Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm non
- Đồng dao là thơ ca truyền miệng trẻ em. Đồng dao được chia làm hai loại gắn với công việc của trẻ em và gắn với trò chơi của trẻ em. Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi thay đổi, có khi sai lạc, có khi thất truyền và bị lãng quên. Việc sáng tác đồng dao được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm: sáng tạo – Lưu truyền - Sử dụng - Điều chỉnh. ở đây chủ thể sáng tạo, sử dụng, lưu truyền và tái tạo các bài đồng dao này chủ yếu là trẻ em.
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề
- Lý do chọn đề tài
II. Giải quyết vấn đề
1.Cơ sở lý luận
2.Thực trạng vấn dề
3.Các biện pháp
- Sưu tầm một số bài đồng dao.
- Viết lời mới cho một số bài đồng dao và cách chơi các trò chơi tương
ứng với các bài đồng dao đó
- Đưa các bài đồng dao vào giờ học của trẻ.
- Đưa các bài đồng dao vào mọi lúc, mọi nơi trong hoạt động mốt nagỳ
cảu trẻ
4.Hiệu quả SKKN
III. Kết luận và kiến nghị
- Kết luận
- Ý kiến đề xuất
1/26
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại mà thông tin bùng nổ và kỹ thuật điện tử xâm nhập đến từng
mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ em, làm sao chúng ta có thể yên tâm với
con em mình khi từng ngày, từng giờ mà những mặt trái của thời đại công nghệ
đang ảnh hưởng không mấy tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ. Bởi vậy, ngày nay các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ luôn băn khoăn đi
tìm một phương pháp giáo dục trẻ em thực sự có hiệu quả.
Nhưng có lẽ hầu như chúng ta đã lãng quên một phương pháp giáo dục đầy
hiệu quả mà chúng ta sẵn có. Đó là kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em. Riêng
về lĩnh vực giáo dục, kho tàng này cung cấp nội dung và phuơng pháp giáo dục
tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn cả. Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ
một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo
cách nói vần, đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi
dưỡng tình cảm cho trẻ.
Nhận thức được vấn đề này, trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ Mầm
non, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại tôi luôn tìm tòi, học
hỏi và sáng tạo các hình thức, phuơng pháp giáo dục trẻ dựa trên những tài liệu
giáo dục sẵn có trong kho tàng văn hoá dân tộc.
Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người của mình, năm học
2017 - 2018, tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “Sưu tầm và viết lời mới
cho một số bài đồng dao phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm non’’.
2/26
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1- Cơ sở lý luận:
Các bài đồng dao được sưu tầm, viết lời mới cùng với các trò chơi đi kèm
theo nó đều được lựa chọn dựa trên cở sở đặc điểm nhận thức và đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Trong đó:
- Đồng giao được truyền tụng trong dân gian và không biết tác giả. Nhưng
đồng dao vẫn mãi mãi trong tâm hồn người Việt Nam từ khi trẻ thơ cho đến lúc
trưởng thành và thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi
của trẻ. Đó là những kỷ niệm gắn liền với que chuyền nhỏ, quả bưởi con trong
trò chơi đánh chuyền, là những viên sỏi trong trò chơi ô ăn quan hay những
tiếng hò hét vang cả khoảng sân trong trò chơi kéo co, rồng rắn lên mây..... Tuy
chỉ được lưu truyền qua các thế hệ bằng các phương thức truyền miệng, nhưng
đồng dao và trò chơi đồng dao đã mang lại cho trẻ em đời sống tinh thần phong
phú qua những cảm xúc vui tươi, hồn nhiên, trong sáng cũng như một môi
trường giáo dục mang tính cộng đồng .
- Đồng dao là thơ ca truyền miệng trẻ em. Đồng dao được chia làm hai loại
gắn với công việc của trẻ em và gắn với trò chơi của trẻ em. Đồng dao được
truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi thay đổi, có khi sai
lạc, có khi thất truyền và bị lãng quên. Việc sáng tác đồng dao được thực hiện
trong một quá trình lâu dài bao gồm: sáng tạo – Lưu truyền - Sử dụng - Điều
chỉnh. ở đây chủ thể sáng tạo, sử dụng, lưu truyền và tái tạo các bài đồng dao
này chủ yếu là trẻ em.
2- Thực trạng:
Trường mầm non của tôi được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức
độ 2, số cháu ra lớp đông ,được phụ huynh đánh giá cao về chất lượng chăm sóc
giáo dục.Trong năm học 2017 – 2018 tiếp tục thực hiện theo chương trình giáo
dục hướng tơi lấy trẻ làm trung tâm với 18 lớp mẫu giáo và 2 lớp nhà trẻ 24-36
tháng. Qua thực tế lớp tôi gặp phải một số thuận lợi và khó khăn như sau:
3/26
a.Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiên để giáo viên thực hiện chương
trình tốt nhất, được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, dự kiến tập
tại trường, trường bạn
- Lớp có phòng rộng, thoáng mát sạch sẽ, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi, có
phương tiện hiện đại phục vụ cho việc dạy và học như đàn, tivi, máy vi tính,máy
chiếu
- Bản thân tôi là giáo viên có trình độ trên chuẩn và có kiến thức và vốn kinh
nghiệm
- Trẻ tuy có non nớt nhưng rất ngoan và biết nghe lời. Nhất là khi trong giờ
học, trẻ hồn nhiên vô tư, trong sáng, hòa mình với cô một cách tự nhiên không
gò ép, vì vậy đã tạo ra một lứa tuổi rất riêng trong môi trường mầm non.
b.Khó khăn:
- Việc trang trí, tổ chức các hoạt động của trẻ còn sơ sài, chưa có chiều sâu.
- Lớp có 01 giáo viên trẻ, mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như
nghệ thuật lên lớp ở lứa tuổi nhà trẻ.
- Phụ huynh coi nhẹ tầm quan trọng của việc cung cấp các kiến thức cho trẻ,
nhất là lứa tuổi nhà trẻ. Vì các bậc phụ huynh chỉ coi trọng việc chăm sóc trẻ là
chính còn việc học nhiều phụ huynh vẫn còn phó mặc hoặc cho rằng không quan
trọng vì trẻ vẫn còn đang ở lứa tuổi mầm non
Giáo viên đã sử dụng nhiều bài đồng dao trong khi tổ chức các hoạt động
học tập và vui chơi cho trẻ. Nhưng do không có nguồn tài liệu phong phú nên
các bài đồng dao giáo viên đã sử dụng chủ yếu được lấy từ một số tài liệu
chuyên môn và từ kinh nghiệm của giáo viên. Vì số lượng bài ít nên sử dụng lặp
đi lặp lại gây nhàm chán cho trẻ. Hiện nay trường mầm non đang thực hiện ch-
ương trình giáo dục mầm non mới. Vì vậy, chương trình giáo dục trẻ được thực
hiện theo các chủ đề, chủ điểm. Có những bài đồng dao có nhịp điệu, trò chơi
hấp dẫn trẻ thì nội dung lại không phù hợp với chủ điểm giáo dục mà giáo viên
4/26
đang thực hiện. Nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và tổ
chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các bài đồng dao.
Các bài đồng dao được sưu tầm, đặt lời mới cùng với các trò chơi đi kèm
theo nó đều được lựa chọn dựa trên cở sở khảo sát việc tổ chức các hoạt động
cho trẻ làm quen với các bài đồng dao và tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ
tru?ng mầm non thực tế cho thấy:
3- Một số biện pháp
3.1.Sưu tầm một số bài đồng dao.
Bài 1: Chi chi chành chành
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập.
(Sưu tầm)
Bài 2: Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cổng nhà trời
Tìm nơi gió mát
Cùng hát véo von
Mời ông trăng tròn
Xuống chơi với bé
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cổng nhà trời
5/26
Tìm nơi gió mát
Cùng hát véo von
Mời ông trăng tròn
Xuống chơi với bé
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.
(Sưu tầm)
Bài 3: Nu na nu nống
Nu na nu nống
Cái cóng nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Te he chân rụt.
(Suu tầm)
Bài 4: Trồng đậu, trồng cà
Trồng đậu, trồng cà
Hoa hòe, hoa khế
Khế ngọt, khế chua
Cột đình, cột chùa
Hai ta ôm cột
Cây cam, cây quýt
Cây quýt, cây hồng
Cành đa, lá nhãn
Ai có tay, ai có chân thì rụt
(Suu tầm)
6/26
Bài 5: Câu ếch
Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bõm
Ếch kêu “ộp ộp”
Ếch kêu “ ặp ặp”
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu “ộp ộp”
Ếch kêu “ ặp ặp”
(Suu tầm)
Bài 6: Tập tầm vông
Tập tầm vông
Chị có chồng,
Em ở vá.
Chị ăn cá,
Em mút xơng.
Chị ăn kẹo,
Em ăn cốm.
Chị ở lò gốm,
Em ở Bến Thành.
Chị trồng hành,
Em trồng hẹ.
Chị nuôi mẹ,
Em nuôi cha.
(Sưu tầm)
Bài 7: Kéo cưa lửa xẻ
Kéo cưa lửa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
7/26
Ông thợ nào thua
Về bú ti mẹ
Kéo cưa lừa xích
Làm ít ăn nhiều
Làm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo
(Sưu tầm)
Bài 8: Thả đỉa ba ba
Thả đỉa ba ba
Con đỉa đeo bà
Con gà cục tác
Mỏ nhát cầm chầu
Con mèo cầm lái
Con nhái chạy buồm
Con tôm tát nớc
Vục nước rỡn trăng.
(Suu tầm)
3.2.Viết lời mới cho một số bài đồng dao và cách chơi các trò chơi tương ứng
với các bài đồng dao đó.
Bài 1: Chi chi chành chành
Lời 1: Chi chi chành chành
Chi chi chành chành
Nhớ rút cho nhanh
Tay xoè ngón đặt
Miệng đặt mắt nhìn
Đi trốn đi tìm
Lời 2: Chi chi chành chành
Chi chi chành chành
Chim oanh học nói
Khỉ già múa rối
Chó sói đuổi bò
Rùa nhảy khỏi hồ
Ú tim oà ập!
Bắt cò ăn thịt
(Lời mới)
Sáo nằm gốc mít
Khóc mẹ hu hu! (Lời mới)
8/26
* Mục đích giáo dục:
- Luyện tập cho trẻ có tính phản xạ, cử động nhanh nhẹn.
- Cung cấp thêm kiến thức về thế giới động vật cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
* Đối tuợng chơi: Trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi), trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi).
Hình ảnh : Bé chơi “chi chi chành chành”
* Cách chơi:
Khoảng 3-4 trẻ một nhóm. Một trẻ làm “cái” xoè bàn tay ra. Các trẻ khác
đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay trẻ làm “cái”. Trẻ làm “cái” vừa gõ ngón tay
vừa đọc theo nhịp bài đồng dao. Đến câu cuối cùng, trẻ làm “cái” nắm tay vào
để bắt các ngón tay của các bạn. Các bạn phải rút nhanh ngón tay khỏi bàn tay
của trẻ làm “cái”. Ai bị “cái” bắt ngón tay thì xoè bàn tay ra, đọc theo nhịp bài
đồng dao trên cho các bạn chơi tiếp.
Bài 2: Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến hỏi ông trời
9/26
Xin vài cái bánh
Gặp xe thì tránh
Đội mũ trên đầu
Đi chậm đi mau
Ta đi cùng nhau
Lâu lâu lại ngồi.
(Lời mới)
Lời 2: Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến chỗ mát trời
Chớ nên bỏ phí
Những buổi đẹp trời
Tìm nơi râm mát
Cùng nhau ca hát
Thở làn không khí
Vừa sạch vừa trong
Em thấy mát lòng
Thân càng mạnh mẽ
Cất tiếng cuời vang
Nhảy múa nhịp nhàng
Cho lòng tuơi trẻ.
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
(Lời mới)
Đến chỗ đông ngời
Nếu không nhìn kỹ
Người ta vô ý
Chân dẫm phải chân
Đau đớn vô cùng
Còn chi vui vẻ
* Mục đích giáo dục:
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ và củng cố vận động đi cho trẻ.
- Dạy trẻ biết tự bảo vệ bản thân khi đi ra đường.
- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
10/26
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_suu_tam_va_viet_loi_moi_cho_mot_so_bai.doc