SKKN Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tại Trường Mầm non

Khi dân đã được biết, được hiểu thì phải tạo điều kiện cho dân được bàn bạc thực sự, bàn tất cả mọi vấn đề và mọi người đều được tham gia bàn bạc: “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt ra kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương”. “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do… Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý” và từ đó họ “tự do phục tùng chân lý” . Hiệu quả của mọi công việc đều có nguồn gốc từ đây bởi ở đây, nhân dân đã phát huy được quyền dân chủ bằng năng lực và sức sáng tạo của mình.
Đề tài: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế  
dân chủ tại trường mầm non.  
MỤC LỤC  
Mục lục……………………………………………….....................Trang 1  
I. Đặt vấn đề…………………………………………......................Trang 2  
II.Giải quyết vấn đề...........................................................................Trang 3-13  
1. Cơ sở luận................................................................................ Trang 3-7  
2. Thực trạng vấn đề..........................................................................Trang 7- 8  
3. Biện pháp thực hiện.......................................................................Trang 8-12  
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…………............................. Trang 12- 13  
III. Kết luận, khuyến nghị..................................................................Trang 14  
IV. Tài liệu tham khảo………………………………… ................. Trang 15  
Trang 1 of 15  
Đề tài: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế  
dân chủ tại trường mầm non.  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Nước ta là nước dân chủ.  
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Cả cuộc đời, Người phấn đấu cho quyền lợi của  
Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân”. Cái cốt lõi trong tư tưởng dân chủ của  
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lấy dân làm gốc, Phương thức cơ bản của dân chủ cơ  
sở là “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.  
Thực tế cho thấy, ở đâu và lúc nào thực hiện tốt dân chủ cơ sở thì ở đó  
đoàn kết, tập hợp được quần chúng nhân dân, tích cực tham gia và đạt kết quả  
toàn diện, vững chắc. Ngược lại, nơi nào xem nhẹ dân chủ, để mất dân chủ, cán  
bộ xa rời quần chúng nhân dân, quan liêu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm, thiếu  
đạo đức, không lắng nghe, tôn trọng và không quan tâm đến tâm tư, nguyện  
vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân… thì nơi ấy sẽ rất khó thực hiện đúng và  
đưa ra chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến  
với người dân, sẽ không thể nào có kết quả cao.  
Đặc biệt thực hiện thực hiện tốt dân chủ trong trường học cốt lõi của  
việc xây dựng tập thể đoàn kết, làm nền tảng cho việc rèn luyện tác phong sư  
phạm, đạo đức Nhà giáo; xây dựng “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”  
và làm cơ sở vững chắc cho công tác nâng cao chất lượng, uy tín của nhà  
trường đối với cha mẹ học sinh, nhân dân và các cấp lãnh đạo, như lời Phó Thủ  
tướng Vũ Đức Đam đã nêu “Ở đâu phát huy tốt dân chủ, ở đó môi trường giáo  
dục phát triển tốt”.  
vậy, ngay từ ngày thành lập trường, với cương vị Quản lý, tôi luôn  
quan tâm đến việc chỉ đạo thực hiện tốt, thực hiện đúng Quy chế dân chủ trong  
Nhà trường. Ngoài nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện  
Quy chế dân chủ tại cơ sở, tôi luôn sưu tầm các bài viết của Bác về Dân chủ, lấy  
tư tưởng của Bác làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong qua trình thực hiện Dân chủ  
tại đơn vị. Hơn 3 năm, ở cương vị lãnh đạo tập thể nhà trường, tôi đã Học tập  
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế  
dân chủ tại trường mầm non”  
Trang 2 of 15  
Đề tài: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế  
dân chủ tại trường mầm non.  
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở luận:  
1.1. Tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Dân chủ:  
“Nước ta là nước dân chủ  
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân  
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân  
Công việc đổi mới, xây dựng trách nhiệm của dân  
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc công việc của dân.  
Chính quyền từ đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.  
Đoàn thể tTrung ương đến xã do dân tổ chức nên.  
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.  
- “Thường thức chính trị” năm 1953, Hồ Chí Minh -  
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: Quyền lực của nhà nước là  
của nhân dân, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng lớn của Chủ tịch  
Hồ Chí Minh xuất phát từ cơ sở nhận thức khoa học: Cách mạng sự nghiệp  
của nhân dân. Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng vấn đề đoàn kết tập  
hợp được đông đảo nhân dân. Đảng vĩ đại đến mấy cũng chỉ một bộ phận  
của nhân dân, một bộ phận tiên phong, tiên tiến nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã  
chỉ rằng: Dân chủ là vì dân, tất cả lợi ích của nhân dân. Người thường nói:  
“Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có  
lợi ích nào khác. Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân  
ta hết sức tránh”. Đó cũng chính là mục đích của Người: “Cả đời tôi chỉ một  
mục đích phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân”.  
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Dân chủ tư tưởng cơ bản xuyên suốt  
quá trình cách mạng. Cái cốt lõi trong tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh là lấy  
dân làm gốc. Bản chất dân chủ quyền làm người. Người nói: “ Lãnh đạo một  
nước để cho nước mình lạc hậu, bị thiệt thòi trong hưởng hạnh phúc con  
người cũng mất dân chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải nghĩa vụ  
làm tròn bổn phận công dân. Người đánh giá rất cao về dân chủ: Dân chủ của  
quý báu nhất của nhân dân. Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng thể giải  
quyết mọi khó khăn.  
Người đặc biệt chú ý tới việc thực hiện quyền lực của nhân dân ở cơ sở.  
Để nhân dân có điều kiện tham gia trực tiếp vào việc thực hiện mọi chủ trương,  
chính sách của Đảng và Nhà nước với tư cách là người chủ thực sự, Chủ tịch Hồ  
Trang 3 of 15  
Đề tài: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế  
dân chủ tại trường mầm non.  
Chí Minh đã yêu cầu cán bộ, đảng viên phải luôn luôn: Vì nhân dân, hết lòng,  
hết sức phục vụ nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc chúng ta: Nước lấy  
dân làm gốc, dân lấy cuộc sống làm đầu, chế độ ta là chế độ của dân, do dân.  
Dân theo Đảng đứng lên đánh đuổi kẻ thù giành lấy chính quyền mà có được.  
Các cấp chính quyền đoàn thể từ trung ương đến địa phương, cơ sở là do  
nhân dân bầu cử ra. Do vậy, mỗi cán bộ phải vì dân, hết lòng phục vụ mang lại  
cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Theo người phương thức cơ bản của  
dân chủ cơ sở là “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.  
Người đã đưa ra một quy định làm việc khoa học như sau: Trước hết phải  
làm cho dân biết: “Phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi người dân hiểu rằng:  
việc đó lợi ích cho họ nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ  
được”; Người yêu cầu: “Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết” và  
“việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được. Việc gì có hại cho dân thì phải  
hết sức tránh” .  
Khi dân đã được biết, được hiểu thì phải tạo điều kiện cho dân được bàn  
bạc thực sự, bàn tất cả mọi vấn đề mọi người đều được tham gia bàn bạc:  
“Bất cứ việc đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân,  
cùng với dân đặt ra kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương”. “Chế  
độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do… Đối với mọi vấn đề, mọi  
người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý” và từ đó họ “tự do  
phục tùng chân lý” . Hiệu quả của mọi công việc đều nguồn gốc từ đây bởi ở  
đây, nhân dân đã phát huy được quyền dân chủ bằng năng lực sức sáng tạo  
của mình.  
Sau khi dân được biết, được hiểu, được bàn bạc được xây dựng kế  
hoạch của địa phương mình, cơ sở mình, họ sẽ dùng chính sức lao động của họ  
vào những việc làm, hành vi, nhiệm vụ cụ thể một cách tự giác… Lúc này  
nhiệm vụ của lãnh đạo “động viên và tổ chức cho toàn dân ta thi hành, phải  
theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân”, phải biết “đem tài dân, sức dân,  
của dân làm lợi cho dân” có như vậy mới động viên được đông đảo nhân dân  
tích cực tham gia và thực hiện mọi kế hoạch của địa phương cơ sở.  
“Khi thi hành xong phải cùng với nhân dân kiểm thảo lại công việc, rút  
kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng” . Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình  
tiến hành thực hiện dân chủ của mỗi tổ chức, đơn vị, địa phương, cơ sở. Chủ tịch  
Hồ Chí Minh cho rằng việc kiểm tra, rút kinh nghiệm là vô cùng quan trọng và  
cần thiết giúp chúng ta thực hiện tốt những nhiệm vụ khác. Dân kiểm tra cán bộ,  
cán bộ kiểm tra dân, dân và cán bộ cùng kiểm tra mọi hoạt động lề lối làm  
Trang 4 of 15  
Đề tài: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế  
dân chủ tại trường mầm non.  
việc sao cho dân chủ. Kiểm tra chỉ hiệu lực nếu được thực hiện một cách  
nghiêm túc, được đánh giá một cách khách quan, được tiến hành bằng những  
giải pháp khéo léo, tinh tế Người gọi “phải kín đáo”. Thanh tra chỉ hiệu  
lực nếu được tiến hành một cách đột xuất hiện bất ngờ.  
Thực tế cho thấy, ở đâu và lúc nào thực hiện tốt dân chủ cơ sở thì ở đó  
đoàn kết, tập hợp được quần chúng nhân dân, tích cực tham gia và đạt kết quả  
toàn diện, vững chắc. Ngược lại, nơi nào xem nhẹ dân chủ, để mất dân chủ, cán  
bộ xa rời quần chúng nhân dân, quan liêu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm, thiếu  
đạo đức, không lắng nghe, tôn trọng và không quan tâm đến tâm tư, nguyện  
vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân… thì nơi ấy sẽ rất khó thực hiện đúng và  
đưa ra chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến  
với người dân, sẽ không thể nào có kết quả cao.  
Dân chủ cơ sở cũng một trong những tư tưởng cơ bản xuyên suốt trong  
tư tưởng dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng dân chủ của Người luôn  
xoay quanh cái cốt lõi: Dân là gốc. Dân là gốc thì dân phải chủ và dân phải  
làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải nghĩa vụ làm tròn bổn phận  
công dân. Người đánh giá rất cao về dân chủ: Dân chủ thứ quý báu nhất của  
nhân dân. Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng thể giải quyết mọi  
khó khăn.  
1.2. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  
Ngày 27-3-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị  
số 23-CT/TW về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ  
Chí Minh trong giai đoạn mới”, có xác định mục đích: “Tạo ra phong trào rèn  
luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi sự suy  
thoái đạo đức, lối sống”.  
Năm 2005, Bộ Chính trị khóa IX đã quyết định làm điểm việc tổ chức  
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trên  
cơ sở kết quả việc làm điểm, ngày 7-11-2006, Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ  
thị 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo  
đức Hồ Chí Minh”.  
Đại hội Đảng lần thứ XI yêu cầu đưa việc học tập và làm theo tấm gương  
đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vquan trọng, thường xuyên, lâu dài của cán bộ,  
đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và các tầng lớp nhân dân. Thực hiện  
Nghị quyết Đại hội XI, ngày 14-5-2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 03-  
CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí  
Minh. Sau 5 năm thực hiện, Chỉ thị số 03-CT/TW đã đạt được kết quả bước  
Trang 5 of 15  
Đề tài: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế  
dân chủ tại trường mầm non.  
đầu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI  
của Đảng Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây  
dựng Đảng hiện nay”, có những đóng góp đáng khích lệ vào sự phát triển kinh  
tế - xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng,  
an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Tuy nhiên, bên  
cạnh kết quả đạt được, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí  
Minh còn có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành  
ý thức tự giác của không ít tổ chức đảng, quan, địa phương, đơn vị một bộ  
phận cán bộ, đảng viên.  
Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định “đẩy mạnh việc học tập và làm  
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường  
xuyên của các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội,  
địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối  
sống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Mục  
đích, yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo  
đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định cao hơn, phạm vi rộng hơn so với  
Chỉ thị 06-CT/TW và Chỉ thị 03-CT/TW. Trong đó, nhấn mạnh, chống suy thoái  
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất về tư tưởng chính trị và các biểu  
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; góp phần xây dựng Đảng  
trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức đạo đức.  
Lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định xây dựng  
Đảng trong sạch, vững mạnh không chỉ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mà còn  
nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức. Ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị khóa XII  
đã ban hành Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo  
đức, phong cách Hồ Chí Minh”, với trọng tâm là học tập và làm theo phong  
cách, tác phong Hồ Chí Minh về: dân chủ, nêu gương, quần chúng, khoa học,  
nói đi đôi với làm.., với mục tiêu tạo động lực mới trong việc đổi mới phong  
cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất người đứng đầu  
các cấp, các ngành.  
1.3. Quy chế dân chủ ở cơ sở:  
Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị nhằm  
phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao trách  
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; góp phần xây dựng đội ngũ, công  
chức, viên chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất  
đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc năng  
suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đổi mới của đất nước.  
Trang 6 of 15  
Đề tài: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế  
dân chủ tại trường mầm non.  
Qua đó, giúp phòng ngừa, ngăn chặn chống các hành vi tham nhũng, lãng  
phí,quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.  
Việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị phải gắn liền  
với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, đơn vị; chấp hành  
nguyên tắc tập trung, dân chủ; phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn  
vị của các tổ chức đoàn thể quần chúng của cơ quan, đơn vị. Dân chủ trong  
khuôn khổ của Hiếp pháp và pháp luật; kiên quyết xử những hành vi lợi dụng  
dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công  
chức, viên chức quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ  
của cơ quan, đơn vị.  
Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, hiệu quả  
nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm "Dân biết, dân bàn,  
dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình  
thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công dân, quan, tổ  
chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự  
nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực scủa dân, do dân và vì dân.  
Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và  
huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ,  
công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự,  
kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu  
cực tệ nạn hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường  
lối, chủ trương của Đảng luật pháp Nhà nước.  
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường: Mở rộng dân chủ phải  
đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam theo nguyên tắc  
tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của  
các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường. Thực hiện dân chủ trong nhà trường  
phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách  
nhiệm; dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường. Xử lý  
nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ  
làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường.  
2. Thực trạng vấn đề:  
2.1. Thuận lợi:  
Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn về thực hiện Quy chế dân chủ được  
thường xuyên cập nhật. Lãnh dạo Ủy ban nhân dân Quận, Phòng giáo dục, Công  
đoàn giáo dục…luôn sát sao trong chỉ đạo thực hiện dân chủ tại cơ sở, các  
trường học ngay từ đầu năm học và trong suốt quá trình thực hiện.  
Trang 7 of 15  
Đề tài: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế  
dân chủ tại trường mầm non.  
Chỉ thị số 23-CT/TW về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục  
tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”; Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức  
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ  
thị 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức  
Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo  
đức, phong cách Hồ Chí Minh”, được 100% CBGVNV hưởng ứng thực hiện,  
áp dụng vào các hoạt động chuyên môn, nhiệm vụ được phân công phụ trách.  
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, đoàn kết, luôn nghiêm  
chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách, nghị quyết của Đảng,  
pháp luật của nhà nước.  
2.2. Khó khăn:  
Trường mới thành lập, đội ngũ cán bộ trẻ, mới nhận nhiệm vụ quản lý,  
kinh nghiệm còn hạn chế.  
Trường thực hiện công tác chuyên môn chăm sóc giáo dục trẻ mầm non,  
nên thời gian nghiên cứu tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng của người  
về dân chủ; các tài liệu, văn bản về thực hành dân chủ ở cơ sở chưa nhiều.  
Đa số giáo viên, nhân viên mới đi làm, tuổi đời, tuổi nghề còn non trẻ,  
chưa mạnh dạn trong việc tham mưu ý kiến xây dựng thực hiện Quy chế dân chủ  
tại đơn vị.  
3. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo  
thực hiện Quy chế dân chủ tại trường mầm non  
3.1. Nghiên cứu tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Dân chủ và  
thực hành dân chủ ở cơ sở:  
Quan điểm, tư tưởng của Bác về dân chủ được thể hiện trong rất nhiều tài  
liệu, tác phẩm, bài viết cũng được nói rõ trong hiến pháp: “ Nhà nước Cộng  
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa của  
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  
Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền  
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí  
thức”. “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công  
nhận, tôn trọng, bảo vệ bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện  
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có  
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.  
Ngoài tự bản thân nghiên cứu các tài liệu về tấm gương đạo đức Hồ Chí  
Minh, trong tủ sách thư viện của nhà trường, tôi cũng quan tâm vận động sưu  
Trang 8 of 15  
Đề tài: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế  
dân chủ tại trường mầm non.  
tầm sách về Bác từ nguồn kinh phí của trường, từ phong trào ủng hộ sách cho  
nhà trường từ CBGVNV và cha mẹ học sinh.  
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ, tôi hướng dẫn các đ/c  
Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, dành thời gian cho giáo viên, nhân viên,  
cùng đọc các tài liệu, tác phẩm về Bác. Hoặc thông qua các buổi họp Hội đồng  
trường, tôi dành 5 đế 10 phút để đưa nội dung kể chuyện, nói về tấm gương đạo  
đức Hồ Chí Minh nói chung, về tư tưởng về dân chủ của Bác nói riêng.  
(Hình ảnh họp CBGVNV)  
3.2. Nghiên cứu, vận dụng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo,  
hướng dẫn của các cấp về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động nhà  
trường tới 100% CBGVNV và Cha mẹ học sinh:  
Ngay từ khi nhận nhiệm vụ quản lý nhà trường từ đầu các năm học,  
tôi luôn cập nhật các văn bản mới nhất về thực hiện Quy chế dân chủ trong  
trường học, hoạt động phối hợp của các Ban nghành đoàn thể trong nhà trường  
như: Công đoàn, đoàn thanh niên, Ban thanh tra nhân dân…trong thực hiện Dân  
chủ trong các hoạt động của nhà trường. Nghiên cứu chức trách, vị trí, nhiệm  
vụ, quyền hạn của từng bộ phận, từng các nhân trong Nhà trường khi thực hiện  
Quy chế dân chủ.  
Trước khi tổ chức xây dựng Quy chế dân chủ tại đơn vị, tôi cho phát các  
văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện đến tận tay 100% CBGVNV để nghiên  
Trang 9 of 15  
Đề tài: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế  
dân chủ tại trường mầm non.  
cứu, công khai tại bảng thông tin nội bộ, bảng công khai dân chủ bảng tuyên  
truyền của nhà trường. Sau đó, thông qua cuộc họp của các tổ công đoàn, họp  
công đoàn, đàn thanh niên, hội đồng trường, trao đổi, thảo luận về nội dung các  
văn bản hướng dẫn đó. Trên cơ sở đó, giao nhiệm vụ cho Công đoàn phối hợp  
với chính quyền xây dựng Quy chế dân chủ, Quy chế khen thưởng, Quy chế  
hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý  
sử dụng tài sản công…lấy ý kiến của công đoàn viên thông qua các cuộc họp  
tổ Công đoàn.  
3.3. Tổ chức Hội nghị cán bộ cán bộ, công chức, viên chức: Thông qua Quy  
chế dân chủ:  
Tổ chức Hội nghị cán bộ, công chứ viên chức theo đúng quy trình  
hướng dẫn của Công đoàn Ngành: Họp BGH, Ban liên tịch thống nhất quy trình,  
nội dung tổ chức hội nghị. Lấy ý kiến của toàn thể CBGVNV về Quy chế Dân  
chủ thông qua các cuộc họp tổ công đoàn, họp Hội đồng trường, họp trù bị. Sau  
khi, lấy ý kiến của CBGVNV trong các cuộc họp, Nhà trường phối hợp với  
Công đoàn tổ chức hội nghị cán bộ, công chức viên chức để thông qua chính  
thức Quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị.  
(Hình ảnh Hội nghị CBCCVC)  
Trang 10 of 15  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 15 trang huongnguyen 14/08/2024 280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tại Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_hoc_tap_tam_guong_dao_duc_ho_chi_minh_trong_cong_tac_ch.doc