SKKN Nâng cao chất lượng bộ môn thể dục cho trẻ

Bản thân tôi là người quản lý trường , việc đầu tư chất lượng chuyên môn , nâng cao kiến thức các bộ môn nhằm thu hút trẻ đến trường là việc làm cần thiết với chủ đề năm học “ Trường học thân thiện , học sinh tích cực “ Do đó tôi luôn quan tâm đến việc nắm bắt và thực hiện chuyên môn của giáo viên đặc biệt là các bộ môn mà giáo viên gặp khó khăn như môn thể dục …Từ đó, có kế hoạch đầu tư về kinh phí , kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn qua thao giảng , kiểm tra chuyên đề .Mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho giờ học như dung cụ thể dục , máy cacset , trang phục thể dục của cô và cháu , sân bãi …
Dự sinh hoạt tổ khối với giáo viên là cần thiết đối với tôi , tạo cho giáo viên được thảo luận về những khó khăn trong chuyên môn như môn thể dục giáo viên sẽ cùng nhau ôn luyện các kỹ năng khó, trò chơi vận động , chọn lựa cơ chủ đạo phù hợp với kỹ năng , tập kỹ các động tác khó để thực hiện chính xác hơn …
Sau mỗi tiết dự giờ , kiểm tra , thao giảng tôi luôn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên được dự đầy đủ và rút kinh nghiệm thống nhất cách thực hiện kịp thời để giáo viên dạy đạt hiệu quả cao hơn.
Việc học tập nâng cao chuyên môn là việc làm cần thiết của hết mọi người , do đó tôi luôn nghiên cứu tập san ,sách báo, thông tin trên mạng để gợi ý , tạo cơ hội cho giáo viên sưu tầm cập nhật , chọn lọc áp dung và thực tế cho phong phú hấp dẫn giờ học hơn…
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:  
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công cuộc  
xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà  
trường phải những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa  
để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn thế hệ trẻ thể vận dụng vào cuộc sống  
tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt  
cuôc đời . Vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho các cháu là một việc  
làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.  
Giáo dục thể chất(GDTC) một trong những nội dung giáo dục quan trọng  
của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về  
thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.  
Trong quá trình GDTC cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ GDTC được hoàn  
thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức GDTC ở trường mầm non là sự  
tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, cơ bản là  
tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế  
độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất củng cố sức  
khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức GDTC qua các tiết học thể dục  
Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo,  
nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận  
động phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần  
chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ,  
giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua  
khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình.  
Thực tế hiện nay trong trường mẫu giáo, chúng tôi thấy rằng sự quan tâm  
đúng mức tới thể dục cho trẻ mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ lắm.Chính vậy  
chúng tôi đã chọn đtài “ Nâng cao chất lượng bộ môn thể dục cho trẻ”  
II/ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:  
*Tình hình trường lớp, giáo viên và học sinh:  
- Trường có 2 cơ sở với 4 lớp mẫu giáo và 110 học sinh.  
- Học sinh đủ cả 3 lứa tuổi, các cháu hồn nhiên , khỏe mạnh , và rất thích đến  
trường, lớp.  
- Toàn trường có 7 giáo viên trực tiếp đứng lớp  
* Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị :  
- Các phòng học thoáng mát . sân chơi rộng , thuận tiện cho trẻ tham gia các  
hoạt động vận động  
- Các trang thết bị tương đối đầy đủ để phục vụ cho trẻ hoạt động  
* Tình hình phụ huynh :  
- Đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học  
những gi ? mà chỉ thích cho trẻ viêt chữ, làm toán như lớp 1 phổ thông.  
- Số trẻ ở các lớp mầm chồi ghép 2 – 3 độ tuổi nên việc luyện tập các kỹ  
năng cho trẻ rất khó khăn .  
- Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp , chưa đầy đủ lắm đối với các lớp học  
1 buổi.  
- Hiện nay ngành học mầm non đang tiếp tục thực hiện việc tổ chức hình  
thức giáo dục trẻ theo hướng đổi mới. Nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng  
tích cực .  
Với lý do và thực trạng nêu trên, chúng tôi đã tiến hành chọn lựa một số biện  
pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn thể dục cho trẻ như sau:  
III/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH :  
`
1/ Đối với ban giám hiệu :  
Bản thân tôi là người quản trường , việc đầu tư chất lượng chuyên môn ,  
nâng cao kiến thức các bộ môn nhằm thu hút trẻ đến trường việc làm cần thiết  
với chủ đề năm học Trường học thân thiện , học sinh tích cực “ Do đó tôi luôn  
quan tâm đến việc nắm bắt thực hiện chuyên môn của giáo viên đặc biệt là các  
bộ môn mà giáo viên gặp khó khăn như môn thể dục …Từ đó, kế hoạch đầu tư  
về kinh phí , kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn qua thao giảng , kiểm tra chuyên đề  
.Mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho giờ học như dung cụ thể dục , máy cacset ,  
trang phục thể dục của cô và cháu , sân bãi …  
Dự sinh hoạt tổ khối với giáo viên là cần thiết đối với tôi , tạo cho giáo viên  
được thảo luận về những khó khăn trong chuyên môn như môn thể dục giáo viên sẽ  
cùng nhau ôn luyện các kỹ năng khó, trò chơi vận động , chọn lựa cơ chủ đạo phù  
hợp với kỹ năng , tập kỹ các động tác khó để thực hiện chính xác hơn …  
Sau mỗi tiết dự giờ , kiểm tra , thao giảng tôi luôn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên  
được dự đầy đủ và rút kinh nghiệm thống nhất cách thực hiện kịp thời để giáo viên  
dạy đạt hiệu quả cao hơn.  
Việc học tập nâng cao chuyên môn là việc làm cần thiết của hết mọi người , do  
đó tôi luôn nghiên cứu tập san ,sách báo, thông tin trên mạng để gợi ý , tạo cơ hội  
cho giáo viên sưu tầm cập nhật , chọn lọc áp dung và thực tế cho phong phú hấp  
dẫn giờ học hơn…  
2/Yêu cầu đối với giáo viên:  
Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho tiết học, cũng như các hình thức khác.  
Trước hết, giáo viên xác định nhiệm vụ cụ thể đối với việc tập luyện cho trẻ, lựa  
chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp với nhiệm vụ, với mức độ chuẩn bị thể lực  
của trẻ.  
Xác định thứ tự các bài tập đã lựa chọn, cách tiến hành như: phương pháp  
hướng dẫn, hình thức tổ chức, liều lượng, dụng cụ, nhạc đệm…, chuẩn bị trước khi  
tập, an toàn của dụng cụ, lựa chọn dụng cụ, bố trí dụng cụ cho buổi tập.  
Biết chọn lọc nội dung lồng ghép , tích hợp phù hợp với từng đề tài  
dụ : đề tài “ Chạy nhanh …” tích hợp ATGT , dừng đúng biển báo cấm ...  
Qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy một số giáo viên tập các  
động tác thể dục chưa chuẩn cần rèn luyện. Sau đó chúng tôi tổ chức các buổi tập  
rèn luyện các động tác chưa chuẩn cho giáo viên vào các buổi họp tổ khối…  
3/Yêu cầu đối với cháu:  
Trẻ hứng thú tham gia giờ học , thực hiện được các kỹ năng vận động  
Trẻ tập trung chú ý trong giờ học  
3/ Tổ chức hoạt động thể dục cho trẻ :  
3-1/Thể dục sáng:  
Như chúng ta đã biết ,tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trem hàng ngày  
có ý nghĩa to lớn về giáo dục sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt trẻ ở lứa tuổi mẫu  
giáo và mầm non . Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích  
lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.  
Tập luyện thường xuyên như vậy , cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các  
quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng  
cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.  
Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định trước bữa ăn  
sáng. Thời gian tập khoảng 10 phút. Cũng như các buổi tập khác, trẻ nên mặc quần  
áo thích hợp để dễ vận động , Trang bị dụng cụ như gậy , , vòng , hoa tua , cờ  
…thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập . Giáo viên nên quan sát  
cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt cột sống của trẻ. Trẻ cần  
đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ  
cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số  
lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể  
lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần,  
còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4- 6 lần. Chọn động tác  
sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù  
hợp hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy,  
trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ  
quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ…Sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng  
bằng các trò chơi vận động chủ đề gồm 3 – 4 động tác thể dục. Không nên quên  
đi bộ, các bài tập củng cố cơ vai, chân, tay lưng, bụng, chạy 10- 15giây và đi bộ  
kết thúc nhằm hồi tĩnh hấp, điều hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng  
thái yên tĩnh bình thường. Mỗi lần tập thể dục sáng cần thay đổi chủ đtrò chơi. Sự  
đa dạng đó phụ thuộc vào óc tưởng tượng của mỗi chúng ta. Có thể soạn các bài tập  
động tác bướm bay, chim bay…  
3-2 / Thể dục giờ học :  
a/Khởi động:  
Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như : trống,  
xắc xô,…Ngoài ra, nếu điều kiện, giáo viên sử dụng tín hiệu âm thanh- âm nhạc,  
đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học, giáo viên  
nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý  
của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh  
lệnh.  
thể tiến hành phần khởi động như sau:  
Giáo viên cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi vào phía trong  
vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi thường  
phối hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót 2m, đi thường 5m, 2m đi bằng gót chân, 5m  
đi thường, đi như vậy khoảng 2-3lần. Sau đó, cho trẻ chuyển sang chạy thay đổi tốc  
độ: chậm- nhanh- chậm. Hoặc cuối phần khởi động, giáo viên có thể cho trẻ chơi  
một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng gọi của ai?”, “Chuông reo ở đâu?”,  
có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng  
động.  
b/Trọng động:  
Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác hay nâng cao trình độ luyện  
tập của trẻ.  
+ Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực.  
Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ.  
* Thực hiện bài tập phát triển chung:  
- Phát triển và rèn luyện các nhóm chính; cơ bả vai, chân, mình,  
những động tác phát triển hệ hấp những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động  
cơ bản.  
dụ: Bài tập vận động cơ bản là “ném xa”thì khi chọn động tác cho bài tập  
phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động  
tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản “bật  
xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập phát  
triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn.  
Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,…nhưng các  
dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ  
đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ  
lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện  
pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Cần chú ý  
kết hợp sử dụng dụng cụ tập tay không cho trẻ để trẻ cảm giác đúng về động  
tác khi tập không có dụng cụ.  
*Vận động cơ bản  
Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ  
tiến hành theo các bước sau : Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo viên  
áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập khả  
năng của trẻ.  
dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “ ném xa , chạy nhanh 10m “ cô giáo có  
thể gợi ý :  
-Đố các cháu cô có biển báo gì đây ?  
-Khi gặp biển báo này những người đi bộ ,chạy bộ như thế nào ?  
-Hôm nay cô sẽ cho các con tập bài ném xa ,chạy nhanh 10 m.  
-Lớp đồng thanh .  
-Cô làm mẫu lần 1.  
-Cô làm mẫu lần 2 giải thích :Tư thế chuẩn bị đứng chân trước chân sau , tay cầm  
túi cát cùng phía với chân sau đưa ra trước khi có hiệu lệnh của cô tay đưa lên cao  
rồi ném mạnh túi cát thẳng về phía trước .Khi nghe hiệu lệnh còi các cháu chạy  
nhanh về đích , chạy tự nhiên phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân.  
-Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai )  
- Chia 2 nhóm thi đua thực hiện { cô bao quát sửa sai )  
* Trò chơi vận động  
Củng cố rèn luyện hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Giáo viên lựa chọn  
những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi : Tín hiệu , Chó sói xấu tính , Bắt  
chước tạo dáng ,cáo và thỏ …  
dụ 1 : Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động “Đi, chạy theo tính  
hiệu”; ném xa bằng một tay thì trò chơi vận động là “Ném quai dây”. Mục đích  
nhằm rèn luyện những kỉ năng của các vận động cơ bản.  
dụ 2  
Với đề tài : “ Trèo lên xuống thang “ chọn trò chơi “đua ngựa” việc chạy  
nâng cao đùi sẽ có tác dung hỗ trợ cơ đùi đối với kỹ năng trèo của trẻ  
c/Hồi tỉnh:  
Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo  
viên phải làm cho trẻ cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán  
học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức : cho trẻ đi vòng tròn, hít thở , trò  
chơi vận động tĩnh như : “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”.  
dụ :  
Cô cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai”, hít thở sâu .  
* Nhận xét tiết học  
Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết  
học khen chê trẻ kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ, khen là chính.).  
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:  
- Đối với cháu : Các cháu rất hứng thú tham gia giờ học , các kỹ năng luyện  
tập đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rõ rệt.  
Kết quả nhận thức trên trẻ đạt chất lượng hơn , 94% trẻ thực hiện thành thạo kỹ  
năng vận động ở từng lứa tuổi . đặc biệt là các giờ học thể dục mang tính tổng hợp  
như Ném xa – chạy nhanh , Nhảy dang khép chân – tung bắt bóng ….trẻ thực hiện  
tốt các yêu cầu về kiến thức kỹ năng  
-Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục của giáo viên đối với  
trẻ.  
- Đối với giáo viên : 100% giáo viên đã nắm vững trình tự phương pháp  
bộ môn dạy thể dục . Tập chính xác các động tác , hướng dẫn kỹ năng cho trẻ rõ  
ràng , biết chọn lựa cơ chủ đạo phù hợp với kỹ năng vận động , đặc biệt biết  
khéo léo trong việc chọn lựa các hình thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ tham gia tích  
cực vào giờ học tạo cho bộ môn thể dục không còn là một bộ môn cứng nhắc mà  
càng thích thú với môn học này. .  
- Qua kiểm tra chuyên đề của Phòng Giáo Dục đối với bộ môn thể dục , kết  
quả đạt 2/2 tiết tốt - Xếp loại tốt  
V/ HIỆU QUẢ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN :  
- Từ việc thực hiện trên và kết quả đã đạt được :  
- Trong công tác giảng dạy , người giáo viên phải yêu nghề mến trẻ , luôn  
tìm tòi các biện pháp áp dụng phù hợp, mới để tạo hứng thú cho trẻ thực hiện các  
kỹ năng .  
- Tích cực học hỏi đồng nghiệp , sách báo …..  
- Cô giáo phải nghiên cứu kỹ nội dung cần cung cấp cho trẻ phù hợp và  
chính xác , nhất là áp dụng các hình thức sáng tạo , nâng cao kiến thức cho trẻ trẻ  
rất thích cái mới ( tình tò mò ham hiểu biết )  
- Các tiết học phải đựơc trang bị đầy đủ dung cụ thể dục , dụng cụ đẹp ,. Sân  
bãi tập đảm bảo tính an toàn  
-Cần chú trọng tuyên truyền công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non cho  
các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng .  
VI/ KẾT LUẬN:  
Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục theo hướng đổi mới , sẽ giúp  
giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn ntrong việc xác định lựa chọn , tổ chức các hoạt  
động chăm sóc giáo dục trẻ , cũng như nghiên cứu lồng ghép các hình thức với  
nhau , tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ phát  
triền một cách toàn diện .  
Những phương pháp và biện pháp , hình thức mà chúng tôi thực hiện trên  
đây chắc chắn sẽ những hạn chế ,chúng tôi mong được sự góp ý của mọi người  
để chúng tôi hoàn thành tốt công việc mà chúng tôi đang thực hiện .  
doc 7 trang huongnguyen 11/03/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng bộ môn thể dục cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_bo_mon_the_duc_cho_tre.doc