN
- Những bài học kinh nghiệm
- Ý kiến đề xuất
1
Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích trẻ em đang trở lên đáng báo động, ngay cả ở những
quốc gia có nền kinh tế rất phát tiển. Các quốc gia như Việt Nam cần chú trọng
và nhận thức nghiêm túc về tầm quan trọng của vấn đề này. Chúng ta có thể cứu
được nhiều mạng sống nhờ thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Với vai trò, trách nhiệm của người quản lý, tôi luôn trăn trở, mong muốn
được mang lại những gì tốt đẹp nhất cho các cháu. Trường mầm non nơi tôi công
tác là một ngôi trường mới được thành lập, với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại
đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh. Tuy nhiên với một ngôi trường được xây
mới, với sự bê tông hóa của sân chơi, với các trang thiết bị mới được cấp phát chưa
qua sử dụng thì chúng tôi luôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an toàn
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Do vậy, tôi luôn trăn trở làm sao đưa ra
những phương án tốt nhất để giảm thiểu tối đa tai nạn thương tích cho trẻ. Bởi vậy
tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng,
tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” để góp phần hiệu
quả hơn trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi là vô cùng quan trọng. Đứa trẻ
sinh ra không chỉ được chăm sóc nuôi dưỡng trong một điều kiện và môi trường
tốt nhất mà phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đặc biệt là công tác phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ, hiện nay tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích
đang ra tăng, cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, không chỉ
là trách nhiệm, mà còn thể hiện tình cảm của người lớn đối với trẻ em trong gia
đình, trường học, ngoài xã hội. Bố, mẹ, ông, bà, cô giáo, những người lớn xung
quanh trẻ mà còn là trách nhiệm của cả một hệ thống từ các tổ chức Quốc tế
UNICEF, đến các cơ quan chức năng Nhà nước từ Trung ương đến địa phương
cùng chăm lo cho nhiệm vụ phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em để giảm đi
những nỗi đau thể xác và tinh thần của trẻ vì tai nạn thương tích.
Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối, trẻ sẽ hứng
thú tham gia vào các hoạt động một cách tích cực giúp trẻ phát triển toàn diện 5
mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ, Lao động. Trẻ đến trường mầm non không chỉ được học
các môn học mà các cô giáo còn tổ chức các hoạt động vui chơi, hoạt động
ngoài trời, hoạt động ngoại khoá, hoạt động đi dạo.. vv trẻ còn được chăm sóc từ
bữa ăn, giấc ngủ, được theo dõi sức khoẻ hàng ngày, hình thành các nề nếp, thói
quen, các kỹ năng, kỹ xảo, các hành vi văn minh trong giao tiếp ứng xử, phẩm
2
Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN
chất và năng lực của con người trong thời đại hiện nay, đặc biệt đối với trẻ 5- 6
tuổi chuẩn bị tâm thế tốt cho các cháu vào trường phổ thông. Chính vì vậy
trường mầm non phải là nơi trẻ được chăm sóc giáo dục tốt nhất về mọi điều
kiện, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi có như vậy mới đáp
ứng được nhu cầu giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
2. Thực trạng vấn đề
- Trường Mầm non nơi tôi công tác được xây mới với những trang thiết bị
đồng bộ, hiện đại
- Trường có tổng số: 698 học sinh, chia thành 20 nhóm lớp,
+ Số trẻ ăn bán trú hiện nay là: 100%
+ Tiêu chuẩn ăn của trẻ là: 20.000đ/ngày/trẻ.
+ Có 01 bếp ăn có đầy đủ trang thiết bị hiện đại được sắp xếp theo dậy
truyền 1 chiều khép kín
- Tổng số: Cán bộ giáo viên, công nhân viên là: 66
Trong đó:
+ Ban giám hiệu
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy
+ Cô nuôi
:
:
:
:
:
:
:
3
44
12
1
+ Nhân viên Văn phòng
+ Nhân viên y tế
+ Kế toán
1
1
+ Bảo vệ
4
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, trong quá trình thực hiện để tài
tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong toàn trường nên rất chú
trọng tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết để công tác y tế
học đường được hoạt động tốt;
Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Y tế Phường,
Trung tâm y tế Quận, phòng GD & ĐT Quận. Các đồng chí luôn tạo điều kiện
về mọi mặt nhằm động viên, quan tâm đến phong trào của nhà trường đặc biệt là
sự chỉ đạo sát sao công tác Y tế học đường, công tác xây dựng và phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non;
Hội cha mẹ phụ huynh học sinh rất quan tâm giúp đỡ nhà trường trong
việc phối kết hợp chăm sóc sức khoẻ cho con em.
3
Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN
Sự quan tâm đó được thể hiện ngay từ đầu năm nhà trường đã thành lập
ban chăm sóc sức khoẻ và ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng,
chống tai nan thương tích cho trẻ ổn định đi vào hoạt động. Mua sắm bổ sung
trang thiết bị phục vụ cho học tập, tuyên truyền và thực hiện công tác y tế trường
học. Trường có 1 nhân viên y tế chịu trách nhiệm công tác y tế trường học.
Điều kiện cơ sở trường lớp khang trang, môi trường được cải thiện xanh
sạch đẹp . Đó là những thuận lợi bên cạnh đó còn gặp một số khó khăn sau:
* Khó khăn:
Trường nằm ngay bên cạnh tuyến đường quốc lộ trung tâm của phường,
có nhiều xe cộ qua lại lên rất dễ xảy ra tai nạn. Là trường mầm non hầu hết trẻ
từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, sức đề kháng
còn yếu nên nguy cơ trẻ đùa nghịch dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao.
Ý thức tham gia giao thông của phụ huynh còn hạn chế
Trường được xây dựng mới, diện tích sân bị bê tông hóa nhiều
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên, với yêu cầu được đặt lên
hàng đầu đó là xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích
cho trẻ trong nhà trường.
3. Các biện pháp đã tiến hành
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, để tháo gỡ những khó khăn
trên ngay từ đầu năm học tôi đã bắt tay vào công việc ngay để kịp thời tham
mưu với ban giám hiệu, chỉ đạo CBGVNV toàn trường thực hiện tốt nhiệm vụ
đề ra với những biện pháp cụ thể như sau:
1.Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch.
Là một người làm công tác quản lý thì việc xây dựng kế hoạch là không
thể thiếu được, xây dựng kế hoạch là một yếu tố rất quan trọng góp phần quyết
định sự thành công của công việc. Nếu làm việc mà không có kế hoạch, không
có mục đích sẽ không mang lại hiệu quả cao, ngược lại chính là lối làm ăn tuỳ
tiện, thiếu khoa học, dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Ban giám
hiệu trường chúng tôi đã họp bàn để xây dựng kế hoạch cụ thể sau đó phân công
nhiệm vụ cho các thành viên đúng người đúng việc nhằm phát huy hết khả năng
năng lực của từng người là việc làm hết sức quan trọng.
Căn cứ vào kết quả hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường năm
học trước và điều kiện thực tế của nhà trường trong năm học mới, bám sát vào
nhiệm vụ trọng tâm năm học của ngành triển khai, để làm tốt công tác xây dựng
trường học an toàn, phòng chống tái nạn thương tích tôi đã tiến hành các bước
như sau:
4
Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN
* Bước 1: Tôi tiến hành điều tra thực tế số trẻ bị tai nạn thương tích gây nên
trên tổng số trẻ đến trường năm học 2015 – 2016
+ Tổng số học sinh toàn trường: 698 cháu
Số trẻ bị tai nạn thương tích: 12 cháu
Trẻ bị ngã gẫy chân tại nhà : không
Tỷ lệ: 1,7 %
Trẻ bị chó cắn tại nhà :
1 cháu
Trẻ bị khâu cằm do chạy ngã: 1 cháu
Trẻ bị kẹp chân do phụ huynh đèo xe: 0
Trẻ bị phản ứng do uống thuốc kháng sinh: 0
Trẻ bị ngã cầu thang:
3 cháu
1 cháu
Trẻ bị ngã do đi vệ sinh:
*Bước 2: Dựa trên những số liệu đã điều tra được trên thực tế theo dõi số trẻ
bị tai nạn thương tích năm học 2015 – 2016 của trường, tôi đề ra mục tiêu
phấn đấu cụ thể như sau:
100% trẻ được đảm bảo an toàn tính mạng. Không có tai nạn thương tích
xảy ra trong trường.
100% CB - GV- NV và học sinh trong trường được tuyên truyền phổ biến
xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích một cách cụ thể
có hiệu quả.
Nhân viên y tế nhà trường nắm vững kiến thức và nội dung về xây dựng
trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
Có tủ thuốc, có đầy đủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu theo quy
định đảm bảo xử lý kịp thời những trường hợp tai nạn không may xảy ra trong
trường.
100% CB - GV- NV trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về
yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích được học tập băng bó
cứu thương, cầm máu, sơ cấp cứu thông thường nhằm đảm bảo xử lý ngay và
kịp thời khi có tai nạn xảy ra.
Tổ chức học tốt, dạy tốt các chương trình chính khoá về giáo dục sức
khoẻ cho trẻ, quản lý trẻ tốt trong các hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo
an toàn, tránh các vật dụng sắc nhọn vv...theo đúng quy định của môn học.
Thường xuyên cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt luôn chú ý đến
đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô. Các cây to cao ở
sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão.
100% các lớp đảm bảo đón trả trẻ đúng giờ, không để xảy tình trạng học
sinh nô đùa tự do mà không có cô giáo.
100% học sinh không mang các vật sắc nhọn, nguy hiểm đến trường, lớp.
5
Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN
Hệ thống điện nước có nắp đậy, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được chú trọng. Thực phẩm phải
có hợp đồng, phải có nguồn gốc rõ ràng, thực hiện nghiêm túc lưu nghiệm thức
ăn .v.v. theo quy định của ngành.
100% học sinh đến trường đều được khám sức khoẻ các chuyên khoa 2 lần/ năm,
được chăm sóc sức khoẻ tại trường, được cân đo theo dõi sức khoẻ trên biểu đồ 3 tháng
1 lần để theo dõi sự phát triển của trẻ về cân nặng và chiều cao.
100% cán bộ, giáo viên nhân viên được khám sức khoẻ theo đúng yêu cầu
các chuyên khoa.
100% các lớp có góc tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích cho
trẻ tới các bậc phụ huynh.
* Bước 3: Để đạt được mục tiêu đề ra, ban giám hiệu nhà trường đi vào thực
hiện với một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
* Đối với BGH.
Khi nhận được hướng dẫn, chỉ đạo việc “Xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống tai nạn thương tích trong trường mầm non” của cấp trên, BGH
chúng tôi đã nghiên cứu kỹ văn bản rồi từng bước triển khai tổ chức thực hiện sao
cho hiệu quả.
Thành lập ban chỉ đạo với đầy đủ thành phần cốt cán để chỉ đạo, thực hiện
tốt kế hoạch đề ra, sau đó ra quyết định.
Phân công từng thành viên trong ban chỉ đạo đúng người đúng việc.
Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch thông qua ban chỉ đạo với đầy đủ nội
dung theo thông tư 13 và kế hoạch số 138.
Xây dựng kinh phí đầu tư, sửa chữa, mua sắm, sơ tổng kết khen thưởng.
Tổ chức ban chỉ đạo kiểm tra rà soát khảo sát thực trạng theo bảng kiểm
ngay từ đầu năm học để đầu tư kịp thời.
Triển khai các Thông tư, văn bản, kế hoạch của các cấp tới toàn thể cán
bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường cùng nắm được trên cơ sở đó thực
hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
* Đối với giáo viên, nhân viên.
Tôi yêu cầu 100% cán bộ giáo viên nhân viên phải nhận thức đúng đắn về
việc “Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường
mầm non”;
Cán bộ giáo viên nhân viên phải trách nhiệm kiểm tra rà soát mọi điều
kiện phương tiện phục vụ cô và trẻ phải thật sự an toàn: Điện, nước, đồ dùng, đồ
chơi nguy hiểm đã được qui định không được sử dụng.
6
Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN
Cán bộ giáo viên nhân viên phải có trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ khi
trẻ ở trường. Đặc biệt là hoạt động quan sát ngoài trời và trong giờ ăn, ngủ, giáo
viên phải phân công nhau rõ trách nhiệm của từng đồng chí trong lớp để chăm
sóc trẻ tuyệt đối không để trẻ một mình trong bất kỳ hoạt động nào.
100% các lớp phải xây dựng góc tuyên truyền với từng nội dung thích
hợp, đồng thời gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về những thông tin cần thiết đối
với việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Giáo viên tự đánh giá việc tổ chức thực hiện của lớp mình theo hàng
tháng, quí, học kỳ, năm để thành viên ban chỉ đạo tổ đó khảo sát đánh giá lại báo
cáo cho đồng chí trưởng ban chỉ đạo tổng hợp.
Tuyệt đối không để trẻ xảy ra tai nạn thương tích trong lớp, trường mầm
non nếu đồng chí nào để xảy ra tuỳ theo mức độ chịu hình thức kỷ luật, hạ thi
đua tháng, năm.
Tôi thường xuyên phối hợp với nhân viên y tế tổ chức chuyên đề, tập
huấn, hội thi vv... để nâng cao kiến thức về công tác nuôi dưỡng cho trẻ
Cùng với ban giám hiệu phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên
trong tổ nuôi để thực hiện quy trình giao nhận, chế biến thực phẩm sống, nấu,
chia thức ăn vv.. nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc giao nhận thực phẩm của các
nhà cung ứng.
Kiểm tra việc lưu nghiệm thức ăn hàng ngày theo quy trình, giám sát, tham
mưu kịp thời việc ký hợp đồng thực phẩm theo đúng yêu cầu của ngành học.
Nhân viên được khám sức khỏe định kỳ sáu tháng 1 lần.
Thực hiện tốt việc sử dụng điện, nước, ga đun theo qui định chức năng
của từng đồng chí đã được đảm nhiệm. Tuyệt đối không để xảy ra cháy nổ, ngộ
độc, bỏng, điện giật vv.. trong giờ lao động. Nhân viên phải xây dựng được nề
nếp thói quen cẩn thận kiểm tra rà soát mọi điều kiện phương tiện trước và sau
giờ thực hiện công việc của mình, nếu xảy ra ngày trực của ai người đó hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tuyệt đối không để học sinh theo cô xuống nơi nhà bếp. Nếu xảy ra tai nạn
thì giáo viên, nhân viên đó hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định hiện hành.
* Đối với phụ huynh:
Tuyên truyền và yêu cầu phụ huynh chấp hành nghiêm chỉnh nội quy và
bản cam kết thỏa thuận với giáo viên và phụ huynh mà ban giám hiệu nhà
trường qui định.
7
Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN
Phối hợp với giáo viên thường xuyên trao đổi mọi thông tin cần thiết về
nội dung giáo dục chăm sóc khi con ở trường qua giờ đón, trả trẻ để phòng,
chống tuyệt đối dịch bệnh, tai nạn thương tích trong trường mầm non.
Huy động phụ huynh, các ban ngành đoàn thể địa phương, các mạnh
thường quân là chủ các doanh nghiệp trên địa bàn cùng chung tay góp sức với nhà
trường để tạo cảnh quan môi trường, điều kiện trang thiết bị phù hợp cho các cháu
được an toàn học tập vui chơi tốt. Báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn
thương tích để có biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại nhà trường.
* Đối với địa phương:
Ban giám hiệu nhà trường thống nhất với địa phương về công tác tuyên
truyền đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện thiết yếu về xây dựng trường
học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non trên nhiều
kênh thông tin đại chúng, tới toàn thể các tổ chức xã hội và nhân dân trong
phường
* Chế độ thông tin báo cáo:
- Đối với khối chuyên môn đưa nội dung xây dựng trường học an toàn vào
kế hoạch tháng, báo cáo số trẻ bị tai nạn xảy ra trong tháng ở trường ở nhà để
thành viên ban chỉ đạo báo cáo vào ngày 28 hàng tháng với phó ban chỉ đạo.
- Phó ban chỉ đạo: Sơ kết, tổng kết kết quả báo cáo với Hiệu trưởng –
trưởng ban chỉ đạo vào ngày 30 hàng tháng để làm báo cáo công tác tháng gửi
về phòng GD&ĐT Quận
Trên cơ sở xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chung được cụ thể hoá
theo từng tháng như sau:
NGƯỜI
THỜI
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
THỰC
HIỆN
GIAN
- Nghiên cứu kỹ văn bản các cấp
Tháng
8
- Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch trường
học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong
trường mầm non.
BGH -
Nhân viên
y tế
- Họp ban chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức thực
hiện, các thành viên ban chỉ đạo thống nhất kế
hoạch, triển khai thực hiện, họp phụ huynh tuyên
truyền.
BGH-
Nhân viên
y tế
Tháng
9
- Họp tổ chuyên môn thông qua kế hoạch, nhận tài
liệu.
GV- NV.
- Khảo xát theo bảng kiểm với lớp để tổng hợp
8
Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN
- Thực hiện cân đo tính biểu đồ tăng trưởng cho trẻ.
- Xây dựng phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra
tai nạn thương tích cho CB – GV – CNV
- Xây dựng kế hoạch kinh phí đầu tư mua sắm, sửa
chữa bổ xung
Trưởng
ban
- Giáo viên nghiêm túc tổ chức thực hiện tập huấn
về tai nạn thương tích.
y tế
Tháng
10
Giáo viên
- Trưởng ban chỉ đạo tổng hợp những ưu điểm, tồn
tại đưa ra cùng bàn phát huy, khắc phục.
- Tổ chức khám sức khoẻ lần 1 cho trẻ
- Viết bài tin về bài tuyên truyền trên loa đài phát
thanh xã về nội dung nhưng nguy cơ gây ra tai nạn
cho trẻ em trong trường mầm non.
Trưởng,
Phó ban
Tháng
11
- Xây dựng góc tuyên truyền để phụ huynh dễ tiếp
cận trao đổi thông tin
Giáo viên
- Kiểm tra toàn bộ đồ dùng trang thiết bị toàn trường.
- Các tổ chuyên môn, viết báo cáo sơ kết việc tổ chức
thực hiện kế hoạch, đánh giá ưu điểm, và những tồn
tại trong công tác “Xây dựng trường học an toàn, Trưởng ban
phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong
trường mầm non”
+ GV
Tháng
12
+NV+PH
- Giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, cùng ban - BGH +
chỉ đạo bình xét thi đua.
GV
- Cân đo theo dõi sức khoẻ cho trẻ lần 2
- Triển khai họp ban chỉ đạo
Tháng
01
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch học kỳ II, tìm ra biện
pháp trọng tâm, mũi nhọn thực hiện trong học kỳ I.
- Tổ chức tập huấn lần 2 cho giáo viên, nhân viên về
phòng cháy nổ, điện giật
Ban chỉ
đạo
Phó ban
Ytế + GV
+NV
Tháng
02
- Kiểm tra hệ thống thiết bị toàn trường
- Tổ chức cho giáo viên hội thảo theo hình thức tọa
đàm, hái hoa dân chủ với chủ đề tìm hiểu kiến thức
phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Ban chỉ
Tháng
03
mầm non.
đạo +GV
- Tuyên truyền phòng, tránh dịch sốt phát ban,
sởi...tới phụ huynh học sinh
+ NV
9
Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN
- Kiểm tra VSAT thực phẩm.
- Kiểm tra rà soát theo bảng kiểm để đánh giá kết quả
thực hiện của từng nhóm lớp, đánh giá giáo viên, nhân
viên
Ban chỉ đạo
Tháng
4
+ GV + NV
- Đánh giá kết quả thi đua nhóm lớp theo bảng kiểm.
- Tổng kết “Xây dựng trường học an toàn, phòng,
chống tai nạn thương tích trong trường mầm non”
- Khen thưởng các nhóm, lớp, cá nhân có thành tích
trong năm học
Ban chỉ
đạo
+ GV +
CNV
Tháng
5
- Tập hợp số liệu báo cáo về PGD & ĐT Quận
2.Biện pháp 2. Xây dựng các điều kiện thiết yếu.
Xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất là một việc rất quan trọng để phục
vụ tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Bởi vậy mà tôi đã xây
dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật và đề xuất với đồng chí hiệu trưởng để đầu tư cơ
sở vật chất như sau
Để làm tốt công tác tuyên truyền trong nhà trường, tôi đã thiết kế và đề
xuất với hiệu trưởng làm panô, áp phích, vẽ tranh về phòng chống tai nạn
thương tích, xây dựng góc tuyên truyền tại các lớp để phối kết hợp với phụ
huynh trọng việc xây dựng trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương
tích
Hình ảnh góc tuyên truyền của nhà trường
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_truong_hoc_an_toan_phong_tran.doc