Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
2
3
3
4
4
4
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2. THỰC TRẠNG
3. BIỆN PHÁP
3.1. Lồng ghép giáo dục thể chất theo chế độ sinh hoạt 1
ngày của trẻ ở lớp.
3.2. Giáo dục các thói quen vệ sinh cho trẻ:
3. 3. Tổ chức ăn cho trẻ:
8
9
3.4. Tổ chức giờ ngủ cho trẻ:
12
13
19
24
25
3. 5. Tổ chức các hoạt động thể dục
3. 6. Sáng tác và sưu tầm một số trò chơi vận động.
3.7. Tạo góc vận động
3. 8. Làm thêm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giáo dục thể
chất
3. 9. Phát triển vận động thông qua một số hoạt động ngoại
khóa:
26
28
3. 10. Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh về tầm quan
trọng của sự phát triển vận động của trẻ và cách dạy trẻ
phát triển vận động
4. KẾT QUẢ
28
30
III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1/30
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì
vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ
kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng khoá
IX đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục -
đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người ”. Vì vậy, hiện
nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, giáo dục mầm
non có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc
sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự
nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương
lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con
đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm
nay là thế giới ngày mai , trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ,
được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con
người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người
đối với xã hội, đối với cộng đồng.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn
nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ
thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ
máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc,
mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên
những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được.
Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc
biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Với mục đích góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối,
hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể của trẻ. Rèn luyện tư thế vận động
cơ bản; phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định
hướng trong không gian. Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu,
khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế,
sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện
tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và
khả năng tự quản, tự lập cho trẻ. Hình thành cho trẻ những thói quen vận động
2/30
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thời gian vừa qua, Phòng GD&ĐT Quận
Long Biên cũng đã tổ chức chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường
mầm non” với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là tổ chức nhiều tiết kiến tập
về bộ môn Giáo dục thể chất cho đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non trong quận
cùng tham gia học tập và rút kinh nghiệm để nâng cao khả năng dạy bộ môn
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình
sức khoẻ còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh
dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh đường ruột các điều kiện đảm bảo và
chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các trường và
gia đình còn thiếu thốn, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt, học
tập. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được tiến hành một cách
mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện
cho trẻ được phát triển tốt nhất.
Vì thế, là một giáo viên mầm non, tôi rất quan tâm tới vấn đề giáo dục
thể chất cho trẻ nên tôi đã thực hiện một số biện pháp giáo dục để nâng cao thể
chất cho trẻ tại lớp tôi, qua một thời gian áp dụng tôi rút ra một số kinh nghiệm
và xin chia sẻ qua đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Ở lứa tuổi mẫu giáo, nền móng của sức khoẻ và sự phát triển thể chất đầy
đủ đã vững vàng và bắt đầu hình thành những thói quen và tính cách. Đây là thời
kỳ đặc biệt thuận lợi để tiếp thu và củng cố các kỹ năng cơ bản cần thiết cho
cuộc sống sau này. Dĩ nhiên sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất lớn vào điều
kiện, môi trường, đời sống, việc giáo dục, giáo dưỡng nhất là giáo dục thể chất
cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ luôn lo sợ trẻ vận động sẽ bị ngã gây ra chấn thương,
nhưng chúng ta hãy quan sát các loại vật nuôi trong gia đình như mèo chẳng
hạn. Mèo mẹ thường tập luyện cho mèo con lăn lộn, chạy, nhảy, leo trèo và tập
bắt mồi khi mèo con còn rất nhỏ. Bởi vậy, tập cho trẻ vận động là một trong
những biện pháp tích cực, có hiệu quả đối với trẻ ở tuổi mẫu giáo.
Giáo dục thể chất cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất
của trường mầm non, vì vậy mà nhiệm vụ giáo dục thể chất luôn được nhà
trường quan tâm, lưu ý thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, nhờ đó chất lượng giáo
dục thể chất của trẻ không ngừng được nâng cao. Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thể chất cho trẻ chúng tôi có những thuận lợi và
khó khăn sau
3/30
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
2. Thực trạng vấn đề
a. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường đã lập kế hoạch xây dựng chuyên đề “Phát
triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” một cách cụ thể và triển khai tới
cán bộ công nhân viên nhà trường và được tập thể hội đồng nhất trí, ủng hộ,
đoàn kết và quyết tâm thực hiện.
- Trường đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2 nên cở sở vật chất của nhà
trường khang trang, có nhiều đồ dùng phục vụ cho việc giáo dục thể chất. Sân
chơi rộng có nhiều đồ chơi ngoài trời, Trồng nhiều cây xanh nên sân chơi sạch
sẽ, thoáng mát phục vụ tốt cho việc hoạt động nâng cao thể chất cho trẻ.
- Diện tích lớp rộng, đảm bảo không gian sinh hoạt chung trên 1,5m2 / trẻ,
không khí lớp thoáng mát, sạch sẽ đạt tiêu chuẩn cho mọi hoạt động của trẻ.
- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ nắm vững phương pháp của bộ
môn giáo dục thể chất.
- Một số phụ huynh rất nhiệt tình kết hợp với giáo viên trong việc giáo
dục trẻ và hỗ trợ về các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ giáo
dục thể chất.
b. Khó khăn:
- Số lượng trẻ trên một lớp còn đông nên giáo viên còn gặp khó khăn
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Phương pháp và cách tổ chức 1 số hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
của giáo viên chưa hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ trong giờ
học và các hoạt động giáo dục thể chất
- Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục thể chất
cho trẻ.
- Thể lực cũng như khả năng vận động của trẻ phát triển không đồng đều.
- Theo khảo sát đầu năm tôi thu được kết quả sau:
Đạt
Chưa đạt
Các mặt phát triển
của trẻ
Số trẻ
45 / 48
34 / 48
33/ 48
Tỷ lệ %
93.7
Số trẻ
Tỷ lệ %
62.5
1. Phát triển thể lực
2. Thói quen vệ sinh
3. Kỹ năng vận động
3. Các biện pháp tiến hành
3 / 48
14 / 48
15 / 48
7.1
29.1
6.87
31.2
3.1. Lồng ghép giáo dục thể chất theo chế độ sinh hoạt 1 ngày của trẻ ở lớp.
Chế độ sinh hoạt là sự luân phiên rõ ràng và hợp lý các dạng hoạt động và
nghỉ ngơi của trẻ trong một ngày, nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về ăn ngủ, vệ
4/30
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng thái
cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt.
Chế độ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để giáo dục thể chất cho trẻ có
kết quả. Khi chế độ sinh hoạt trở thành thói quen thì nó giúp trẻ phát triển tính
độc lập tích cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ có được những phẩm chất thói quen
đạo đức, sinh hoạt có nề nếp theo trật tự thời gian.
Chính vì điều đó nên khi lập kế hoạch chế độ sinh hoạt một ngày cho trẻ
tôi đã dựa trên các yêu cầu sau:
- Dựa vào đặc điểm lý, tâm lý của trẻ, trên cơ sở những nhiệm vụ giáo dục
và điều kiện sinh hoạt. Phù hợp với chức năng cơ thể và môi trường sống
- Đảm bảo được sự cân bằng giữa các hoạt động và nghỉ ngơi, giúp trẻ có
thể tiến hành hoạt động dưới nhiều dạng khác nhau và tránh quá sức đối với trẻ.
- Chế độ sinh hoạt hàng ngày phải được lặp đi lặp lại tránh xáo trộn nhiều
để tạo thói quen, nề nếp cho trẻ.
- Chế độ sinh hoạt phải được tổ chức một cách linh hoạt cho phù hợp với
mọi trẻ; đồng thời chế độ sinh hoạt cần chú ý tới những đặc điểm riêng của từng
trẻ: những trẻ yếu, hệ thần kinh dễ bị kích thích thì cần tăng thời gian ngủ, nghỉ
ngơi nhiều hơn các bạn khác.
Với kế hoạch hoạt động một ngày của trẻ như trên tôi đã chú trọng vào
một số thời gian cụ thể để rèn kỹ năng vận động và giáo dục thể chất cho trẻ cụ
thể:
- Thể dục buổi sáng hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe
cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Tập những bài tập
đơn giản vào thể dục buổi sáng trẻ sẽ tích lũy sảng khoái cho cả ngày. Vì vậy
hàng ngày tôi duy trì thường xuyên các buổi tập thể dục sáng với những bản
nhạc vui nhộn để tạo hứng thú cho trẻ.
- Vì lớp có số lượng trẻ đông nên ở Hoạt động chung chúng tôi chia lớp
thành 2 ca để đảm bảo trẻ nào cũng được tham gia vào hoạt động, với hoạt động
chung là các môn học trẻ được phát triển từ những vận động nhỏ nhất như vận
động của các ngón tay khi cầm bút vẽ đến các vận động của toàn cơ thể trong
các giờ học giáo dục thể chất hay vận động theo nhạc… Và với hoạt động ngoài
trời là cơ hội giúp trẻ tham gia vào mọi hoạt động giúp trẻ tăng cường phát triển
thể lực và vận động tại không gian sân trường rộng rãi thoáng mát.
- Tại các giờ Hoạt động góc trẻ được tham gia vào rất nhiều góc chơi,
thông qua các góc chơi tôi giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động như:
+ Tại góc thơ truyện nếu trẻ chỉ ngồi xem truyện tranh thì không có yếu tố
nào giúp trẻ phát triển vận động nên tôi đã cùng trẻ làm những con rối tay, rối
5/30
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
ngón tay ngộ nghĩnh để trẻ cùng diễn rối thông qua đó phát triển vận động của
ngón tay và bàn tay…
Trẻ diễn rối ngón tay truyện Dê đen và dê trắng
+ Góc nghệ thuật trẻ không chỉ làm tranh hay đồ chơi từ các nguyên vật
liệu phế thải mà tôi còn làm các bức tranh và cho trẻ vận động tạo dáng theo
những hình ảnh đó… Không những thế tại góc nghệ thuật trẻ còn được múa hát,
vận động theo lời những bài hát đã học thông qua trò chơi Nhìn hình ảnh đoán
tên và vận động minh họa bài hát đó…
Đặc biệt là tôi luôn hướng dẫn, gợi ý cho trẻ tại các góc chơi để trẻ có sự
giao lưu đổi vai chơi trong khi chơi nhằm phát triển toàn diện cho trẻ vì nếu trẻ
chỉ chơi tại một góc trong thời gian dài sẽ gây ra nhàm chán, mất hứng thú khi
chơi và đặc biệt sự phát triển vận động sẽ không cân đối
- Với Hoạt động sau khi ngủ dậy tôi luôn cho trẻ vận động nhẹ để giúp trẻ
tỉnh táo trước khi bước vào hoạt động mới của buổi chiều, để làm được điều đó
tôi luôn sáng tác và sưu tầm những bài thơ hay những trò chơi dân gian ngắn
gọn dễ thuộc và có thể cho trẻ tự nghĩ ra những động tác vận động khi đọc thơ.
Ví dụ: Ở chủ đề Động vật tôi cho trẻ chơi trò chơi Năm con cua đá, Con chim
chích…
5 con cua đá
- Với những câu thơ này trẻ dùng
những ngón tay làm con cua bò trên
cảng tay còn lại để chơi, trò chơi
này khiến trẻ thích thú và có tác
dụng phát triển vận động của ngón
tay…
Bò trên thân gỗ
Ăn những con bọ
Thật là ngon ngon
Bỗng một con rơi tòm xuống
Hỏi còn mấy con? ….
6/30
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
Trẻ chơi trò chơi Năm con cua đá cùng cô
Con chim chích
- Với bài thơ này tôi cho trẻ tự nghĩ
Bên này một con chim chích
Bên này một con chim chích
Hai chú chim cùng cười “hì hì”
Hai chú chim cùng cười “ha ha”
động tác để vận động theo lời thơ
hoặc theo ý thích của trẻ…
- Thời gian hoạt động chiều của mỗi ngày là một thời gian tương đối dài,
trong khoảng thời gian đó có thể giúp trẻ ôn lại những bài đã học buổi sáng, làm
những bài tập còn chưa hoàn chỉnh. Đó cũng là thời gian tôi rèn cho trẻ những
thói quen vệ sinh và cho trẻ tham gia các trò chơi vận động để rèn những kỹ
năng vận động cho trẻ. Để đạt được hiệu quả khi dạy trẻ tôi cũng thường xuyên
những trò chơi dân gian mới mẻ hay sáng tác một số trò chơi vui vẻ cho trẻ chơi.
Ví dụ: Trò chơi dân gian như Rồng rắn lên mây, trò chơi Mèo đuổi chuột…
Hình ảnh Trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột
7/30
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
- Một số trò chơi vận động theo lời như:
Nào ta cùng chơi
Trò chơi đếm ngón
Ngón này là ông
Ngón này là... bà
Ngón này là... cha
Ngón này là ... mẹ
Ngón này là ...chị
Ngón này là ...anh
Ngón này là.... em
Đi ngủ ban đêm
Ban ngày đi học
Được đọc được chơi
Và học đếm ngón
Ngón này là ông
Ngón này là bà..
Con muỗi
Có con muỗi
Vo ve , vo ve
Đốt cái tay
Úi chà chà!
Úi chà chà!
Giang tay ra
Vỗ con muỗi
Đánh đét
Đốt cái chân
Rồi bay đi xa, đi xa
Con muỗi “ Bẹp”
3.2. Giáo dục các thói quen vệ sinh cho trẻ:
Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ là một nội dung không thể thiếu được
trong việc giáo dục thể chất và hình thành nhân cách cho trẻ. Bởi khi trẻ biết vệ
sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh quần áo, và môi trường xung quanh sẽ
tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ, giúp ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ
môi trường xung quanh đến trẻ. Tuy nhiên, khả năng nhân thức cũng như vận
động của trẻ còn hạn chế nên chúng ta cần hình thành, rèn luyện những thói
quen đó một cách tỉ mỉ, kiên trì và thường xuyên để thói quen được củng cố và
ổn định. Với trẻ lớp tôi tôi đã rèn trẻ một số thói quen sau đây:
* Vệ sinh thân thể: Tôi luôn giáo dục trẻ biết giữ gìn thân thể sạch sẽ, có
thói quen đánh răng, rửa mặt, rửa tay, rửa chân, chải tóc gọn gàng, sạch sẽ. Giáo
dục các con không nghịch đất cát bẩn, cho đồ chơi hay bất cứ vật gì vào mồm,
có thói quen rửa ráy, giữ gìn cơ thể sạch sẽ hàng ngày.
- Để trẻ không quên thói quen này các buổi sáng tôi thường trò chuyện
với trẻ như: Sáng dậy các con phải làm gì? Vì sao lại phải làm công việc đó?
Nếu không đánh răng rửa mặt mà đến lớp thì sẽ như thế nào?
- Không chỉ có vậy mỗi khi trẻ ngủ dậy các cô luôn chải đầu tóc cho trẻ
gọn gàng, và giáo dục trẻ phải thường xuyên gội đầu, tắm rửa để cơ thể sạch sẽ
thơm tho có như vậy cơ thể mới phát triển tốt được.
* Vệ sinh quần áo: Tôi luôn giáo dục cho trẻ biết vì sao phải mặc quần áo
sạch sẽ. dạy trẻ biết nên mặc thêm quần áo hay phải cởi bớt quần áo, giáo dục
8/30
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
trẻ không nghịch đất cát làm bẩn chân tay và không bôi tay bẩn vào quần áo làm
bẩn quần áo của mình và của bạn.
* Vệ sinh trong ăn uống: Vệ sinh trong ăn uống không những nhằm đáp
ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể, ăn uống có đảm bảo vệ sinh trẻ mới không bị lây
nhiễm các loại bệnh tật, qua đó cơ thể trẻ mới phát triển cân đối hài hòa và khỏe
mạnh, đồng thời giáo dục vệ sinh ăn uống còn có tác dụng giáo dục về khía
cạnh đạo đức thẩm mỹ… vì vậy:
- Trước mỗi bữa ăn tôi luôn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ và nhắc
nhở trẻ về gia đình cũng phải làm điều đó, đồng thời nói cho trẻ biết cần rửa tay
bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bị bẩn để phòng bệnh
tật đặc biệc là phòng bị trứng giun chui vào bụng gây nên nhiều bệnh…
Hình ảnh trẻ rửa tay bằng xà phòng
- Trong khi ăn tôi luôn giáo dục trẻ biết sử dụng các dụng cụ ăn uống, biết
nhai từ tốn, nhai kỹ và nuốt đồ ăn, không để rơi vãi thức ăn, không nói chuyện
khi ăn, không nhai nhồm nhoàm…
- Sau khi ăn phải lau miệng uống nước, xúc miệng nước muối… Hướng
dẫn trẻ lao động một số việc nhẹ nhàng như tự cất ghế, dọn dẹp một số dụng cụ
ăn uống…
* Vệ sinh môi trường: Môi trường sống có trong lành thì cơ thể mới
không bị lây nhiễm các loại bệnh tật và như vậy cơ thể mới phát triển khỏe
mạnh. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường cũng rất
quan trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ. Với các bé học sinh lớp tôi là 5
tuổi trẻ đã có ý thức về bảo vệ môi trường nên tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ đi
vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, không làm bẩn nhà và lớp
học. Đồng thời còn giáo dục trẻ một số công việc nhỏ như nhổ cỏ, nhặt lá, lau đồ
chơi… để môi trường học tập và sinh hoạt của các con luôn sạch sẽ, gọn gàng…
9/30
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
Để trẻ có thể tham gia và thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường ở trường
và lớp tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường huy động xã hội hóa cùng
phụ huynh trang bị thêm nhiều thùng rác có nắp đậy và bố trí ở mọi chỗ dễ nhìn,
dễ thấy ở trong trường.
Không chỉ như vậy tôi còn dạy trẻ biết phân loại rác thải để tốt cho môi
trường sống:
+ Những loại rác có thể tái chế được như vỏ chai, lon bia, vỏ hộp sữa,
giấy vụn… trẻ bỏ gọn vào một thùng hoặc có thể đưa cho cô để cùng cô tạo nên
những đồ chơi ngộ nghĩnh phục vụ cho những giờ vui chơi.
+ Với những loại rác dễ phân hủy trẻ cũng để riêng, và đặc biệt tôi dạy trẻ
không sử dụng túi nilong bừa bãi vì túi nilong không thể phân hủy được khi vứt
bừa bãi ra môi trường, nhắc trẻ về nói với bố mẹ cùng hạn chế sử dụng túi
nilong…
Trẻ tham gia vệ sinh sân trường, nhặt lá , nhặt cỏ và tưới rau
- Để trẻ có thể tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường bản thân các cô
giáo lớp tôi cũng luôn luôn ý thức phải làm gương cho trẻ học tập, đồng thời các
cô giáo cũng thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh để tạo điều kiện cho
trẻ về nhà được vận dụng những kỹ năng đã học để thói quen được hình thành
và bền bỉ hơn.
Trẻ lau đồ chơi và vệ sinh góc chơi
10/30
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc