SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Thực tế hiện nay, nhiều giáo viên mầm non đã miệt mài, trăn trở, mong muốn và quyết tâm đổi mới song trong khi thực hiện lại rơi vào lúng túng, mất phương hướng, chính vì vậy chỗ đứng của việc dạy học mang tính chất truyền dạy - lĩnh hội, nhồi nhét, dập khuôn, máy móc vẫn tồn tại. Đứng ở góc nhìn tổng thể có thể thấy việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong một nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trường lớp, trang thiết bị, trình độ giáo viên, trình độ quản lý của cán bộ, công tác xã hội hoá, nhận thức của người dân v.v… nhưng tính đến kết quả giáo dục toàn diện trên mỗi đứa trẻ mầm non thì yếu tố phương pháp dạy học cho trẻ mầm non là yếu tố quan trọng nhất. Để có được chất lượng giáo dục như mong đợi theo chương trình giáo dục mầm non được Bộ GD&ĐT ban hành thì vai trò của người giáo viên được khẳng định là vô cùng quan trọng trong phong trào đổi mới về phương pháp dạy học, đó là làm gì để phá vỡ sự thụ động của người học, phá vỡ kiểu dạy truyền thống của giáo viên: Cô giáo nói, trẻ lĩnh hội và làm theo. Cùng với thời gian thực hiện, chương trình GDMN gắn với sự phát triển về mặt sinh lý đang dần hoàn thiện của trẻ.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.  
Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, chủ  
nhân tương lai của đất nước, nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “ Trẻ  
em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục  
trẻ phải sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội.Trong mọi  
thời đại, giáo dục luôn luôn được ưu tiên hàng đầu, giáo dục để hiểu biết, để  
được định hướng trở thành người có ích. Trong thời đại hiện nay giáo dục lại  
càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và  
quyết định sự vững mạnh, phồn vinh của dân tộc. Trong đó trẻ em là những  
mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt  
ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung  
tâm” là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện ấm cúng, trình bày đẹp  
mắt thu hút được sự chú ý của trẻ, trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động. Tạo  
điều kiện cho trẻ chơi học, học bằng chơi. cơ hội trải nghiệm và giao tiếp  
một cách tích cực.tự nhiên.  
Thực tế hiện nay, nhiều giáo viên mầm non đã miệt mài, trăn trở, mong  
muốn quyết tâm đổi mới song trong khi thực hiện lại rơi vào lúng túng, mất  
phương hướng, chính vì vậy chỗ đứng của việc dạy học mang tính chất truyền  
dạy - lĩnh hội, nhồi nhét, dập khuôn, máy móc vẫn tồn tại. Đứng ở góc nhìn tổng  
thể thể thấy việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong một nhà  
trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trường lớp, trang thiết bị, trình độ giáo viên,  
trình độ quản của cán bộ, công tác xã hội hoá, nhận thức của người dân v.v…  
nhưng tính đến kết quả giáo dục toàn diện trên mỗi đứa trẻ mầm non thì yếu tố  
phương pháp dạy học cho trẻ mầm non là yếu tố quan trọng nhất. Để được  
chất lượng giáo dục như mong đợi theo chương trình giáo dục mầm non được  
Bộ GD&ĐT ban hành thì vai trò của người giáo viên được khẳng định là vô  
cùng quan trọng trong phong trào đổi mới về phương pháp dạy học, đó là làm gì  
để phá vỡ sự thụ động của người học, phá vỡ kiểu dạy truyền thống của giáo  
viên: Cô giáo nói, trẻ lĩnh hội và làm theo. Cùng với thời gian thực hiện, chương  
trình GDMN gắn với sphát triển về mặt sinh lý đang dần hoàn thiện của trẻ.  
Mỗi giáo viên cần ý thức hiểu rằng việc đổi mới phương pháp giáo dục  
trẻ không đơn thuần do thực thi nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên mà  
quan trọng là do sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, yêu cầu phát triển của hội,  
tự nhà trường nhận thấy cần thiết phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu phát  
triển trong mỗi giai đoạn phát triển của hội  
1/30  
Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hiệu quả đào  
tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành  
giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong  
toàn ngành Giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. một giáo viên  
trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với  
đặc điểm của đơn vị mình, lớp mình trực tiếp giảng dạy. Để việc đổi mới  
phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ  
được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp  
học phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trở thành thói quen của mỗi  
cô giáo. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu  
quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để áp dụng đồng thời nâng cao chất  
lượng giáo dục cho đơn vị mình.  
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.  
1. Cơ sở luận của sáng kiến.  
Giáo dục mầm non, nói về đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương  
pháp dạy học cho trẻ mầm non, không ít quan điểm cho rằng " Trẻ nhỏ biết gì  
dạy", "mấy đứa trẻ con dạy hát, dạy múa, kể chuyện là xong, hay " mầm non  
chỉ chăm sóc tốt được, mầm non đâu cần đổi mới phương pháp,....”  
Các nhà giáo dục đã nghiên cứu thực nghiệm chứng minh: Trẻ lọt lòng  
mẹ đã sớm hình thành con đường học tập. Học tập với trẻ mầm non không phải  
cứ học “toán”, học “văn”…. học của trẻ mầm non rất đơn giản, học của trẻ  
mầm non là học để tiếp cận với nền văn minh của hội, học của trẻ mầm non:  
học tên gọi của mọi người đồ vật xung quanh; là học cách sử dụng đúng  
thiết bị đồ dùng hàng ngày; là học cách dùng, cách sử dụng thiết bị vệ sinh cá  
nhân, đồ dùng vệ sinh chung, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng phục vụ ăn ngủ sao  
cho đúng, phù hợp với kinh nghiệm của người lớn - dù chỉ học cách mở vòi  
nước, tắt vòi nước; học cách sắp xếp đồ dùng cá nhân trên giá hoặc trong tủ  
một cách nhanh nhất, gọn gàng nhất; là tìm hiểu về đồ dùng hàng ngày có chất  
liệu dễ vỡ, hay dễ hỏng biết cách giữ gìn an toàn cho bản thân khi sử dụng; là  
tập nói và sử dụng ngôn ngữ tự kể về mình, kể lại những việc mình đã làm, đã  
từng thấy hoặc tưởng tượng ra bằng ngôn ngữ của mình một cách mạch lạc nhất;  
là tìm hiểu cơ thể mình có những gì, cần những gì, vệ sinh các bộ phận trên cơ  
thể như thế nào để biết tự vệ sinh cơ thể, biết yêu quý, giữ gìn và tự bảo vệ bản  
thân ở mức đơn giản nhất; tự trang trí làm đẹp cho bản thân, tự trưng bày, làm  
sạch, làm đẹp cho lớp của mình; học của trẻ mầm non là "Tái tạo" thực tế cuộc  
sống gần gũi xung quanh trẻ thông qua việc chơi các trò chơi vv… phù hợp theo  
độ tuổi mầm non và muốn trẻ mầm non được an toàn tuyệt đối thì không thể  
2/30  
tách “ học” riêng và “chăm sóc” riêng biệt. thể thấy rõ, “học” của trẻ mầm  
non gắn liền với chăm sóc trẻ, việc tập cho trẻ làm quen với “học” ở mỗi giai  
đoạn phát triển sinh lý lại tiền đề cho sự phát triển của cơ thể trẻ ở giai đoạn  
tiếp theo.  
Theo Benjamin S Bloom, trước 4 tuổi trẻ năng lực học tập đạt 50%, 4  
đến 8 tuổi phát triển thêm 30% và 20% hoàn thành trong những giai đoạn sau  
đó. Trước 6 tuổi trẻ khả năng tích lũy được 33% vốn từ vựng tiếng mẹ đẻ, 6  
đến 13 tuổi tích lũy thêm 42% và 25% khi tròn 18 tuổi.  
Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân,  
những sự khác biệt này bao gồm car về thể chất, năng lực, xu hướng, hứng thú  
tất cả đều quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu cảu bản thân.  
Trẻ tiếp thu kiến thức không phải chỉ thông qua nghe, nhìn mà còn phải  
được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc được vận dụng, trao đổi thể hiện  
suy nghĩ, chính kiến của mình. Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: “Tôi  
nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Những kết quả  
nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy, Nếu chỉ nghe nhìn thì thông tin  
kiến thức thu nhận được 20%, nếu trẻ được trao đổi, chia sẻ ý kiến với nhau  
trong nhóm bạn thì khả năng tiếp thu sẽ là 55%. Khả năng thu nhận kiến thức sẽ  
tăng lên 90% khi trsdng kiến thc đã có được dy li cho các bn hc ca mình.  
Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học lấy trẻ làm trung  
tâm.  
* Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là:  
- Dựa trên nhu cầu hứng thú, khả năng thế mạnh của từng trẻ, tin tưởng  
rằng mỗi trẻ đều thể thành công và tiến bộ.  
- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều hình thức khác nhau gồm cả  
hoạt động vui chơi.  
- Vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng  
tạo, giả vờ, tưởng tượng tương tác với bạn bè.  
- Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa  
trên những trẻ đã biết và có thể làm.  
* Đặc điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm  
- Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia.  
- Trẻ được sự khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn.  
- Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề.  
- Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau.  
- Giáo viên xác định được thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến  
kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ.  
3/30  
- Tạo cơ hội thời gian cho trẻ được học tập, cung cấp nhiều cơ hội khác  
nhau để trẻ khám phá trải nghiệm diễn đạt những trẻ biết hiểu.  
Con người chỉ thích nghe những cái mà bản thân chưa biết, khám phá  
những điều chưa hiểu, trẻ em cũng thế chỉ tích cực khám phá, tìm tòi, thích học  
cái chưa có, nên muốn trẻ học tập tích cực giáo viên không dạy trẻ cái mà trẻ đã  
biết phải dạy cái trẻ cần, điều trẻ thích nghe. Sự cần thiết phải ĐMPPDH  
thì đã rõ, song để thực hiện được rộng khắp trong toàn ngành thật không đơn  
giản, đòi hỏi người giáo viên mầm non không chỉ bản lĩnh nghề nghiệp  
vững vàng, mà còn phải tự mình vượt qua những thói quen đã ăn sâu, bám rễ.  
Nói như một vị cán bộ quản lý ngành: “Nó đòi hỏi thay đổi nhận thức về sự trao  
đổi chủ thể trong một tiết dạy phục vụ cho điều ấy biết bao công sức: Làm  
quen với công nghệ thông tin và những phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng  
được đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, tiếp cận với những đòi hỏi mới về  
kiến thức cũng như tâm lý học của trẻ... Hãy nhìn vào những đôi mắt trẻ thơ!  
Chúng ta sẽ thấy sự háo hức, niềm khát khao hiểu biết bờ. Chúng đang mong  
đợi các cô giáo truyền cho cách tự phát hiện, chiếm lĩnh sử dụng tri thức một  
cách tự nhiên nhất, giản đơn nhất cũng khó quên nhất. Vậy thì, ĐMPPDH là  
một nhu cầu không thể thiếu, mỗi cô giáo mầm non hãy nỗ lực hết mình !”.  
2. Thực trạng vấn đề  
a. Thuận lợi:  
- Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm  
sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.  
- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc đổi mới hình thức  
phương pháp giáo dục trẻ.  
- Bản thân tôi là một giáo viên luôn yêu ngh, mến tr, có trình độ chuyên  
môn và kinh nghim chăm sóc và giáo dc tr.  
- Đa số Phụ huynh rất nhiệt tình, quan tâm đến trẻ.  
- Trẻ đồng đều lứa tuổi.  
b. Khó khăn:  
- Bản thân trong những năm qua chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp  
“lấy học sinh làm trung tâm”, còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình  
giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy. Tổ chức các hoạt động còn độc  
lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính  
tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ được  
học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi.  
- Phương pháp tổ chức các hoạt động trong chương trình còn dựa vào bài  
soạn mẫu chưa sáng tạo thực hiện, còn cứng nhắc.  
4/30  
- Đồ dùng, đồ chơi chưa thật sự phong phú về chủng loại, chưa nhiều  
đồ chơi phát triển trí tuệ.  
- Vì trẻ ở độ tuổi nhà trẻ nên khả năng giao tiếp, phối hợp của trẻ còn hạn  
chế, kỹ năng thực hành của trẻ còn chưa linh hoạt.  
- Việc quan tâm chăm sóc con em của một bộ phận phụ huynh học sinh  
chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế,  
mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập. Phụ huynh học sinh chưa  
nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng,  
chưa thống nhất với nhà trường.  
3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trlàm trung tâm  
* Khảo sát về mức độ nhận thức sự hứng thú của trẻ  
Tõ môc ®Ých lµ “Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc  
giáo dục trẻ” nªn t«i ®· tiÕn hµnh kh¶o s¸t mức độ nhận thức, hiệu quả sau mỗi  
tiết dạy, sự hứng thú của học sinh, kết quả cụ thể cho thấy: Đa số trẻ không hứng  
thú tham gia vào hoạt động, nắm kiến thức, kỹ năng của từng vấn đề hời hợt,  
không rõ ràng, cụ thể:  
( Tổng số trlà 31)  
Khả năng hứng thú và kiến  
Kết quả  
TT thức, kỹ năng đạt được sau mỗi tiết  
Số lượng  
Tỷ  
học  
lệ %  
Loại tốt  
7
22,  
5
Loại khá  
Loại TB  
Loại yếu  
8
9
7
26  
29  
22,  
5
* Nguyên nhân của thực trạng :  
- Lập kế hoạch hoạt động ngày còn theo thói quen cũ, chưa phát huy tích  
cực của trẻ, chưa tìm hiểu, chưa đánh giá được vốn kiến thức, kỹ năng của trẻ.  
- Đánh giá trẻ hàng ngày còn chung chung, chưa thể hiện việc quan sát  
các biểu hiện, các hành vi cũng như việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng của trẻ một  
cách rõ nét.  
- Ngoài ra, giáo viên chưa mạnh dạn, tự tin để độc lập xây dựng kế  
hoạch, nên chưa thể hiện nét đặc trưng riêng của mỗi cá nhân, chưa tạo được  
hứng thú và chưa phát huy được tính tích cực của trẻ.  
5/30  
Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức phương  
pháp về dạy học lấy trẻ làm trung tâm”  
Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên do  
đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng và Nhà  
nước đều nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TW  
Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý  
giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn, đồng thời lại phải tốt về nhân  
cách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự những “Kỹ sư tâm hồn”.  
Do vậy việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi  
giáo viên là một việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng  
đắn trang bị cho giáo viên những hiểu biết, các kiến thức về chuyên môn giúp  
giáo viên chủ động, tự tin trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo  
dục trẻ.  
Từ nhận thức về ý nghĩa của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân tôi  
luôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD&ĐT tổ  
chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và ghi chép một  
cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với giảng viên, CBQL các trường những  
vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan tâm về đổi mới  
phương pháp giảng dạy.  
Xác định tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng một việc làm không thể  
thiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nên tôi đã tìm kiếm  
những tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung  
tâm, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên và tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra được  
nhng vn đề cn thiết đối vi giáo viên trong vic đổi mi phương pháp ging dy.  
Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng tự  
bồi dưỡng của mỗi giáo viên, qua dự giờ thao giảng cả người dạy người dự  
đều rút ra được những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình. Để giúp bản thân  
hiểu sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vở  
với thực tiễn tôi đã mạnh dạn xây dựng một số hoạt động đăng dạy thao  
giảng để CBQL nhà trường đồng nghiệp dự giờ, thông qua các tiết mẫu, tôi  
được nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm, được nghe các đồng  
chí CBQL phân tích cụ thể các tiết dạy đó là: tiết dạy đã đổi mới chưa? đổi mới  
ở chỗ nào? đã lấy trẻ làm trung tâm chưa, có gì khác so với cách dạy khác và tiết  
dạy đó thực sự mang lại hiệu quả chưa?... Từ đó rút ra được những kinh nghiệm  
cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy việc vận dụng lấy trẻ  
làm trung tâm vào quá trình giảng dạy.  
6/30  
Hình ảnh: Tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng sư pạm.  
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm  
Xây dựng kế hoạch một biện pháp quan trọng trong quá trình thực hiện  
những việc cần làm của người giáo viên. Việc lập kế hoạch giáo dục giúp cho  
giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục đầy đủ, hệ thống, giúp giáo viên dự  
kiến trước nội dung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả.  
Kế hoạch cơ sở để thống nhất mọi hoạt động. Giáo viên phải hình dung  
được rõ ràng công việc sắp phải làm và hoàn toàn chủ động công việc trong  
nhóm, lớp, đồng thời đưa các hoạt động vào nề nếp.  
Giáo viên cần lập kế hoạch thực hiện lấy trẻ làm trung tâm để xác định  
các nội dung phù hợp nhất đối với trẻ trong nhóm lớp mình. Qua đó, tôi có điều  
kiện quan tâm đến trẻ hơn, biết những mặt mạnh, tiến bộ của trẻ để những tác  
động phù hợp.  
Để xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trước hết cần  
hiểu rõ:  
* Kế hoạch giáo dục lấy trlàm trung tâm là:  
- Kế hoạch giáo dục căn cứ vào trẻ nghĩa căn cứ khả năng, nhu cầu học  
tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, cụ thể nội dung.  
- Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có  
nghĩa tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động:  
+ Tri nghim: trẻ được hc qua thc tế, qua vic làm, qua khám phá tìm tòi  
+ Giao tiếp: Chia sẻ với bạn học từ mọi người  
7/30  
+ Suy ngẫm: suy nghĩ vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc  
giải quyết các tình huống.  
+ Trao đổi: diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và mong muốn  
Giáo viên chỉ người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm  
lĩnh kiến thức.  
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một quan điểm dạy học chi  
phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cả quan điểm dạy  
học. Do vậy, để xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một  
cách hiệu quả, tôi đã quan tâm và thực hiện các việc làm sau:  
* Xác định mục tiêu:  
- Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện ngay từ việc xác  
định mục tiêu và cách viết mục tiêu. Vì vậy khi xác định mục tiêu trong kế  
hoạch bản thân tôi đã căn cứ vào những yếu tsau:  
+ Khả năng tiếp thu kiến thức, nhu cầu học tập khám phá, sở thích của  
từng trẻ trong lớp tôi phụ trách, để được những kết quả trên tôi đã lựa chọn  
từ việc theo dõi, quan sát trẻ hàng ngày, hằng tuần, hằng tháng…  
+ Nội dung giáo dục cho từng độ tuổi (trong chương trình giáo dục mầm  
non) Ngoài ra, tôi căn cứ vào khả năng, hứng thú của trẻ,; điều kiện nhóm lớp;  
nhu cầu, mong muốn của cha mẹ trẻ muốn trẻ những kiến thức, kỹ năng nào  
để phù hợp với điều kiện sống của trẻ trong cộng đồng để xác định mục tiêu phù  
hợp khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương  
trình, phù hợp vói vùng miền, với trường lớp của tôi.  
- Việc viết mục tiêu luôn tôi luôn hướng vào trẻ, nghĩa trẻ sẽ làm được  
gì? sẽ như thế nào? sau một năm học (kế hoạch năm), sau 1 tháng (kế hoạch  
tháng) và sau một tuần, ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày). Do đó mục tiêu  
giáo dục nhất mục tiêu cho một bài (một nội dung) giáo viên đặt ra cần cụ thể,  
đo được, đạt được, thực tế và có giới hạn về thời gian để thể dễ dàng xác định  
trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu đã đạt được chưa.  
dụ: Mục tiêu giáo dục lĩnh vực Phát triển nhận thức  
Mục tiêu GD Mục tiêu tháng  
Mục tiêu giáo dục ngày  
năm  
Phát triển  
nhận thức  
Trẻ khả  
năng quan  
sát, so sánh,  
phân loại,  
phán đoán,  
Tháng 4 (chủ đề Hiện Hoạt động ngoài trời: Quan sát hiện  
tượng tự nhiên) tượng đá tan ra thành nước  
Quan sát, phán đoán - Kiến thức: - Giúp trẻ nhận biết được sự  
một số hiện tượng tự tan ra của đá khi nhiệt độ ấm lên ( quá  
nhiên đơn giản (trời trình đá tan thành nước ).  
sắp mưa, trời nắng - Kỹ năng: quan sát, phán đoán hiện  
to..)  
tượng đá tan ra thành nước, khả năng so  
8/30  
chú ý, ghi  
nhớ chủ  
định  
sánh và đưa ra kết luận  
- Thái độ: có ý thức bảo vệ cơ thể: không  
nên uống nhiều nước đá và tránh xa nước  
sôi nóng.  
* Lựa chọn nội dung giáo dục:  
- Khi mục tiêu giáo dục đã được xác định tôi dựa vào mục tiêu để cụ thể  
hóa nội dung của từng lĩnh vực cho từng độ tuổi quy định trong chương trình vì  
nội dung giáo dục trong chương trình là những vấn đề cốt lõi, cơ bản. dụ nội  
dung trong lĩnh vực phát triển nhận thức - phần khám phá khoa học: đặc điểm,  
công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi; so sánh sự khác nhau, giống nhau  
của 2,3 đồ dùng, đồ chơi; đặc điểm công dụng một số phương tiện giao thông ...  
dựa vào mục tiêu giáo viên cụ thể nội dung: đặc điểm, công dụng và cách sử  
dụng đồ dùng hay đồ chơi nào? So sánh sự khác nhau và giống nhau thì phải xác  
định so sánh đồ dùng/đồ chơi nào với nhau? Đặc điểm, công dụng của phương  
tiện giao thông nào? xe máy hay ô tô.  
- Những nội dung giáo dục trong kế hoạch những nội dung cụ thể, trẻ  
muốn biết, gẫn gũi với trẻ, phù hợp với vùng, miền.  
- Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó mục tiêu thì phải có  
nội dung. Một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung  
* Lựa chọn hoạt động giáo dục.  
- Theo Chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục gồm: Hoạt  
động chơi, hot động hc, hot động ăn, ng, vsinh cá nhân, hot động lao động.  
- Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trlàm trung tâm thì  
+ Người giáo viên là người hướng dẫn, khuyến kích, gợi mở, hỗ trợ tạo  
cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi chia sẻ trình bày ý kiến  
của mình. Đồng thời giáo viên phải quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết,  
tìm tòi, khám phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ.  
+ Trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thích làm việc theo  
cặp, theo nhóm nhóm  
+ Phương pháp, đồ dùng sử dụng, hình thức tổ chức phù hợp, đúng lúc,  
đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ. Chú trọng cho trẻ được trải  
nghiệm, giao tiếp và trình báy ý kiến  
Quan tâm đến hệ thống câu hỏi  
Có hai dạng câu hỏi chính: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở:  
+ Loại câu hỏi đóng: câu trả lời là có hoặc không hoặc chỉ một câu trả  
lời đúng duy nhất. Chức năng của loại câu hỏi này thường dùng để đánh giá ở  
9/30  
mức độ ghi nhớ thông tin, đòi hỏi tư duy rất ít. Loại câu hỏi này thường dùng  
trong phần kết luận hoặc giới thiệu bài để kiểm tra xem trẻ đã hiểu nhiệm vụ và  
hướng dẫn cần làm trong phần phát triển bài  
+ Câu hỏi mở loại câu hỏi nhiều đáp án cho trả lời. Câu hỏi này đòi  
hỏi tư duy nhiều thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài  
Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết tạo hứng  
thú cho trẻ.  
Để được câu hỏi tốt bản thân tôi đã làm như sau: Chú ý đến mục đích  
của câu hỏi: hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá  
mức độ hiểu, hỏi cái gì? Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có  
thể trả lời được cố gắng để trả lời. Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến  
phc tp. Phân bcâu hi cho tt ccác đối tượng tr: trnhút nhát đến trtích cc.  
- Đặt ít câu hi hơn, nhưng câu hi phi khiến trsuy nghĩ, không hi tràn lan.  
- Dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời.  
- Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câu  
trả lời tốt hơn từ trẻ.  
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi.  
- Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ.  
dụ 1 số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ:  
* Con nghĩ thể nào?  
* Làm sao con biết?  
* Tại sao con lại nghĩ như vậy?  
* Nếu.. thì sao? Nếu không… thì sao?  
* Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?  
Nói tóm lại khi xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm là việc tôi đặt ra  
các câu hỏi và tìm lời giải đáp để một kế hoạch hoàn chỉnh phù hợp với trẻ.  
1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm hiểu trẻ.  
2. Trẻ cần học tiếp theo ? Chọn mục tiêu.  
3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này ? Dự kiến các công  
vic / hot động cthca trcho trtri nghim nhm vào các mc tiêu đã đặt ra.  
4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này ? Chọn học  
liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô.  
Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.  
Đổi mới phương pháp giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt hợp lý  
những kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất cải tiến các  
phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên. Đổỉ mới phương pháp nhằm tích  
cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo,  
10/30  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 25 trang huongnguyen 30/04/2024 120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_lay_tre_lam.doc