Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non
Giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non có thể thông qua nhiều biện pháp, như: Tổ chức cho trẻ vận động phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ…Như vậy, một trong những biện pháp phát triển thể chất là tổ chức bữa ăn cho trẻ. Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, do đó, nó cần năng lượng để xây dựng. Năng lượng đó lại do thức ăn cung cấp, vì thế thức ăn chỉ phát huy hết vai trò của mình đối với cơ thể khi phù hợp với thể trạng và lứa tuổi.
ở trường mầm non trẻ thường được ăn hai bữa là bữa trưa và bữa xế. Trong đó bữa ăn trưa là bữa chính và qua trong nhất. Thông qua bữa ăn trưa, trẻ được bù đắp những năng lượng đã tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia và các hoạt động mới. Vì vậy việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
ở trường mầm non trẻ thường được ăn hai bữa là bữa trưa và bữa xế. Trong đó bữa ăn trưa là bữa chính và qua trong nhất. Thông qua bữa ăn trưa, trẻ được bù đắp những năng lượng đã tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia và các hoạt động mới. Vì vậy việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non.
Độ tuổi: 5 tuổi.
.
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia
đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi
công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có
quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển
thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì
một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ
tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi
mặt: Đức, trí lao, thể, mỹ.
Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ phải là nhiệm vụ hàng
đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhât và có ý nghĩa sống còn với con
người, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo. ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát
triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc
và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách
hợp lý.
Giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non có thể thông qua nhiều biện pháp,
như: Tổ chức cho trẻ vận động phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ…Như vậy,
một trong những biện pháp phát triển thể chất là tổ chức bữa ăn cho trẻ. Cơ thể trẻ đang
trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, do đó, nó cần năng lượng để xây dựng. Năng
lượng đó lại do thức ăn cung cấp, vì thế thức ăn chỉ phát huy hết vai trò của mình đối
với cơ thể khi phù hợp với thể trạng và lứa tuổi.
ở trường mầm non trẻ thường được ăn hai bữa là bữa trưa và bữa xế. Trong đó
bữa ăn trưa là bữa chính và qua trong nhất. Thông qua bữa ăn trưa, trẻ được bù đắp
những năng lượng đã tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia và các hoạt động
mới. Vì vậy việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường mầm non là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
1
Trên thực tế, việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở các trường mầm non vẫn còn
nhiều vấn đề cần phải bàn đến ( nhất là đối với khu vực nông thôn - điều kiện cơ sở vật
chất, nhận thức của giáo viên, phụ huynh còn hạn chế). Thường trong các bữa ăn của trẻ
cô giáo mới chỉ chú ý làm sao cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức làm
sao cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn. Chính vì lý do
trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non” làm bài sáng
kiến kinh nghiệm của mình. Tôi mong muốn cùng các bạn lựa chọn tìm ra phương
pháp, biện pháp để chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
2. Cơ sở lý luận :
Từ ngàn xưa, con người đã biết mối quan hệ giữa ăn uống và sức khoẻ. Hyporcat (
460 – 377 TCN) đã đánh giá cao vai trò của sự ăn uống đối với sức khoẻ và bệnh tật,
nhất là đối với trẻ mầm non. Ông cho rằng: Cơ thể khi còn trẻ cấn nhiều nhiệt hơn khi
về già, vì vậy trẻ còn bé cần được ăn nhiều hơn; đồng thời Ông cũng chỉ ra rằng: chế độ
ăn chỉ tốt khi có một lối sống hợp lý.
Danh y Việt Nam, Tuệ Tĩnh ( Thế kỷ XIV) đã từng nói: “ Thức ăn là thuốc,
thuốc là thức ăn”, khoa học dinh dưỡng cũng cho chúng ta biết: Thức ăn, các chất dinh
dưỡng làm vật liệu xây dựng cơ thể. Các vật liệu này thường xuyên đổi mới và thay thế
thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hoá các chất trong cơ thể. Ngược lại, khi cơ thể
không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ không thể phát triển bình thường và đó
là nguyên nhân gây ra bệnh tật, như suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt.
Nói về sự ảnh hưởng của sự ăn uống tới sức khoẻ của trẻ, S. Freud ( 1835 –
1993) nhà tâm lý học ( người áo) đã nhận thấy rằng: Sự ăn uống có ảnh hưởng rất lớn
đến cân nặng của trẻ. Ông khẳng định: trong trường hợp thiêu ăn, các xương cốt vẫn dài
ra, trái lại, cấn nặng đứng nguyên hay sụt đi.
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì sự ăn uống có sự ảnh hưỏng rất lớn
đến sức khoẻ của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào, thịt
chắc nịch và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu
hoá của trẻ. Nừu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc, thì thường gây ra
rối loạn tiêu hoá và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chẩy, còi xương, khô mắt do
thiếu VitaminA…
2
Như vậy, vấn đề ăn uống đối với trẻ mầm non đã được quan tâm từ rất sớm. Tuy
nhiên, các tác giả mới chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của sự ăn uống đến sức khoẻ và
bệnh tật của trẻ. Đồng thời các tác giả cũng cho rằng: để có cơ thể phát triển tốt, tránh
được bệnh tật thì cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và vệ sinh.
Nhưng chưa có một tác giả nào đề cập đến hiệu quả tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ.
Mãi cho đến năm 1967, trong cuốn “Cán bộ giữ vườn trẻ và nhóm trẻ nhỏ của
vườn trẻ mẫu giáo” của tác giả M.Đ.Côvryghina mới đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi
tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non như: cho trẻ ăn tuỳ thích thú, không được bắt
buộc trẻ ăn như thế dạ dày mới tiết dịch mạnh; giữa các bữa ăn không bao giờ cho ăn
bánh kẹo ngọt; cho trẻ ăn không đúng lúc sẽ làm giảm khẩu vị, làm ức chế trung tâm
điều khiển ăn uống và làm phá hoại chế độ ăn uống đúng đắn. Ngoài ra, thức ăn có hình
thức đẹp, mùi vị hấp dẫn thì sẽ gây cảm giác thèm ăn cuả trẻ. Mọi khẩu phần giành cho
trẻ em thì phải cho ăn cùng một lúc để trẻ quen ăn hết khẩu phần.
3. Cơ sở thực tế:
ở nước ta, qua việc nghiên cứu vấn đề tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non mới
được quan tâm mấy năm gần đây trong công trình nghiên cứu: “ Khảo sát khẩu phần ăn
trưa và bữa phụ” của tác giả Lê Thị Khánh Hoà ( 1983 ) có đưa ra khảo sát khẩu phần
ăn trưa năng lượng của trẻ ở trường mầm non. Kết qủa nghiên cứu cho thấy tình hình
cung cấp năng lượng cho trẻ ở trường mầm non còn thấp so với tiêu chuẩn; tỉ lệ các
chất sinh năng lượng chưa cân đối, chưa hợp l ý, trong đó lượng Gluxit quá cao, còn
lượng Lipit thì quá thấp. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra một nguyên nhân dẫn đến tình
hình trên như: bếp ăn mới được hình thành, cơ sở vật chất thiếu thốn, có nhiều quan
niệm coi nhẹ việc nuôi nên các hình thức tổ chức còn nghèo nàn.Từ đó tác giả đưa ra
các giải pháp: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các trường mầm non để đảm bảo cho
việc tổ chức ăn cho trẻ; đào tạo đội ngũ cô nuôi có trình độ hiểu biết về dinh dưỡng cho
trẻ….
Khi công trình nghiên cứu: “ Điều tra tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo ở
một số trường phía Bắc” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm ( 1989) và “tình hình
cung cấp dưỡng chất cơ bản cho trẻ ở một số trường mẫu giáo” của tác giả Võ Thị Cúc
( 1992) cũng cho thấy việc cung cấp dưỡng chất cơ bản ( Gluxit, Lipit) cho trẻ mẫu giáo
ở các trường mầm non của ta hiện nay còn thấp. Chúng ta mới chỉ cung cấp được
khoảng 70% nhu cầu cần thiết tối thiểu năng lượng cho trẻ mẫu giáo và năng lượng đó
3
chủ yếu là do Gluxit mang lại. Mặt khác hai tác giả cùng nhấn mạnh việc nâng cao hơn
nữa kiến thức khoa học về dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo đối với các cơ sở nuôi dạy trẻ,
tránh tình trạng cho ăn theo kinh nghiệm hoặc tổ chức dinh dưỡng thiếu lí luận toàn
diện, chặt chẽ và kém hiệu quả. Đồng thời, nhà trường và gia đình cần có sự hiểu biết
đúng đắn về mối quan hệ giữa nuôi và dạy, giữa sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần
của trẻ mẫu giáo.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về vấn đề này không nhiều, chủ yếu là điều
tra, đánh giá và tổng kết về tình hình dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ mầm non chữ
chưa quan tâm đi sâu vào cách tổ chức bữa ăn và đặc biệt là bữa ăn trưa cho trẻ.
Do tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu và do yêu cầu thực tiễn nên yêu cầu “
Tổ chức bữa ăn trưa của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non” là cần thiết.
Như chúng ta đã biết, Trong cơ thể, vật chất bị tiêu hao và bị phân giải để cung
cấp năng lượng cho hoạt động sống. Để bù vào phần vật chất đã bị tiêu hao, đồng thời
để cơ thể luôn luôn đổi mới và phát triển thì cơ thể phải lấy chất dinh dưỡng từ bên
ngoài và cơ thể dưới dạng thức ăn. Thức ăn gồm các chất có cấu trúc phức tạp, gồm
những phân tử quá lớn nên cơ thể không thể sử dụng ngay mà phải qua hai quá trình
biến đổi: Biến đổi về lý học và biến đổi về Hoá học.
Sự biến đổi thức ăn về hoá học được thực hiện nhờ sự tham gia của các men tiêu
hoá. Vì thế, thức ăn được biến đổi từ những hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất
đơn giản để cơ thể hấp thụ được.
Quá trình biến đổi và hấp thụ thức ăn được gọi là quá trình tiêu hoá.
ống tiêu hoá chủ yếu được cấu tạo từ mô cơ trơn, bên trong có niêm mạc bao
phủ. Các tế bào niêm mạc tiết ra niêm dịch. Lớp dưới niêm mạc gồm hệ thống các lông
ruột, mạng lưới mao mạch, mạch bạch huyết và các sợi thần kinh; ống tiêu hoá gồm có
miệng, hầu, thực quản, dạ dầy và ruột.
* Khoang miệng: gồm có răng và lưỡi.
- Răng: có tác dụng cắt, xé và nghiền nhỏ thức ăn. Tuỳ theo hình dạng và chức
phận mà người ta phân biệt ra làm 3 loại răng: răng nanh, răng cửa và răng hàm. ở trẻ
lúc đầu xuất hiện răng sữa. Mầm của răng sữa xuất hiện rất sớm nhưng phải sau khi
sinh 5 đến 6 tháng các răng sữa mới bắt đầu mới mọc và đến 20 tháng tuổi trẻ đã có đủ
20 răng sữa. Đến năm 6 tuổi răng sữa đã rụng và răng mới mọc lên bền vững hơn. Đến
15 – 17 tuổi sự thay răng kết thúc.
4
Răng có thể xuất hiện sớm hơn hay muộn hơn phụ thuộc vào sự phát triển cá
nhân, phụ thuộc vào di truyền và chịu ảnh hưởng của các tác động với cơ thể trong thời
kỳ phát triển của thai và sau khi sinh. Và đặc biệt là chật lượng dinh dưỡng cũng đóng
vai trò vô cùng quan trọng với việc xuât hiện và phát triển của răng.
* Lưỡi: là cơ quan hình trái xoan, được cấu tạo bằng cơ rất linh động, bao bên
ngoài lưỡi là lớp màng nhầy trong đó có màu và dây thần kinh. Lưới có vai trò chuyển
thức ăn trong khi nhai, thu nhận cảm giác và vị giác nhờ cac vị thể vị giác trên mặt lưỡi.
* Hầu – thực quản: hầu và thực quản có nhiệm vụ dồn thức ăn từ miệng xuống
dạ dầy. Thực quản đi vào khoang bụng qua một lỗ đặc biệt ở cơ hoành. ở trẻ sơ sinh,
thực quản có hình chóp nón. Thành thực quản còn mỏng, tổ chức đàn hồi và lớp cơ
chưa phát triển đầy đủ nên trẻ dễ bị nghẹn.
* Dạ dầy: là phần rộng nhất của ống tiêu hoá. Đó là nơi chứa thức ăn và đồng
thời là nơi thức ăn biến đổi về lý và hoá học nhờ các cơ và tuyến của dạ dầy. Dạ dầy
được cấu tạo bởi ba lớp cơ chắc. Trong niêm mạc của dạ dầy có những tuyến nhờn tiết
dịch vị và axit HCl nên dịch trong dạ dầy có tính axit cao. Trong dịch có các Enzym
tiêu hoá thức ăn.
* Ruột: ruột non dai 5- 6 m. Niêm mạc của ruột non có nhiều nếp gấp và có
nhiều lông ruột. Mỗi lông ruột có chứa hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết. Thành
của ống ruột rất mỏng tạo điều kiện cho sự hấp thụ thức ăn. Trong niêm mạc củ ruột
non cũng có nhiều tuyến nhỏ tiết ra dịch ruột chứa enzym tiêu hoá.
Ruột già dài 1,3 – 1,5m trong đó chứa hệ thống vi khuẩn phong phú ( chủ yếu là
vi khuẩn hoại sinh), có tác dụng phân huỷ các chất bã của thức ăn để tạo thành phân.
Đoạn cuối cùng của ruột già gọi là ruột thẳng. Và tận cùng là hậu môn, nơi thải phân ra
ngoài.
Ngoài ra, tham gia vào chức năng tiêu hoá còn có các tuyến tiêu hoá.
* Tuyến nước bọt nằm chung quanh khoang miệng. Nó là những ống hình chữ n,
tiết ra nước bọt theo ống dẫn đổ vào khoang miệng. Thành phần của tuyến nước bọt có
cac enzym. Số lượng và thành phần dịch tiết ra phụ thuộc vào tính chất lý và hoá học
của thức ăn. Nước bọt có tác dụng làm nhão thức ăn khô và cuốn khỏi niêm mạc miệng
những chất có hại không cần thiết. Các tuyến nước bọt tiết ra theo phản xạ: thức ăn vào
miệng kích thích các thụ thể của các dây thần kinh vị giác, các xung động đó được lan
5
truyền tới trung khu điều khiển việc tiết nước bọt ở hành tuỷ, rồi từ đó theo dây thần
kinh ly tâm đến tuyến nước bọt, kích thích các tuyến nước bọt tiết ra nước bọt.
* Tuyến dạ dầy có khoảng 5 triệu tuyến nhỏ nằm trong niêm mạc của dạ dầy và
hàng ngày tiết khoảng hai lít dịch vị. Trong dịch vị chứa HCl và men pepxin, prezua
HCl vừa có tác dụng giúp men pepxin hoạt động, vừa có tác dụng bảo vệ, tiêu diệt phần
lớn vi sinh vật thâm nhập vào dạ dầy cùng với thức ăn.
* Tuyến tuỵ: Trong dịch tuỵ rất giầu enzym tiêu hoá tiết dịch tiêu hoá và đổ vào
tá tràng có tác dụng tiêu hoá tất cả các loại thức ăn.
* Tuyến gan: thì tiết ra mật, có tác dụng hỗ trợ, kích thích tiêu hoá và hấp thụ
thức ăn.
Sự tiêu hoá thức ăn được diễn ra ở tất cả các phần của ống tiêu hoá, nhưng quá
trình này được thể hiện rõ nhất ở 3 nơi: khoang miệng, dạ day và ruột non.
Tại khoang miệng thức ăn được tiêu hoá cơ học là chủ yếu. Thức ăn vào miệng
được răng cắt xé, nghiền nát rồi tẩm với nước bọt là thành một chất nhão dính, rồi bì
lưỡi đẩy vào hầu. Khi các cơ quan thụ cảm ở hầu và ở gốc lưỡi bị kích thích sẽ gây nên
phản xạ nuốt. Nhờ có phản xạ nuốt mà thức ăn được đẩy từ khoang miệng xuống thực
quản và dạ dày. Trong nứơc bọt có mem ptyalin, men này hoạt động trong môi trường
kiềm và có tác dụng biến đổi thành phần tinh bột thành đường mantôzơ.
Tại dạ dày thức ăn sẽ được lưu giữ lại tuỳ thuộc vào bản chất của thức ăn.
Gluxit có thời gian lưu giữ khoảng 3 – 4 giờ.
……..
Thức ăn xuống đến dạ dày nhờ có sự cọ xát của các cơ ở thành dạ dày, làm thức
ăn tiếp tục được nghiền nhỏ và trộn đều với dịch vi do tuyến dịch vị tiết ra. Thức ăn tới
dạ dày khoảng 5 – 6 phút thì tuyến dịch vị bắt đầu tiết dịch vị.Men pepxin trong dic vị
hoạt động trong môi trường axit HCl làm biến đổi prôtêin thành aminôaxit.
Khi dịch vị chưa ngấm vào thức ăn và môi trường thức ăn trong dạ dày chưa
chuyển sang môi trường axit thì tinh bột vẫn tiếp tục được biến đổi thành prôtêin dưới
tác dụng của men ptialin có trong nước bọt. ở trẻ em có men ptyalin có tác dụng tiêu
hoá prôtêin của sữa. Men lipaza biến đổi lipit thành prôtêin và axit béo. Tuy nhiên trong
dạ dày có men lipaza hoạt động chủ yếu.
6
Sự tiêu hoá được diễn ra chut yếu ở ruột non. Đây là giai đoạn quan trọng nhất
và cần thiết nhất trong một quá trình tiêu hoá và tại đây thức ăn được biến đổi đầy đủ
nhất và triệt để nhất.
Thức ăn xuống đến ruột non, nhờ quá trình co bóp của các cơ ở thành ruột non
mà thức ăn được tiếp tục nhào trộn và ngấm dần các dịch tiêu hoá ( dịch tiêu hoá đến
ruột và mật). Đồng thời nhờ sự co bóp của các cơ quan này mà thức ăn được đẩy dần
xuống ruột già, thời gian thức ăn được lưu giữ ở ruột non khoảng 3 – 5 giờ.
Tuyến dịch tuỵ và dịch ruột có chứa đủ các men tiêu hoá prôtêin, Gluxit, lipit.
Gluxit -> Mantoza -> Glucôza.
Prôtit -> axitamin.
Lipit - > Glyxêrin + axitbéo.
Dịch ruột không tiết ra trong thức ăn mà nó chỉ được tiết ra ở những phần ruột
đang tiếp xúc với hồ nhão của thức ăn. Trong dịch ruột có đủ ba loại men để tiêu hoá:
prôtit, lipit và gluxit. Các men tiêp tục biến đổi nốt phần thức ăn còn lại đến các sản
phẩm là các aminôaxit, glucôza, glyxêrin và axít béo.
Dịch mật không chứa men tiêu hoá, nhưng có tác dụng làm tăng sự hoạt động
của các men trong dịch tuỵ, dịch ruột và đặc biệt là đối với sự tiêu hoá mỡ. Dịch mật có
tác dụng phân chia lipit thành những hạt nhỏ và tăng diện tích tiếp xúc với lipit của men
lypaza. Ngoài ra, axit béo được tạo thành trong quá trình chuyển hoá lipit lại cùng với
mật làm thành một chất hoà tan trong nước và dễ dàng ngấm qua thành ruột và máu.
Mặt khác, Sự hấp thụ thức ăn là quá trình vận chuyển các sản phẩm tiêu hoá (
aminôaxit, glucôza, glyxerin, chất béo) vào máu.
Sự tiêu hoá thức ăn diễn ra suốt dọc chiều dài của ống tiêu hoá nhưng chủ yếu
diễn ra ở ruột non vì: ở ruột non có lớp niêm mạc phát triển, có nhiều nếp nhăn có lông
ruột làm cho diện tích hấp thụ tăng lên đáng kể. Ngoài ra các tế bào ở ruột non có cấu
trúc thuận lợi cho sự vận chuyển các chất trong ống tiêu hoá vào máu. Đến ruột non
toàn bộ thức ăn đã biến đổi đến mức đơn giản nhất để có thể hấp thụ được,
Sự hấp thụ thức ăn diễn ra theo hai cơ chế chủ động và thụ động:
Cơ chế thụ động: nồng độ của các chất dinh dưỡng trong ống tiêu hoá cao hơn
trong máu, các chất dinh dưỡng này sẽ được gắn vào các chất vận chuyển . Nhờ các
chất vận chuyển mà các chất dinh dưỡng được vận chuyển vào máu. Dung dịch dinh
dưỡng ( aminôaxit, gluxêrin, axit béo) được thấm vào máu và thấm vào dịch huyết của
7
niêm mạc ruột non. Trong đó aminôaxit, glucôza được thấm thẳng vào máu và bạch
huyết. Sau đó sẽ tới gan và đổ vào tĩnh mạch chủ dưới rồi theo vòng tuần hoàn tới các
cơ quan trong cơ thể. Còn phần lớn các chất béo được chuyển vào mạch bạch huyết rồi
vào máu.
Sự hấp thụ thức ăn là một quá trình sinh lý được thực hiện một cách chon lọc
qua màng ống.
Quá trình này phụ thuộc vào thành phần, nguồn gốc của thức ăn, cách chế biến
và sự hấp thụ của cơ thể.
Thức ăn xuống tơi ruột già thì phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ,
ruột già chỉ hấp thụ thêm một số chất dinh dưỡng, chủ yếu là các chất béo và cô đặc lại
chât bã. Tại đây một số vi khuẩn phân huỷ các chất còn lại: prôtit, gluxít và sau đó lên
men để tạo thành phân. Phân được đẩy ra ngoài qua sự cử động thụ động của ruột già và
theo cơ chế phản xạ
Một điều chúng ta quan tâm là sự thống nhất hoạt động trong cơ quan tiêu hoá.
Cơ quan tiêu hoá gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận lại có một chức năng riêng và
là tiền đề hạt động cho các bộ phận tiếp theo. Mặt khác, giữa các bộ phận trong cơ quan
tiêu hoá có sự phân phối chặt chẽ và chính xác nhờ ảnh hưởng của hệ thần kinh và thể
dich. Vì thế, kết quả của sự phối hợp này là tạo ra các chất cần thiết cho cơ thể và loại
bỏ nhanh các loại thức ăn không sử dụng được, thức ăn ôi thiu ra ngoài. Chẳng hạn,
thức ăn ôi thiu hoặc có mùi khó chịu vào miệng thì người ta sẽ oẹ nó ra, nếu ăn phải
thức ăn thiu mà không biết thì các chất có hại trong thức ăn sẽ kích thích các đầu múp
của dây thần kinh hướng tâm nằm trong dạ dày. Để đáp lại kích thích đó các cơ ở thành
ruột co bóp mạnh nối tiếp nhau và lan truyền theo hướng dạ dày. Các tuyến ngược
chiều của sự co bóp này xuất hiện trong thành dạ dày và thực hiện sinh ra chứng buồn
nôn, nhờ đó cơ thể loại được thức ăn không thích hợp và có hại ra ngoài. Nếu thức ăn ôi
thiu hay có độc sẽ xâm nhập xa hơn trong hệ tiêu hoá thì có thể loại nó ra bằng hai
cách: Thành ruột co bóp đột ngột đẩy thức ăn về phía ruột thẳng và khối lượng thức ăn
đi nhanh qua toàn bộ ruột và thải ra ngoài cơ thể. Sở dĩ việc di chuyển khối lượng thức
ăn được mau lẹ là nhờ trong ruột có lượng nước lớn đi vào.
Mầm mống của sự tiêu hoá được hình thành sớm, ngay từ khi thai được bốn tuần
tuổi và bắt đầu hoạt động khi thai được bốn đến năm tháng. Khi đó phản xạ nuốt thể
hiện rõ và có một số enzym tiêu hoá được tiết ra . Tuy nhiên trong thời kỳ thai nhi, hoạt
8
động của hệ tiêu hoá còn rất yếu ớt. đối với trẻ sơ sinh, động tác mút là biện pháp duy
nhất để trẻ lấy thức ăn.
ở trẻ nhỏ niêm mạc ruột chưa bền chắc nên dẽ bị viêm ruột. Màng treo ở ruột ở
trẻ em thường dài nên dễ bị lồng ruột hay xoắn ruột. Cơ thực quản và cơ dạ dầy củ trẻ
mỏng, yếu nên trẻ dễ bị nghẹn hoặc bị nôn trớ nhất là sau khi trẻ ăn nhiều.
Niêm mạc ruột non chưa bền chắc nên trẻ dễ hấp thụ những sản phẩm thức ăn
của quá trình tiêu hoá và vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra rối loạn tiêu hoá, viêm ruột.
Hoạt động của cơ quan tiêu hoá phụ thuộc vào sự muốn ăn của cơ thể. Quá trình
muốn ăn có liên quan đến sự hưng phấn của các trung khu thần kinh điều khiển sự ăn
uống của não bộ, từ đó liên quan đến sự tăng cường các phản xạ ăn uống. Vì vậy, nếu ta
không muốn ăn thì dịch tiêu hoá sẽ tiết ra ít, thức ăn được tiêu hoá sẽ chậm hơn và ít
hiệu quả hơn.
Có nhiều biện pháp tạo ra sự muốn ăn của cơ thể và một trong những biện pháp
đó là thành lập ở trẻ những phản xạ ăn uống có điều kiện.
Muốn tạo ra cảm giác muốn ăn của cơ thể thì cần phải hình thành ở trẻ những
phản xạ ăn uống có điều kiện và đặc biệt cần hình thành phản xạ có điều kiện ăn uống
về thời gian. Khi phản xạ này được thành lập một cách bền vững thì chỉ đến các giờ ăn
quen thuộc các cơ quan tiêu hoá bắt đầu tiết dịch trước khi ăn. Khi đó ta có cảm giác
muốn ăn và khi được ăn sẽ ăn ngon miệng, đồng thời thức ăn sẽ được tiêu hoá nhanh.
Cảm giác muốn ăn của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phòng ăn sạch sẽ,
thoáng mát, việc bày trí đồ đạc trong phòng ăn là những nhân tố quan trọng tạo ra cảm
giác muốn ăn của cơ thể. Khi vào một phòng ăn thoáng mát, sạch sẽ, được ngồi ăn trên
bàn ghế sạch sẽ người ta sẽ có cảm giác muốn ăn, ngoài ra dụng cụ ăn uống như: bát,
đũa, thìa…sạch sẽ vệ sinh cũng giúp ta ăn ngon miệng.
Ngoài ra cách chế biến món ăn, mùi thơm của thức ăn sẽ kích thích dịch tiêu
hoá, khi ta đói mà ngửi thấy mùi thơm của thức ăn thì ngay lúc đó cơ quan tiêu hoá sẽ
tiết ra dịch. Hoặc thức ăn được bày biện lịch sự, gọn gàng…sẽ tạo cảm giác muốn ăn
của cơ thể.
Trong bầu không khí trước và trong khi ăn có ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác
muốn ăn của cơ thể. Người ta chỉ muốn ăn và ngon miệng khi mà con người cảm thấy
thoải mái, không bị ức chế bởi một lý do nào đó vì vậy trong khi ăn cần tạo bầu không
9
khí ấm cúng vui vẻ, yên tĩnh, nhẹ nhàng tránh những tin gây xúc động mạnh… thì cảm
giác ngon miệng sẽ được tăng lên.
Con người ta cần ăn để sống, ăn uống là một trong những nhu cầu của con
người. Khoa học dinh dưỡng giúp chúng ta hiểu được con người sống ở thức ăn và từ
đó xây dựng các chế độ ăn hợp lý cho từng độ tuổi, trạng thái sinh lý, bệnh lý. Đối với
trẻ mầm non cơ thể đang trong giai đoạn phát triển nhanh, vì vậy đòi hỏi khẩu phần ăn
phải đầy đủ về số lượng và chất lượng, ăn uống rất cần thiết cho cơ thể phát triển về thể
chất và tinh thần vì thế thức ăn cung cấp vật liệu cần thiết , phát triển và phục hồi sức
khoẻ cho cơ thể. Thớc ăn chính là sợi dây liên lạc giữa cơ thể và môi trường và cung
cấp năng lượng cho tất cả các bộ máy trong cơ thể hoạt động của hệ thần kinh, tuần
hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hoá, cơ bắp… vì thế chẳng có tế bào nào trong cơ thể giám từ
chối thức ăn. Không những thế thức ăn còn cung cấp những chất cần thiết để cơ thể lớn
lên và phát triển. Từ cái thai lớn lên thành em rồi thành người lơn, không thể trông cậy
vào gì khác ngoài thức ăn. Thức ăn còn đem lại vật liệu để cơ thể sửa chữa những bộ
phận hư hỏng, tái tạo lại những cơ quan hao mòn quá trình sống. Ví dụ: cứ vài giờ tế
bào trong ruột lại chết vì thế phải tạo ra tế bào mới thay thế tế bào cũ. Nói chung các cơ
quan trong cơ thể đều nhờ vào thức ăn để tồn tại và phát triển.
ăn uống là một trong những biện pháp giúp cơ thể khoẻ mạnh. Trẻ khoẻ mạnh,
giúp trẻ có sự cận bằng giứa tuôi, cân nặng và chiều cao, cơ thể phát triển giúp cơ thể
tránh sự nhiễm trùng, tinh thần mở mang điều hoà, khuôn mặt vui tươi của tuổi thơ. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao, như: khí hậu, yếu tố giống nòi, chế
độ dinh dưỡng…nhưng trong đó chất lượng của dinh dưỡng vẫn là chủ yếu. Trẻ em nếu
ăn uống hợp lý thì tất phát triển về chiều cao. Qua các công trình nghiên cứu cho thấy:
ngay trong năm thứ nhất, mỗi tháng đầu trẻ cao lên 3cm và 8 tháng sau mỗi tháng cao
lên 3,5cm. Theo Freud- nhà phân tâm học ( người áo ) thì trong trường hợp thiếu ăn thì
xương cốt vẫn dài ra, trái lại cân nặng đứng nguyên hoặc sụt đi.
Vì vậy trẻ em chỉ phát triển được hài hoà, cân đối khi mà được ăn uống đầy đủ
chất dinh dưỡng. Nếu trẻ ăn uống thiếu thốn quá hay ăn uống không điều độ thì sẽ ảnh
hưởng đến sự tiêu hoá, phá hoại quá trình trao đổi chất… từ đó làm cho cơ thể trẻ yếu
đi và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Theo số liệu điều tra của tổng cục thống kê thì
tỷ lệ suy dinh dưỡng hiện nay ở Việt Nam là rất lớn, đây là một tỷ lệ khá cao so với
quy định trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống thiếu chất và chế độ chăm
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_bua_an_trua_cho_tre_mam_non.doc