SKKN Sưu tầm, sáng tác một số trò chơi chữ cái cho trẻ làm quen với chữ viết ở Trường Mầm non

Trong thực tế ở trường mầm non để thực hiện chương trình giáo dục mơi thì hầu như các giáo viên đang còn bị vướng măc giữa cái mới và cái cũ chưa thiết kế cho mình được tiết dạy thực sự đổi mới và khoa học mà vẫn còn bắt chước nhau. Do đó còn đang lúng túng trong cách lựa chọn các hình thức cho tiết học. Bên cạnh đó là cách sử dụng đồ dùng trực quan thì giáo viên chưa phát huy được công dụng của đồ dùng sẵn có trong thực tế. Vì vậy mà tiết học còn nhiều hạn chế, có thể nói nội dung của tiết học còn nghèo nàn, đồ dùng học tập còn chưa sinh động, giờ học trở lên khó khăn, cứng nhắc, do đó kiến thức, kỹ năng mà trẻ thu được trên tiết học còn chưa đáp ứng được với những yêu cầu kiến thức cô đặt ra cho trẻ.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Trẻ mầm non là lứa tuổi “học chơi, chơi học”. Ở lứa tuổi 5-6 tuổi ngoài  
việc phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những  
kỹ năng nhận biết các chữ cái, luyện phát âm, kỹ năng sao chép chữ cái đơn giản giúp  
trẻ hình thành và phát triển tư duy, suy luận tạo tiền đề để chuẩn bị tâm thế cho trẻ khi  
bước vào lớp 1  
Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều phhuynh thích con em mình đọc thông  
viết thạo ngay từ tuổi mẫu giáo mà không biết rằng con em mình đang ở lứa tuổi nào  
cần học gì? Việc học đọc, học viết ở lứa tuổi này có phù hợp không? Vì vậy cho  
trẻ “ Làm quen với chữ viết” một hoạt động vô cùng quan trọng cần thiết. Nó  
giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh mình qua các từ, câu về các sự vật hiện tượng,  
đồng thời giúp trẻ diễn đạt thành câu một cách rõ ràng, mạch lạc các ý nghĩa mong  
muốn của trẻ tiếp thu các hoạt động khác một cách dễ ràng hơn. Đặc biệt, cho trẻ  
làm quen chữ viết còn hình thành cho trẻ kỹ năng đọc, viết cần thiết, giúp trẻ một  
tâm thế tốt nhất để chuẩn bị vào lớp 1.  
Hoạt động cho trẻ “làm quen với chữ viết” một hoạt động khó và cứng. Chỉ  
lên lớp mẫu giáo lớn trẻ mới được làm quen với 29 chữ cái với các kiểu chữ in  
thường, viết thường và in hoa trẻ mới được tham gia trò chơi với chữ cái. Có rất  
nhiều các chữ cái trẻ dễ nhớ như: m, o, ô, ơ, i, t, c, u…. Trong khi đó, rất nhiều các  
chữ cái có đặc điểm giống nhau nhưng cách phát âm lại khác nhau như chữ cái: b, p,  
d, đ, q. Có những chữ cái có cách phát âm gần giống nhau nhưng đặc điểm của chữ  
cái lại khác nhau như chữ cái: l, n, x, s, d, r…  
Vậy làm thế nào để trẻ tham gia hoạt động làm quen chữ viết một cách hứng  
thú, sôi nổi đồng thời giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu. Tôi đã chọn đề tài đó là: Sưu  
tầm, sáng tác một số trò chơi chữ cái cho trẻ làm quen với chữ viết ở trường  
mầm non”  
1. Lý do chọn đề tài:  
Cơ sở luận:  
Như chúng ta đã biết đổi mới hình thức giáo dục mầm non hiện nay là lấy trẻ  
làm trung tâm, hình thức dạy trẻ theo chủ đề- sự kiện tháng, cách tổ chức dạy trẻ có  
tích hợp thêm các nội dung khác nhau để phù hợp với nội dung, phương pháp không  
thay đổi cách tổ chức dạy trẻ tổ chức tích hợp thêm các nội dung khác nhau để phù  
hợp với nội dung bài học nội dung phương pháp không thay đổi nhưng hình thức  
giờ học thay đổi nhằm thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động học tập, hiểu nội dung  
bài học, kỹ năng trong học tập, rút ra bài học cho bản thân. Nâng cao hiệu quả dạy  
trẻ 5 tuổi làm quen chữ viết nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển ngôn ngữ để trẻ tự tin  
hồn nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.  
Cơ sở thực tiễn:  
a.Thuận lợi:  
- Trường mầm non Hoa Thủy Tiên mà tôi đang công tác là một trường mầm  
non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 nên được sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt của các  
cấp lãnh đạo đặc biệt là phòng giáo dục đào tạo quận Long Biên.  
- Được ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, đã đầu tư trang thiết bị đồ dùng  
đồ chơi phục vụ cho các cháu đầy đủ ngay từ đầu năm. Ban giám hiệu đã tạo điều  
kiện cho tôi được tham gia kiến tập của trường để học tập và rút ra kinh nghiệm.  
- Ban giám hiệu nhà trường két hợp với ban chấp hành công đoàn trường luôn  
phát động phong trào các hội thi, hội giảng làm động lực thúc đẩy để qua đó giúp giáo  
viên có thêm kinh nghiệm giảng dạy tổ chức các hoạt động  
- Các chị em đồng nghiệp luôn quan tâm giúp đỡ động viên, khích lệ trong công  
việc đẻ tôi cố gắng  
- Bản thân nắm vững phương pháp, nội dung, yêu cầu cần đạt của trẻ, luôn có  
tinh thần học hỏi,sáng tạo trong công việc. Yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm cao  
trong công việc.  
- Đã có nhiêu kinh nghiệm dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn. Đúc rút kinh nghiệm sáng tác  
thơ, câu đố, trò chơi về chữ cái cho trẻ từ nhiều năm nay  
- Có sự quan tâm, nhiệt tình ủng hộ của phụ huynh học sinh  
- Trẻ trong lớp không có trẻ nào có dị tật về bộ máy phát âm .  
b.Khó khăn:  
- Các trò chơi dành cho trẻ mầm non thì vô cùng phong phú nhưng dành cho chữ  
viết thì rất ít.  
- Một số trẻ ngọng chữ cái l, n theo tiếng địa phương  
- Bản thân phụ huynh chưa có ý thức tự sửa ngọng và phát âm chuẩn trước trẻ,  
chưa có ý thức sửa ngọng cho trẻ.Có một số phụ huynh dạy trẻ phát âm chưa đúng  
theo yêu cầu của độ tuổi như: Chữ b - phát âm là bê, chữ q- phát âm là quờ hay chữ s-  
phát âm là ét sì…  
- Tính cấp thiết của đề tài:Có những khó khăn trên , làm thế nào để việc tổ chức  
cho trẻ làm quen chữ viết đạt kết quả cao tôi đã sưu tầm, sáng tác một số trò chơi chữ  
cái cho trẻ làm quen với chữ viết  
- Năng lực của tác giả: Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ đạt trên chuẩn, đã  
công tác được 8 năm trong nghề, được phân công giảng dạy lớp mẫu giáo lớn nhiều  
năm liền nên đã có kinh nghiệm trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.  
2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm:  
- Nội dung của trò chơi phải phù hợp với chủ điểm  
- Những trò chơi phải nội dung gần gũi, phù hợp với lứa tuổi của trẻ  
- Đồ dùng đẻ thực hiện trò chơi phải sinh động, hấp dẫn thu hút trẻ hứng thú tham  
gia giúp trẻ được phát âm nhiều nhận biết các đặc điểm của các chữ cái, trẻ được  
trải nghiệm nhiều qua đó giúp trẻ ghi nhớ chính xác nhớ lâu và sâu hơn.  
- Các trò chơi sử dụng các đồ dùng đơn giản, gần gũi, phổ biến dễ thực hiện để cho  
trẻ chơi học.  
3. Đối tượng nghiên cứu:  
Nghiên cứu thực tế các cháu 5 tuổi trường mầm non Hoa Thủy Tiên  
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:  
Khảo sát về các đồ dùng để tổ chức trò chơi cho trẻ  
Trò chuyện với phụ huynh  
5. Phương pháp nghiên cứu:  
Quan sát trẻ trên thực tế, sưu tầm qua sách báo, mạng Internet và tự sáng tác  
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:  
Thời gian nghiên cứu thừ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018  
B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:  
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu:  
Trong thực tế ở trường mầm non để thực hiện chương trình giáo dục mơi thì hầu như  
các giáo viên đang còn bị vướng măc giữa cái mới và cái cũ chưa thiết kế cho mình  
được tiết dạy thực sự đổi mới và khoa học vẫn còn bắt chước nhau. Do đó còn  
đang lúng túng trong cách lựa chọn các hình thức cho tiết học. Bên cạnh đó là cách  
sử dụng đồ dùng trực quan thì giáo viên chưa phát huy được công dụng của đồ dùng  
sẵn có trong thực tế. vậy tiết học còn nhiều hạn chế, thể nói nội dung của  
tiết học còn nghèo nàn, đồ dùng học tập còn chưa sinh động, giờ học trở lên khó  
khăn, cứng nhắc, do đó kiến thức, kỹ năng trẻ thu được trên tiết học còn chưa đáp  
ứng được với những yêu cầu kiến thức đặt ra cho trẻ.  
Mặt khác trẻ ở lớp tuy cùng một độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ cũng chưa được  
đồng đều  
* Từ thực trạng trên tôi đã một số biện pháp sau:  
* Biện pháp 1: Sưu tầm một số trò chơi:  
- Trò chơi 1: Tìm tiếng bắt đầu cùng 1 chữ:  
Mục đich:Rèn khả năng nhanh trí tìm từ bắt đầu cùng một chữ cái  
Chuẩn bị: Một bông hoa bằng giấy  
Cách chơi: Cả lớp cùng chơi cô cho các cháu ngồi thành vòng tròn. Cô đưa hoa cho  
một cháu yêu cầu cháu đó truyền hoa cho một bạn ngồi cạnh ( theo chiều kim đồng  
hồ) đồng thời nói một tiếng chữ cái n( na) . cháu ngồi bên cạnh nhận được hoa  
chuyền sang cho bạn tiếp theo và nói một tiếng khác theo cũng chũ cái đầu tên llà  
n ( nội), cứ như vậy lần lượt các cháu chuyền hoa cho nhau và tìm tiếng có cùng một  
chữ cái, chuyền cho đến khi nào các cháu không tìm được các tiếng chữ đầu có  
cùng một chữ cái thì thôi. Cô lại chuyển sang cho trẻ tim tiếng chữ cái khác  
Trẻ chơi trò chơi Tìm tiếng bắt đầu cùng 1 chữ  
-Trò chơi 2: Tìm tranh bắt đầu cùng một chữ  
Mục đích: Luyện phát âmvà nhận biết chữ cái đã học, luyện khả năng quan sát nhanh  
Chuẩn bị: Mỗi cháu có một bộ lô tô có các chữ cái mà cô cần luyện cho trẻ ( mỗi một  
chữ cái là 4-5 tranh: chữ b ( Tranh vẽ quả bí, bưởi,bóng, bàn…)  
Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Cô phát cho các cháu bộ lô tô đã chuẩn bị  
hướng dẫn trẻ chơi: Cô yêu cầu các cháu tim các quân lô tô có từ bắt đầu bằng chữ  
b để riêng ra một chỗ xếp thành hàng ngang. Cô đếm chậm từ 1-5 Sau hiệu lệnh  
của cô, cô quan sát các cháu tìm, cháu nào tìm được nhanh, nhiều đúng tranh cô  
kịp thời khen. Trò chơi tiếp tục các cháu tìm tranh cho chữ cái khác  
Trẻ chơi TC: Tìm tranh có bắt đầu cùng một chữ  
-Trò chơi 3: Tập tầm vông:  
Mục đích: Để rèn luyện khả năng quan sát, suy đoán của trẻ. Củng cố sự nhận biết  
và phát âm đúng các chữ cái đã học  
Chuẩn bị: 6-8 tờ giấy c4 x 5 cm Có viét các chữ cái cần ôn ( mỗi tờ viết 1 chữ)  
Cách chơi: Cả lớp cùng chơi trong lớp, giơ lên cao từng tờ giấy chữ cái cho  
các cháu và cho cả lớp đọc tên các chữ cái ghi ở tờ giấy. Sau đó gấp nhỏ các tờ  
giấy trộn đều. bốc 1 tờ giấy nắm trong bàn tay. Cô cho cả lớp đọc bài “ Tập tầm  
vông” Cô gọi một cháu đoán xem tay nào của cô có tờ giấy. Nếu cháu doán đúng, cô  
mở tờ giấy ra và cho cháu đọc chữ cái đó. Nếu cháu đoán không đúng cô cho cháu  
đoán lại lần hai. Cháu đoán đúng được thay cô làm chủ trò. Trò chơi lại tiếp tục, lấy  
tờ giấy khác. Chơi đến khi hết số tờ giấy có các chữ cái.  
Trẻ chơi TC: Tập tầm vông  
- Trò chơi 4: Bé tập sao chép chữ  
Mục đích: Rèn trẻ tính kiên trì, khéo léo sao chép xếp giống từ dưới tranh  
Chuẩn bị: Cô có các bức tranh, dưới tranh có từ chỉ hình ảnh đó  
Cách chơi: Trẻ xếp các chữ cái rời thành từ giống mẫu sẵn.  
Trẻ chơi TC: tập sao chép chữ  
- Trò chơi 5: Gạch chân chữ cái đã học.  
Mục đích: nhằm ôn luyện các chữ cái trẻ đã học, rèn tính kiên trì và khả năng  
chú ý cho trẻ  
Chuẩn bị: Các hình ảnh từ dưới tranh.  
Cách chơi: Có 2 – 3 đội chơi, mỗi đỗi sẽ gạch chân dưới các chữ cái đã học theo yêu  
cầu của cô trong từ dưới tranh.  
Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào gạch được nhiễu chữ cái đúng theo  
yêu cầu của cô là đội chiến thắng.  
Trẻ chơi TC: Gạch chân chữ cái đã học  
- Trò chơi 6: Vẽ hình ảnh chữ đã học  
Mục đích: Luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, phát triển trí tưởng tượng, khả  
năng tập trung suy nghĩ của trẻ.  
Cách chơi: Cho trẻ tìm các chữ cái đã học có trong từ chỉ tên các loại rau, quả, hoa,  
con vật…trẻ biêt sau đó phải vẽ lại hình ảnh đó.  
Luật chơi: Trong thời gian quy định, trẻ phải vẽ được hình ảnh và nói được chữ cái  
có trong từ chỉ hình ảnh đó.  
- Thông qua các môn học khác lồng ghép các trò chơi.  
Hoa sen  
Trẻ chơi TC: Vẽ hình ảnh chữ đã học  
- Trò chơi 7: Thi xem đội nào nhanh ( Trong giờ cho trẻ làm quen văn học)  
Mục đích: Ôn luyện các chữ cái trẻ đang được làm quen giúp trẻ nhớ đúng nhớ  
lâu, giúp trẻ hứng thú , mạnh dạn, ttin khi tham gia trò chơi  
Cách chơi: Khi cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh để đoán xem đó bức tranh vẽ về  
nhân vật hoặc cảnh vật trong câu truyện nào, sau mỗi mảnh ghép có các chữ cái khác  
nhau đã học, trẻ phải lấy mảnh ghép có chữ cái nào ghép vào đúng khoảng trống trên  
bảng chữ cái đó.  
Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào gắn nhanh và đúng tạo thành bức  
tranh là đội chiến thắng. Trò chơi chơi theo luật tiếp sức.  
Trẻ chơi TC: Thi xem đội nào nhanh  
Kết quả TC: Thi xem đội nào nhanh  
- Trò chơi 8: Bác đưa thư:  
Mục đích: Giúp trẻ phân biệt các chữ cáidễ nhầm lẫn về hình dạng như: b- d;  

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 24 trang huongnguyen 15/06/2024 1880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sưu tầm, sáng tác một số trò chơi chữ cái cho trẻ làm quen với chữ viết ở Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_suu_tam_sang_tac_mot_so_tro_choi_chu_cai_cho_tre_lam_qu.docx