Tham luận Chuyên đề ứng dụng CNTT có hiệu quả ở Trường Mầm non
Muốn ứng dụng giỏi CNTT, trước tiên người giáo viên phải chịu khó tìm hiểu, chịu khó học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, đồng thời phải biết sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hấp dẫn cho trẻ
Để có một tiết dạy sử dụng giáo án điện tử có hiệu quả thì giáo viên cần phải lựa chọn những bài học phù hợp, để lên kế hoạch dạy học phù hợp và phải thành thạo các thao tác trên máy, nắm vững mục tiêu bài cần truyền đạt cho học sinh trong bài học đó, nắm được cách tổ chức, hình thức tổ chức, sử dụng phương pháp phù hợp nắm vững trình tự các bước lên lớp trong giáo án điện tử..
Để có một tiết dạy sử dụng giáo án điện tử có hiệu quả thì giáo viên cần phải lựa chọn những bài học phù hợp, để lên kế hoạch dạy học phù hợp và phải thành thạo các thao tác trên máy, nắm vững mục tiêu bài cần truyền đạt cho học sinh trong bài học đó, nắm được cách tổ chức, hình thức tổ chức, sử dụng phương pháp phù hợp nắm vững trình tự các bước lên lớp trong giáo án điện tử..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẦM NON BÀ TRIỆU
THAM LUẬN VỀ CHUYÊN ĐỀ ỨNG
DỤNG CNTT CÓ HIỆU QUẢ
Ở TRƯỜNG MẦM NON
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THANH LOAN
Năm học: 2017 – 2018
PGD&ĐT QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẦM NON BÀ TRIỆU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*****
THAM LUẬN
VỀ CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG CNTT
TRONG GIẢNG DAY CÓ HIỆU QUẢ
Ở TRƯỜNG MẦM NON
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, thưa toàn thể hội nghị!
Tôi tên là Nguyễn Thanh Loan, hiện đang là giáo viên lớp mẫu giáo lớn của
trường mầm non Bà Triệu. Trong thời đại ngày nay - thời đại của thông tin tri thức
- đã tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội .
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã cho
thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục ở các nước có nền giáo dục phát triển
Việc ứng dụng CNTT trong thực tế dạy học đã đem lại kết quả đáng kể và
những chuyển biến tích cực trong dạy học, nhất là về phương pháp dạy học
(PPDH), đó thực sự là “một cuộc cách mạng công nghệ trong giáo dục”.
Ở Việt Nam trong những năm qua, việc đổi mới nội dung, chương trình sách
giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu
phải đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học hiện
đại và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới PPDH
bằng việc cung cấp cho GV những phương tiện làm việc hiện đại tương thích trong
dạy học.
- Để tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”
nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”; Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày
15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”; động viên cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động trong
toàn ngành thực hiện đổi mới, sáng tạo trong công tác, hoạt động dạy và học bằng
những việc làm cụ thể, tạo bước chuyển biến mới nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo.
- Tiếp tục cụ thể hoá nội dung “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” phù hợp
với chuyên môn mỗi cấp học. Qua đó, mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao
động có ý thức và giải pháp để thường xuyên cải tiến, rút kinh nghiệm, nâng cao
chất lượng công tác, giảng dạy và giáo dục của mình. Mỗi tập thể có giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ, chủ động thực hiện đổi mới, sáng tạo hiệu quả.
- Triển khai phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” một
cách thiết thực, hiệu quả, lồng ghép với các phong trào thi đua, các cuộc vận động
của ngành, mà trọng tâm là cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương -
Trách nhiệm” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo”. Kết quả phong trào thi đua phải được lượng hoá cụ thể, từ đó nhân rộng mô
hình điển hình tiên tiến, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong từng nhà trường, góp
phần đổi mới đồng bộ trong toàn ngành.
Thưa các đồng chí, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và trong
giảng dạy được Chi Bộ nhà trường xem đây là nhiệm vụ then chốt của các năm
học trong thời gian qua.
Trường đã đầu tư về CSVC: Mua máy tính, máy chiếu, thanh tương tác mimio
và đã tổ chức các chuyên đề cấp tổ về ƯD CNTT trong giảng dạy ở tổ chuyên
môn, đã động viên mỗi giáo viên tổ chức dạy ít nhất 1 tiết/ HK có UDCN TT.
Bên cạnh những nỗ lực và thành quả mà nhà trường đã đạt được trong năm
qua vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong việc UD CNTT trong giảng dạy
và cần phải khắc phục trong thời gian tới để việc UD CNTT vào giảng dạy để đạt
kết quả đươc tốt hơn
Đến với hội nghị hôm nay tôi xin mạnh dạn chỉ ra một số hạn chế và đề ra cách
khắc phục để việc UD CNTT được tốt hơn
1. Đối với giáo viên:
Để mỗi bài giảng sinh động, hấp dẫn và dễ tiếp thu hơn khi được sự trợ giúp
của CNTT thì không ai khác trong nhà trường người trực tiếp làm việc đó là những
giáo viên hằng ngày đứng trên bục giảng. Nhưng khi ƯD CNTT thì giáo viên còn
ngại vì trình độ tin học còn hạn chế, ngại tiếp xúc với các phương tiện hiện đại,
còn có tính ngại đổi mới trong quá trình soạn giảng các tiết có UD CNTT. Nên
việc đầu tiên:
- Giáo viên cần học, dự các lớp tập huấn soạn, giảng bài giảng điện tử để nâng
cao trình độ tin học của mình.
- GV Cần mạnh dạn, không ngại khó, tự tin khi thiết kế và sử dụng bài giảng
điện tử của mình, khi đó sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và
phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác:
- Biết khai thác các tài liệu trên internét trên các trang web như violet,
giaovien.net… để tham khảo các bài của các đồng nghiệp khác đã soạn.
- Tạo cho mình một kho tài liệu các nội dung, kiến thức, hình ảnh liên quan
đến nội dung kiến thức bộ môn của mình.
Ảnh minh hoạ: Giờ học cho trẻ làm quen với Toán bằng giáo án điện tử
2. Đối với tổ chuyên môn:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình đưa ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học- trong sinh hoạt chuyên môn.
- Tổ chức các tiết thao giảng, các chuyên đề có ứng dụng CNTT, họp rút kinh
nghiệm cho tiết dạy trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để các tiết sau được
tốt hơn.
- Động viên GV có kiến thức tin học hướng dẫn cho các GV còn han chế về
tin học trong tổ mình.
3. Đối với nhà trường:
- Đối với nhà trường coi đây là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định
đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách
hiệu quả trong công tác dạy học cũng như quản lý của nhà trường.
- BGH tổ chức điều tra để biết được khả năng tin học của mỗi đồng chí GV
rồi phân loại sau đó lên kế hoạch bồi dưỡng. ( Có thể phối hợp với chuyên gia vi
tính, hay tổ CNTT của trường mở lớp bồi dưỡng chương trình tin học cho GV).
- BGH cùng các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên tăng cường công tác
kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thông qua việc dự giờ
thăm lớp, sau đó rút kinh nghiệm tiếp tục đề ra biện pháp khắc phục.
- Phân mảng chuyên sâu để giáo viên có thời gian nghiên cứu, có trách
nhiệm tìm hiểu kỹ đặc trưng việc ứng dụng CNTT vào một trong 5 lĩnh vực phát
triển toàn diện cho trẻ MN.
- Cử một hoặc hai GV có kiến thức tốt về tin học làm GV cốt cán để tham
gia các lớp bồi dưỡng về máy tính, máy chiếu hay sử dụng phần mềm... , sau đó
tập huấn cho các đồng chí GV tại trường trong các buổi SHCM của trường.
- Tuyên truyền cho GV hiểu sâu hơn về thực hiện ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học.
- Có sự đầu tư về điều kiện trang thiết bị kỹ thuật để giáo viên có những
điều kiện thuận lợi khi giảng dạy có ƯD CNTT, nên mua sắm thêm máy tính, máy
chiếu, thêm phòng cố định có gắn đầy đủ các thiết bị phục vụ cho các tiết dạy có
UD CNTT.
Muốn ứng dụng giỏi CNTT, trước tiên người giáo viên phải chịu khó tìm hiểu,
chịu khó học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, đồng thời phải biết sáng tạo
trong phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hấp dẫn cho trẻ
Để có một tiết dạy sử dụng giáo án điện tử có hiệu quả thì giáo viên cần phải
lựa chọn những bài học phù hợp, để lên kế hoạch dạy học phù hợp và phải thành
thạo các thao tác trên máy, nắm vững mục tiêu bài cần truyền đạt cho học sinh
trong bài học đó, nắm được cách tổ chức, hình thức tổ chức, sử dụng phương pháp
phù hợp nắm vững trình tự các bước lên lớp trong giáo án điện tử..
4- Quá trình thực hiện, công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai hoạt động ứng
dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học trong Trường MN Bà Triệu
Trường Mầm non Bà Triệu đã chủ động trang bị cho đội ngũ giáo viên những
kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, xây dựng giáo án điện tử và những ứng
dụng của nó trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ngay từ năm đầu thành lập.
Nhà trường đã mời chuyên gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
mầm non về để bồi dưỡng cho giáo viên của trường. Sau thời gian bồi dưỡng giáo
viên đã có thể tự xây dựng những bộ giáo án điện tử và các bài giảng có sử dụng
công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm
sóc, giáo dục trẻ em có những ưu việt lớn so với cách giảng dạy truyền thống.
Trẻ em hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giờ học, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ em
Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những
hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT
giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong
phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài
cái "nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu
sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với
hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và
kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám
phá nội dung bài giảng . Hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng
và lên lớp.
Ảnh minh hoạ: Giờ học cho trẻ làm quen với chữ cái bằng giáo án điện tử
Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài
giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển
tới trẻ em một cách nhẹ nhàng và sống động; góp phần hình thành ở các em nhận
thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và
những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. Không những thế, năng
lực và lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên trường không ngừng được trau dồi và
phát triển.
Góp phần tích cực trong việc giáo dục cái đẹp, kỹ năng sống cho trẻ em.
Năm học 2017- 2018, nhà trường đã phổ biến cho giáo viên toàn trường hưởng ứng
cuộc vận động " Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm học 2017 – 2018”
Sở Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, tập thể giáo viên
trong nhà trường đã hưởng ứng rất tích cực. BGH nhà trường đã tổ chức cho giáo
viên thi đua soạn và dạy giáo án điện tử ở tất cả các khối lớp. Giáo viên giảng dạy
bằng giáo án điện tử được BGH và các bạn đồng nghiệp trong toàn trường dự giờ
và rút kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã triển khai cho trẻ ở khối các lớp mẫu giáo
làm quen với máy vi tính thông qua các phần mềm phát triển trí tuệ như Kismas,
Bút chì thông minh, Happy Kids nhằm hình thành cho trẻ thói quen và kỹ năng sử
dụng máy tính đơn giản cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tương tác
giữa trẻ và cô trong giờ học bằng giáo án điện tử.
Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em ở
Trường Mầm non Bà Triệu ngày càng được nâng cao; góp phần quan trọng trong
việc tạo ra được uy tín của nhà trường và thực sự là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ
huynh vì trẻ em ở đây được chăm sóc, giáo dục một cách khoa học, chuyên nghiệp,
hiện đại, xuất phát từ lòng đam mê nghề nghiệp của giáo viên với một mục tiêu
duy nhất "Tất cả vì học sinh thân yêu" và "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
Mỗi bài giảng của giáo viên đều được thiết kế phong phú gồm cả hình ảnh và âm
thanh, video giúp cho trẻ khám phá và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh gần gũi
để cho trẻ khám phá từ đó rèn luyện cho các con có ý thức ham học hỏi, có tinh
thần tự học và biết tự rèn luyện từ khi còn nhỏ.
Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục
mầm non nói riêng bằng ứng dụng CNTT là cả một quá trình lâu dài và đầy khó
khăn thách thức. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của
nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các trường mầm non mà còn đỏi hỏi sự say
mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ giáo viên mầm non. Để làm được điều này
cần có sự chỉ đạo thống nhất và đoàn kết từ nhà nước đến các ban ngành và các
trường mầm non, góp phần làm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo
dục và quản lý giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, các cấp ngành, trường học cần
quan tâm đến cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên mầm non để
giúp họ có thể yên tâm phát huy năng lực, trau dồi lòng yêu nghề và thực hiện tốt
được yêu cầu của nhiệm vụ "ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy
học."
- - Nhân Ngày hội Công nghệ thông tin năm học 2017-2018 lần này tôi xin đưa
ra 1 số giải pháp về công tác chỉ đạo thực hiện ứng dụng một số biện pháp xây
dựng bài giảng điện tử E-learning hiệu quả mà trường chúng tôi đã đang thực hiên
để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ MN.
- Trong hội nghị hôm nay, chúng tôi mong đón nhận được ý kiến đóng góp của
các quý vị đại biểu và cùng toàn thể các đồng chí, để giúp chúng tôi trong thời
gian tới hoàn thiện hơn trong công tác thực hiện mục tiêu chương trình GDMN
nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói riêng.
- Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, các đồng chí mạnh khoẻ, thành
đạt và hạnh phúc.
Chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Xin cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2018
Hiệu trưởng
Người viết
Khúc Thị Mai
Nguyễn Thanh Loan
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Chuyên đề ứng dụng CNTT có hiệu quả ở Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tham_luan_chuyen_de_ung_dung_cntt_co_hieu_qua_o_truong_mam_n.doc