SKKN Một số biện pháp dạy kĩ năng chia sẻ cảm xúc cho trẻ mẫu giáo bé trong Trường Mầm non
Trong xây dựng các kế hoạch giáo dục trẻ mầm non, cụ thể là kế hoạch mục tiêu đầu chủ đề, nếu lĩnh vực phát triển thể chất luôn được đưa lên đầu tiên để khẳng định rằng phát triển thể chất là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ, thì lĩnh vực phát triển tình cảm - quan hệ xã hội cũng được đưa lên trước cả các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nhận thức và thẩm mỹ để thể hiện mục tiêu phát triển tình cảm - quan hệ xã hội trong đó có yếu tố chia sẻ cảm xúc cũng hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lí do chọn đề tài:
* Về lí luận:
Trong cuộc sống, con người nói chung vốn có rất nhiều nhu cầu như ăn,
ở, mặc, đi lại, giải trí, giao lưu.... trong đó nhu cầu giúp cho con người mở rộng
các mối quan hệ và các cơ hội học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để bản thân ngày càng
phát triển hoàn thiện, đó chính là nhu cầu giao lưu, chia sẻ.
Với trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng cũng vậy, những nhu cầu
bản năng ( được ăn, ở, mặc...) giúp trẻ tồn tại và lớn lên, song những nhu cầu xã
hội trong đó có nhu cầu chia sẻ cảm xúc lại giúp cho đứa trẻ ngày càng hoàn
thiện và phát triển về tâm lí. Tâm lí của đứa trẻ phát triển tốt sẽ kích thích đứa
trẻ phát triển toàn diện hơn về mọi mặt như thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm
mỹ.
Mặt khác, trong các cuốn sách viết về tâm lí học trẻ em cũng đều khẳng
định rất rõ việc giao lưu cảm xúc ở trẻ nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc hình thành và phát triển tâm lí, cũng như sự phát triển toàn diện của đứa trẻ
về sau. Điều đó cũng khẳng định rõ rằng: Việc dạy trẻ biết chia sẻ cảm xúc với
mọi người xung quanh cũng là một việc làm vô cùng cần thiết cho sự phát triển
của trẻ.
Trong xây dựng các kế hoạch giáo dục trẻ mầm non, cụ thể là kế hoạch
mục tiêu đầu chủ đề, nếu lĩnh vực phát triển thể chất luôn được đưa lên đầu tiên
để khẳng định rằng phát triển thể chất là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển toàn
diện của đứa trẻ, thì lĩnh vực phát triển tình cảm - quan hệ xã hội cũng được đưa
lên trước cả các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nhận thức và thẩm mỹ để thể hiện
mục tiêu phát triển tình cảm - quan hệ xã hội trong đó có yếu tố chia sẻ cảm xúc
cũng hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết.
* Về thực tiễn:
Với điều kiện phát triển năng động của xã hội hiện nay, phần lớn các bậc
phụ huynh có nhiều điều kiện thuận lợi về vật chất để chăm sóc, đáp ứng tốt các
nhu cầu về bản năng và một số nhu cầu khác như nhu cầu học tập, giải trí...cho
trẻ. Tuy nhiên, đa số họ lại không có nhiều thời gian để gần gũi và quan tâm
nhiều đến việc mang lại cho mỗi đứa trẻ những tâm lí cảm xúc lành mạnh, hài
hòa để đứa trẻ có thể tự tin hòa nhập và chia sẻ cảm xúc với mọi người xung
quanh. Bởi vậy mà nhiều trẻ em sinh ra tâm lí ích kỉ, tranh giành với bạn, thậm
trí bướng bỉnh đòi lấy bằng được đồ của người khác làm của mình, có trẻ thì rụt
rè, khép kín, cũng có những trẻ bị tự kỉ có thể do nguyên nhân bị ức chế nhiều
về cảm xúc mà không được chia sẻ, giúp đỡ.... Điều đó cũng ảnh hưởng tới lễ
giáo trong ứng xử của đứa trẻ dẫn tới việc giao tiếp của đứa trẻ sẽ bị hạn chế,
không được hài hòa, thiếu hiệu quả.
Để mỗi trẻ em có thể phát triển tâm lí hài hòa, phát triển toàn diện các
mặt, việc dạy trẻ biết chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh là việc làm vô
cùng cần thiết. Đó cũng là một mục tiêu hết sức quan trọng để có thể phát triển
toàn diện ở trẻ, giúp trẻ đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.
Để tổ chức tốt hoạt động dạy trẻ chia sẻ cảm xúc với mọi người xung
quanh, vai trò của việc phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội luôn là
điều kiện cần để có thể mang lại hiệu quả dạy trẻ. Trên thực tế, việc tổ chức các
hoạt động dạy trẻ chia sẻ cảm xúc ở trường mầm non vẫn còn có những khó
khăn nhất định do các nội dung chương trình dạy trẻ rất phong phú, nhưng nội
dung và tài liệu hướng dẫn dạy trẻ chia sẻ cảm xúc lại rất khiêm tốn, còn chung
chung.
Thêm vào đó, là một giáo viên mầm non nhiều năm trong nghề, bản thân
thường xuyên tiếp xúc với trẻ mẫu giáo, chứng kiến nhiều sự ích kỉ trong ứng xử
của trẻ với bạn và của trẻ với người khác, nhất là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu
giáo bé . Do vậy, tôi đã trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những biện pháp để dạy trẻ
biết chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh. Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài
“Một số biện pháp dạy kĩ năng chia sẻ cảm xúc cho trẻ mẫu giáo bé trong
trường mầm non”.
* Mục đích nghiên cứu: Nhằm hình thành và phát triển tâm lí, tình cảm -
quan hệ xã hội cho trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo bé nói riêng. Từ đó góp
phần phát triển toàn diện cho trẻ.
* Đối tượng nghiên cứu: Là các kĩ năng chia sẻ cảm xúc của trẻ mẫu
giáo bé cần có để phát triển hoàn thiện tâm lí, tình cảm - quan hệ xã hội cũng
như các mặt phát triển khác như thể chất, ngôn ngữ, nhận thức và thẩm mĩ của
trẻ.
* Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Là trẻ mẫu giáo bé trong trường
mầm non
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở đặc điểm phát triển tâm sinh lí
của trẻ mẫu giáo bé, tôi suy nghĩ, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp dạy kĩ
năng chia sẻ cảm xúc cho trẻ thông qua các phương pháp quan sát, dùng đồ
dùng trực quan, đàm thoại, ghi chép,thực nghiệm, thực hành luyện tập, ....
* Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu là trẻ mẫu giáo bé ở 2 lớp: lớp Mẫu giáo bé C1 và
lớp Mẫu giáo bé C2)
- Thời gian nghiên cứu: Tôi bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9/2015 đến
120/3/ 2016.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Thực trạng nghiên cứu:
1. Thuận lợi:
- Trường có 19 lớp ( gồm 16 lớp mẫu giáo và 3 lớp nhà trẻ).
- Trong những năm học vừa qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
quận Long Biên, trường chúng tôi có một cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi.
Trường có đầy đủ các phòng chức năng riêng với diện tích được mở rộng hơn
trước.
- Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát xao
hoạt động dạy các kĩ năng giao tiếp và thực hành ứng xử cho trẻ.
- Trường có nhiều giáo viên có kinh nghiệm tổ chức 1 số hoạt động giáo
dục lễ giáo và dạy kĩ năng sống cho trẻ, có năng lực sư phạm tốt, được tập huấn
về công tác dạy kĩ năng sống do phòng giáo dục và đào tạo Quận tổ chức.
- Hầu hết phụ huynh luôn quan tâm,ủng hộ lớp trong các hoạt động chăm
sóc – giáo dục trẻ, nhất là việc uốn nắn cho trẻ có những thói quen hành vi ứng
xử mang tính lễ giáo, văn minh, biết hợp tác, chia sẻ với bạn bè, người thân và
những người gần gũi xung quanh trẻ.
- Các giáo viên trong lớp tôi đều là những giáo viên có nhiều năm công
tác nên có nhiều kinh nghiệm nuôi dạy trẻ. Hơn nữa, cả 3 cô giáo là những
người có trách nhiệm trong công việc, yêu nghề, mến trẻ, luôn biết phối hợp
nhịp nhàng, linh hoạt trong tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.
2. Khó khăn:
- Một vài phụ huynh trong lớp chưa nhiệt tình phối hợp cùng giáo viên
trong việc giáo dục các kĩ năng giao tiếp, thực hành ứng xử trong cuộc sống để
trẻ biết chia sẻ cảm xúc cần thiết với những người thân và những người gần gũi
quanh trẻ.
- Giáo dục kĩ năng sống cũng như việc dạy trẻ các kĩ năng chia sẻ cảm
xúc vẫn còn là một trong những đề tài mới trong vài năm gần đây được đề cập
đến, nhưng vẫn chưa được khai thác một cách triệt để nhất, đầy đủ nhất các nội
dung và phương pháp cụ thể để dạy cho trẻ.
- Các tài liệu hướng dẫn dạy kĩ năng chia sẻ cảm xúc còn hạn chế về số
lượng, hoặc chỉ mang tính chất định hướng, chưa đưa ra những phương pháp
hướng dẫn cũng như trình tự, cách thức dạy cụ thể.
- Khoảng 80% trẻ trong lớp chưa mạnh dạn, chưa có kĩ năng chia sẻ cảm
xúc với người thân, bạn bè và cô giáo một cách tích cực.
II. Các biện pháp:
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã
hội hiện đại . Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm
giúp trẻ có thể chuyển kiến thức , thái độ , cảm nhận thành những khả năng thực
thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong
cuộc sống .
Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có
kỹ năng cuộc sống ( Bao gồm rất nhiều kỹ năng ) và biết sử dụng linh hoạt kỹ
năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý,
giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính
là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức
trong cuộc sống hàng ngày.
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng
giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách
ứng xử phù hợp và tự biết cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất
quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho
trẻ lứa tuổi mầm non là vô cùng cần thiết .
Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng : Kỹ năng giao tiếp ứng
xử , kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác
chia sẻ..
Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của
người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn
trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết
những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp.
Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực
hành. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng
đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho
trẻ. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan
tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho
trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra.
Ở Việt Nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu
tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý
thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có một nội dung rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh.
Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc làm sao để kích
thích tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và học
viết ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo, đặc biệt là các bậc cha mẹ có
con chuẩn bị vào lớp một.
Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có
những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên
trẻ đến trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến
lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ
không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy! Vì vậy, giáo viên phải tốn
rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ
bản ở trường mầm non.
Nghi thức văn hóa trong ăn uống là một nét văn hóa mà trong thời đại
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng ít được quan tâm chú ý tới và ít người biết
được rằng: Văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánh giá nhân
cách của con người. Vì thế, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng thực hiện các nghi
thức văn hóa ăn uống.
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua quá trình thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm
non tôi đã gặp những thuận lợi khó khăn sau:
* Về thuận lợi.
- Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường.
- Lớp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị
dạy học hiện đại.
- Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do
Phòng GD, nhà trường tổ chức.
- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Được sự tín nhiệm và ủng hộ
nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
- Trẻ trong lớp đồng đều, tỷ lệ bé ngoan bé chuyên cần đạt cao, Trẻ tự tin,
nhanh nhẹn.
* Về khó khăn:.
- Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy, giáo viên còn hạn chế trong việc
nhận thức nội dung giáo dục các kỹ năng cho trẻ.
- Tài liêu, hướng dẫn và đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng
sống của trẻ còn hạn chế.
- Giáo viên chưa tìm tòi xây dựng và tổ chức các hoạt động để trẻ được
tham gia trải nghiệm một cách tích cực.
3.NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
3.1. Biện pháp 1:
Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non
Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ
cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều
nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian
đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát,
tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp, kỹ năng quan tâm, chia
sẻ, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu...... Việc xác
định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn
đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ . Sau khi nghiên cứu tài liệu và đánh
giá thực tế trẻ của lớp tôi đã lựa chọn các nội dung kỹ năng để dạy trẻ là:
+ Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên
cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm
nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những
người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình
huống ở mọi nơi.
Ví dụ: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Kéo co” ở trò chơi yêu cầu trẻ chia
thành 2 đội có số bạn bằng nhau và phải thực hiện đúng luật chơi. Trẻ luôn
mong muốn tự tin đội mình sẽ thắng vì vậy trẻ tìm mọi cách động viên khích lệ
các bạn trong nhóm cố gắng và có ý chí vươn lên
Bé tham gia trò chơi vận động “ Kéo co”
Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên
giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với
trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc
với các bạn.
Ví dụ 1: Chăm sóc cây cảnh
Trong nhóm trẻ sẽ phân công bạn lau lá, bạn nhặt cỏ, bạn tưới cây và
trong nhóm bạn sẽ hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.
Các bé cùng nhau chăm sóc cây cảnh
Ví dụ 2: Ở hoạt động góc: Nhóm chơi xây dựng là góc thể hiện rõ nét nhất sự
hợp tác, bởi vậy tôi luân phiên cho trẻ chơi để rèn trẻ. Khi chơi ở nhóm chơi xây
dựng trẻ biết phân công nhau mỗi bạn làm một nhiệm vụ để trong một thời gian
phải xây dựng xong công trình xây dựng.
Các bé hợp tác phân công nhau xây dựng trong giờ hoạt động góc
Kỹ năng ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ
năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học.
Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để gợi tính tò mò tự
nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt
động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường gợi suy nghĩ nhiều hơn là những
thứ có thể đoán trước được.
Ví dụ: Qua câu hỏi của trẻ thắc mắc nói với cô “ Cô ơi sao lâu quá con không thấy
mưa”, còn có trẻ nói “Cô ơi tại sao mỗi khi có tiếng sấm là trời lại đổ mưa? ”
Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn
đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến
thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá
quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác
như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi
nói về một ý tưởng nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận
những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi
thứ.
Bé vui chơi và thẻ hiện giao tiếp cùng cô và các bạn
Kĩ năng tự bảo vệ trước tình huống nguy hiểm:
Dạy trẻ biết tránh các mối nguy hiểm và biết bảo vệ bản thân trước các
nguy cơ gây nguy hiểm, tai nạn thương tích. Biết chăm sóc bản thân và gọi
người lớn khi bị ốm, mệt hoặc bạn bị ốm mệt, biết tránh các con vật gây nguy
hiểm. Không chơi, biết nhặt các đồ sắc nhọn, các vật nhỏ....vào thùng rác. Khi
có người lạ đe doạ biết kêu cứu. Không ra đường, đi chơi một mình. Biết các
hành vi leo trèo, xô đẩy, chạy... sẽ gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người
xung quanh.
Kỹ năng chăm sóc bản thân: Tự phục vụ các nhu cầu của bản thân về vệ
sinh cá nhân, ăn uống, trang phục theo thời tiết. Có kĩ năng rửa tay bằng xà
phòng dưới vòi nước chảy, rửa mặt, lau miệng, đánh răng. Biết làm một số công
việc giúp đỡ người lớn và trực nhật như: Chuẩn bị đồ dùng học tập, đồ dùng ăn
uống, vệ sinh giá đồ chơi, chăm sóc cây cảnh....Có ý thức thực hiện tốt các hành
vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nhắc mọi người cùng thực hiện. Biết
sử dụng đúng cách, lựa chọn các nhóm thực phẩm có lợi cho cơ thể. Biết vệ sinh
trong ăn uống.
Bé vệ sinh sau khi ăn cơm
Kỹ năng ứng phó vơi biến đổi khí hậu: Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng,
vì trong những tình hình thực tế diễn biến phức tạp của sự biến đổi khí hậu và và
môi trường. Ví dụ khi có mưa to nếu đi ra ngoài con làm thế nào, nếu có hiện
tượng mưa đá con sẽ làm gì? ......
Ngoài ra, ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ văn hóa trong ăn uống
qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay
sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng,
vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi,
nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước
khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết
giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất không làm ảnh hưởng đến
người xung quanh.
Giờ ăn của các bé
3.2 Biện pháp2:
Xây dựng môi trường hoạt động trong lớp học.
Tổ chức môi trường hoạt động là bố trí, sắp xếp các sự vật theo 1 hệ thống
sao cho đối tượng hoạt động phải trở thành tiềm năng sinh ra động cơ hoạt động
cho trẻ mầm non.
Môi trường hoạt động là một yếu tố trực quan trực tiếp, tác động hàng ngày đến
sự phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi
trường xung quanh cần được quan tâm. Trang trí, sắp xếp lớp học, phòng học
hài hoà hợp lý với nội dung bài dạy sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ
vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ điểm, theo nội dung từng bài dạy. Tổ chức
môi trường lớp học phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp
trẻ ôn luyện, củng cố những kiến thức, kỹ năng đã học một cách tích cực. Tuỳ
vào nội dung của từng bài dạy đan xen nội dung giáo dục kĩ năng sống phù hợp
với chủ đề để bố trí trực quan xung quanh lớp cho phù hợp như: Giá đồ chơi
được sắp xếp theo từng góc, các đồ chơi trong góc luôn gắn liền với chủ đề; Các
mảng tường trang trí tranh ảnh theo chủ đề, vừa với tầm mắt của trẻ để thu hút
và tạo điều kiện cho trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế.
Góc sách truyện với nhiều nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Góc tạo hình trưng bày sản phẩm của trẻ với nội dung giáo dục thay
đổi theo từng chủ đề
3.3. Biện pháp 3:
Xây dựng các bài tập trò chơi học tập.
Trò chơi học tập thuộc nhóm trò chơi có luật, thường là do người lớn nghĩ
ra cho trẻ chơi và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc
phát triển hoạt động trí tuệ cho trẻ. Sử dụng trò chơi học tập trong tiết học, giúp
trẻ củng cố những kiến thức, kỹ năng trẻ đã học và ứng dụng chúng vào trong
tình huống cụ thể. Trò chơi học tập làm cho giờ hoạt động học tập của trẻ diễn
ra nhẹ nhàng, sinh động. Phát triển tính nhạy cảm của các giác quan, đồng thời
nó làm tăng tính tích cực của quá trình tư duy phát huy ngôn ngữ nói cho trẻ.
Việc hướng dẫn trò chơi học tập đòi hỏi phải có nghệ thuật sư phạm cao.
Giáo viên phải biết lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung của bài dạy, phù hợp
với trẻ. Khi chọn trò chơi phải kết hợp được giữa chơi và học tạo ra hoạt động
tích cực của trẻ dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Để trò chơi học tập
thêm phần sinh động và thu hút được sự chú ý của trẻ hơn tôi đã tích cực sưu
tầm, sáng tác thêm những trò chơi mới hấp dẫn đối với trẻ như lồng ghép thêm
vào trò chơi các bài đồng dao phù hợp hoặc cũng có thể cải biên từ những trò
chơi dân gian gần gũi với trẻ thành những trò chơi phù hợp với mục đích của bài
dạy.Đồng thời trong bài trò chơi học tập đó tôi xây dựng các tình huống nhằm
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Ví dụ : Với bài tập lựa chọn hình ảnh đúng, yêu cầu trẻ đánh dấu vào hình ảnh
nên làm và tô màu cho hình ảnh đó. Cho trẻ nói về nội dung hình ảnh và vì trả
lời vì sao nên làm.
Bé làm bài tập lựa chọn hình ảnh nên làm.
Các bé với bài tập có nội dung GD kỹ năng sống trong giờ hoạt động góc
3.4. Biện pháp 4:
Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các vào các
hoạt động, các môn học và ngược lại.
Lồng ghép tích hợp là sự đan xen các môn học hoặc các hoạt động khác
nhau một cách hợp lý nhằm thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ, tạo hứng thú
cho trẻ trong học tập giúp cho giờ học đạt kết quả cao nhất.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói
chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng, tôi đã linh hoạt tích hợp các môn học
khác như môi trường xung quanh, văn học, âm nhạc, tạo hình… để thay đổi
trạng thái hoạt động và thu hút trẻ.
Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không
an toàn và cách phòng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ với những lời dặn
dò nhắc nhở đơn giản thông qua nội dung các bài thơ ,câu chuyện, bài hát có
nội dung giáo dục dạy trẻ. Song trên thực tế, trong chương trình có rất ít bài
hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung đó . Vì vậy, trong năm học này, tôi nghiên
cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra đưa ra những tình huống
cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn, biết cách
suy nghĩ và giải quyết .
Ví dụ, với chủ điểm “Bản thân”. Trước đây, thông qua câu chuyện “Chú
vịt xám” hoặc nội dung bài hát “Đàn Vịt con” chúng tôi chỉ dùng lời giáo dục
trẻ: “Khi đi công viên hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ,
không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may xảy
ra sẽ phải xử lý như thế nào.
Với cách giáo dục như vậy tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa đạt hiệu
quả. Trẻ ghi nhớ một cách thụ động và thường chóng quên. Trẻ không hiểu cốt
lõi của vấn đề là tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thì phải làm thế
nào. Do đó ngoài việc giáo dục như vậy thì vào giờ hoạt động chiều, tôi đã đưa
ra tình huống “Khi bé bị lạc mẹ trong siêu thị - bé sẽ làm gì ?
Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ.
Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình. Theo
con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án
tối ưu nhất :
Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy
đứng yên tại chỗ chờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể đến
chỗ chú bảo vệ, cô bán hàng trong siêu thị ở gần chỗ đó để nhờ gọi điện thoại,
hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người
đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt
cóc hoặc làm hại bé.
* Thông qua nội dung các câu chuyện :
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể
chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ.
Chính vì vậy tôi đã sáng tác một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để
giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện.
Ở chủ điểm “ Nước và mùa hè”. Với đặc thù trẻ đang sống ở thành phố,
vì vậy ngoài việc giáo dục trẻ tránh xa ao, hồ, hố nước nguy hiểm mà môi
trường sống của trẻ ít gặp. Thì nhà vệ sinh cũng nhiều tình huống có thể gây
nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, tôi đưa ra những tình huống để dạy trẻ cách sử
dụng an toàn trong phòng tắm bằng cách đưa vào câu chuyện để trẻ rút ra bài
học kinh nghiệm cho mình
TRUYỆN : TRONG PHÒNG TẮM .
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy kĩ năng chia sẻ cảm xúc cho trẻ mẫu giáo bé trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_ki_nang_chia_se_cam_xuc_cho_tre_ma.doc