Đổi mới phương pháp dạy học tích cực
cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non
phương pháp"...Tuy nhiên, các nhà giáo dục đã nghiên cứu thực nghiệm và
chứng minh: Trẻ lọt lòng mẹ đã sớm hình thành con đường học tập. Theo
Benjamin S Bloom, trước 4 tuổi trẻ có năng lực học tập đạt 50%, 4 đến 8 tuổi
phát triển thêm 30% và 20% hoàn thành trong giai đoạn tiếp theo.Trước 6 tuổi
trẻ tích lũy được 33% vốn từ vựng tiếng mẹ đẻ, 6 đến 13 tuổi tích lũy thêm 42%
và 25% khi tròn 18 tuổi.
Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, ngoài phương
pháp giáo dục truyền thống còn có nhiều phương pháp dạy học khác như
phương Montessori, phương pháp "Nhúng bàn tay vào bột", phương pháp dạy
học tích cực...Nhìn chung các phương pháp dạy học cho trẻ mầm non đều hướng
vào đứa trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động và kết quả cuối
cùng là đứa trẻ cần đạt mục tiêu cuối độ tuổi và đồng thời chuẩn bị tốt tâm trí tốt
nhất cho trẻ trong giai đoạn tiếp theo.
Vấn đề trong giáo dục mầm non là "Dạy trẻ cái gì?" không quan trọng bằng
"Dạy trẻ như thế nào?". Việc hình thành cho một đứa trẻ các năng lực tư duy
cho dù các năng lực tư duy đó không cho ra kết quả chính xác quan trọng hơn
nhiều việc cố nhồi nhét những kiến thức khoa học chính xác vào đầu đứa trẻ.
Bậc học mầm non được xem là bậc học nền tảng, là cơ sở, tạo tiền đề cho
các bậc học tiếp theo. Do vậy, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non là vô
cùng quan trọng, giúp các em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em bước vào
lớp một ở trường phổ thông. Việc giúp trẻ lĩnh hội được các nội dung kiến thức
để hoàn thiện bản thân là mong muốn không chỉ riêng của nhà trường, gia đình
mà là mong muốn chung của toàn xã hội. Để giúp trẻ phát triển tốt thì ta cần tạo
tiền đề vững chắc cho trẻ ngay từ khi trẻ bước vào mẫu giáo, đặc biệt chú trọng
việc chăm sóc giáo dục, trang bị vốn kiến thức, các kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ, bởi
các cháu cần được giáo dục một cách toàn diện nhất. Do vậy, việc đổi mới
phương pháp dạy học tích cực cho trẻ là một yêu cầu hết sức cần thiết và không
thể thiếu trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.
1.2. Cơ sở thực tế
Với việc lựa chọn và đưa ra đề tài “đổi mới phương pháp dạy học tích cực
cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non ”. Đây là một đề tài khá mới mẻ
và thu hút sự quan tâm của phần lớn các giáo viên mầm non. Đặc biệt, đối với
bản thân tôi, đây là năm đầu tiên tôi nghiên cứu về đề tài này. Tuy là một giáo
viên tuổi nghề còn chưa dày dặn, vốn kinh nghiệm chưa nhiều nhưng qua thực tế
tại đơn vị mình cũng như qua việc học hỏi rút kinh nghiệm ở các trường bạn, tôi
thấy phần lớn trẻ tham gia vào các hoạt động học tập với sự chủ ý áp đặt của
giáo viên là chính, đa số trẻ còn thụ động, chưa thể hiện được tính tích cực của
cá nhân, chưa phát huy tối đa khả năng vốn có của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo thì
điều này càng thể hiện rõ nét hơn qua các hoạt động học tập, đa số trẻ chỉ biết
làm theo sự sắp đặt trước, trẻ chưa tích cực tự giác, chưa mạnh dạn thể hiện khả
năng của mình cũng như đề xuất ý kiến với cô với bạn trong giờ học, …Việc tạo
3/21