SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh
Trong xã hội công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người dường như cũng bận rộn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy đôi khi vô tình ta bỏ quên sự yêu thương và chia sẻ của minh đối với mọi người trong gia đình. Chia sẻ là thể sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước mỗi sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống. Nó là sự cho đi, sự quan tâm hay giúp đỡ người khác về cả vật chất hay tinh thần bằng khả năng của mình giúp họ vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những việc nhỏ bất cứ ai cũng có thể làm được từ trẻ nhỏ đến người già. Trẻ ngay từ nhỏ đã biết yêu thương. Tuy nhiên trên thực tế trẻ không phải lúc nào chúng cũng thể hiện được tình yêu thương và sự sẻ chia đó.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Trẻ em chính là niềm vui, niềm
hạnh phúc, niềm hi vọng của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non là một sự khởi
đầu hết sức quan trọng và cần thiết hình thành nhân cách cho trẻ để sau này trẻ
trở thành những người công dân tốt - thế hệ tương lai của đất nước.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần. Mỗi
đứa trẻ được sinh ra mang theo bao mơ ước và hy vọng của ông bà, cha mẹ. Một
trong những mơ ước lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong muốn ở
đứa con của mình là trong tương lai đứa bé đó sẽ trở thành một người tốt, sống
có đạo đức, biết kính trên nhường dưới, biết yêu thương, biết sống thế nào để trở
thành người có ích cho xã hội, cho cộng đồng.Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào
lớn lên cũng đều trở thành người như cha mẹ chúng mơ ước .Tôi nhớ có người
từng nói ‘‘Trẻ em như tờ giấy trắng tinh, khi ta đổ vào đó mực đỏ thì nó sẽ có
màu đỏ, khi ta đổ vào đó màu đen thì nó trở thành màu đen”. Điều đó thật đúng
các bạn ạ! Chính cuộc sống hiện đại, đầy cám dỗ ngày nay đã gieo những suy
nghĩ và hành động xấu vào những trang giấy trắng, những tâm hồn non nớt đó.
Sự phát triển của công nghệ hiện đại có thể biến các bé thành những người sống
ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình mà không biết nghĩ tới người khác. Những giá
trị đạo đức như sự yêu thương và chia sẻ đến mọi người nên được khắc sâu vào
tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ để giúp chúng trở thành những người có ích cho
xã hội và biết yêu thương, sẻ chia với mọi người xung quanh.
Trong xã hội công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay, cùng với nhịp đập
hối hả của cuộc sống, con người dường như cũng bận rộn, gấp gáp hơn. Trong
sự bận rộn và gấp gáp ấy đôi khi vô tình ta bỏ quên sự yêu thương và chia sẻ của
minh đối với mọi người trong gia đình. Chia sẻ là thể sự thể hiện tình cảm, cảm
xúc của con người trước mỗi sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống. Nó là sự
cho đi, sự quan tâm hay giúp đỡ người khác về cả vật chất hay tinh thần bằng
khả năng của mình giúp họ vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một
hành động đơn giản bắt nguồn từ những việc nhỏ bất cứ ai cũng có thể làm được
từ trẻ nhỏ đến người già. Trẻ ngay từ nhỏ đã biết yêu thương. Tuy nhiên trên
thực tế trẻ không phải lúc nào chúng cũng thể hiện được tình yêu thương và sự
sẻ chia đó.
Lòng yêu thương sự quan tâm và yêu thương được hình thành một cách tự
nhiên thông qua các thói quen hướng về người khác. Ở trẻ em, lòng nhân ái, sự
yêu thương và sẻ chia sẽ được chắp cánh khi được người khác bày tỏ sự đồng
1/29
tình, ngợi khen trước những hành vi thể hiện sự quan tâm của trẻ đến người
khác. Đặc biệt là với người thân và bạn bè của trẻ.
Thái độ thờ ơ, thiếu sự chia sẻ, quan tâm của người lớn có thể làm cho trẻ
cảm thấy lạc lõng và nhụt chí. Lâu dần, các em cũng sẽ trở nên lạnh lùng với
mọi người, bàng quan với những vấn đề xung quanh. Mặt khác, môi trường xã
hội mà các em tiếp xúc nếu thiếu lành mạnh sẽ làm trẻ bị ảnh hường tiêu cực,
khó hình thành thói quen tốt cho lòng yêu thương và sự sẻ chia.
Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được hình thành trên
cơ sở nền tảng của giáo dục. Là một giáo viên có tương đối nhiều năm dạy tôi
luôn băn khoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu
thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung
quanh? Và đó là lý do trong năm học 2017 - 2018 này tôi mạnh dạn chọn đề tài
"Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi
người xung quanh" làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp dạy trẻ nhà trẻ 24-36 tháng
3. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi, khả năng và trách nhiệm của mình, tôi đã áp dụng đề tài
tại lớp nhà trẻ với sĩ số 40 trẻ do tôi phụ trách. Đề tài được tiến hành từ
tháng 8/2017 đến tháng 3/2018
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu tôi dã thực hiện và sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp thực hành
2/29
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lí luận:
Trong cuộc sống hiện đại, khi mà guồng quay vội vã của xã hội dễ khiến
cho con người hờ hững và thờ ơ với nhau thì chuyện nhắc đến lòng nhân ái, sự
sẻ chia nhất là dạy trẻ yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh là sự
đầu tư cần thiết và vô cùng quan trọng.
Lòng nhân ái chính là nền tảng của những gì tốt đẹp nhất trong xã hội.
Nhân ái là cái gốc của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Nói đến dân tộc Việt
Nam, người ta tự hào bởi lòng nhân ái là truyền thống quý báu lâu đời của người
Việt. Cũng giống như lòng nhân ái thì chia sẻ là những tình cảm của con người
thể hiện trước sự vật hiện tượng nào đấy và con người có những hành vi phản
ánh lại sự vật hiện tượng đó. Như trẻ cảm thấy vui sướng, hãnh diện, tự hào khi
ai đó khen mình ngoan, học giỏi và cảm thấy buồn, chán khi bị ai đó chê bai,
quát mắng mình.
Trẻ ở độ tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng khá nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi
môi trường xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ hãy cho trẻ xem những chương
trình tivi hoặc đọc cho trẻ nghe những câu chuyện ca ngợi sự quan tâm và yêu
thương người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy thể hiện tình yêu thương của mình
bằng lời nói và cử chỉ trước mặt trẻ.
Đây cũng là độ tuổi mà trẻ bắt đầu tự lập và khả năng thấu cảm cũng bắt
đầu phát triển. Trẻ đã đủ lớn để nhận biết cảm xúc, thái độ của người khác và có
thể quan tâm đến thái độ của mọi người xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ cần
phải giúp trẻ hiểu được điều con cần làm và nên làm.
Bắt đầu với môi trường sống xung quanh: Thế giới của một đứa trẻ ở tuổi
mẫu giáo khá nhỏ bé. Chính vì thế, tốt nhất là cha mẹ nên khuyến khích con
giúp đỡ những người xung quanh mà trẻ biết, ví dụ như sang thăm và tặng quà
cho một người hàng xóm bị ốm hoặc giúp ông bà, bố mẹ quét lá trong sân. Khi
trẻ tập vẽ, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tặng các tác phẩm của mình cho
những người xung quanh hay hát, đọc thơ, kể chuyện để an ủi mọi người khi họ
cảm thấy buồn phiền
Sau đó tiến ra môi trường rộng hơn: Sau khi giúp đỡ những người mà trẻ
biết thì bố mẹ hãy động viên trẻ biết yêu thương và chia sẻ với những người mà
trẻ không quen biết như khi đi đường gặp những ông bà già ăn xin hay những
em bé lang thang không nơi nương tựa thì cha mẹ hãy khuyến khích trẻ biết yêu
thương họ bằng những việc làm đơn giản mà trẻ có thể làm được như chia sẻ đồ
chơi, đồ ăn cho họ.
3/29
II. Cơ sở thực tiễn
Việc giáo dục dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến mọi người là nội dung
được quan tâm. Trong quá trình thực hiện tôi gặp những khó khăn và thuận lợi
sau:
1.Thuận lợi:
- Nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất
cũng như bồi dưỡng chuyên môn, cung cấp tài liệu dạy trẻ phục vụ cho việc chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc, thực
hiện quy chế chuyên môn.
- Lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ.
- Giáo viên nhiệt tình, linh hoạt và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
được giao. Bản thân tôi là giáo viên trẻ, nhiệt tình năng động trong công việc,
yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường thuận tiện cho công việc chăm sóc giáo dục
trẻ.
- Lớp được sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh trong việc đóng góp các nguyên
vật liệu để làm đồ dùng - đồ chơi cho trẻ.
2. Khó khăn:
- 100% số trẻ chưa đi học hoặc học tư thục nên chưa quen nề nếp, thói
quen trong mọi hoạt động của lớp.
- Nhiều trẻ thường xuyên do ông bà và người giúp việc đưa đi học nên giáo viên
gặp khó khăn trong việc trực tiếp trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Do trẻ đi học không đầy đủ và khả năng nhận thức của trẻ thì không đồng
đều cho nên việc dạy trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
- Lớp có trẻ hiếu động nhưng cũng có trẻ lại rụt rè nhút nhát không thích
tham gia các hoạt động nên ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ.
- Hơn nữa tâm lý của trẻ còn chưa ổn định, trẻ muốn có thẩm quyền đối với
mọi vật xung quanh,cái gì cũng muốn dành về mình, do đó tính ích kỷ càng có
dịp phát triển.
- Đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít có thời gian dành cho con,
phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc. Vì vậy việc thống nhất quan
điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp
nhiều khó khăn.
- Đa số các gia đình có từ một đến hai con, bố mẹ chiều con quá mức nên
trẻ có lối sống ích kỷ.
4/29
- Nhận thức của phụ huynh về việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi người
xung quanh còn hạn chế. Một số phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻ
quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Xuất phát từ thực trạng trên, một lần nữa tôi khẳng định rằng việc dạy trẻ
biết quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh là rất cần thiết.
III. Biện pháp thực hiện:
1.Biện pháp 1: Khảo sát
Để nắm được khả năng nhận thức, mức độ, ý thức của trẻ khi thể hiện tình
cảm yêu thương và sẻ chia của trẻ ở mức độ nào, trẻ có ý thức hay chưa có ý
thức. Từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp. Tôi tiến hành khảo sát trẻ
như sau:
- Thông qua hoạt động vui chơi , chơi ở các góc, tôi bao quát, quan sát trẻ
chơi sau đó ghi chép lại một cách cẩn thận,tỉ mỉ xem trong khi chơi trẻ có tranh
giành đồ chơi với bạn không, biết nhường bạn hay chưa,trẻ đã biết chơi đoàn kết
cùng các bạn chưa, trẻ có biết phối hợp cùng bạn trong lúc chơi không?
- Thông qua giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt động trong ngày trẻ chơi cùng
bạn, tôi quan sát trẻ sau đó ghi chép lại những thái độ, cách bộc lộ cảm xúc của
trẻ với bố mẹ, cô giáo và các bạn.
- Tôi cho trẻ quan sát một đoạn video về truyện ‘‘Đôi bạn nhỏ” và đàm
thoại với trẻ:
+ Các con vừa xem gì?
+ Con thấy bạn gà và bạn vịt trong đoạn băng đang làm gì?
+ Điều gì xảy ra bạn gà bị cáo đuổi bắt?
=> GD trẻ biết quam tâm, giúp đỡ người khác khi gặp khố khăn
- Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ:
+ Ở nhà các con biết làm những công việc gì để giúp đỡ bố mẹ?
+ Để bố mẹ vui lòng thì con thường làm gì?
+ Con cảm thấy thế nào khi được bố mẹ khen?
Ngoài ra tôi còn thiết kế các bài tập có nội dung có các hành vi đúng-sai.
Sau đó tổ chức cho từng nhóm chơi. Đặc biệt tôi luôn bao quát trẻ và tận dụng
các tình huống thực tế, cụ thể hàng ngày để giáo dục trẻ như: khi trẻ chơi đồ
chơi cùng bạn, giúp cô chia thìa úp cốc, gấp quần áo,gấp chiếu,cất gối,chăn
cùng cô.... Qua quá trình trẻ làm tôi quan sát kết quả, mức độ hoàn thành công
việc của trẻ.
5/29
Từ những ghi chép được và qua quan sát tôi thấy đa số trẻ có lối sống ích
kỉ không biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Tôi đã làm bảng
khảo sát sau:
Bảng khảo sát đầu năm:
Số trẻ
Khi chơi với
Công việc
Tình cảm
bạn
Nội dung
Chưa
Chưa
Chưa
Đạt
đạt
Đạt
Đạt
12
đạt
đạt
40
10
30
15
25
28
Tỉ lệ %
25%
75% 37,5% 62,5%
30%
70%
Qua bảng khảo sát tôi thấy trên 70% số trẻ hay tranh giành đồ chơi của
nhau, trẻ không biết chia sẻ đồ chơi, nhường nhịn, giúp đỡ bạn trong lúc chơi.
Số trẻ biết hoàn thành công việc cô giao và tình cảm của trẻ với mọi người xung
quanh còn quá thấp.
Là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn làm thế nào để trẻ lớp mình
đạt kết quả tốt về phát triển thể chất, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội
trong chương trình của Bộ giáo dục đề ra. Bên cạnh đó tôi mong muốn trẻ lớp
tôi phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và
thẩm mỹ để sau này trở thành con người có ích cho xã hội, cho cộng đồng. Như
vậy, việc giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc biết yêu thương và chia sẻ
là điều không thể thiếu được trong quá trình giáo dục trẻ phát triển toàn diện về
nhân cách cho trẻ mầm non.
2. Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện để thu hút
trẻ biết quan tâm và yêu thương mọi người
Môi trường lớp học gần gũi và thẩm mỹ sẽ gây hứng thú cho và bản thân
đứa trẻ. Qua đó giáo viên góp một phần không nhỏ vào quá trình hình thành và
nâng cao mối quan hệ gần gũi, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ.
Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong
lớp về kế hoạch trang trí sắp xếp tạo môi trường các góc hoạt động trong lớp
phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng- đồ chơi trong lớp phù hợp với
tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ, để trẻ được trải nghiệm
nhiều hơn
6/29
Bên cạnh đó chúng tôi cũng chú trọng xây dựng đặc biệt góc . Trẻ được
đóng vai những người trong gia đình, qua đó trẻ học được cách giao tiếp ứng xử
của từng thành viên trong gia đình với nhau. Chia sẻ với nhau những công việc
trong khi chơi. Trong đó tôi còn xây dựng góc “ Mình cùng bế em” treo những
bức ảnh gia đình của mình , ảnh bạn nhỏ bế em. Khi trẻ nhìn ngắm những bức
ảnh gia đình của mình trẻ có thể biết cách bế em giúp bố mẹ, người thân, biết
chăm sóc cho em .Sau khi chơi ở góc này tôi thấy rằng trẻ đã có sự thay đổi rõ
rệt trong tính cách. Khi chơi ở các góc khác trẻ đã biết chia đồ chơi với các bạn.
Trẻ chơi đoàn kết, vui vẻ.
Hình ảnh: Trẻ đang bế em, cho em ăn
Khi trẻ chơi ở góc kể chuyện, trẻ được hòa mình vào những tranh chuyện
cổ tích và được thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo ra những câu chuyện của riêng
mình. Trẻ cùng nhau trò chuyện, kể cho nhau nghe và thêm vào đó là những chú
rối tay, rối que được các cô tạo ra giúp trẻ hào hứng hơn trong các giờ chơi, trẻ
vui vẻ yêu quí các cô và các bạn hơn nhờ thế mà trẻ sẽ hào hứng, phấn khởi mỗi
khi đến lớp. Trong lớp có nhiều góc chơi mở với nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo
do các cô làm ra để trẻ chơi trong các giờ hoạt động góc, hoạt động chiều.
Mỗi ngày đến trường các bạn nhỏ của lớp nhà trẻ D1 như được bước vào 1
thế giới thu nhỏ. Trong thế giới ấy, các bé được sống trong 1 gia đình thu nhỏ,
được làm người lớn để giúp mẹ chăm em, bế em. Các bé còn được trở thành
những bác sĩ, trở thành ca sĩ, những siêu đầu bếp tí hon, hay những nhà bác học
thông thái. Với những góc chơi , nội dung chơi phù hợp với khả năng của trẻ
như xâu vòng, xâu hạt, chơi với đồ vật,… Không chỉ vậy, các bé còn được gần
7/29
gũi với thiên nhiên qua hoạt động chăm sóc cây, những bàn tay nhỏ xíu nhưng
lại vô cùng khéo léo khi tưới cây và chăm sóc cây non. Qua các góc chơi, trẻ
học bằng chơi, chơi mà học. Các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cơ bản từ đó
cũng được hình thành trong quá trình trẻ chơi và trải nghiệm vai chơi.
Với các đồ dùng tự tạo hết sức xinh xắn và khéo léo được các cô giáo của
lớp D1 tỉ mỉ thực hiện, các bé trở nên hào hứng hơn trong mỗi hoạt động trải
nghiệm vai chơi của mình.
Thông qua các góc chơi trẻ dường như lớn hơn, biết làm nhiều việc hơn
có thể làm những việc tự phục vụ bản thân, và trong khi chơi các con được rèn
kỹ năng chơi đoàn kết với các bạn, không tranh giành đồ chơi của nhau, chơi
xong phải cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định. Ngày ngày được học và chơi
trong môi trường lớp học với các bạn và các cô với tình yêu thương các cô dành
cho các con và tình bạn của các con dần lớn lên, Tôi cảm thấy các con lớn dần
lên có những suy nghĩ và hành động tích cực hơn.
Hình ảnh: Trẻ đang kể chuyện bằng rối que
8/29
Hình ảnh: Trẻ đang chơi góc hoạt động với đồ vật
Hình ảnh: Trẻ đang chơi góc hình và màu
9/29
Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động góc
Các nhà giáo dục học cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên
nếu muốn dạy trẻ thành người biết yêu thương và chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ
phải là tấm gương sáng để các bé noi theo và học tập “Gần mực thì đen, gần
đèn thì rạng” Chính vì vậy, hàng ngày đến lớp giáo viên luôn thể hiện thái độ
yêu thương, ân cần, gần gũi với trẻ. Trẻ mới đi học xa bố mẹ, đến lớp một môi
trường mới, cô mới, bạn mới tất cả đều lạ lẫm với trẻ nên trẻ sẽ có cảm giác lo
sợ và quấy khóc vì vậy khi trẻ đến lớp khóc thì các cô ôm trẻ vỗ về dỗ dành trẻ,
cho trẻ chơi các đồ chơi trẻ thích để trẻ nín và không khóc nữa. Trẻ em rất nhanh
quen nên nếu nhận được sự vỗ về yêu thương từ các cô và các bạn sẽ sẽ yên tâm
không khóc và sẽ nhanh chóng quen với môi trường mới sẽ cảm thấy yêu các cô,
yêu các bạn và thích đến trường , đến lớp mỗi ngày.
Bên cạnh đó tôi cũng trò chuyện cùng trẻ như: Các con đi học phải
ngoan,các cô và các bạn rất yêu các con. Các con phải ngoan để bố mẹ yên tâm
đi làm, chiều bố mẹ đón sớm con nhé!
10/29
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_tre_24_36_thang_biet_quan_tam_va_y.doc