SKKN Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong Trường Mầm non
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thứcăn cho trẻ ở trường mầm non, ban chỉ đạo đã tổ chức tuyên truyền thực hiện các văn bản chỉ đạo như: Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Quán triệt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tới 100% cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẦM NON 1-6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm thực hiện công tác
vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
Lĩnh vực: Quản lý
Cấp học: Mầm non
Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý Hạnh
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
ĐT: 0912670795
Email: quylam123@gmail.com
Đơn vị công tác: Trường mầm non 1-6
Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Hoàn Kiếm, tháng4năm 2018
Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường mầm non
MỤC LỤC
Mục lục.............................................................................Trang 1
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………..Từ trang 1đến trang 3
Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………...............Từ trang 4 đến trang 26,
bao gồm những mục sau:
1.Những nội dung lý luận liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn thực
phẩm……………......................................................Từ trang 4 đến trang 6
2. Thực trạng vấn đề :…………………………........Từ trang 6 đến trang 8
3. Các biện pháp đã tiến hành:………...................Từ trang 8 đến trang 25
Bao gồm các biện pháp sau:
3.1.Xây dựng kế hoạch “Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm”...............
Từ trang 8 đến trang 10
3.2. Bồi dưỡng, giáo dục tuyên truyền về công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm ở trường mầm non::..................................Từ trang 10 đến trang 14
3.3.Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn
của nhà trường....................................................Từ trang 14 đến trang 22
3.4. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của nhàtrường.................................
Từ trang 22 đến trang 24
3.5.Công tác quản lý chỉ đạo thực hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm.................
Từ trang 24 đến trang 25
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm…………………..Từ trang 25 đến
trang 26
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………..Từ trang 26 đến trang 27,
bao gồm những mục sau:
1. Kết luận………………………………...............Từ trang 26 đến trang 27
2. Kiến nghị…………………………………..................................Trang 27
Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………...........Trang 28
1/28
Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường mầm non
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đều biết rằng: “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho tương lai”. Ngành giáo dục có một trách nhiệm thật
lớn lao đó là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ tay
nghề và phẩm chất nghề nghiệp tốt để đóng góp đưa đất nước phát triển lên
một tầm cao mới.
Là ngành học đầu tiên trên hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm
non có nhiệm vụ quan trọng đó là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên
của con người mới xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của giáo dục mầm non là
chăm sóc giáo dục, hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu đời của
con người đó là: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ.
Để đạt được mục tiêu trên, cần phải kết hợp hài hòa giữa công tác chăm
sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Hầu hết thời gian ban ngày các cháu ở trường mầm non, nếu các cháu
được chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục tốt thì sẽ được phát triển tốt. Nếu
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục không tốt thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, bậc học mầm non của chúng ta
phải tiến hành song song nuôi dưỡng và giáo dục với nhau, hỗ trợ cho
nhau, không thể tách rời. Khâu chăm sóc và nuôi dưỡng là then chốt và vô
cùng cần thiết, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ khỏe mạnh. Có sức khỏe trẻ
mới tiếp thu được kiến thức theo độ tuổi. Để đạt được mục tiêu phát triển
toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và
giáo dục là điều tất yếu. Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, là
niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội “Không thể có sự thông
minh trong cơ thể ốm yếu”. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm
sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì
giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá
toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích
của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù
hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ.
Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thì khâu an toàn thực phẩm
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện
nay đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu
dùng nên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao và là công việc của
2/28
Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường mầm non
toàn dân. Đối với Ngành giáo dục Mầm non việc tổ chức khâu an toàn vệ
sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường luôn được sự quan tâm, chú
trọng đặc biệt của các cấp, các nghành. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học
tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay.
Là một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở
trường mầm non, tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng trong việc chỉ
đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa rất lớn trong
việc giúp trẻ luôn được khỏe mạnh, phát triển tốt về mọi mặt từ đó hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào
lớp một. Với những lý do nêu trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số
kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường
mầm non” góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà
trường đạt kết quả cao hơn.
3/28
Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường mầm non
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Những nội dung lý luận liên quan đến vấn đề đảm bảo an
toàn thực phẩm
Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của
người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản
xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích
thích tăng trưởng không hợp lý. Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm
ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết.
Thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn
bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến Ung thư. Việt Nam cũng là
một trong những nước có số lượng người mắc bệnh Ung thư nhiều nhất thế
giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người.Thực
phẩm không an toàn đe dọa trực tiếp sức khỏe người tiêu dùng.
Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả
giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ
độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày
một tích tụ và chờ bộc phát. Nhưng có không ít người tiêu dùng không
quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi mua các thực phẩm
thiết yếu tiêu dùng hàng ngày (như rau, cá, thịt….).
Các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ
bệnh và thuốc trừ cỏ dại…), thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng,
các vi sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng
sinh, chất tăng trọng có trong thịt cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy
sống…của con người là tiền đề để phát sinh các loại bệnh tật như ung thư,
loãng xương, suy giảm trí nhớ và thoái hóa xương khớp.
*Một số khái niệm về Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thực phẩm: Là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi
sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các
chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Vệ sinh thực phẩm: Là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm
bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực
phẩm.
4/28
Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường mầm non
- An toàn thực phẩm: Là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho
người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
- Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: Vệ sinh an toàn thực phẩm là
tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản,
phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm
sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của
nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú
y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
Điều quan trọng là trước khi đưa thực phẩm vào cơ thể, chúng ta cần
phải tiến hành chế biến nó. Việc chế biến thực phẩm như thế nào để đảm
bào an toàn vệ sinh tuỳ thuộc vào nơi chế biến và cách chế biến của người
đầu bếp. Chỉ coi trọng cách chế biến thực phẩm mà không quan tâm đến
chế biến ở đâu sẽ là điều không thể chấp nhận được. Chính vì lẽ đó, chúng
ta cần tạo môi trường an toàn, phải cải thiện, sắp xếp và dọn dẹp vệ sinh
sạch sẽ khu vực sơ chế và chế biến thực phẩm.
*Những thách thức và tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
- Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói
quen ăn uống của nhân dân. Thực phẩm chế biến sẵn ngày càng nhiều, các
bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẫn đến hàng loạt vụ ngộ độc.
- Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên
thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống
thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Ô nhiễm môi trường: Sự phát triển của các ngành công nghiệp dẫn đến
môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng.
Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao
hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các
vật nuôi cao.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: Việc ứng dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực
phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng
tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư
thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều
5/28
Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường mầm non
hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không
đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.
2. Thực trạng vấn đề :
*Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế
thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài
nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ
gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Hiện nay, những người trồng rau vẫn
hay sử dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm,
thuốc có độ độc cao, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng để phun trừ
các loại sâu bệnh trên các loại rau quả, tiêm thuốc kích thích cho quả mau
chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng trưởng độc hại…đã làm tích
luỹ một dư lượng nitrat rất lớn tồn dư trong rau, củ, quả.
Ngoài ra, nhiều người trồng rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước
thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật
gây bệnh trong rau quả cao hơn nhiều so với qui định của Bộ Y tế… Đó
chính là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính, là mầm mống gây ra
nhiều loại bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Nếu để ý, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những loại rau quả trái vụ
như cải bắp, súp lơ… chỉ có vào mùa đông nhưng lại được bày bán rất
nhiều ở mùa hè, thậm chí còn xanh và tươi hơn nhiều so với rau quả chính
vụ….Đó là những người sản xuất đã sử dụng những lại thuốc kích thích
tăng trưởng và các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao đã bị cấm sử
dụng từ lâu.
Các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt… những người
chăn nuôi cũng sử dụng những loại cám tăng trọng không rõ nguồn gốc để
kích thích tăng trưởng, thậm chí những người kinh doanh thực phẩm còn sử
dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt cá ôi thối để che mắt khách hàng…
Có thể nói, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ là một việc làm rất
cần thiết và là một quá trình liên tục, lâu dài và phải có những biện pháp cụ
thể. Để có những bữa ăn chất lượng cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, cách chế biến các món ăn phải luôn thay đổi và được kết hợp từ
nhiều loại thực phẩm khác nhau… Hơn nữa hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ trong trường mầm non có chất lượng, an toàn, khoa học sẽ thúc
6/28
Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường mầm non
đẩy mọi hoạt động của nhà trường. Chế độ ăn uống của trẻ ngoài việc dựa
vào các loại thực phẩm sạch sẽ, hợp vệ sinh còn phụ thuộc rất nhiều cách
thực hiện, cách tổ chức và hơn cả là nhận thức được tầm quan trọng của vệ
sinh an toàn thực phẩm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Vì vậy vệ
sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu của
trường chúng tôi.
Với bậc học mầm non, việc chăm sóc giáo dục trẻ đã có những bước
tiến đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng về sức khỏe. Vệ sinh an toàn
dinh dưỡng cũng như an toàn thực phẩm trong nhà trường tạo cho trẻ được
vui sống và học tập, sinh hoạt trong một môi trường an toàn, lành mạnh.
Qua đó, tạo được niềm tin đối với phụ huynh, đồng thời khẳng định được
uy tín của nhà trường.
Việc chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường
Mầm non tôi công tác có những thuận lợi và khó khăn sau:
a .Thuận lợi :
- Trường được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, có sự phối hợp chặt
chẽ, đồng bộ, thường xuyên với các cấp, các ngành trong Quận về công tác
vệ sinh an toàn thực phẩm . Ban giám hiệu nhà trường năng động, sáng tạo,
hoạt động chỉ đạo sát sao, nhận thức sâu sắc và cập nhật kịp thời các văn
bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và thực hiện có hiệu quả công tác vệ sinh
an toàn thực phẩm trong nhà trường.
- Trường đã được cải tạo sửa chữa, đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho
việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Ký kết các hợp đồng thực phẩm, nước tinh
khiết với các đơn vị cung ứng có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng tạo điều kiện
rất tốt cho các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đảm bảo bếp ăn đạt tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được tập huấn kiến thức về vệ sinh
an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe định kỳ và có nhận thức đúng đắn
về an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ các
hoạt động của nhà trường, có nhận thức tốt về các vấn đề Vệ sinh an toàn
thực phẩm, vệ sinh môi trường.
b- Khó khăn:
7/28
Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường mầm non
- Trường có điểm lẻ ở chung với hộ dân, ở xa điểm chính nên khó khăn
trong việc đi lại vận chuyển đồ ăn cho trẻ hàng ngày, ảnh hưởng phần nào
đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Các biện pháp đã tiến hành:
Từ ngàn xưa, con người đã biết mối quan hệ giữa ăn uống và sức khỏe,
chế độ ăn tốt khi đảm bảo thực phẩm luôn sạch và an toàn. Ban giám hiệu
nhà trường đã nhận thức đúng đắn và đánh giá việc thực hiện công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm
non là rất quan trọng.
Có thể nói, muốn đảm bảo được chất lượng bữa ăn cho trẻ tốt thì việc
quan trọng đầu tiên phải là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để làm tốt việc chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở
trường. Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế quản lý, tôi đã
thực hiện các biện pháp như sau:
3.1./ Xây dựng kế hoạch “Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm”
Cũng như các hoạt động khác, hoạt động thực hiện vệ sinh an toàn thực
phẩm cho trẻ ở trường mầm non cũng cần phải có kế hoạch cụ thể. Dựa
trên kết quả đạt được của năm học trước và thực tế của đơn vị, căn cứ vào
sự chỉ đạo của cấp trên, nhà trường đã xây dựng kế hoạch thể hiện rõ, cơ
bản về việc tổ chức các biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
a)Thành lập Ban chỉ đạo:
- Thành lập ban chỉ đạo công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm trong
trường Mầm non, quy định trách nhiệm cho từng tổ: tổ dạy, tổ nuôi, tổ văn
phòng; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Hàng ngày, lãnh
đạo thường trực thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm thực 3 bước, lưu mẫu
thức ăn, ghi chép sổ sách theo quy định.
1. Đ/c Nguyễn Thu Hà - Hiệu trưởng :Trưởng ban
2. Đ/c Nguyễn Thị Thuý Hạnh - Phó Hiệu trưởng- CTCĐ: Phó ban
3. Đ/c Nguyễn Thị Nhàn – Nhân viên Y tế: Uỷ viên
4. Đ/c Nguyễn Thị Huế – Văn thư - TBTT: Uỷ viên
5. Đ/c Tô Thị Thu Hà Hà – Giáo viên- BTTN: Uỷ viên
6. Đ/c Hoàng Thị Hoa – Nhân viên nuôi dưỡng: Uỷ viên
7. Đ/c Nguyễn Thị Phượng – Trưởng ban đại diện CMHS: Uỷ viên
8/28
Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường mầm non
- Cán bộ Y tế tham mưu, Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch đảm bảo Vệ
sinh an toàn thực phẩm gắn với nội dung phòng chống tai nạn thương tích
của nhà trường, tổ chức thực hiện tốt các yêu cầu, nội dung Kế hoạch.
Thực hiện ngay công tác tổng vệ sinh môi trường, nhà bếp đảm bảo các
điều kiện an toàn thực phẩm phục vụ học sinh và giáo viên trước khi bước
vào năm học mới 2017-2018.
- Ban chỉ đạo nhà trường kiểm tra, đôn đốc việc vệ sinh môi trường của
lớp và khung cảnh sư phạm, chú trọng kiểm tra vệ sinh lớp học, vệ sinh cá
nhân của trẻ, vệ sinh nhà bếp, vệ sinh an toàn thực phẩm...
b) Xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác vệ sinh an toàn thực
phẩmtrong nhà trường
- Nhà trường có văn bản chỉ đạo thực hiện quy định về công tác vệ sinh
an toàn thực phẩm. Triển khai các văn bản theo quy định có nội dung liên
quan tới công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Nghị định số 15/NĐ-CP ngày
02/2/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
An toàn thực phẩm ;Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y
tế về việc Hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống; Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y tế
về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu
mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”. Kế hoạch số
3564/KH-SGD&ĐT ngày 21/9/2016 Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội về Tổ
chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” ngành Giáo dục và Đào tạo
Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 2922/KH-SGD&ĐT ngày
31/8/2017 của Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội về Công tác an toàn thực
phẩm và tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” ngành Giáo dục
và Đào tạo năm học 2017-2018; Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày
29/12/2017 của UBND quận Hoàn Kiếm về Công tác an toàn thực phẩm
quận Hoàn Kiếm năm 2018; Kế hoạch số 10/KH-PGDĐT ngày 15/1/2018
của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm về An toàn thực phẩm
trong trường học năm 2018.
- Trường đã tiến hành xây dựng và triển khai Kế hoạch số 117/KH-
MN.1-6 ngày 19/ 9/2017 của trường MN 1-6 về công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm năm học 2017 -2018). Kế hoạch đã đề ra được mục đích yêu
cầu, kế hoạch thực hiện cụ thể trong năm học.
9/28
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_thuc_hien_cong_tac_ve_sinh_an_toan_t.docx