SKKN Một số biện pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” trong Trường Mầm non
Nhận thức được ý nghĩa của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân tôi luôn tự tìm kiếm những tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng dạy. Nghiên cứu thật kĩ chương trình khung sau đó xây dựng mục tiêu giáo dục, ngân hàng nội dung từ đó thiết kế các hoạt động dạy trong từng tháng, từng tuần. Tôi cũng thường xuyên cập nhật những phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ mà các giáo viên nước ngoài thực hiện để chắt lọc, học hỏi và vận dụng vào các bài dạy của mình sao cho phong phú và mới lạ.
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC “LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Lĩnh vực
Cấp học
: Giáo dục mẫu giáo
: Mầm non
Tên tác giả
: Nguyễn Hương Ly
Đơn vị công tác: Trường mầm non Đan Phượng
Chức vụ
: Giáo viên
NĂM HỌC: 2019-2020
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Cái mầm có xanh thì cây mới
vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng
giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Trong bối cảnh toàn ngành
Giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập thì phương
pháp dạy học chính là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc tổ chức hoạt
động học tập, nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học.
Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu trong xã hội. “Lấy trẻ làm trung tâm” là một quan điểm
giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Theo Benjamin S
Bloom, trước 4 tuổi trẻ có năng lực học tập đạt 50%, 4 đến 8 tuổi phát triển thêm
30% và 20% hoàn thành trong những giai đoạn sau đó. Trước 6 tuổi trẻ có khả
năng tích lũy được 33% vốn từ vựng tiếng mẹ đẻ, 6 đến 13 tuổi tích lũy thêm
42% và 25% khi tròn 18 tuổi. Trẻ tiếp thu kiến thức không phải chỉ thông qua
kênh nghe, kênh nhìn mà còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc
được vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình. Vì vậy, quan
điểm giáo dục Lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục phù hợp với
việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Dạy học lấy trẻ làm trung tâm là đặt trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt động
dạy - học , trong quá trình giáo dục, trẻ vừa là đối tượng của họat động vừa là
chủ thể của họat động. Do đó, họat động giáo dục có hiệu quả cao nhất khi trẻ
được tham gia trải nghiệm, giao tiếp, chia sẻ với bạn.
Với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được tôn trọng: lợi ích,
nhu cầu, khả năng của mỗi trẻ đều được hiểu, quan tâm và đáp ứng. Trẻ có cơ
hội tham gia vào các họat động giáo dục bằng nhiều cách; khuyến khích sự
khám phá, quan sát, bắt chước, sáng tạo, tưởng tượng...đặc biệt là trong họat
động chơi. Trẻ được học bằng nhiều cách khác nhau bao gồm trải nghiệm, thực
hành, thử nghiệm, giao tiếp, chơi, giải quyết nhiệm vụ, học có hướng dẫn... đặc
biệt học bằng chơi. Trẻ được tham gia họat động cùng cả lớp, nhóm nhỏ hoặc tự
mình họat động. Trẻ được tự đề xướng và tự lựa chọn họat động, được khuyến
khích nói lên và chia sẻ ý tưởng của mình.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế cho ta thấy rằng: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của
các bậc học khác, bậc học mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn,
1/30
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non
có trách nhiệm gieo những hạt giống tốt, mầm non tốt tạo tiền đề vững chắc cho
nhiệm vụ giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ mai sau. Giáo dục mầm non có một ý
nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học, tập cho trẻ mạnh
dạn, tự tin tham gia các họat động và học tập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo.
Việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong một nhà trường phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: trường lớp, trang thiết bị, trình độ giáo viên, trình độ quản lý
của cán bộ, công tác xã hội hoá, nhận thức của người dân v.v… nhưng tính đến
kết quả giáo dục toàn diện trên mỗi đứa trẻ mầm non thì yếu tố phương pháp
dạy học cho trẻ mầm non là yếu tố quan trọng nhất. Cách tiếp cận tốt nhất để
giáo dục trẻ mầm non đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp
dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy độc
lập và giải quyết vấn đề cho trẻ.
Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào
tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành
giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong
toàn ngành Giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Là một giáo viên
trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với
đặc điểm của đơn vị.
Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là
phong trào mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương
pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong trường mầm non” để làm sáng kiến kinh nghiệm đồng thời
áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục cho đơn vị mình.
để nghiên cứu trong năm học 2019-2020.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đề xuất một số kinh nghiệm dạy học nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Một số biện pháp tăng cường hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
- Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu và thu thập các tài liệu có liên quan đến quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp trực quan.
2/30
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát.
+ Phương pháp thống kê, tổng hợp phân tích và đánh giá.
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu 38 trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại lớp tôi đang giảng dạy
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2019 đến hết tháng 3/2020
+Tháng 8/ 2019: Nghiên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
+ Tháng 9,10/ 2019: Khảo sát trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tại lớp mẫu giáo B4.
+ Tháng 11/ 2019: Xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm.
+ Tháng 12/2019- 3/2020: Đưa các biện pháp vào thực hiện và hoàn thiện sáng
kiến kinh nghiệm.
+ Tháng 4/2020: Tổng hợp kết quả. Hoàn thiện và nộp sáng kiến kinh nghiệm.
B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình trạng khi chưa thực hiện:
Năm học 2019-2020 tôi được phân công dạy lớp 4 tuổi B4. Trong quá trình công
tác tôi thấy những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo Đan Phượng cùng với sự quan
tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm bồi dưỡng và
nâng cao, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
- Bản thân giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ trên chuẩn, sớm được
tiếp cận với các hoạt động giáo dục mầm non mới, được tham gia vào các lớp
học bồi dưỡng chuyên môn của huyện, của nhà trường.
- Cơ sở vật chất của nhà trường trong năm qua được bổ sung và cải thiện rõ rệt:
nhiều dãy nhà được xây mới đảm bảo diện tích và công năng cho trẻ sử dụng
động. Đồ dùng đồ chơi được bổ sung và thay mới thường xuyên luôn đảm bảo
tính giáo dục và thẩm mĩ. Môi trường, cảnh quan sư phạm trong và ngoài trường
được cải tạo để tăng tính thẩm mĩ và có thêm không gian hoạt động cho trẻ.
- Trẻ đi học chuyên cần, trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các
hoạt động của lớp.
- Được sự quan tâm và hỗ trợ của phụ huynh học sinh về các phế phẩm, tạp chí,
lịch cũ, dụng cụ học tập…giúp tôi có điều kiện làm một số đồ dùng, đồ chơi
phục vụ cho chuyên đề.
b. Khó khăn:
- Nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ hiếu động, không tập trung chú
ý.
3/30
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non
- Lớp có nhiều học sinh mới, chưa được theo học các lớp học ở lứa tuổi trước đó
nên nhiều trẻ chưa có nề nếp và còn nhút nhát. Tỉ lệ chuyên cần không cao.
Nhiều trẻ sức khỏe yếu hoặc gia đình không cho con đi học đều.
- Đồ dùng, đồ chơi chưa thật sự phong phú về chủng loại, chưa có nhiều đồ chơi
phát triển trí tuệ.
- Một số trẻ là con gia đình bố mẹ làm nghề tự do nên nhận thức về chăm sóc
giáo dục trẻ của phụ huynh còn chưa cao.
2. Số liệu điều tra trước khi khảo sát.
Để có biện pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” đạt hiệu quả cao. Tôi đã
tiến hành khảo sát 38/38 trẻ ở lớp tôi vào đầu năm học qua những tiêu chí
( Bảng minh chứng kèm theo)
Từ tình hình và số liệu đó cho thấy các mức độ thể hiện các tiêu chí trên ở
trẻ vẫn còn thấp. Vì vậy mà tôi đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu để tăng cường
hiệu quả giáo dục cho trẻ thông qua đề tài “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong trường mầm non”.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm để cải tiến nội dung phương pháp giảng dạy.
Giáo viên cần giỏi về chuyên môn, đồng thời lại phải tốt về nhân cách
mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự là những “Kỹ sư tâm hồn”. Do
vậy, việc bồi dưỡng về chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên là một việc làm
vô cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn, trang bị cho giáo viên
những hiểu biết, các kiến thức chuyên môn cần thiết giúp giáo viên chủ động, tự
tin trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Nhận thức được ý nghĩa của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân tôi
luôn tự tìm kiếm những tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng dạy.
Nghiên cứu thật kĩ chương trình khung sau đó xây dựng mục tiêu giáo dục, ngân
hàng nội dung từ đó thiết kế các hoạt động dạy trong từng tháng, từng tuần. Tôi
cũng thường xuyên cập nhật những phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động cho trẻ mà các giáo viên nước ngoài thực hiện để chắt lọc, học hỏi và vận
dụng vào các bài dạy của mình sao cho phong phú và mới lạ.
Kiến thức sách vở hay trên mạng xã hội là rất hữu ích nhưng cũng không
thể bỏ qua việc bồi đắp thêm kinh nghiệm từ chính những người đồng nghiệp
xung quanh mình. “ Học thầy không tày học bạn” quả không sai, qua các buổi
họp khối, họp tổ chuyên môn định kì mà trường tổ chức bản thân tôi luôn lắng
nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với giảng viên, cán bộ
quản lý những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan tâm về
4/30
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non
đổi mới phương pháp giảng dạy từ đó rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quí báu
từ những tiết dạy, những tình huống sư phạm mà đồng nghiệp gặp phải. (Ảnh
họp chuyên môn của nhà trường được đính kèm trong phần minh chứng sau nội
dung chính)
Việc lên tiết thường xuyên hay những buổi dự giờ trên lớp cũng giúp tôi
tự bồi dưỡng được rất nhiều kiến thức.
Ví dụ: Trong tháng 1 nhà trường xây dựng tiết chuyên đề cho trường với
hoạt động Âm nhạc, tôi cũng rất may mắn được chọn là giáo viên lên tiết cho
nhà trường. Sau giờ dạy của mình, được ban giám hiệu, đồng nghiệp phân tích
cụ thể tiết dạy đó là: tiết dạy đã đổi mới chưa? đổi mới ở chỗ nào? đã lấy trẻ làm
trung tâm chưa, có gì khác so với cách dạy khác và tiết dạy đó thực sự mang lại
hiệu quả chưa?... Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong việc
đổi mới phương pháp giảng dạy và việc vận dụng lấy trẻ làm trung tâm vào quá
trình giảng dạy. (Ảnh giờ HĐ âm nhạc in trong minh chứng sau nội dung chính)
Kết quả cho thấy, khi đã trau dồi được những kiến thức vững vàng về
chuyên môn và áp dụng vào việc giảng dạy của mình thì tôi tự tin hơn rất nhiều
trong việc giảng dạy và trẻ tỏ ra vô cùng hào hứng với họat động. Bởi lẽ, trẻ
được thể hiện mình, được hướng dẫn đúng hướng và được là trung tâm của họat
động. Nhờ vậy, giúp cho việc giảng dạy và tổ chức họat động trên lớp được tốt
hơn.
2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung
tâm
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục giúp cho giáo viên thực hiện mục tiêu
giáo dục đầy đủ, có hệ thống, giúp giáo viên dự kiến trước nội dung, thời gian
để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả.
Kế hoạch giáo dục tôi căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm
sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể. Tổ chức hoạt động luôn đặt
trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia
vào các hoạt động: Trải nghiệm, giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi. Giáo viên chỉ là
người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức.
Khi xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm tôi đặt ra các câu hỏi và tìm
lời giải đáp để có một kế hoạch hoàn chỉnh phù hợp với trẻ.
- Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào? Khảo sát, tìm hiểu trẻ.
- Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn mục tiêu.
- Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này ? Dự kiến các công
việc / hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra.
5/30
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non
- Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này? Chọn học liệu,
chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô.
Sơ đồ các loại kế hoạch:
* Xác định mục tiêu giáo dục: tôi căn cứ vào đặc điểm của trẻ, khả năng
tiếp thu kiến thức, nhu cầu học tập khám phá, sở thích của từng trẻ trong lớp tôi
phụ trách, để có được những kết quả trên tôi đã lựa chọn từ việc theo dõi, quan
sát trẻ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng… và căn cứ vào nội dung giáo dục cho
từng độ tuổi. Ngoài ra, tôi căn cứ vào khả năng, hứng thú của trẻ; điều kiện lớp;
nhu cầu, mong muốn của cha mẹ trẻ muốn trẻ có những kiến thức, kỹ năng nào
để phù hợp với điều kiện sống của trẻ trong cộng đồng để xác định mục tiêu phù
hợp.
Ví dụ: Trong lĩnh vực PTTC: Trẻ biết thực hiện các kĩ năng vận động cơ
bản và các tố chất vận động như kiểm soát vận động (đi/ chạy thay đổi hướng
theo hiệu lệnh hoặc vật chuẩn), thể hiện sự nhanh, mạnh khéo trong khi thực
hiện các bài tập tổng hợp, sử dụng phối hợp các kĩ năng vận động tinh với tai
mắt (tết tóc, lắp ráp và xây dựng 10-12 khối,…)
Trong mọi lĩnh vực tôi đặt ra cho trẻ những mục tiêu cụ thể và mang tính
bổ sung nâng cao cho trẻ.
Ví dụ: trong khám phá khoa học trẻ đã được “khám phá về nam châm”: tôi
không chỉ đưa ra mục tiêu cơ bản như “phối hợp các giác quan để tìm đặc tính
của nam châm” mà tôi cũng mạnh dạn đưa ra những mục tiêu nâng cao cho trẻ
như “biết thiết kế sa bàn rối bằng việc sử dụng nam châm” như vậy trẻ sẽ sẽ là
chủ thể trong hoạt động, biết sáng tạo và ứng dụng nam châm trong cách vận
hành rối
* Lựa chọn nội dung ngân hàng giáo dục: Sau khi xác định được mục tiêu
giáo dục, tôi tiếp tục lựa chọn nội dung giáo dục của từng lĩnh vực cho từng độ
tuổi quy định trong chương trình. Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó
có mục tiêu thì phải có nội dung. Một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung.
6/30
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non
Ví dụ: Trong lĩnh vực phát triển thể chất – Mục tiêu: Phối hợp tay- mắt
trong vận động tôi lựa chọn nội dung: Tung bắt bóng với người đối diện (cô /
bạn): bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 3m); Ném trúng đích
đứng (xa 1,5m x cao 1,2 m); Tự đập bắt bóng được 4-5 lần liên tiếp.
Những nội dung giáo dục trong kế hoạch là những nội dung cụ thể, trẻ
muốn biết, gẫn gũi với trẻ, phù hợp với vùng, miền.
Ví dụ: Trong lĩnh vực phát triển nhận thức – mục tiêu: nhận biết một số
nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương, tôi lựa chọn nội dung: kể tên, công
việc, công cụ, sản phẩm/ ích lợi… của một số nghề…
* Lựa chọn họat động giáo dục: Các hoạt động giáo dục gồm: Hoạt động vui
chơi, hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động lao động.
Người giáo viên là người hướng dẫn, khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội
nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi chia sẻ trình bày ý kiến của
mình, tôi quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua
những câu hỏi thắc mắc của trẻ. Chú trọng cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp và
trình bày ý kiến, luôn quan tâm đến hệ thống câu hỏi, sử dụng hai dạng câu hỏi
chính: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Để có được câu hỏi tốt bản thân tôi đã làm
như sau:
Chú ý đến mục đích của câu hỏi: hỏi để làm gì? hỏi cái gì? Câu hỏi phù
hợp hay không?Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phân bổ câu hỏi
cho tất cả các đối tượng trẻ: trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực.
+ Số lượng câu hỏi vừa phải, câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi
tràn lan.
+ Dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời.
+ Không vội đánh giá mà động viên để nhận được câu trả lời tốt từ trẻ.
+ Tôi khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của
trẻ.
Ví dụ: Một số câu hỏi tôi thường dùng:
+ Vì sao con biết? Nếu là con thì con sẽ làm thế nào?
+ Tại sao con lại nghĩ như vậy?
+ Nếu…thì sao?..
3. Biện pháp 3: Tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Trong giáo dục trẻ, đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi
của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ. Việc tạo môi trường hoạt động cho trẻ cũng
vô cùng quan trọng. Bằng bàn tay cùng sự sáng tạo của mình, cũng như học hỏi
từ chị em đồng nghiệp, tôi đã cùng chị em sáng tạo ra nhiều loại đồ dùng đồ
chơi tự tạo cho trẻ.
7/30
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non
Tiêu chí tạo ra đồ dùng đồ chơi như sau:
+ Đồ chơi đẹp mắt để hấp dẫn, kích thích trẻ
+ Đồ dùng đồ chơi có độ bền tương đối
+ Đồ chơi an toàn với trẻ
+ Đồ dùng đồ chơi gần gũi với trẻ, dễ sử dụng
+ Đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ
(Ảnh ĐD-ĐC tự tạo tại các góc chơi của trẻ trong minh chứng sau ND chính)
Đặc biệt, nhiều đồ dùng, đồ chơi do chính tay cô và trẻ cùng tạo ra, những
sản phẩm này gây cho trẻ niềm vui, sự hào hứng cao với thành quả của chính
bản thân trẻ. Đồng thời, trẻ tỏ ra trân trọng và giữ gìn những đồ chơi do mình tự
tạo ra từ đó mà sử dụng chúng một cách cẩn thận và có hiệu quả cao.
Môi trường trong lớp học tại góc chơi của trẻ, tôi tận dụng nhiều loại hộp
carton và bìa cũ từ sự ủng hộ của phụ huynh để làm những chiếc hộp đựng đồ
dùng cho trẻ. Việc sử dụng những chiếc hộp này cũng rèn cho trẻ đức tính gọn
gàng, cẩn thận. (ảnh hộp đồ dùng được tận dụng từ thùng carton cũ.Trên mỗi
hộp có dán nhãn tên in trong minh chứng sau ND chính)
Đối với cấp học giáo dục mầm non, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm vô cùng quan trọng, môi trường chính là phương tiện, là điều
kiện cho trẻ hoạt động vui chơi học tập, khám phá giúp trẻ phát triển toàn diện
nhân cách ở lứa tuổi mầm non. Trước hết tôi làm đẹp môi trường lớp học từ
cách bố trí, sắp xếp trong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp
mắt mà vẫn gọn gàng ngăn nắp. Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong
lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được
nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Giúp trẻ tìm hiểu và
khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng.
- Trong lớp đã bố trí các góc như sau:
+ Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào
Ví dụ: Sắp xếp góc sách truyện và góc học tập cách xa góc xây dựng và
góc phân vai. Góc sách truyện được bố trí tại nơi có nhiều ánh sáng…
+ Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động
của trẻ.
+ Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động.
Ví dụ: Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi.
Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của
giáo viên.
+ Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề
đang thực hiện, tên góc rõ ràng để tích hợp lồng ghép chữ cái.
8/30
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non
+ Thay đổi vị trí các góc sau mỗi tháng và sự kiện để tạo cảm giác mới lạ, kích
thích hứng thú của trẻ.
Tôi đã tận dụng triệt để những sản phẩm của trẻ để trang trí cũng như làm
đồ chơi cho trẻ ở các góc. Trẻ đã họat động rất tích cực và hiệu quả tại các góc
chơi của mình, thiết kế các góc chơi đều mang tính mở, có nhiều đồ dùng đồ
chơi để trẻ sử dụng, có nhiều vật liệu mở để trẻ phát huy tối đa tính sáng tạo của
mình trong quá trình học và chơi. Đồng thời, tích cực trò chuyện với trẻ để kích
thích trẻ tư duy và nêu ý tưởng sáng tạo. ( ảnh bổ sung nhiều đồ dùng đồ chơi
tại các góc cho trẻ thỏa sức họat động in tại minh chứng sau ND chính)
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trường tôi đang công tác
có thuận lợi đó là có không gian ngoài trời vô cùng gần gũi với trẻ. Có khu vực
thư viện cộng đồng và vận động có trải thảm cỏ, có mái vòm và cây cối xanh
mát. Tủ sách với nhiều loại sách hấp dẫn. Có khu sáng tạo với nhiều nguyên vật
liệu mở, đồng thời có khu vui chơi với nhiều đồ chơi hấp dẫn phong phú. Điều
này đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong việc chăm sóc giáo dục trẻ lớp tôi, đặc biệt
là trong việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Tại trường mầm non nơi tôi công tác, tôi tích cực cùng các chị em bổ sung
nhiều loại đồ dùng đồ chơi ngoài trời, cùng trẻ trồng nhiều cây xanh…
Ví dụ: Tôi cùng trẻ sơn lốp xe ô tô làm thành bàn đọc sách ở góc thư viện.
Trẻ được cùng cô chăm sóc cây cối bồn hoa trong khuôn viên trường… Tôi luôn
quan sát trẻ học và chơi đúng nội dung, đảm bảo an toàn và hiệu quả ( Ảnh “Bàn
học” được cô và trò làm bằng chiếc lốp ô tô cũ ở góc thư viện cộng đồng)
Ngoài môi trường bên trong và ngoài lớp học, tôi luôn chú trọng tạo môi
trường xã hội lấy trẻ làm trung tâm, từ việc cô giáo ăn mặc gọn gàng lịch sự khi
tới trường để làm gương cho trẻ, có hành vi, lời nói cử chỉ chuẩn mực. Luôn
quan tâm giáo dục lễ giáo cho trẻ. Đối xử công bằng với trẻ, quan tâm và giải
đáp mọi thắc mắc của trẻ.
4. Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục kỹ năng cho trẻ vào các họat động một
ngày tại trường mầm non
Việc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm không thể không kể
đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Các kỹ năng này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho
công tác chăm sóc giáo dục trẻ của cô, đồng thời là một phương tiện hữu hiệu để
trẻ tham gia vào các họat động một ngày tại trường mầm non cũng như cuộc
sống một cách tự tin, tự lập. Với trẻ, kỹ năng sống chính là thông qua các hoạt
động giáo dục giúp trẻ có ý thức trong văn hóa giao tiếp với người lớn, bạn bè.
Cách ứng xử đúng như biết chào hỏi lễ phép với người lớn, nhường nhịn em bé.
9/30
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam_trung_tam_trong_t.doc