SKKN Chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn và phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp cho trẻ mầm non
Trẻ mầm non hoạt động liên tục trong ngày, trẻ thường xuyên tiếp xúc với các đồ dùng, dụng cụ học tập, hay môi trường xung quanh. Các tác nhân trên vô tình khiến bàn tay trẻ bị bẩn. Trẻ mầm non còn nhỏ nên nhiều khi trẻ đưa tay lên mắt, mũi, miệng khi trẻ đang hoạt động, điều này cũng có thế khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Do vậy việc rửa tay thường xuyên sau khi hoạt động hay trước khi ăn là vô cùng cần thiết đối với trẻ.Rửa tay đúng cách là biện pháp đơn giản, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .....................................................................................1
1.1.Khái niệm dịch bệnh về đường hô hấp..............................................................1
2.Thực trạng vấn đề. ...............................................................................................3
2.1.Thuận lợi: ...........................................................................................................3
2.2. Khó khăn: ..........................................................................................................3
3. Các biện pháp tiến hành .....................................................................................4
dụng dung dịch sát khuẩn khi cần thiết..................................................................5
3.2.2: Hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang. ............................................................6
đề kháng ...................................................................................................................8
hấp.............................................................................................................................9
có trẻ mắc bệnh......................................................................................................10
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người, sức khoẻ là một trạng thái thoải
mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần. Khoẻ về thể chất là liên quan đến
bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Khỏe về tinh thần thể hiện sự thoải mái
trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý và niềm tin.
Chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn cho học sinh luôn là mục tiêu được Bộ
giáo dục đặt ra cho các cơ sở giáo dục. Bởi vậy, công tác y tế học đường là một khâu
hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ và đáp ứng mọi sự an toàn về thể chất và tinh thần
của trẻ em, những thế hệ tương lai của đất nước.
Quả thật, việc đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như phòng chống dịch bệnh hiệu
quả là biện pháp hữu hiệu trong công tác chăm sóc trẻ toàn diện, nhất là trẻ ở lứa
tuổi mầm non cơ thể còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn yếu kém, dễ mắc các
bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Hiện nay trong điều kiện
cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối
mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút biến dị…Đặc biệt là các đợt dịch: SAS,
cúm A(H5N1, H1N)… và đặc biệt hiện nay cả thế giới đang phải đối mặt với dịch
viên phổi Corona, dịch bệnh vô cùng nguy hiểm với khả năng tử vong cao và tốc độ
lây lan chóng mặt.
Với trẻ mầm non, việc phòng chống dịch bệnh của các con còn hạn chế, đặc biệt
là các bệnh về đường hô hấp, bới trẻ còn chưa tự ý thức được sự nguy hiểm cũng
như cách phòng chống dịch bệnh. Để chung tay phòng chống dịch bệnh, đảm bảo
sức khỏe cho trẻ và đem lại sự tin tưởng cho phụ huynh toàn trường thì mỗi cán bộ
giáo viên, nhân viên trong trường đều cần nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ và giúp trẻ phòng chống khi có dịch bệnh đòi hỏi phải
có sự phối hợp chặt chẽ của toàn bộ giáo viên nhân viên nhà trường, đặc biệt phải
kể đến vai trò của giáo viên, những người trực tiếp tiếp xúc với trẻ hàng ngày, chăm
sóc trẻ từ bữa ăn giấc ngủ cũng như truyền đạt kiến thức cho trẻ. Với những lý do
trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “ Một số kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe, đảm bảo
an toàn và phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp cho trẻ tại trường mầm non”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1: Tình hình dịch bệnh về đường hô hấp hiện nay.
1.1.Khái niệm dịch bệnh về đường hô hấp.
*Bệnh hô hấp bao gồm tất cả các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
Hô hấp được coi là đặc trưng của sinh vật sống. Ở người, hệ hô hấp bao gồm đường
hô hấp trên và đường hô hấp dưới.
Hình 1: Hệ hô hấp của con người
1/11
*Dịch bệnh về đường hô hấp là những bệnh về hô hấp có mức độ lây lan
nhanh trong cộng đồng. Nếu không kiểm soát được sẽ dẫn đến khả năng bùng phát
thành đại dịch và gây nên những ảnh hưởng lớn đến cá nhân và cộng đồng.
1.2. Một số dịch bệnh nguy hiểm về đường hô hấp.
Dịch MERS: Năm 2012, một loại virus mới bắt nguồn từ lạc đà xuất hiện ở
Trung Đông và từng bước trở thành đại dịch toàn cầu. Cúm H1N1: Năm 2009, dịch
cúm H1N xuất hiện và gây chấn động toàn thế giới. Dịch SARS: Hội chứng viêm
đường hô hấp cấp (SARS) do virus coronavirus gây ra. Trường hợp đầu tiên nhiễm
bệnh năm 2002 là người Trung Quốc. Dịch cúm Tây Ban Nha: Dịch cúm Tây Ban
Nha năm 1918-1919 là đại dịch toàn cầu lớn nhất với 500 triệu người, tức, một phần
ba dân số thế giới vào thời điểm đó, nhiễm bệnh.
Dịch viêm phổi lạ Corona (covid 19) gọi tắt là nCoV: Tính đến thời điểm
tháng 2/2020, dịch bệnh Covid 19 đang trở thành mối nguy hại trên toàn thế giới,
được WHO tuyên bố là đại dịch toàn cầu.
Coronavirus là một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô
hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Các triệu chứng của
bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng
này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh.
Hình 2: Số ca nhiễm Covid tại Trung Quốc
Hình 3: Số ca nhiễm Covid tại các nước trên thế giới
Tính đến 15 giờ 00 phút chiều ngày 2/3/2020, tổng số ca tử vong trên toàn cầu
vì dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do virus Corona chủng mới gây ra là
3.050. Tổng số ca nhiễm là 89.080. Trong đó, số ca nhiễm tại Trung Quốc và Hàn
Quốc lần lượt là 80.026 và 4.212.Ngày 1/3, dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19)
do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra tiếp tục lan rộng tại châu Âu.
1.3.Dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh Corona tại Việt
Nam.
Tại Việt Nam, dù công tác phòng dịch luôn được thực hiện hết sức nghiêm
túc, nhưng đến nay, đã có gần 30 người mắc bệnh. Trong đó có 16 người đã được
chữa khỏi hoàn toàn, số người còn lại đang trong thời gian điều trị. Trước thực trạng
dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tap, Nhà nước đã đưa ra những chiến lược cụ
thể để phòng chống dịch với tuyên bố: “ chống dịch như chống giặc”
Trong các trường học, việc phòng chống dịch bệnh luôn được thực hiện
nghiêm túc theo sự chỉ đạo của nhà nước cũng như phòng giáo dục quận. Đặc biệt
trong thời gian diễn ra dịch bệnh, với đặc điểm khí hậu Việt Nam nóng ẩm và thay
đổi thất thường, thì hệ hô hấp cuả trẻ càng trở nên khó thích ứng hơn với khí hậu,
2/11
điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thích ứng và hệ miễn dịch
của trẻ. Cũng vì lý do trên, nên trong những năm gần dây, số trẻ nhiễm các bệnh về
đường hô hấp trong trường học ngày một gia tăng.
2.Thực trạng vấn đề.
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện vấn đề nghiên cứu:
2.1.Thuận lợi:
Trường có phòng y tế riêng biệt với đầy đủ các dụng cụ y tế cơ bản, có cơ số
thuốc thiết yếu, trang thiết bị y tế đầy đủ để tiện theo dõi sức khoẻ, đảm bảo an toàn
cho trẻ.
Ban giám hiệu tạo điều kiện cho y tế, giáo viên và cô nuôi trong trường tập
huấn về các dịch bệnh về đường hô hấp và công tác phòng chống dịch bệnh.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc để đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm
sóc sức khoẻ cho trẻ.
100% trẻ được học bán trú tại trường.
Với các dịch bệnh lớn như dịch viên phổi Corona hiện nay, nhà nước ban
hành quyết định cho học sinh nghỉ học, điều này tại điền kiện thuận lợi để nhà trường
và giáo viên có thể phòng và chống dịch, tránh lây lan cộng đồng.
2.2. Khó khăn:
Các bệnh về đường hô hấp thường lây lan nhanh dẫn đến mất kiểm soát.
Lớp học đông trẻ, các trẻ cùng học tập và sinh hoạt trong một môi trường lớp
học sẽ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh nhanh hơn.
Trẻ mầm non còn chưa có nhận thức về sự nguy hiểm của các dịch bệnh về
đường hô hấp, chưa biết tự bảo về bản thân mình.
Sức khoẻ của trẻ không đồng đều , sức đề kháng của trẻ còn yếu, dễ mắc các
bệnh về đường hô hấp từ những bệnh nhẹ như cúm mùa, cho đến cúm A hay các
dịch bệnh hô hấp nguy hiểm.
Kỹ năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ của đa số giáo viên chưa có sự
linh hoạt.
Thực đơn hàng ngày của trẻ chưa có sự điều chỉnh linh hoạt trong thời gian
diễn ra dịch bệnh.
Một số trẻ trong trường vẫn ở kênh sức khỏe là suy dinh dưỡng và thấp còi.
3/11
3. Các biện pháp tiến hành
3.1: Biện pháp 1: Bổ xung kiến thức về dịch bệnh cho trẻ.
Trẻ mầm non có khả năng nhận thức chưa cao về các vấn đề liên quan đến y học.
Do vậy, để bổ sung kiến thức về dịch bệnh cho trẻ, giúp trẻ nắm bắt tốt hơn thì giáo
viên không nên giảng giải lý thuyết cho trẻ 1 cách cứng nhắc. Thay vào đó có thể
đan xem vào các tiết học, các hoạt động ngoài giờ… Sử dụng các hình thức sinh
động như thông qua các bài hát, câu chuyện, trò chơi, các hoạt động sáng tạo… để
giúp trẻ có thể dễ dàng hiểu được.
3.1.1: Bổ xung kiến thức về dịch bệnh qua các tác phẩm văn học.
* Sáng tác truyện liên quan đến dịch bệnh Covid 19.
Câu chuyện : Virut Corona ( Tác giả : Cô giáo Phạm Thị Duyên)
( Phụ lục 2.1 truyện: Virut Corona )
=> Với câu chuyện này , giáo viên có thể đưa thông tin đến trẻ vè tên bệnh,
dịch bệnh, cách lây lan và cách phòng tránh. Tùy vào yêu cầu mà giáo viên đặt ra
cho trẻ, giáo viên có thể linh hoạt đưa thêm các chi tiết khác nhau cho câu chuyện.
Ngoài ra giáo viên có thể sáng tác thơ để trẻ dễ nhớ và dễ thuộc hơn. Các bài
thơ thường có vần điệu và ngắn gọn nên trẻ có thể đọc và ghi nhớ một cách dễ dàng
hơn.
Ví dụ: Bài thơ: Bệnh hô hấp.( Sáng tác: Cô giáo Phạm Thị Duyên) Phụ lục mục 2.2
3.1.2 Đưa kiến thức về dịch bệnh vào các giờ học âm nhạc :
Trong thời điểm diễn ra dịch bệnh, các bài hát liên quan đến việc phòng chống
dịch bệnh cũng được chia sẻ và công bố rộng rãi để người dân có thêm thông tin về
dịch bệnh. Do sức ảnh hưởng của công nghiệp giải trí cũng tạo làn sóng mạnh đến
cộng đồng. Ví dụ một số ca khúc đang thịnh hàng như Vũ điệu rửa tay, ca khúc Ghen
CoVy do ca sỹ Erik trình bày…
Với trẻ mầm non, các con cũng rất yêu thích âm nhạc, các bài hát sẽ giúp trẻ
dễ nhớ, dễ thuộc hơn. Những ca khúc với nhạc điệu vui tươi tạo được hứng thú cho
trẻ, trẻ sẽ yêu thích và ghi nhớ nhanh hơn. Các bài hát có thể được suy tầm hay chính
giáo viên trong lớp có thể sáng tác các bài hát cho trẻ, viết lời mới hoặc dựa theo các
ca khúc quen thuộc với trẻ.
Ví dụ: Bài hát: Corona virut (dựa theo nhạc bài hát Lý cây xanh dân ca nam bộ)
(ST: Cô giáo Phạm Duyên) Phụ lục 2.3
Dịch bệnh lây qua đường hô hấp dễ lây lan khi tiếp xúc với mọi người, bởi
vậy, khi dịch bệnh xảy ra, hạn chế tiếp xúc với người khác và tránh những nơi đông
người là biện pháp tốt nhất để tránh lây lan trong cộng đồng.
Hình 4 : Trẻ nắm bắt thông tin về các dịch bệnh thông quan truyền thông và mạng XH
4/11
3.1.3: Dạy trẻ các kiến thức về dịch bệnh trên các giờ hoạt động khác
Trong các giờ hoạt động hàng ngày của trẻ, giáo viên cũng có thể cung cấp
hay tích hợp các kiến thức về các dịch bệnh về đường hô hấp đến trẻ. Ví dụ như
trong các giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động học… Các tiết học
khám phá về môi trường xung quanh….
Ví dụ: giờ học khám phá: Tìm hiểu về các triệu chứng khi nhiễm virut corona.
Qua giờ học này, giáo viên đem đến cho trẻ các kiến thức về các triệu chứng khi
mắc bệnh như: Phụ lục 2.4
3.1.4: Giáo dục trẻ hạn chế tiếp xúc đông người khi có dịch bệnh
Dịch bệnh lây qua đường hô hấp dễ lây lan khi tiếp xúc với mọi người, bởi vậy,
khi dịch bệnh xảy ra, hạn chế tiếp xúc với người khác và tránh những nơi đông người
là biện pháp tốt nhất để tránh lây lan trong cộng đồng.
Để trẻ có thể tiếp thu nội dung kiến thức này, giáo viên có thể tích hợp trên tiết
học hay thông qua các trò chơi. Phụ lục 2.5
=> Qua các giờ học, các hoạt động và các trò chơi nêu trên, trẻ sẽ có thêm
những kiến thức về dịch bệnh, biết những triệu chứng khi mắc bệnh, biết được sự
nguy hiểm của dịch bệnh để có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Việc giáo dục trẻ về các dịch bệnh về đường hô hấp cũng giúp trẻ có thói quen
vệ sinh sạch sẽ, đeo khẩu trang khi tiếp xúc đông người trong những thời điểm dịch
bệnh. Trẻ có ý thức hơn và biết hạn chế tiếp xúc đông người, đồng thời, chính trẻ
cũng phần nào nhắc nhở cha mẹ và gia đình của trẻ về các dịch bệnh mà trẻ đã được
tìm hiểu.
3.2: Biện pháp 2: Dạy trẻ một số biện pháp phòng bệnh
3.2.1: Thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng sau mỗi giờ hoạt
động, sử dụng dung dịch sát khuẩn khi cần thiết.
Trẻ mầm non hoạt động liên tục trong ngày, trẻ thường xuyên tiếp xúc với các
đồ dùng, dụng cụ học tập, hay môi trường xung quanh. Các tác nhân trên vô tình
khiến bàn tay trẻ bị bẩn. Trẻ mầm non còn nhỏ nên nhiều khi trẻ đưa tay lên mắt,
mũi, miệng khi trẻ đang hoạt động, điều này cũng có thế khiến vi khuẩn xâm nhập
vào cơ thể của trẻ. Do vậy việc rửa tay thường xuyên sau khi hoạt động hay trước
khi ăn là vô cùng cần thiết đối với trẻ.Rửa tay đúng cách là biện pháp đơn giản, hiệu
quả trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Rửa tay với nước không chưa đủ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Bởi nước chỉ làm
trôi những vết bẩn nhìn thấy được nhưng không diệt được virus, vi khuẩn. Bàn tay
sau khi rửa với nước không vẫn chứa nhiều mầm bệnh. Trong đó có các bệnh về
5/11
Covid 19 …
Ngoài ra trong trường hợp không thể rửa tay trực tiếp bằng xà phòng với vòi nước
xả, giáo viên cần hướng dẫn trẻ rửa tay bằng nước sát khuẩn. Đặc biệt trong những
thời điểm dịch bệnh đang bùng phát, việc sử dụng dung dịch sát khuẩn khi trẻ ra vào
lớp là vô cùng cần thiết.
• Quy trình rửa tay đúng cách
– Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào
nhau.
– Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và
ngược lại.
– Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
– Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
– Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại (làm sạch
ngón tay cái).
– Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch
tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô tay.
Chú ý: Rửa tay bằng nước và xà phòng khi bàn tay có vết bẩn. Thời gian mỗi lần
rửa tay tối thiểu 30 giây. Các bước 2, 3, 4, 5 làm đi làm lại tối thiểu 5 lần.
Hình 5: Quy trình rửa tay thường quy
• Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn
Cho 1 lượng vừa đủ dung dịch sát khuẩn vào lòng bàn tay, xoa đều sao cho dung
dịch sát khuẩn đều khắp lòng bàn tay và các ngón tay, các kẽ ngón tay.
Hình 6: rửa tay với xà phòng dưới vòi nước
Hình 7: rửa tay với dung dịch sát khuẩn
Hàng ngày, tại lớp học của tôi, tôi vẫn thường xuyên cho trẻ rửa tay sau các
giờ hoạt động trên lớp, trước các bữa ăn của trẻ. Giáo dục trẻ rửa tay thường xuyên
sau khi đi vệ sinh hay khi tay trẻ dính bẩn. Điều này đã tạo nên thói quen vệ sinh tốt
cho trẻ, giúp trẻ tự có ý thức vệ sinh cá nhân.
3.2.2: Hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang.
Khi có dịch bệnh về đường hô hấp, thì con đường lây lan chính là lây qua
đường không khí khi không may hít phải. Do vậy việc đeo khẩu trang là yếu tố quan
trọng hàng đầu để tránh cho vi rút xâm nhập vào cơ thể.
Để phòng bệnh về đường hô hấp, giáo viên cần hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu
trang đúng cách, đặc biệt cách đeo và sử dụng khẩu trang y tế khi có dịch bệnh.
6/11
Dùng khẩu trang y tế đúng cách sẽ ngăn chặn các giọt nước bọt lớn có chứa
virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho, nên sẽ ngăn chặn virus rất hiệu
quả
Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống
nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính
hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.
Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ
tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay
lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính
mình và những người xung quanh.
Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách là chỉ sử dụng một lần rồi vứt vào thùng rác an
toàn, có nắp đậy. Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần.
Hình 8: Cách đeo khẩu trang y tế đúng cách
Để dạy trẻ các kỹ năng trên một cách hiệu quả có thể tích hợp và dạy trẻ trong
các giờ học kỹ năng thực hành cuộc sống, các hoạt động ngoài trời, ngoại khóa, các
giờ hoạt động góc… Để trẻ có kỹ năng tốt cần cho trẻ thực hiện việc rửa tay và tự
vệ sinh cá nhân hàng ngày, thường xuyên cho trẻ thực hiện và ôn luyện các kỹ năng
đã học. Trong thời điểm phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp thì đeo khẩu trang
là biện pháp cần thiết và hữu hiệu để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Hình 9, 10: Giáo viên hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang.
3.3: Biện pháp 3: Vệ sinh trường - lớp học định kỳ và thường xuyên
Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Hàng ngày trẻ tiếp xúc trực tiếp với môi trường trong lớp và khuân viên trong trường.
Môi trường học tập của trẻ có sạch sẽ thì trẻ mới có thể phát triển khỏe mạnh. Nếu
môi trường lớp học không đảm bảo vệ sinh sẽ dẫn đến việc trẻ dễ bị mắc bệnh, đặc
biệt là các bệnh về đường hô hấp. Do vậy việc vệ sinh trường lớp là vô cùng quan
trọng và cần thiết.
Các hoạt động vệ sinh cụ thể phải được tiến hành nghiêm túc theo kế hoạch,
thời gian quy định. Một số các hoạt động vệ sinh tại trường cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch vệ sinh trường học, vệ sinh khuôn viên trường, vệ sinh các
phòng ban, các phòng chức năng trong nhà trường thường xuyên và sạch sẽ.
- Giáo viên kết hợp với lao công dọn dẹp sạch sẽ tất cả các khu vực trong trường,
không bỏ sót bất kỳ nơi nào mà trẻ có thể tiết xúc từ tay nắm cầu thang, đồ chơi
trong trường, cầu thang, sân cỏ…
- Vệ sinh thường xuyên nhà bếp, các phòng ban, sử dụng dung dịch Cloramim B để
khử khuẩn thường xuyên.
7/11
- Vệ sinh các khu trồng cây, hoa, trồng rau trong khuôn viên trường, không để cây
cối mọc thành bụi rậm tạo điều kiện cho virut, vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Hình 11: Vệ sinh bếp ăn
Hình 12: Vệ sinh hành lang trường học
Hình 13: Tổng vệ sinh toàn trường
Hình 14: Vệ sinh cầu thang và các góc chơi tại khuân viên trường.
- Lớp học thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, lau chùi sàn nhà, nhà vệ sinh sạch sẽ,
ban công hành lang phải quét dọn hàng ngày.
- Rửa, vệ sinh lau chùi giá đồ chơi, đồ chơi hàng ngày của trẻ. Rửa bằng dung dịch
sát khuẩn theo định kỳ.
- Loại bỏ bụi bẩn trong lớp, trong đồ dùng của trẻ, tránh các loại đồ dùng, đồ chơi
được tạo từ bụi nhỏ như cát, bột…
- Tạo môi trường lớp học thông thoáng, thoáng mát để loại bỏ các virut, vi khuẩn
trong không khí.
- Không trồng các loại cây, hoa có bụi phấn gây kích ứng với hệ hô hấp của trẻ.
Hình 15: Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi tại lớp
Hình 16: Tổng vệ sinh lớp học theo định kỳ.
3.4: Biện pháp 4: Cung cấp kiến thức cho trẻ về các loại thực phẩm
tăng sức đề kháng
Trước tình hình các bệnh về đường hô hấp ngày một nhiều và nguy hiểm hơn,
thì hệ miễn dịch của con người là yếu tố vô cùng quan trọng để tránh khỏi dịch bệnh.
Bổ sung các loại thực phẩm nhằm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ cũng
như cho các cán bộ giáo viên nhân viên trong trường là hết sức cần thiết. Tăng sức
đề kháng từ bên trong cơ thể là tạo cho cơ thể 1 loại vũ khí tối tân để chiến đấu với
virut gây bệnh.
-Một số các loại thực phẩm có thể bổ sung trong bữa ăn của trẻ để tăng sức đề kháng
cho trẻ
*Hành – thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé: Hành có chứa allicin – một chất kháng
sinh cực mạnh có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, ngừa vi rút hiệu quả.
*Gừng – cần bổ sung thường xuyên cho trẻ: Gừng không chỉ là gia vị phổ biến trong
nhiều món ăn mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh như chữa ho, giải cảm, chữa viêm
họng, loại dịch nhầy ra khỏi phải.
* Tỏi – tăng sức đề kháng cho trẻ: Tỏi chứa allicin có tác dụng tăng sức đề kháng,
hỗ trợ bạch cầu hoạt động tốt hơn để chống lại các vi rút, vi khuẩn.
* Trái cây họ cam, quýt tốt cho trẻ: Trái cây họ cam, quýt chứa hàm lượng vitamin
C dồi dào có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, chống
oxy hóa, chống viêm hiệu quả.
* Bổ sung món súp gà trong thực đơn bữa phụ của trẻ: Súp gà không chỉ là món ăn
giàu dưỡng chất mà còn có khả năng làm loãng dịch nhầy trong phổi, trong mũi.
8/11
*Nấm – có khả năng tăng cường miễn dịch cho trẻ: Nấm là một trong những thực
phẩm bổ dưỡng hàng ngày.
*Bí đỏ – giúp tăng sức đề kháng cho trẻ: Từ lâu bí đỏ được biết đến là thực phẩm
giàu dưỡng chất, dồi dào hàm lượng vitamin C và carotene.
* Cho trẻ ăn sữa chua hằng ngày: Sữa chua không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn
có khả năng kháng viêm, tăng cường miễn dịch cực tốt.
* Khoai lang rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ: Khoai lang là thực phẩm dồi dào năng
lượng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
* Các loại rau màu xanh thẫm: Các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau dền,
rau họ cải, súp lơ xanh…chứa hàm lượng chất xơ, vitamin C cùng nhiều khoáng chất
quan trọng khác.
Hình 17: Hình ảnh minh họa các thực phẩm tăng sức đề kháng.
Việc bổ sung kiến thức cho trẻ về các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cũng
tạo nên yếu tố tâm lý tích cực khi trẻ tham gia vào các bữa ăn hàng ngày, không chỉ
các bữa ăn trên lớp mà cả trong các bữa ăn trong gia đình.
3.5: Biện pháp 5: Tuyên truyền đến phụ huynh về các dịch bệnh
đường hô hấp.
- Tuyên truyền đến phụ huynh về các dịch bệnh về đường hô hấp, kết hợp với
phụ huynh để chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ.
- Thường xuyên thông báo các bệnh về đường hô hấp có thể gặp trên trẻ để
phụ huynh kịp thời nắm bắt.
- Thông báo đến phụ huynh những bệnh về đường hô hấp có khả năng lây lan
trong trường học.
- Thông báo đến phụ huynh nếu có trẻ mắc bệnh tại lớp, tại trường để phụ
huynh có thể nắm bắt và chủ động phòng dịch bệnh cho con tại nhà, tại trường và
khi ra ngoài môi trường xã hội.
- Phụ huynh và nhà trường kết hợp đề chăm sóc sức khỏe và chủ động phòng
bệnh cho trẻ.
- Với các dịch bệnh lớn, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà
trường để thực hiện an toàn cho trẻ.
- Yêu cầu và đòi hỏi sự phối hợp của phụ huynh khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh
không để trẻ đến lớp khi trẻ mắc bệnh hoặc trong thời gian ủ bệnh.
Việc trao đổi với phụ huynh khi có dịch bệnh là điều vô cùng cần thiết, bởi
khi trẻ mắc bệnh thì đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa phụ huynh-giáo viên và nhà
trường để có thể chăm sóc sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất và tránh lây lan cộng
đồng.
9/11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn và phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_cham_soc_suc_khoe_dam_bao_an_toan_va_phong_chong_dich_b.docx