SKKN Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong Trường Mầm non
Khi giao nhận thực phẩm có đầy đủ các thành phần được phân công chặt chẽ nhân viên bếp đã được tổ bếp phân công luân phiên nhau, đại diện Ban giám hiệu, giáo viên, kế toán và bên giao thực phẩm. Cập nhật sổ sách kịp thời, tài chính công khai rõ ràng để phụ huynh biết và kiểm tra. Tính khẩu phần ăn của trẻ rõ ràng, đảm bảo định lượng, cân đối các chất. Cuối tháng có quyết toán, đối chiếu giữa thu - chi có khớp không, hàng ngày xuất hàng có đủ 3 chữ ký đó là : bếp trưởng, kế toán, thủ quỹ.
Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một
nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt, có tác dụng rất lớn đến chất lượng
học tập ở các cấp sau này của trẻ vì
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
Chính vì lẽ đó mà xã hội quan tâm chăm sóc trẻ về mọi mặt để đứa trẻ có
một nhân cách tốt, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên, cơ thể phát triển hài hoà
cân đối, đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm
hạnh phúc của gia đình là sự phồn vinh của đất nước. Muốn trẻ khoẻ mạnh và
thông minh thì vấn đề dinh dưỡng phải hợp lý, chăm sóc nuôi dưỡng phải có
khoa học đây là một việc làm không thể thiếu được, là trách nhiệm của gia đình,
cộng đồng và toàn xã hội. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển về thể lực và trí tuệ. Thiếu dinh dưỡng trẻ sẽ trở thành một gánh nặng
của mỗi gia đình, của toàn xã hội, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai
của đất nước. Vì vậy vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trong trường mầm non là
một vấn đề hết sức quan trọng. Muốn tạo được thế hệ trẻ có sức khoẻ tốt, đáp
ứng với thời đại khoa học hiện đại thì chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt,
trẻ sẽ khoẻ mạnh, thông minh, phát triển toàn diện về mọi mặt.
Cùng với nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, hiện nay vấn đề đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong những
năm gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương, làm
ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người. Trường mầm non là nơi
tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa có ý thức được đầy đủ về dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu đẻ xảy ra ngộ độc thực phẩm trong cơ
sở giáo dục mầm non thì hậu quả khôn lường. Vì vậy giáo dục dinh dưỡng, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa
thực tế vô cùng quan trọng. Mặc dù nhà trường chúng tôi chưa có trường hợp
nào bị ngộ độc thức ăn nhưng việc tuyên truyền trong nhà trường đã được chú ý,
chất lượng bữa ăn được cải thiện, gia đình trẻ đã có sự thay đổi trong nhân thức
1/28
Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
về tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong độ
tuổi mầm non.
Lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cả khu trung
tâm và khu lẻ đầu tư trang thiết bị đồ dùng tương đối đầy đủ, bếp 2 khu được
xây dựng theo quy trình bếp một chiều, Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm
hơn đến chế độ ăn uống và thực đơn của trẻ tại trường. Hơn thế không phụ lòng
kỳ vọng của các cấp lãnh đạo, của bà con nhân dân nhà trường luôn nêu cao
chất lượng về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng vẫn còn tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng, các kỹ năng về thói quen vệ sinh cá nhân còn chưa thường xuyên
nên chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành đề ra.
Từ thực tiễn của nhà trường, nhà bếp nấu ăn cho trên 400 trẻ, tôi nhận
thấy vấn đề nâng cao chất lượng bữa ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
tại trường là hết sức cấp bách. Là Phó hiệu trưởng được phân công chịu trách
nhiệm mảng nuôi dưỡng tôi thực sự lo lắng làm thế nào để đảm bảo an toàn
tuyệt đối cho trẻ tại trường đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm. Do vậy tôi đã
áp dụng một số kinh nghiệm để quản lý chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Tuy chất
lượng chưa được cao nhưng bước đầu đã có một số thành công, tôi xin mạnh
dạn tổng kết kinh nghiệm dưới đề tài “Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm
non”
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra những biện pháp thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong trường mầm non. Để trẻ phát triển toàn
diện về thể lực, sức khỏe, ngôn ngữ, nhận thức tình cảm xã hội, góp phần giảm
tỷ lệ suy dinh dưỡng.
Tuyên truyền phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội nhận thức đúng
vai trò nhiệm vụ và tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho trẻ ở gia đình và trường mầm non.
Nâng cao các nội dung hình thức lồng ghép vào các hoạt động thực hành
dinh dưỡng, thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng mục
tiêu an toàn thực phẩm: Nhà trường với y tế, nhà trường với các đối tác ký kết
hợp đồng cung cấp thực phẩm.
2/28
Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
Áp dụng vào trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non có
bán trú.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Căn cứ chế độ ăn uống, hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non
nơi tôi công tác mà đưa ra các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
trong nhà trường.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát
Phương pháp dùng lời nói
Phương pháp thực hành
Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Phương pháp động viên , khuyến khích.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện tại trường Mầm non nơi tôi công tác.
Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. Củng cố và thực hiện duy trì
cho các năm tiếp theo.
3/28
Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì sự ăn uống có ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ
hồng hào, cân nặng đảm bảo. Ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến quá
trình tiêu hóa của trẻ. Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc
thì thường gây ra rối loạn tiêu hóa và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy,
còi xương, khô mắt do thiếu vitaminA...
Từ xa xưa, con người đã biết mối quan hệ giữa ăn uống và sức khỏe.
Danh y Việt nam, Tuệ tĩnh (Thế kỷ XIV) đã từng nói: “Thức ăn là thuốc, thuốc
là thức ăn”. Nếu các kỹ sư xây dựng dùng gạch, cát, xi măng... làm vật liệu để
xây dựng ngôi nhà thì Khoa học dinh dưỡng cũng cho chúng ta biết: Thức ăn,
các chất dinh dưỡng làm vật liệu xây dựng cơ thể. Các vật liệu này thường
xuyên đổi mới và thay thế thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất
trong cơ thể. Ngược lại khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
sẽ không thể phát triển bình thường và đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như
suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt.
Năm 1967 trong cuốn “Cán bộ giữ vườn trẻ và nhóm trẻ nhỏ của vườn trẻ
mẫu giáo” của tác giả M.Đ.Côvryghina mới đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi
tổ chức nâng cao bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non như: Cho trẻ ăn tùy thích
thú, không được bắt buộc trẻ ăn, như thế dạ dày mới tiết dịch mạnh. Giữa các
bữa ăn không cho trẻ ăn bánh kẹo ngọt, cho trẻ ăn đúng lúc sẽ làm giảm khẩu vị,
làm ức chế trung tâm điều khiển ăn uống và làm phá hoại chế độ ăn uống đúng
đắn. Ngoài ra thức ăn có hình thức đẹp, mùi vị hấp dẫn thì sẽ gây cảm giác thèm
ăn của trẻ. Mọi khẩu phần giành cho trẻ em thì phải cho ăn cùng một lúc để trẻ
quen và ăn hết khẩu phần.
Sức khoẻ liên quan mật thiết với sự phát triển con người. Sức khoẻ tốt tạo
điều kiện cho con người phát triển thể chất nói chung, học tập và lao động nói
riêng. Nhiều công trình cho thấy trí nhớ, sự chú ý, sự cần cù, độ dẻo dai trong
học tập phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái chung của sức khoẻ và thể lực. Chính
vì vậy công tác tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục vệ
sinh, giáo dục sức khoẻ trong trường mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô
cùng quan trọng luôn luôn được đặt lên hàng đầu.
Sức khoẻ của trẻ em phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chế độ dinh
dưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trường..... trong đó chế độ dinh dưỡng là yếu
tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển toàn diện cả về thể
4/28
Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
chất và trí tuệ đối với trẻ ở độ tuổi mầm non. Bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng thể
chất rất mạnh mẽ, đặc biệt là não bộ, hệ thần kinh của trẻ phát triển vượt trội, nó gần
như quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người. Thiếu
ăn, ăn không đủ chất, ăn không hợp lý....đều gây tác hại cho sức khoẻ của trẻ.
Như chúng ta đã biết trên các kênh thông tin, các tài liệu “nâng cao chất
lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm và đề phòng ngộ độc”. Ngộ độc thực
phẩm có thể xảy ra với bất kỳ một ai, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh
hưởng lâu dài đến sức khỏe. Ngộ độc thực phẩm có thể tránh được. Để phòng
tránh ngộ độc thực phẩm người tiêu dùng nói chung và đặc biệt là các trường
mầm non tổ chức bán trú cần phải thực hiện tốt khâu đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm.
2. Khảo sát thực trạng:
* Đặc điểm tình hình nhà trường:
- Năm học 2017- 2018 trường có 5 điểm trường, 2 bếp ăn đều được cấp
giấy chứng nhận bếp ăn an toàn thực phẩm. Bếp ăn được xây dựng theo quy
trình bếp một chiều với tương đối đầy đủ trang thiết bị đồ dùng.
- Tổng số CBGVNV của nhà trường là : 64
- Về trình độ :
+ CBQL
: 03 đ/c ( ĐH : 03 )
+Giáo Viên : 42 đ/c ( ĐH: 34, CĐ: 3, TC: 5 )
+ Nhân viên: nhân viên nuôi dưỡng: 11, nhân viên kế toán: 01, nhân viên
y tế: 01.
- Tổng số học sinh: 521 cháu/ 21 lớp.
+ Nhà trẻ : 05 lớp : 98 cháu
+ Mẫu giáo : 16 lớp : 423 cháu
- Mức tiền ăn của trẻ : 12.000đ/ngày/1 trẻ.
Trong quá trình thực hiện việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và
nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trường mầm non gặp những thuận lợi và khó
khăn sau:
* Thuận lợi :
- Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện và đặc
biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng giáo dục trong các hoạt
động của nhà trường.
- Ban giám hiệu nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm với công việc.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết
với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn
5/28
Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
thành mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân.
- Trong quá trình quản lý nuôi dưỡng đã được tập thể cán bộ giáo viên
nhân viên, lãnh đạo địa phương và đặc biệt là các bậc phụ huynh tin tưởng, giúp
đỡ, tạo điều kiện đầu tư vào công tác nuôi dưỡng. Vì vậy chất lượng chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ trong suốt thời gian qua đạt hiệu quả cao.
* Khó khăn:
- Bếp không tập trung một khu, nên việc quản lý chưa được triệt để.
- Giá cả thực phẩm trên thị trường luôn biến động, vì lợi nhuận của người
tiêu dùng nên chất lượng thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.
- Tính sáng tạo trong chế biến món ăn và xây dựng thực đơn của nhân
viên nuôi dưỡng chưa cao.
- Nhân viên nuôi dưỡng chế độ tiền lương hàng tháng còn quá thấp. chưa
được hưởng phần trăm độc hại.
- Phụ huynh quan tâm đến trẻ nhưng một số phụ huynh có mức thu nhập
thấp trình độ hiểu biết về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế, tình trạng
đưa trẻ đến trường muộn vẫn còn.
3. Khảo sát thực tế:
Qua khám sức khỏe, cân đo đầu vào của trẻ thể hiện số liệu như sau:
Năm học: 2017 - 2018
Kênh BT
%
Kênh SDD
Số
trẻ
Thời gian
Tỷ lệ %
cân
Số trẻ
Số trẻ
%
Đầu năm
Cuối năm
521
100
460
88,2
61
11,7
Số cháu bị các bệnh như sau:
Tai, mũi
Mắt
Da
Răng
Còi xương
Số
trẻ
Tỷ
lệ
họng
Số
trẻ
Thời
gian
Số
Số
trẻ
Số
trẻ
Số
%
khám
%
%
%
%
%
trẻ
trẻ
Đầu
năm
Cuối
năm
521
100 40
7,6
2
0,3
4
0.7 73
14
2
0,3
6/28
Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
Từ số liệu trên Tôi thấy băn khoăn nhiều về việc chỉ với 12.000 đồng phụ
huynh học sinh gửi gắm cho con họ ăn trong một ngày ở trường. Vậy nhà trường
phải làm sao cân đối về chất và lượng của bữa ăn chính trưa và bữa phụ chiều
cho trẻ mẫu giáo, nhà trẻ bữa chính trưa bữa phụ chiều và bữa chính chiều để
đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ. Góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Trước tình hình thực trạng trên, tôi suy nghĩ mạnh dạn tìm ra một số biện
pháp chỉ đạo nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng
bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non như sau.
4. Những biện pháp thực hiện:
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
- Biện pháp 2: Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, nâng cao chất lượng bữa
ăn cho trẻ theo yêu cầu của ngành.
- Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề cho giáo viên,
nhân viên.
- Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tham mưu phối
hợp với các cấp lãnh đạo.
- Biện pháp 5: Tổ chức tốt các hội thi về dinh dưỡng.
- Biện pháp 6: Công tác kiểm tra thi đua
5. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)
5.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
Việc xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, kế hoạch được ví như
kim chỉ nam chỉ đường cho chúng ta thực hiện đúng, giúp chúng ta đi tới mục
đích của công việc một cách khoa học, có xây dựng kế hoạch thì mọi việc mới
có hệ thống việc nào làm trước, việc nào làm sau không bị chồng chéo, không bị
bỏ sót dù là công việc nhỏ.
Ngay từ đầu năm học nhận được kế hoạch của Phòng giáo dục gửi về nhà
trường, Ban giám hiệu chúng tôi cùng với chị em giáo viên, nhân viên trong
trường cùng nhau thảo luận, bàn bạc để thống nhất tìm ra những biện pháp thực
hiện. Trên cơ sở đó đề ra những chỉ tiêu sao cho phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh của trường.
Ví dụ : Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm xuống dưới 5%.
Trẻ có kỹ năng thói quen vệ sinh cá nhân đầu năm đạt 80%. Phấn đấu
cuối năm đạt 98%...
Để thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra chúng tôi cố gắng xây dựng kế hoạch
cho từng công việc thật cụ thể. Xây dựng kế hoạch cho từng tháng của năm học
7/28
Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
đồng thời đặt kế hoạch lâu dài cho một công việc thật cụ thể vì công việc đó
không thể thực hiện ngay trong năm học.
Trong những chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện trong kế hoạch là chấp hành
nghiêm chỉnh quy định về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt, đảm bảo an toàn cho
trẻ mọi lúc mọi nơi trong trường.
Trong năm học nhà trường đều phối kết hợp với trung tâm y tế xã về
khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/ năm. Y tế chủ động lấy mẫu nước của nhà trường
ra trung tâm y tế huyện để làm xét nghiệm, chỉ đạo nhà bếp và các lớp thường
xuyên vệ sinh các đồ dùng dụng cụ phục vụ cho công tác chăm sóc và nuôi
dưỡng trẻ.
Dưới đây là kế hoạch cụ thể của 3 trong 9 tháng cho năm học 2017 - 2018
về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
NỘI DUNG
BIỆN PHÁP
THÁNG
CÔNG VIỆC
THỰC HIỆN
- Tiếp tục cùng BGH tổ chức
thao giảng lập thành tích chào
mừng ngày 20/11
- Tiến hành dự giờ thao giảng nhân
viên, gíao viên.
Tháng 11
- Làm tốt công tác phòng dịch
bệnh.
- Dự công tác tổ chức hoạt động cho
trẻ vệ sinh ăn - ngủ của giao viên các
lớp.
- Duy trì khâu vệ sinh kho bếp
theo định kỳ.
- Kiểm tra việc thực hiện công tác chế
biến thực phẩm của nhân viên bếp .
- Tổng kết đợt thi đua.
- Kiểm tra kho.
- Phát thưởng cho GV-NV đạt tiết tốt
vào ngày 20/11.
- Cân tịnh lượng thực phẩm tồn kho.
- Chỉ đạo hội thi giáoviên, cô
nuôi giỏi cấp trường.
- Lên lịch cụ thể.
Tháng 12
- Tổ chức cân trẻ định kỳ.
- Chỉ đạo giáo viên các lớp tổ chức
cân trẻ vào biểu đồ tăng trưởng.
- Duy trì mua thực phẩm tươi, ngon
có nguồn gốc, xuất xứ về chế biến
cho trẻ.
- Trú trọng công tác phòng ngộ
độc thực phẩm cho trẻ.
- Chuyển thực đơn từ mùa hè
sang mùa đông.
- Thường xuyên cho trẻ ăn đúng giờ,
cho trẻ ăn khi thức ăn vừa chế biến
còn nóng, thay đổi một số món ăn.
- Kiểm tra công tác thực hiện nội - Kiểm tra công tác thực hiện mặc
qui bếp ăn.
trang phục, đeo tạp dề, bao tay, khẩu
trang mũ đội khi chế biến thức ăn cho
trẻ.
8/28
Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
- Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn
và ghi nhật ký lưu mẫu tại bếp ăn.
- Cân tịnh lượng thực phẩm tồn kho.
- Kiểm tra kho.
Tháng
1/2018
- Thực hiện công tác phòng
chống rét cho trẻ.
- Kiểm tra các lớp thường xuyên giữ
ấm cho trẻ.
- Kiểm tra các loại sổ sách của tổ - Kiểm tra đột xuất và có báo trước sổ
nuôi dưỡng.
sách tổ nuôi dưỡng, yêu cầu vào
thông tin đầy đủ đúng thời gian, có đủ
chữ ký theo yêu cầu.
- Nhắc nhở tổ nhân viên
- Tổng vệ sinh, niêm phong kho bếp
trước tết đảm bảo an toàn tài sản.
* Kế hoạch dài hạn:
- Duy trì thực hiện chế biến món ăn theo quy trình một chiều để đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bổ sung trang thiết bị hiện đại, phù hợp với yêu cầu của bếp 1 chiều,
phù hợp với thực tế của trường.
- Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia học các lớp bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Dựa trên kế hoạch chung của toàn trường các lớp sẽ dễ dàng lên kế hoạch
của lớp mình. Ban giám hiệu chúng tôi cũng lấy đó làm cơ sở để đi kiểm tra
công việc.
5.2. Biện pháp 2: Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch và nâng cao chất
lượng bữa ăn cho trẻ theo yêu cầu của ngành:
*.Sức khoẻ của trẻ phần lớn phụ thuộc vào chất lượng bữa ăn,
Trẻ đến trường mầm non cho trẻ ăn không phải là chống đói mà phải đảm
bảo yêu cầu của ngành là phải đủ chất, đủ lượng, tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh
dưỡng để trẻ ăn ngon miệng, trẻ ăn hết xuất . Chúng tôi đặt ra yêu cầu để đảm
bảo về chất lượng bữa ăn như sau:
Chế biến thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, đẹp phù hợp với trẻ, đảm
bảo an toàn. Thức ăn phải được chế biến nấu chín kỹ, nấu xong cho trẻ ăn ngay.
Thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn, đủ lượng cần thiết đối với
thức ăn lỏng 250ml Thức ăn rắn 150g mẫu thức ăn phải được lấy vừa nấu xong
trước khi cho trẻ ăn, hộp đựng mẫu thức ăn bằng Inox sạch sẽ, có nhãn mác, có
nắp đạy, có chữ ký người lưu, lưu mẫu thức ăn 24/24 giờ trong ngăn mát tủ lạnh.
+ Đủ chất: Thay đổi món ăn thường xuyên theo tuần, Thực hiện theo thực
đơn tuần chẵn tuần lẻ, theo mùa, đa dạng các loại thực phẩm vào các món ăn
9/28
Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
như: Thịt bò, thịt lợn, khoai tây, cà rốt om mềm. Thịt gà, khoai tây, cà rốt om
nấm. Cá, thịt lợn sốt cà chua.......
+ Đủ lượng : Trẻ phải được ăn đúng số tiền ăn là 12.000đ/ ngày/ trẻ. Cân
đối thu chi, chia hợp lý các bữa ăn trong ngày của Mẫu giáo và Nhà trẻ.
+ Ngon : Xác định trẻ ăn hết khẩu phần, chế biến ngon vừa với trẻ, hợp
khẩu vị, phù hợp với độ tuổi, cho trẻ ăn khi thức ăn còn ấm.
+ Đảm bảo các bữa phụ chiều tích cực chế biến các món cho trẻ ăn như:
Cháo lac vừng, mỳ thịt gà, chè thập cẩm....tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ ăn sẵn.
+ Vệ sinh : Nhân viên nhà bếp phải được học và bồi dưỡng kiến thức về
vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm vững trách nhiệm của mình trong công tác nuôi
dưỡng và an toàn. Cần thực hiện tốt khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế
biến món ăn cho trẻ. Mặc quần áo công tác, đầu tóc gọn gàng móng tay, móng
chân cắt ngắn sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn,
khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua mỗi cung đoạn chế biến. Phải tuân thủ theo
quy định sử dụng chế biến theo bếp một chiều, không được ho khạc nhổ khi chế
biến thức ăn cho trẻ, khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang, gang tay, thực hiện
cân đong thức ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh và đủ định lượng. Cô nuôi định kỳ 6
tháng đi khám sức khỏe một lần.
* Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp và
vệ sinh môi trường. Sắp xếp các khu vực trong bếp sao cho thuận tiện, gọn gàng
và có biển đề rõ ràng, nơi nhận thực phẩm, nơi sơ chế, khu nấu chín, nơi chia
cơm từng lớp. Nhà bếp phải có bảng phân công trong ngày: người nấu chính,
người nấu phụ, người nhận thực phẩm, người sơ chế... và thực hiện theo bảng
phân công dây chuyền nhân viên nuôn dưỡng. Bếp ăn phải có thực đơn theo
tuần, bảng định lượng xuất ăn hàng ngày và công khai tài chính. Thực hiện
ngiêm túc việc tính khẩu phần ăn cho trẻ và khâu vệ sinh nhà bếp. Khi nấu xong
phải dọn dẹp, xếp đồ dùng ngăn nắp đúng nơi quy định. Bát thìa của trẻ phải
được rửa sạch cho vào tủ sấy bát khu trung tâm, khu lẻ đun nước sôi tráng bát,
thìa cho trẻ trước khi cho trẻ dùng, đồ dùng trong bếp phải sạch sẽ, khô ráo được
treo và kê cao. Rác thải đúc vào tải để đúng nơi quy định để công ty rác đến
chuyển đi. Cống rãnh khơi thoáng không ứ đọng.
Bữa ăn đảm bảo các yêu cầu trên sẽ có tác dụng: Các cháu ăn ngon
miệng, ăn hết xuất góp phần cho trẻ khoẻ mạnh, tăng cân, cha mẹ trẻ yên tâm
khi gửi con đến trường.
Để đạt được những yêu đó chúng tôi thực hiện thường xuyên nghiêm túc
những quy định về giao nhận thực phẩm.
10/28
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_chi_dao_dam_bao_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_va.docx