SKKN Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao

Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là không thể thiếu, môi trường xung quanh có tác dụng giáo dục về mọi mặt như là: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thấm mỹ, thể lực ….. Làm quen với môi trường xung quanh giúp trẻ nắm được kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng nhận thức cần thiết cũng như phát huy được tính sáng tạo của trẻ.khám phá khoa học đạt kết quả cao giúp giáo viên đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học góp phần phát huy khả năng nhận thức, khả năng quan sát và nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non.Đó là mục đích để tôi lựa chọn đề tài này.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.  
1. Cơ sở luận:  
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã nói:  
“Trẻ em như búp trên cành  
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.  
Đúng như vậy, trẻ em ngày nay nói chung cũng như trẻ mẫu giáo nói  
riêng luôn được nhà trường, gia đình và xã hội chú trọng giáo dục toàn diện:  
Đức - Trí - Thể - Mỹ góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ sau này. Các  
lĩnh vực đó được cụ thể hóa qua các hoạt động học của trẻ. Một trong những  
hoạt động đó chính là hoạt động khám phá (Khám phá khoa học, khám phá xã  
hội). Khám phá khoa học là toàn bộ sự vật hiện tượng mối quan hệ đơn  
giản của sự vật, hiện tượng đó.  
“Xung quanh ta có bao điều lạ, mà sao ta biết chẳng được bao nhiêu”.  
Đó là câu hát quen thuộc với mọi người. Câu hát đã nói lên thế giới xung quanh  
ta rất bao la, rộng lớn. Nó bao gồm tất cả sự vật, hiện tượng, cây cỏ, con vật, các  
vấn đề về tự nhiên và xã hội. Chúng ta không thể đi đến tất cả mọi nơi, không  
thể tận mắt nhìn thấy hết thảy các sự vật, hiện tượng nhưng con người luôn có  
khát vọng muốn được khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh, đó chính là môi  
trường của con người, cho nên con người luôn có nhu cầu khám phá thế giới  
xung quanh thông qua các hoạt động để thể những hiểu biết về thế giới,  
cải tạo thế giới nhằm phục vụ chính cuộc sống của con người.  
Nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh của con người đã  
xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Từ khi trẻ ra đời, đã muốn ngắm nhìn xung  
quanh như khi chỉ mới 2 tháng tuổi trẻ đã hứng thú đưa mắt nhìn theo những quả  
bóng màu xanh- đỏ treo trước mắt và tò mò đưa tay với,... Càng lớn, nhu cầu đó  
càng tăng lên bằng việc bắt chước giọng điệu người lớn (thích mặc quần áo, đeo  
dép của mẹ…), làm những công việc của người lớn hay làm.Mặt khác, dựa trên  
những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non cho thấy: Tâm  
hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “chơi học học bằng chơi” thế giới  
xung quanh qua “lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ “với biết bao  
điều kỳ diệu!” và “Vì sao lại thế?” hay “Vì sao thế nhỉ?”…luôn những câu hỏi  
thắc mắc, những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám  
phá. Hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh có tầm quan  
trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và  
độ tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng. Chính vì thế cho trẻ khám phá khoa học về  
môi trường xung quanh sẽ phát triển ở trẻ kỹ năng nhận thức, kỹ năng hội  
1/15  
Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao.  
đồng thời giáo dục thái độ ứng xử và thái độ khoa học, trẻ biết cách học, cách  
nghĩ, cách hành động khám phá môi trường xung quanh.  
2. Cơ sở thực tiễn:  
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn làm quen với môi trường  
xung quanh là một bộ môn giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt trí tuệ, đạo  
đức, thẩm mỹ, thể lực và lao động và nó còn là cơ hội để trẻ được tiếp xúc,  
khám phá các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và trong xã hội.  
Giáo dục cho trẻ tiếp cận môn làm quen môi trường xung quanh hay nói  
cách khác là hoạt động khám phá khoa học trong trường mầm non là giáo dục  
cho trẻ biết phát hiện, yêu quý cái đẹp, cái hay, cái mới trong thiên nhiên và  
trong xã hội từ đó có các hành vi văn hóa trong sinh hoạt ở nơi công cộng, thông  
qua các hoạt động phong phú như : tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm. Đặc biệt  
đối với trẻ 3-4 tuổi hoạt động khám phá đã giúp trẻ tìm tòi khám phá những điều  
diệu, thú vị, mới lxung quanh cuộc sống của trẻ. Khi trẻ được trực tiếp quan  
sát, thực hành, thử nghiệm giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng, khả  
năng tư duy và đặc biệt vốn ngôn ngữ của trẻ được phát triển. Đây bước  
khởi đầu giúp trẻ hiểu biết và có thái độ đúng đắn đối với vạn vật xung quanh.  
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong giáo dục, thì việc  
đưa công nghệ thông tin vào các môn học ở trường mầm non, là điều hết sức cần  
thiết. Với việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ làm cho giờ học sôi  
nổi, sinh động hơn, trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động tập thể .  
một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh,  
lanh lợi. Tôi mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát  
triển hết khả năng vốn có. Tôi đã không ngừng suy nghĩ, học tập và sáng tạo,  
tìm ra những cách thức giảng dạy, phương pháp và tạo môi trường học tập tốt  
cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Do vậy, tôi đã chọn đtài:  
“Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao”.  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU  
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ làm quen với môi  
trường xung quanh là không thể thiếu, môi trường xung quanh có tác dụng giáo  
dục về mọi mặt như là: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thấm mỹ, thể lực ….. Làm  
quen với môi trường xung quanh giúp trẻ nắm được kiến thức, hình thành và  
rèn luyện kỹ năng nhận thức cần thiết cũng như phát huy được tính sáng tạo của  
trẻ.khám phá khoa học đạt kết quả cao giúp giáo viên đổi mới hình thức tổ chức  
hoạt động khám phá khoa học góp phần phát huy khả năng nhận thức, khả năng  
quan sát và nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm  
non.Đó mục đích để tôi lựa chọn đtài này.  
2/15  
Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao.  
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  
Biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao.  
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT- THỰC NGHIỆM  
- Trẻ 3- 4 tuổi.  
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Trong quá trình triển khai đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp  
nghiên cứu sau:  
* Phương pháp nghiên cứu thuyết.  
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.  
- Phương pháp quan sát  
- Phương pháp điều tra  
- Phương pháp thực hành  
- Phương pháp trò chơi  
- Khảo sát thống kê.  
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.  
- Phạm vi áp dụng: Trẻ 3- 4 tuổi.  
- Thời gian thực hiện: ttháng 9/2019 đến tháng 3/2020.  
3/15  
Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao.  
B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.  
1. Tình trạng khi chưa thực hiện.  
Qua thực tế dạy trẻ ở trên lớp tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó  
khăn sau:  
a. Thuận lợi:  
Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Đan Phượng đã  
tổ chức chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đặc biệt là  
chuyên đề: Khám phá khoa học.  
Nhà trường được đón bằng công nhận trường mầm non chuẩn quốc gia.  
Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiên thuân lợi cho  
giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng  
về chuyên môn nghiệp vụ, kiến tập các hoạt động khám phá, tham quan học  
tập các trường Mầm non trong huyện, trong thành phố.  
Lớp được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như : Đầu  
đĩa, ti vi, máy chiếu, đàn, máy vi tính …phù hợp với tr.  
Các đồng chí giáo viên của lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên  
môn,nghiệp vụ, sự đồng thuận, thống nhất phương pháp dạy giữa 2 giáo viên  
với nhau.  
Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và  
thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình .  
Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, ham học hỏi, sức khỏe tốt để tham gia  
vào các hoạt động của lứa tuổi.  
đã qua lớp nhà trẻ, được tiếp xúc với môn học làm quen với môi trường  
xung quanh.  
b. Khó khăn:  
Lớp một số trẻ biệt nên còn hạn chế trong việc cho trẻ quan sát, tìm  
hiểu các đối tượng, lý do vì trẻ chưa thực sự hứng thú tham gia và tập trung chú  
ý đến các hoạt động.  
Trang thiết bị đdùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy học đã có song chưa  
phong phú, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động, hấp dẫn trẻ quan sát.  
Nhận thức của một số phụ huynh còn chưa đồng đều nên sự quan tâm,  
ủng hộ đến việc học của trẻ còn hạn chế.  
Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít còn nhút nhát trong  
việc tiếp xúc, khám phá các thí nghiệm các sự vật, hiện tượng trong thế giới  
xung quanh trẻ.  
4/15  
Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao.  
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:  
Để giúp trẻ khám phá khoa học hiệu quả, thực sự chất lượng, đáp ứng  
được tình hình thực tế của lớp, phù hợp với khả năng của học sinh lớp mình thì  
đây việc làm vô cùng quan trọng. Việc đánh giá chính xác thực trạng sự phát  
triển của trẻ về nhận thức sẽ giúp giáo viên hiểu hơn về kiến thức, kỹ năng ,  
thái độ của học sinh lớp mình về hoạt động khám phá khoa học. Rồi từ đó cô  
giáo sẽ biên soạn, hệ thống hóa và sáng tạo các trò chơi thử nghiệm để tổ chức  
khám phá khoa học cho trẻ phù hợp, các cô không cần quá coi trọng kiến thức  
thu được mà hãy chú ý tới cảm nhận của trẻ tới cách khám phá như thế nào?.  
Bắt đầu từ tháng 9, tôi đã lên kế hoạch khảo sát trẻ ( Qua việc theo dõi  
các hoạt động trong ngày của trẻ, cùng với việc tổ chức cho trẻ tham gia một số  
hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học để đánh giá trẻ )  
(Bảng khảo sát đầu năm kèm theo cuối sáng kiến)  
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN  
1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học tập cho trẻ.  
Trẻ mầm non nói chung và đặc biệt trẻ 3-4 tuổi nói riêng, môi trường  
học tập vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ, vì môi trường học tập nơi  
để trẻ tiếp xúc hằng ngày. Bởi vậy, tôi đã tổ chức xây dựng môi trường có tác  
dụng mạnh mẽ lên trẻ, tạo cho trẻ hứng thú, tò mò, thích tìm hiểu khám phá thế  
giới xung quanh trẻ từ đó giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học.  
Thực tế lớp tôi đã được nhà trường trang bị đồ dùng, đồ chơi song các  
mẫu đồ chơi chưa hấp dẫn trẻ, góc thiên nhiên còn hạn chế, các loại cây chưa  
phong phú, nhất là các đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm thực hành, không gian để  
trẻ thực hành còn chật hẹp. Trước yêu cầu thực tế, trong quá trình giảng dạy  
môn khám phá khoa học, tôi luôn băn khoăn, trăn trở muốn giờ học đạt kết quả  
cao thì yêu cầu giáo viên phải đầy đủ đồ dùng học tập tạo ra môi trường  
học tập của trẻ phải thật tốt, từ đó tôi đã đặt ra cho mình kế hoạch làm đồ dùng  
đồ chơi phục vụ cho giảng dạy bằng các biện pháp sau:  
Ngay từ đầu năm học, tôi đã mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà  
trường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng học tập như: bảng, tranh  
ảnh, lô tô và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ dạy học. Tôi xây dựng  
góc khám phá phong phú, nhiều loại khác nhau, sắp xếp btrí đồ chơi gọn gàng,  
đồ chơi luôn để ở tư thế mở” để kích thích trẻ hứng thú hoạt động. Đồ dùng đồ  
chơi phải đảm bảo tính thuận tiện cho thao tác sử dụng đặc biệt thể sử  
dụng vào các hoạt động học hoạt động khác. Góc khám phá phải được bố trí  
thật nổi bật, đẹp mắt vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại vừa đảm bảo tính chính xác.  
( Ảnh: Góc bé cùng khám phá ( kèm theo cuối sáng kiến)  
5/15  
Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao.  
Ngoài ra, tôi đã chú trọng đến việc xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ, trẻ  
được hoạt động chăm sóc cây, nhặt cỏ, tưới nước, làm các thí nghiệm, tôi còn  
sưu tầm thêm các vỏ xà phòng, chai nhựa, hộp kem và trao đổi với phụ huynh  
đóng góp chậu gốm để trẻ trồng các loại cây xanh, cây hoa, cây rau nhỏ, lớp  
có 1 góc thiên nhiên nhỏ ở trước sảnh lớp nên hằng ngày trẻ được chăm sóc cây,  
tưới nước, lau lá cây…Để giúp trẻ làm các thí nghiệm, tôi sưu tầm các hòn sỏi,  
các miếng gỗ, các ông thổi, các màu nước. Qua góc thiên nhiên này tôi thấy trẻ  
được trực tiếp, tiếp xúc với các sự vật xung quanh trẻ, nên giúp trẻ hứng thú học  
tập nhận thức sâu sắc về các hiện tượng tốt hơn.  
Ngoài việc trang trí, sắp xếp lớp học khoa học, những lúc rảnh rỗi tôi  
cùng các đồng nghiệp còn làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có  
của địa phương như: từ các sợi rơm bện thành con tôm, hay từ các vải vụn tạo ra  
các con vật, quấn các loại cây…Sau một thời gian làm đồ dùng, đồ chơi đến nay  
lớp tôi đã có thêm nhiều các đồ dùng đồ chơi phong phú về chủng loại.  
2. Biện pháp 2: Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa học đạt kết  
quả cao  
* Sử dụng đdùng trực quan trong dạy học  
Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chiếm một vị trí quan trọng  
trong việc giúp trẻ tiếp thu những kiến thức. Bởi lẽ trực quan trong dạy học huy  
động được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức của trẻ. Khi lập  
kế hoạch cho mỗi tiết học tôi đã rất chú ý tới cách thức chuyền tải kiến thức với  
trẻ đặc biệt đồ dùng trực quan vừa phải mang tính thẩm mỹ, tính chính xác và sự  
sáng tạo từ đó kích thích được sự hứng thú, ham hiểu biết ở trẻ.  
Phương tiện trực quan trong các hoạt động dạy học rất đa dạng như: đồ  
dùng trực quan bằng vật thật: cốc, chén, các con vật, các loại rau, củ, các loại  
mô hình như: máy bay, tàu hỏa…Các loại tranh ảnh lô tô. Tôi lưu ý đến việc sử  
dụng đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung từng tiết dạy ngay từ khi lập  
kế hoạch cho mỗi tiết khám phá khoa học tôi luôn suy nghĩ lựa chọn những  
đồ dùng trực quan sao cho trẻ dễ hiểu và thích thú đối với những tiết chủ đề về  
môi trường hội thì tôi lựa chọn tranh ảnh để dạy trẻ. Đối với những đồ dùng  
trực quan là đồ chơi tôi đưa vào trong các tiết dạy như: đồ chơi của bé, phương  
tiện giao thông, con vật qua những đồ phế liệu giống với thực tế sẽ giúp trẻ chú  
ý quan sát đồ chơi, chơi với đồ chơi để khám phá những kiến thức về đối tượng.  
trẻ mẫu giáo bé có sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ  
còn ít nên tôi thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ. Khi cho trẻ được  
tiếp xúc với vật thật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt được kiến thức  
một cách rõ ràng nhất.  
6/15  
Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao.  
VD: Tìm hiểu về các loại hoa tôi cho trẻ quan sát hoa thật cho trẻ quan sát và  
trải nghiệm  
- Đây là hoa gì? Con nhìn xem hoa có những đặc điểm gì ? Màu gì?  
- Hãy sờ xem cánh của chúng như thế nào ? Muốn biết cánh hoa có có mùi gì  
con hãy ngửi xem nào?  
Khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắm vững được kiến thức tôi  
muốn truyền đạt. Qua bài về hoa tôi không những cho trẻ tìm hiểu một cách  
tổng quát về hoa mà còn dạy trẻ kỹ năng cắm hoa.  
Việc sử dụng máy tính, ti vi cũng là hình thức sử dụng trực quan vì vậy  
tôi thường xuyên sử dụng tạo điều kiện cho trẻ nắm kiến thức thông qua những  
cảnh quay những đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thay đổi, sự mới  
lạ cho trẻ tất cả những sự vật hiện tượng đều thể chụp lại, quay lại để đưa  
lên màn hình cơ hội để trẻ khám phá những sự vật- hiện tượng, con vật trẻ có  
cơ hội tiếp xúc  
Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được sử dụng một cách linh hoạt và  
sáng tạo. Trong tiết dạy tôi không sử dụng một loai đồ dùng từ đầu đến cuối  
cũng không sử dụng quá nhiều loại ôm đồm để trẻ khó hiểu mà tôi phối hợp các  
loại đồ dùng trực quan sao cho phù hợp, linh hoạt từng phần sao cho trẻ không  
nhàm chán.  
Việc kết hợp sử dụng các đồ dùng trực quan trong tiết học tôi thấy trẻ  
hứng thú hơn khi học khám phá khoa học, kiến thức tôi truyền đạt thế dễ  
dàng và ghi nhớ hơn.Qua đó tôi thấy nếu cho trẻ tự khám phá, trẻ sẽ rất hứng  
thú, kiến thức đến với trẻ nhẹ nhàng mà khắc sâu phù hợp với đặc điểm tâm sinh  
của trẻ, để trẻ không đánh mất cái tôi của trẻ trẻ luôn là trung tâm của mọi  
hoạt động.Trẻ vừa học vừa chơi không bị gò bó tạo tâm thế thoải mái nhất cho  
trẻ để trẻ thỏa sức sáng tạo.  
* Tổ chức các thí nghiệm đơn giản  
Chọn lựa những thí nghiệm cho trẻ giáo viên cần suy nghĩ chọn lọc sao  
cho phù hợp với khả năng của trẻ. Các thí nghiệm cần đảm bảo cung cấp cho trẻ  
những kiến thức đơn giản, gần gũi đặc biệt phải đảm bảo an toàn về qui trình  
thực hiện với trẻ.  
Đây chính là cách cô giao nhiệm vụ tìm hiểu cho trẻ, các câu hỏi đưa ra  
cần gắn sát với nội dung khám phá, mặt khác phải ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ý.Sau  
đây một số thí nghiệm tôi đưa ra cho trẻ:  
Thí nghiệm 1: Giác quan tài ba.  
Mục đích:  
- Rèn luyện độ nhanh nhạy cho các giác quan của trẻ.  
7/15  
Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao.  
- Trẻ phát triển khả năng tư duy phỏng đoán, khắc sâu thêm vốn kiến thức.  
Chuẩn bị:  
- 3 đĩa 3 màu khác nhau đựng 3 gia vị: muối, đường, bột chua.  
- Mỗi trẻ 1 thìa  
Cách tiến hành:  
- Cô cho trẻ về nhóm, cô giao nhiệm vụ sử dụng các giác quan và cho câu trả lời  
xem có gì trong đĩa.  
- Trẻ quan sát màu sắc, ngửi, phỏng đoán nếm.  
- Trẻ nói nhận xét của mình khi nếm đưa ra kết luận.  
Kết quả: Tôi thấy trẻ rất tò mò, hứng thú muốn khám phá, thích nếm để cảm  
nhận mùi vị của các vật được làm thí nghiệm.  
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về các vật nổi, các vật chìm trong nước.  
Mục đích:  
- Luyện kĩ năng quan sát, khả năng phỏng đoán, ghi chép kết quả, thuyết trình  
và phân nhóm.  
- Trẻ nhận biết những vật nổi, vật chìm trong nước.  
Chuẩn bị:  
- Một chậu nước to.  
- Một vài vật khác nhau có thể chìm hoặc nổi như: Hòn sỏi, đồ chơi bằng nhựa,  
mẩu gỗ, xốp.  
Tiến hành:  
- Cho trẻ cầm sờ các vật đã chuẩn bị đoán xem vật nào sẽ nổi, vật nào sẽ  
chìm.  
- Thả các vật đó vào nước và quan sát xem vật nào nổi, vật nào chìm.  
- Cho trẻ chọn riêng thành những vật nổi những vật chìm.  
Kết quả: Qua thí nghiệm tôi thấy trẻ rất tò mò và tự đặt ra câu hỏi như:  
Sao cái này lại chìm? Sao cái này lại nổi?. Trẻ rất say sưa quan sát và thực hành  
thí nghiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân của vật nổi, chìm trong nước.  
(Hình ảnh: Trẻ với thí nghiệm vật chìm vật nổi (kèm theo cuối sáng kiến)  
Thí nghiệm 3: Không khí di chuyển từ nơi này đến nơi khác  
Mục đích:  
- Trẻ biết được không khí có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác  
Chuẩn bị:  
- 2 quả bóng bay có màu khác nhau , 1 cái kim  
Cách tiến hành:  
- Thổi không khí vào trong hai quả bóng và hỏi trẻ vì sao quả bóng lại căng ra  
được?  
8/15  
Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao.  
- Lấy kim chọc 1 lỗ của 1 quả bóng và dí sát chỗ chọc kim vào má để cảm nhận  
về sự di chuyển của không khí  
- Quan sát,so sánh hiện tượng của 2 quả bống có gì khác nhau?  
-> Giải thích: Quả bóng căng phồng lên vì có không khí chui vào trong quả  
bóng. Khi lấy kim chọc. Khi lấy kim chọc vào quả bóng tạo thành lỗ làm cho  
không khí sẽ di chuyển ra ngoài quả bóng làm cho quả bóng bị nhỏ dần  
Thí nghiệm 4: Thí nghiệm vật tan và không tan  
Mục đích:  
- Luyện kĩ năng quan sát, khả năng phỏng đoán, ghi chép kết quả, thuyết trình  
và phân nhóm.  
- Trẻ nhận biết những chất thể tan và không tan trong nước.  
Chuẩn bị:  
- Một chậu nước to.  
- Một vài vật khác nhau có thể tan hoạc không tan như: đường, muối,bột canh,  
bột nêm, bằng nhựa, mẩu gỗ, xốp.  
Tiến hành:  
- Cho trẻ cầm sờ các vật đã chuẩn bị đoán xem vật nào sẽ tan , vật nào sẽ  
không tan trong nươc.  
- Thả các vật đó vào nước và quan sát xem vật nào tan, vật nào không tanu đó  
ghi chép lại kết quả thuyết trình .  
- Cho trẻ chọn riêng thành những chất tan và những chất không tan.  
Kết quả: Qua thí nghiệm tôi thấy trẻ rất tò mò và tự đặt ra câu hỏi như:  
Sao cái này lại tan? Sao cái này lại không tan?. Trẻ rất say sưa quan sát và thực  
hành thí nghiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân của chất tan và không trong nước.  
*Khám phá khoa học thông qua các hoạt động khác  
Khám phá cần được tổ chức trong các hình thức đa dạng tạo hứng thú,  
kích thích tính tò mò của trẻ khi tham gia khám phá các sự vật, hiện tượng xung  
quanh. Để đạt được kết quả cao hơn tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động khám  
phá khoa cần được lồng ghép thông qua các hoạt động giáo dục khác trên lớp  
để khuyến khích trẻ hoạt động tích cực và phát triển toàn diện hơn. Tôi tiến hành  
lồng ghép thông qua các hoạt động khác nhau.  
Hoạt động làm quen văn học: Ngoài cho trẻ đọc các bài thơ, nghe kể  
chuyện tôi còn cho trẻ xem những đoạn video về môi trường nội dung liên  
quan tới bài học mà tôi tự quay hay copy trên mạng internet hoạc do tôi tự sáng  
tác . Tôi sẽ hỏi trẻ nói lên được những hiểu biết của mình về những hình ảnh đó  
hay mô tả những hình ảnh đó bằng trí tưởng tượng của mình. Sau đó tôi sẽ  
chuyển tiếp để giới thiệu bài học của buổi hôm đó.  
9/15  
Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao.  
dụ 1: Truyện “Giọt nước tí xíu” cô giáo có thể làm thí nghiêm về sự  
bay hơi của nước để dẫn dắt trẻ vào bài. Thí nghiệm làm như sau:  
Mục đích: Trẻ biết được nguyên lý bay hơi của nước.  
Chuẩn bị: 1 cốc đựng nước nóng, 1 cái gương.  
Tiến hành  
Bước 1: Cho trẻ gọi tên các đồ vật mà cô đã chuẩn bị -> Cho trẻ phỏng  
đoán vể hiện tượng sẽ làm. Cho trẻ soi gương trước khi làm thí nghiệm.  
Bước 2: Cho trẻ quan sát cô đặt gương lên trên cái cốc nước nóng -> Cho  
trẻ nói lên kết quả đối chứng với dự đoán lúc đầu.  
Bước 3: Cô cho trẻ nêu kết luận -> Cô kết luận lại: Nước bay hơi khi  
nhiệt độ cao.  
Sau đó sẽ dẫn dắt trẻ vào Truyện: “Giọt nước tí xíu”.  
(Hình ảnh minh họa: với góc văn học ( kèm theo cuối sáng kiến)  
Hoạt động tạo hình: Để khơi gợi hay phát triển khiếu thẩm mỹ niềm  
say mê, hứng thú khi vẽ tranh cho trẻ, tôi cũng sử dụng lồng ghép hoạt động  
khám phá vào hoạt động đầu tiên trò chuyện về chủ đề và nêu nội dung bài học.  
Trẻ sẽ được tri giác các hình ảnh, sự vật, hiện tượng từ đó khả năng ghi nhớ,  
tưởng tượng hình ảnh được lâu hơn khả năng vẽ tranh và tô màu của trẻ sẽ đẹp  
và phong phú nhiều màu sắc hơn.  
dụ: Giờ học “Vẽ về biển” tôi sử dụng xốp và màu nước để làm một mô  
hình mô tả cảnh biển có cát, sỏi, bờ biển dài, ô che nắng, những con ốc, con sò  
trên bờ biển, xa xa là thuyền đang bơi trên biển. Tôi hỏi trẻ: Con biết về biển?  
Biển những gì? Sau đó tôi hướng dẫn trẻ vẽ những hình ảnh có trong bức  
tranh về biển, trẻ đã vẽ được những bức tranh thật sinh động, bố cục hợp lý và  
màu sắc thì thật hài hòa, phong phú.  
Hoạt động ngoài trời: Trẻ được làm các thí nghiệm nhỏ như gieo hạt  
giúp trẻ yêu thích được khám phá.Hằng ngày trẻ được tự mình chăm sóc cây, để  
thấy được sự sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra,Trẻ được quan sát một  
số con vật quen thuộc và tìm hiểu về đặc điểm qua đó trẻ sẽ cảm thấy những con  
vật rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.  
Thông qua việc thay đổi các hình thức tổ chức tiết học, tôi thấy tiết học có  
hiệu quả hơn, tiết học trở nên sôi nổi trẻ hứng thú học bài hơn.  
Hình ảnh minh họa: Bé quan sát vườn trường (kèm theo cuối sáng kiến)  
3. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ tự khám phá, thảo luận theo nhóm nhằm  
nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại .  
Nói đến khám phá là trẻ phải được tự khám phá, thảo luận, trao đổi ý kiến  
với nhau về cái mà trẻ được khám phá như : Khám phá xe đạp, khám phá một số  
10/15  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 20 trang huongnguyen 15/10/2024 590
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_hung_thu_kham_pha_khoa_hoc.doc