Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi

Trong cuộc sống của chúng ta luôn có sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật. Đòi hỏi con người phải đa năng tức là có khả năng sử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Muốn vậy chúng ta phải nhờ đến ngôn ngữ. Chúng ta sử dụng đến ngôn ngữ để nhận thức thế giới xung quanh, giao tiếp với mọi người và tư duy. Còn đối với tuổi mầm non ngôn ngữ có vai trò như thế nào? Ai cũng biết tuổi nhỏ là tuổi học ăn, học nói dưới sự hướng dẫn của người lớn. Chính vì thế ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục trẻ. Nó giúp trẻ phát triển trí tuệ, tức là giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh mình, các sự vật hiện tượng một cách khoa học và chính xác. Ngôn ngữ cũn giúp giáo dục thẩm mĩ và thể chất, tức là người lớn sử dụng ngôn ngữ để giúp trẻ biết được những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, những điều hay lẽ phải và hình thành cho trẻ những khái niệm về đạo đức: Ngoan, tốt, thật thà. Thông qua giao tiếp, người lớn còn sử dụng ngôn ngữ để giúp trẻ yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp và ý thức tạo ra cái đẹp. Vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nghĩa là gì? Nghĩa là phải: Phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trẻ nói dúng ngữ pháp và nói mạch lạc, dạy trẻ làm quen với chữ viết và phải dạy trẻ luyện phát âm chính xác mà điều tôi muốn nói ở đây là chú trọng sửa phát âm ngọng, phát âm lẫn các các chữ cái cho trẻ đặc biệt là hai chữ cái L – N.
Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi  
MỤC LỤC  
A- ĐẶT VẤN Đ.  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.  
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.  
I. CƠ SỞ LUẬN.  
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.  
1. Thực trạng.  
2. Thuận lợi.  
3. Khó khăn.  
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.  
Biện pháp 1: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác phụ âm L – N.  
Biện pháp2: Luyện phát âm l - n qua góc chơi LQVH.  
Biện pháp 3: Sửa sai lỗi phát âm phụ âm L – N thông qua hoạt động chung cho trẻ.  
Biện pháp 4: Rèn trẻ phát âm chữ cái L – N thông qua các hoạt động khác.  
Biện pháp 5: Khuyến khích trẻ tự phát hiện sửa lỗi phát âm cho nhau.  
Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh sửa lỗi cho trẻ.  
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.  
1. Đối với trẻ.  
2. Đối với giáo viên.  
3. Đối với phụ huynh.  
V. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.  
C- KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ.  
I. KẾT LUẬN.  
II. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ.  
1. Về phía phòng giáo dục.  
2. Về phía nhà trường.  
3. Về phía phụ huynh.  
D- TÀI LIỆU THAM KHẢO.  
1/19  
Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
“Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ  
Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non”.  
Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.  
Ngôn ngữ của trphát triển tốt sgiúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan  
trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ  
mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học  
khác như: Khám phá môi trường xung quanh. Làm quen với toán, âm nhạc, tạo  
hình…mà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen chữ viết.  
việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm  
hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ thái độ, phát triển trí tuệ kỹ  
năng làm quen với chữ cái. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng  
vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện. Chuẩn bị  
cho trẻ một hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.  
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo khi bước vào trường phổ thông là một  
bước ngoặt lớn việc quan trọng nhất ở đây ai sẽ người giúp trẻ vượt qua  
những cái khó khăn đó? không ai khác chính là các cô giáo, phụ huynh và bản thân  
trẻ. ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào  
tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ  
mẫu giáo không phải đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy ở đây trẻ  
mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo  
thông qua các hoạt động học tập. Nhờ giáo viên biết linh hoạt, sáng tạo trong tiết  
dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động, biết khơi gợi lòng say mê, sự hứng  
thú của trẻ về bộ môn làm quen chữ cái và đặc biệt là phát âm đúng các chữ cái.  
Trong những năm dạy trẻ mẫu giáo lớn phát âm đúng, tôi đó nhận thấy có  
một số chcái trẻ rất khó phát âm, hoặc phát âm lẫn lộn giữa các chữ cái với nhau.  
Nguyên nhân chính là do bộ máy phát âm của trẻ ở độ tuổi này chưa hoàn thiện,  
bên cạnh còn có cả nguyên nhân do người lớn phát âm sai nên trẻ bắt trước theo.  
Đặc biệt khi dạy trẻ phát âm hai phụ âm L – N, tôi nhận thấy đa số trẻ lớp tôi rất  
khó nhận biết, hay lẫn lộn nên phát âm thường sai. Điều đó thôi thúc bản thân cần  
tìm ra biện pháp khắc phục để sửa cho trẻ và qua gần một năm thực hiện tôi đẫ rút  
ra được “Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi”  
2/19  
Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi  
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. CƠ SỞ LUẬN.  
Trong cuộc sống của chúng ta luôn có sự phát triển không ngừng của khoa  
học công nghệ, văn hóa nghệ thuật. Đòi hỏi con người phải đa năng tức là có khả  
năng sử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Muốn vậy  
chúng ta phải nhờ đến ngôn ngữ. Chúng ta sử dụng đến ngôn ngữ để nhận thức thế  
giới xung quanh, giao tiếp với mọi người duy. Còn đối với tuổi mầm non  
ngôn ngữ có vai trò như thế nào? Ai cũng biết tuổi nhỏ tuổi học ăn, học nói dưới  
sự hướng dẫn của người lớn. Chính vì thế ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với  
việc giáo dục trẻ. Nó giúp trẻ phát triển trí tuệ, tức là giúp trẻ nhận thức thế giới  
xung quanh mình, các sự vật hiện tượng một cách khoa học và chính xác. Ngôn  
ngữ cũn giúp giáo dục thẩm mĩ thể chất, tức người lớn sử dụng ngôn ngữ để  
giúp trẻ biết được những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, những điều hay lẽ phải  
và hình thành cho trẻ những khái niệm về đạo đức: Ngoan, tốt, thật thà. Thông qua  
giao tiếp, người lớn còn sử dụng ngôn ngữ để giúp trẻ yêu cái đẹp, trân trọng cái  
đẹp và ý thức tạo ra cái đẹp. Vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nghĩa là gì?  
Nghĩa phải: Phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trnói dúng ngữ pháp và nói mạch lạc,  
dạy trẻ làm quen với chữ viết phải dạy trẻ luyện phát âm chính xác mà điều tôi  
muốn nói ở đây là chú trọng sửa phát âm ngọng, phát âm lẫn các các chữ cái cho  
trẻ đặc biệt là hai chữ cái L – N.  
2. CƠ SỞ THỤC TIỄN  
2.1. Thực trạng trường, lớp, trẻ.  
Trường mầm non nơi tôi công tác nằm gần trung tâm quận Long Biên, có các  
phòng học rộng rãi, đầy đủ cơ sở vật chất. Lớp tôi phụ trách có 36 học sinh, có đầy  
đủ đồ dùng đồ chơi. Trước khi áp dụng các biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát,  
điều tra trên trẻ và thu được kết quả như sau:  
Nội dung  
Số trẻ  
20/36  
5/36  
Tỉ lệ %  
55,6  
Số trẻ phát âm nhầm lẫn 2 phụ âm l – n  
Số trẻ phát âm sai phụ âm l  
13,9  
Số trẻ phát âm sai phụ âm n  
6/36  
16,7  
Số trẻ phát âm đúng 2 phụ âm l – n  
5/36  
13,9  
3/19  
Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi  
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi và khó  
khăn sau:  
2.2. Thuận lợi  
- Trình độ dân trí của phụ huynh học sinh khá đồng đều, đã quan tâm nhiều  
hơn đến con em mình và đã biết phối kết hợp cùng cô giáo nhắc nhở, rèn luyện cho  
trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.  
- Nhà trường luôn quan tâm, trang bị đầy đủ đdùng, đồ chơi cho cô và trẻ.  
- Ban giám hiệu dự giờ, thăm lớp thường xuyên góp ý để giáo viên nâng cao  
chuyên môn.  
- Định biên 2 cô/lớp có trình độ trên chuẩn, nắm vững nội dung, phương  
pháp dạy trẻ, luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong  
công việc.  
2.3. Khó khăn  
- Cha mẹ trẻ đa số làm nhiều nghề khác nhau, thời gian, kiến thức dạy, việc  
quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế.  
- Nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều.  
- Một số trẻ còn nhút nhát, phát âm còn sai l - n  
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.  
3.1. Biện pháp 1: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác phụ âm L – N  
Muốn cho trẻ phát âm đúng, trước tiên cô giáo phải người phát âm chuẩn  
xác. Do ảnh hưởng của Thổ ngữ tôi đó phát âm không chuẩn phụ âm L – N nên tôi  
tự rèn luyện phát âm cho mình như sau:  
Tôi đã nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách phát âm 2 phụ âm đầu L – N biết  
được cấu tạo đặc điểm cơ chế phát âm của 2 phụ âm L – N, sau đó tôi tập phát  
âm hàng ngày vào những thời gian rảnh rỗi bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần  
những bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao, ca dao… nhiều phụ âm L – N.  
VD:  
“Đồng Đăng phố Kỳ Lừa  
Cú nàng Tụ Thị, chựa Tam Thanh  
Ai lên xứ Lạng cùng anh  
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em  
Tay cầm bầu rượu nắm nem  
4/19  
Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi  
Mải vui quên hết lời em dặn dò”  
Hoặc:  
Hoặc:  
“…Lờ đờ bóng ngả trăng chênh  
Tiếng hò xa dặm nặng tình nước non”  
“Bình Định có núi vọng phu  
đầm Thị Nại, có cù lao xanh”  
Bên cạnh đó tôi làm những bài tập trắc nghiệm điền các phụ âm L – N, các  
từ, câu có chứa phâm L – N từ dễ đến khó hoặc tự tìm ra những dụ khác để làm  
phong phú nội dung luyện tập phát âm L - N cho mình.  
VD: Bài thơ: “Gà mẹ đế con”  
Cục…cục mẹ đếm  
Một, hai, ba…và nhiều!  
Đàn gà con vừa …ở  
Chẳng biết …à bao nhiêu  
hạt …nắng bé xíu  
Vừa rơi trên …nền nhà  
Thế …à cả đàn gà  
Ùa …ên tranh nhau nhặt  
mẹ sợ con …ạc.  
Cục… cục đuổi theo sau.  
Phải bắt đầu đếm …ại.  
Một, hai, ba…và nhiều.  
Hoặc tôi làm bài tập trắc nghiệm từ một đoạn trong câu truyện “Sơn Tinh -  
Thủy Tinh”  
“Sơn Tinh tìm cách chống trả …ại Thủy Tinh. …ước dâng cao bao nhiêu thì  
Sơn Tinh …ại hóa phép …àm cho …úi dâng cao ..ên bấy nhiêu. Quân của Sơn  
Tinh từ trên …úi …ém đá tới tấp xuống …ước …àm cho quân …ính của Thủy  
Tinh chết rất nhiều. Xá cá, ba ba, thuồng …uồng …ổi đầy mặt …ước”.  
Hoặc truyện “ba chú lơn con”:  
5/19  
Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi  
“Lợn mẹ sinh được ba chú ..ợn con rất đáng yêu. Bốn mẹ con cùng chung sống vô  
vùng vui vẻ hạnh phúc”.  
Nhưng một hôm, …ợn mẹ …ói với ba chú …ợn con:  
“các con của mẹ đều …ớn rồi, đã đến …úc …ên tự xây cho mình một căn nhà và ra  
riêng đi thôi”.  
Trong ba anh em …ơn con, anh cả ..à người lười biếng nhất, …lúc …ào  
cũng chỉ muốn mau chóng xây xong nhà để thể …ăn ra nghủ một giấc ngon  
…ành mà thôi. Thế nên anh cả kéo về một xe đầy cỏ khô, chẳng mấy chốc đã dựng  
xong một túp lều bằng cổ. Anh thứ hai …ại …à một chú …ơn tham ăn, chú chỉ  
muốn xây nhà thật nhanh để ngày …ào cũng được …ấu những món ăn ngon cho  
mình. Thế …à, anh hai vào rừng chặt vài cây gỗ đem về, chỉ mất ba ngày đã  
dựng xong một ngôi nhà bằng gỗ…”  
Tôi còn tự đọc thơ nhiều chữ L – N rồi thu âm và nghe lại để kiểm tra độ  
chính xác của mình.  
Tôi nhờ đồng nghiệp kiểm tra tôi phát âm xem đó chuẩn chưa.  
Khi giao tiếp với mọi người, tôi luôn tự ý thức đến cách phát âm L – N để  
sửa sai.  
Sau 1 thời gian luyện tập tích cực tôi đã phát âm chuẩn xác, rõ ràng, có âm  
điệu làm tăng hiệu quả bài giảng tự tin, mạch lạc trong giao tiếp với mọi người  
cũng như khi giao tiếp với trẻ.  
3.2. Biện pháp2: Luyện phát âm l - n quá góc chơi LQVH.  
Với trẻ mẫu giáo thì những mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý  
của trẻ. thế việc tạo môi trường làm quen chữ viết trong lớp học rất cần thiết để  
làm nổi bật bộ môn. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ rãnh rỗi tôi và trẻ  
thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí gọi theo chủ điểm.  
dụ: Trong lớp tôi dành một mảng tường để trang trí góc “Bé vui học chữ”  
với nội dung chơi phong phú: bé tập sao chép chữ, cùng ong nâu tìm chữ, nào ta  
cùng đọc nhé... để tạo điệu kiện cho trẻ được khám phá chữ cái, luyện phát âm chữ  
cái đã học tiếp cận chữ cái chưa học...  
6/19  
Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi  
Góc “Bộ vui học chữ”  
Góc “Bộ vui học chữ”  
7/19  
Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi  
Ngoài ra tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm. dụ như chủ điểm  
thực vật thì tôi cắt bìa thành một cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm hoạ  
báo tranh ảnh về các loại lá, hột hạt ... sau đó cho trẻ cắt các chữ cái l, m, n (Trong  
chủ điểm thế giới thực vật) cho trẻ dán chữ cái dưới các loại hột hạt hay tranh ảnh  
theo sự hướng dẫn của cô giáo như lá thì trẻ dán chữ l, mận thì gián chữ m, hạt na  
thì dán chữ n ...  
Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn hoa cúc mùa thu trong bài thơ “Hoa  
cúc vàng” cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ nhưng những chữ cái cô định  
cho trẻ làm quen l, m, n thì cô tô với màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận thấy.  
những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ điểm. Không  
những ở góc “Bé vui học chữ” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng từ tương  
ứng, như hộp đựng hoa lá, rổ đựng hình, viết tên các đồ dùng vào nhãn và dán vào.  
Treo xung quanh lớp một cụm từ như bảng thời tiết, bé lên lớp, tên của trẻ, tất cả  
những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc những bức vẽ của trẻ được  
viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động làm  
quen chữ cái trẻ học đến nhóm chữ cái gì tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ  
cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái đồ dùng của cô  
trẻ như bút chì màu, vở tập tô ... ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi  
như mũ đội gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ,  
lô tô...  
Hay để giúp trẻ nắm vững về các nét chữ tôi đã làm các bảng chơi bằng thảm  
gai và cùng trẻ cắt các nét chữ cơ bản để trẻ chơi ghép chữ ở hoạt động góc, trò  
chơi chữ cái. Không chỉ vậy ở các chủ điểm, tôi sưu tầm các bài thơ, câu chuyện  
phù hợp chủ điểm chứa nhiều chữ l, n để rền trphát âm.  
8/19  
Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi  
Trẻ chơi xếp chữ  
3.3. Biện pháp 3: Sửa sai lỗi phát âm phụ âm L – N thông qua hoạt động  
chung cho trẻ làm quen với chữ viết.  
Hoạt động chung là hoạt động giáo viên chuẩn hóa, chính xác hóa kiến thức  
cho trẻ thu nhận từ nhiều nguồn tin khác nhau. Với hoạt động  
“ làm quen với chữ cái L – N”, tôi chuẩn bị rất kỹ và xác định đây hoạt động  
chính giúp trẻ nhận thức đúng về cách phát âm. Tôi hướng dẫn luyện cách phát âm  
cho trẻ như sau:  
Khi đọc mẫu tôi cố gắng đọc to, rõ ràng âm thật chuẩn để trẻ nghe rõ cách  
đọc, đồng thời tôi nêu rõ cách phát âm chữ L – N cho trẻ hiểu.  
- L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi trên.  
- N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với lợi dưới.  
Song nếu cụ chỉ nêu và phát âm thì trẻ chưa thể hình dung được mà mà tôi  
cho trẻ luyện đọc nhiều lần từng phụ âm với nhiều cách khác nhau. Trước tiên tôi  
cho trẻ cùng đọc đồng thanh vài lần, sau đó gọi cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi  
cách phát âm kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ yêu cầu trẻ nhìn  
khuôn miệng và nghe tô phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần.  
9/19  
Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi  
dụ: Cháu Hoàng Đức Minh, Thùy Lâm, Minh Quân, Quý Đạt. Thanh  
Thảo, Duy, Hải Anh… được gọi thường xuyên, cô đọc trước trẻ đọc sau, đọc đi,  
đọc lại, sửa để trẻ nhớ về biết cách đọc.  
Qua hoạt đồng với từng cá nhân, có một số trẻ phát âm đúng ngay, song còn  
một số trẻ đọc sai tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ. Để trẻ phát âm một cách tự nhiên,  
đọc chữ nhiều lần không thấy chán nản mệt mỏi tôi tổ chức cho trẻ tham gia các  
trò chơi hoạt động.  
Trò chơi: Ai đúng  
Cho trẻ đọc bài thơ nhiều chL – N do tôi sáng tác, chọn đúng chữ cái để  
đọc nhiều lần:  
Là lá la la  
Chúng ta cùng đếm  
Bạn cố nhanh lên  
Tìm ngay chữ này  
Yêu cầu trẻ khi nghe cô phát âm “L” hoặc “N” trẻ chọn đúng glên, đọc to,  
các cháu ngồi cạnh phát hiện, kiểm tra lẫn nhau và tự sửa sai. Với trò chơi này trẻ  
vừa nhận biết và phát âm đúng chữ L – N, đồng thời phát âm chuẩn các từ chứa  
chữ cái L – N trong bài thơ.  
Trò chơi: Tìm chữ  
Tôi chuẩn bị những bài thơ do tôi sáng tác hoặc sưu tầm viết chữ to có nhiều  
từ chứa chữ cái L – N. Tôi yêu cầu trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô và gạch chân  
những chữ cái vừa học.  
Là là la la  
Em là bộ giỏi  
Em là bộ ngoan  
Ngày giúp mẹ chăm làm  
Lau nhà, múc nước  
Tưới vườn na xanh  
10/19  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 19 trang huongnguyen 10/06/2024 1180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_phat_am_chu_l_n_c.doc