SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động Âm nhạc

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy mang lại kết quả rất cao, làm đa dạng hóa hình thức dạy học tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ hăng say tích cực tham gia vào hoạt động trong các giờ học. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, thu hút trẻ, kích thích trí tò mò ở trẻ vì có nhiều hiệu ứng và hình ảnh, những đoạn video clip sống động.Tôi thường xuyên vào các trang như: you tube.com, nhạc của tôi, zing …để tìm các tài liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, video clip…
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG  
TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG  
SÁNG KIẾN KINH NGHỆM  
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI  
HỨNG THÚ THAM GIA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC  
Lĩnh vực:  
Giáo dục nhà trẻ  
Mầm non  
Cấp học:  
Tên tác giả:  
Đơn vị công tác:  
Chức vụ:  
Nguyễn Thị Thanh Mai  
Trường Mầm Non Đan Phượng  
Giáo viên  
Năm học : 2019-2020  
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 24 -36 tháng tuổi hứng thú trong hoạt động âm nhạc  
A. ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
1. Cơ sở luận  
Giáo dục âm nhạc trong chương trình mầm non là giáo dục cho trẻ lòng  
yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong  
phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với lứa tuổi  
nhà trẻ, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm  
âm nhạc ban đầu, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị  
hiếu âm nhạc. Đây bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, cảm nhận các tác  
phẩm âm nhạc biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.  
Âm nhc ging như  
món ăn tinh thn không ththiếu được trong cuc sng hàng ngày ca mi chúng  
ta, nó mang đến cho ta nhng giây phút thư giãn thc sthoi mái, cho ta cm  
nhn cái hay, cái đẹp ca tnhiên, quê hương, đất nước, con người.  
Âm nhạc đối với trẻ một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Âm nhạc tác  
động vào con người ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ khi được mẹ cho nghe  
giai điệu của các bài hát nhẹ nhàng, khi cất tiếng khóc chào đời được nghe tiếng  
ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn vui vẻ khi tiếp xúc với âm  
nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ, bởi chính âm nhạc được coi là phương  
tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Thông qua âm nhạc sẽ giúp trẻ linh hoạt,  
mạnh dạn, tự tin,nhanh nhẹn hơn. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,  
phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ .  
2. Cơ sở thực tiễn  
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm  
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động phong phú như ca hát, vận  
động, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 24 -36 tháng tuổi giáo dục  
âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, dần hình thành trong tâm hồn trẻ.  
Đây bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, và biết cách biểu diễn ở mức độ  
đơn giản của tác phẩm.  
Hiện nay phát triển thẩm mỹ cho trẻ trong trường mầm non trở thành một  
chuyên đề lớn nhận được rất nhiều sự quan tâm, đầu tư, triển khai. Tôi nhận thấy  
các hoạt động giáo dục âm nhạc nhiều tính mới, cần được nghiên cứu và áp  
dụng cho phù hợp hiệu quả, tôi mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức  
cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có nên tôi luôn tìm tòi và cố gắng  
nghiên cứu, học hỏi nhằm tìm ra các giải pháp để giúp các bé hứng thú hơn khi  
1
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 24 -36 tháng tuổi hứng thú trong hoạt động âm nhạc  
tham gia vào hoạt động âm nhạc và giúp cho hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả  
cao hơn. Chính vì vậy trong năm học này tôi chọn đề tài:  
"Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động âm  
nhạc”  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.  
Đưa âm nhạc đến với đời sống trẻ thơ, đặt cơ sở ban đầu trong việc giáo  
dục văn hóa âm nhạc góp phần phát triển tinh thần thể chất cho trẻ.  
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm để tìm ra những biện pháp phát huy  
khả năng âm nhạc cho trẻ để giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt  
động âm nhạc.  
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:  
Mt sbin pháp giúp tr24 -36 tháng tui tích cc trong hot động âm  
nhc.  
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM  
Trẻ 24 -36 tháng tuổi  
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
* Phương pháp nghiên cứu luận  
* Phương pháp thực tiễn  
* Phương pháp quan sát – đàm thoại  
* Phương pháp thực hành  
* Khảo sát thống kê.  
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU  
Phm vi áp dng: tr24 -36 tháng tui .  
Thời gian thực hiện: ttháng 9 - 2019 đến tháng 4 - 2020  
B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  
1. Tình trạng khi chưa thực hiện  
Qua thực tế dạy trẻ ở trên lớp tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó  
khăn sau:  
a. Thuận lợi:  
2
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 24 -36 tháng tuổi hứng thú trong hoạt động âm nhạc  
- Được sự quan tâm của phòng giáo dục đào tạo ban giám hiệu nhà trường đã  
tổ chức chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đặc biệt là  
giáo dục âm nhạc.  
- Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có  
đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng về chuyên  
môn nghiệp vụ, kiến tập các hoạt động âm nhạc.  
- Lớp được trang bị đầy đcác trang thiết bị, đdùng thuận tiện như : Ti vi, máy  
vi tính …phù hợp với trẻ.  
- Các đồng chí giáo viên của lớp nhiệt tình, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ,  
yêu nghề mến trẻ.  
- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thường  
xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình.  
- Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, sức khỏe tốt để tham gia vào các hoạt động.  
b. Khó khăn  
- Đồ dùng âm nhạc còn hạn chế.  
- Một số giáo viên còn chưa cập nhật những tác phẩm hay và mới lạ cho trẻ.  
- Các cháu còn nhỏ lại làm quen với môi trường mới, lên thời gian đầu thực hiện  
còn gặp nhiều khó khăn.  
- Một số trẻ, ngôn ngữ còn chưa phát triển mạch lạc rõ ràng, trẻ chưa tự tin khi  
tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn.  
- Một số trẻ chưa hát rõ lời đúng giai điệu .  
- Trẻ sử dụng các loại nhạc cụ còn lúng túng .  
- Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến học hành của con em mình  
chỉ nghĩ đến trường chỉ đảm bảo việc ăn, ngủ, không quan tâm đến các môn  
học của trẻ ở trên lớp, nên còn xem nhẹ chưa thực sự quan tâm dạy trẻ ở nhà .  
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện  
- Từ những tình hình thực tế trên tôi tiến hành khảo sát thực trạng trẻ lớp 24 – 36  
tháng tuổi D2, số trẻ 33 cháu.(Bảng số liệu điều tra kèm sau sáng kiến)  
3
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 24 -36 tháng tuổi hứng thú trong hoạt động âm nhạc  
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN  
1. Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập, để trẻ hứng thú tham gia vào hoạt  
động âm nhạc.  
Âm nhạc hoạt động nghệ thuật được trẻ mầm non rất thích, đây cũng là  
loại hình được xem như phương tiện, để thực hiện các hoạt động giáo dục một  
cách có hiệu quả ở trường mầm non .  
Việc tạo cho trẻ một môi trường để phát huy khả năng âm nhạc của  
mình là việc làm rất cần thiết, giúp trẻ điều kiện thể hiện khả năng âm nhạc  
của mình, trẻ thể làm quen với âm nhạc, phát triển những kỹ năng âm nhạc  
vào các hoạt động, vào trò chơi làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Đặc  
điểm tâm sinh lý của các cháu ở lứa tuổi này tuy là nhỏ nhưng rất thích cái đẹp,  
màu sắc sặc sỡ, mới lạ. Để tiến hành được hoạt động âm nhạc cần tạo môi  
trường âm nhạc rất cần thiết với mong muốn giúp trẻ học tốt hoạt động âm  
nhạc. Tôi luôn chú trọng trang trí tạo môi trường ở góc âm nhạc sao cho phù  
hợp, chú ý tận dụng diện tích phòng học, bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đdùng đồ  
chơi sao cho khoa học, gọn gàng, dễ lấy vừa tầm với trẻ thẩm mỹ để tạo môi  
trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ theo phương trâm: “ Học chơi, chơi mà  
học”  
(nh góc âm nhc – kèm theo cui sáng kiến)  
Tạo môi trường cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc bằng cách  
trang trí mảng tường ở góc âm nhạc làm sao cho thật bắt mắt, không lòe loẹt  
nhưng vẫn nổi bật, để thu hút trẻ vào góc chơi âm nhạc.  
Ví d: Mng tường góc âm nhc lp tôi vi các hình rt đơn gin như ngôi sao  
được trang trí v  
à dán tto đến nhrt ni bt, tên góc vi màu sc rt trang nhã, không cu k.  
Tất cả các đồ dùng đồ chơi được sắp xếp trên giá, kệ đồ chơi đều dễ lấy  
dễ sử dụng. Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào  
không làm ảnh hưởng đến các góc khác .  
Từ những đồ dùng của cô, và cách sắp sếp đồ chơi một cách khoa học trẻ  
nhìn vào đó sẽ cảm thấy rất hứng thú càng muốn được tham gia hoạt động âm  
nhạc.  
Từ biện pháp này, trẻ được sự hứng thú, cơ hội được phát huy năng  
khiếu, sự sáng tạo của trẻ với các dụng cụ âm nhạc tự tạo và môi trường mà giáo  
viên đã tạo điều kiện cho trẻ được phát huy tiềm năng của mình. Qua đây  
4
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 24 -36 tháng tuổi hứng thú trong hoạt động âm nhạc  
khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, sự sáng tạo, phát triển khả  
năng cảm thụ âm nhạc, phát triển hứng thú cho trẻ đối với hoạt động âm nhạc  
2. Biện pháp 2: Làm đồ dùng và sử dụng nhạc cụ, trang phục biểu diễn gây  
hứng thú cho trẻ.  
a. Làm đồ dùng và sử dụng nhạc cụ.  
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc giúp trẻ thoải mái học tập và  
hoạt động tốt, trí nhớ phát triển, trí tượng ngày càng phong phú. Vì vậy người  
lớn cần quan tâm đến việc giáo dục cho trẻ càng sớm càng tốt. Do vậy mà bên  
cạnh những đồ dùng dụng cụ âm nhạc được mua sẵn như: phách tre, xắc xô…  
thì tôi luôn tìm tòi và sáng tạo ra những dụng cụ âm nhạc mới đlàm phong phú  
cho góc âm nhạc của lớp mình, tạo thật nhiều điều kiện cho trẻ được phát huy  
khả năng âm nhạc của mình trên nhiều nguồn âm thanh khác nhau như các loại  
lon, hộp bánh, vỏ nắp chai bia, chia nhựa, các loại đá. Tất cả những đồ dùng, đồ  
chơi trên đều phải ở trạng thái mở, để trẻ dễ sử dụng.  
Tôi thường xuyên làm làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo theo chủ đ, và cung  
cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh khác nhau từ các loại vỏ lon, chai, lọ, vỏ hộp  
bánh, chứa các hột, hạt, sỏi,ống nhựa làm vòng nơ cầm tay,…Từ những đồ phế  
liệu tưởng chừng như bỏ đi nhưng với bàn tay khéo léo tôi đã cắt tỉa và trang trí  
làm ra những dụng cụ âm nhạc có tính thẩm mcao và gây thu hút đối với trẻ.  
dụ: Tôi sử dụng giấy tô ki, giấy màu, chun làm hoa đội đầu, hay làm  
những bông hoa đeo tay cho trẻ, hay những ống nhựa, xốp cứng, giấy màu, dây  
ruy băng làm trống cơm…cho trẻ biểu diễn.  
Cần cung cấp nhiều nguồn âm thanh khác nhau từ các đồ dùng phế thải  
như các loại lon, vỏ nắp chai nhựa, nắp bia, tấm bìa nhựa, ống nhựa để làm đồ  
dùng cho trẻ biểu diễn âm nhạc cũng tăng khả năng biểu diễn của trẻ một  
cách sáng tạo .  
dụ:, Tôi tận dụng vỏ hộp sữa trẻ đã uống hết làm đàn tơ rưng và  
viên sỏi làm xúc xắc, vải dđề can, bìa cát tông làm hoa đeo tay cho trẻ…. và  
chú ý trang trí đa dạng đthu hút sự chú ý của trẻ  
Tôi sử dụng các ống nhựa kết hợp với dây nơ, các nắp vỏ chai nhựa, chai  
bia, các tấm nhựa đlàm nhạc cụ cho trẻ. Chú ý sử dụng đa dạng các nguyên vật  
liệu để tạo ra âm thanh, để trẻ thể cảm nhận tốt, tiếng của vỏ nắp bia khác  
với tiếng của ống nhựa.  
dụ: Tôi tận dụng bìa cát tông vải dạ làm những chiếc đàn nguyệt để cho  
cây đàn được đẹp hơn, bắt mắt hơn tôi đã dùng đề can rồi cắt tỉa và trang trí cho  
cây đàn.  
(Ảnh:Hình ảnh đàn nguyệt – kèm theo cuối sáng kiến)  
5
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 24 -36 tháng tuổi hứng thú trong hoạt động âm nhạc  
Với cây đàn này trẻ rất thích được khám phá, thích đánh đàn biểu diễn  
cho các bạn nghe khi tham gia biểu diễn.  
(Ảnh:Hình ảnh một số dụng cụ âm nhạc – kèm theo cuối sáng kiến)  
Từ những nguyên liệu đó tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Nghe âm thanh đoán  
tên nhạc cụ” để giúp trẻ cảm nhận được các âm thanh phát ra từ các loại đồ dùng  
khác nhau.  
b.Trang phục biểu diễn.  
Bên cạnh việc sử dụng nhạc cụ đồ dùng đồ chơi cho trẻ thì việc sử  
dụng trang phục cũng góp phần không thể thiếu vào việc tăng sự hứng thú cho  
trẻ tham gia hoạt động.  
Trẻ được mặc trang phục đẹp sử dụng đạo cụ biểu diễn trẻ sẽ cảm  
thấy rất hào hứng khi tham gia vào hoạt động âm nhạc.  
dụ: Vận động theo nhạc “Sắp đến tết rồi” .Tôi cho cả lớp mặc trang phục  
đẹp như váy, áo dài, tôi thấy nét mặt vui tươi rạng rtrên khuôn mặt của trẻ. Trẻ  
rất vui sướng và hào hứng lên sân khấu vận động cùng cô và các bạn.  
(Ảnh trẻ vận động theo nhạc bài “Sắp đến tết rồi” – kèm theo cuối sáng kiến)  
Tóm lại qua việc sử dụng các loại nhạc cvà trang phục biểu diễn cho trẻ  
nhằm góp phần thu hút sự yêu thích âm nhạc ở trẻ, trẻ nhỏ vốn thích cái đẹp  
mới lạ, vậy lên việc sử dụng nhạc cụ và trang phục biểu diễn rất quan trọng  
quyết định đến sự thành công của giờ học giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động  
âm nhạc một cách sôi nổi tự nhiên.  
3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động âm nhạc nhẹ nhàng, linh hoạt, hiệu quả  
Đặc điểm tâm sinh lý của tuổi nhà trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ chưa cao  
trẻ chỉ thể tập trung tối đa 15 đến 20 phút trẻ thường dễ chịu ảnh hưởng tác  
động từ bên ngoài như ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật tự, nằm bò  
ra sàn, không tập trung.Vì vậy tôi nhận thấy rằng nếu không thay đổi, làm mới  
các biện pháp và hình thức dạy học khác nhau, trẻ sẽ không hứng thú trong giờ  
học sẽ không đạt hiệu qucao trong giờ dạy.  
* Tạo hứng thú khi vào bài:  
Trước khi bước vào hoạt động học, để cho trẻ hứng thú thì việc làm  
trước tiên là tạo hứng thú cho trẻ giữ vai trò rất quan trọng cần thiết để thu  
hút sự chú ý cho trẻ, làm thế nào để trẻ không bị nhàm chán. Đòi hỏi giáo viên  
phải linh hoạt thay đổi cách tạo hứng thú xong vẫn bám sát vào chủ đề của hoạt  
động. Chính vì vậy tôi thiết kế phần trò chuyện một cách sinh động nhằm thu  
hút sự chú ý của trẻ sau đó dẫn dắt thật khéo léo để vào bài một cách nhẹ nhàng  
tạo cảm giác thoải mái, gần gũi, thân thiện trong lớp học. Có thể gây hứng thú  
6
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 24 -36 tháng tuổi hứng thú trong hoạt động âm nhạc  
bằng trò chơi, nhân vật, hay một bài hát, để tìm cách vào bài một cách sinh động  
nhất, đó điều giúp tôi luôn thành công qua hoạt động giáo dục âm nhạc.  
Ví d: Dy bài hát “Bp ci xanh ” cô cho trquan sát cây rau bp ci tht  
và trò chuyn vi tr, trrt tò mò và hào hng để chun bvào gihc.  
Hay vic to hng thú bng trò chơi trcũng rt thích thú và tham gia vào  
hot động mt cách sôi ni.  
Ví d: Dy vn động bài hát “ Lái ô tô” tôi dn dt vào bài bng trò chơi ô  
tô vbến, cho trcm vô lăng lái ô tô trrt thích được chơi và rt hng thú tham  
gia.  
* Hình thức dạy hát,vận động  
Nếu phn trên to cho trhng thú để dn dt vào bài, thì phn này trẻ  
được hc sâu hơn vknăng hc hát và cách vn động theo tiết tu mt cách cụ  
thhơn.  
dụ: Dạy bài hát “Lời chào buổi sáng” Cô sử dụng cử chỉ, nét mặt vui  
tươi, với giọng của cô nhí nhảnh thì sẽ thu hút vào sự chú ý của trẻ .  
Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trong tâm.Ở độ  
tuổi nhà trẻ, trẻ mới bước đầu biết vận động, với các cách vận động đơn giản  
như vỗ tay, lắc hông, dậm chân, theo tiếng nhạc, với các đồ dùng, dụng cụ âm  
nhạc.  
dụ: Hoạt động dạy vận động theo tiết tấu nhanh chậm trọng tâm.  
Cô cho trẻ vận động theo tiếng nhạc, tiếng xắc xô, tiếng trống, tiếng đàn  
Để dạy trẻ vận động được theo yêu cầu của cô, cô vận động mẫu cho trẻ quan  
sát, sau đó cho trẻ vận động theo theo tiết tấu nhanh chậm của bản nhạc kết hợp  
dụng cụ âm nhạc, trẻ sẽ rất hứng thú. Tất cả những vận động của cơ thể nhờ có  
âm nhạc, tiếng của nhạc cụ, tổ chức dưới dạng trò chơi âm nhạc góp phần tạo  
cho trẻ tham gia hứng thú sôi nổi hơn.  
(Ảnh : Trẻ vận động theo tiết tấu nhanh chậm – kèm theo cuối sáng kiến)  
* Hát, vận động kết hợp  
Ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ còn nhỏ, trẻ chỉ biết hát như kiểu học thuộc lòng  
chưa chú ý đến nhịp điệu của bài hát. Một số trẻ vốn từ còn hạn chế như nói  
ngọng, nói tiếng địa phương khiến khi cô dạy các con còn gặp khó khăn về sửa  
câu từ cho trẻ trong một bài hát. Về vận động minh họa các con chỉ biết làm và  
bắt chước giống trẻ biết thực hiện các kỹ năng đơn giản như: Vỗ tay, nhún  
chân, lắc hông....,vận động giống cô, trẻ cảm giác tự tin, manh dạn, nhanh  
nhẹn và linh hoạt qua các việc trẻ đã thực hiện trong hoạt động âm nhạc.  
7
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 24 -36 tháng tuổi hứng thú trong hoạt động âm nhạc  
dụ: Dạy vận động minh họa bài “ Bắp cải xanh” cô dạy các con kỹ  
năng vận động đơn giản như xoay cổ tay, úp hai bàn tay vào nhau, vòng tay lên  
để làm cây bắp cải.  
Bên cạnh đó thường xuyên cho trẻ lên biểu diễn bằng cách cô dạy các con  
một số bài nhảy, bài dân dạy trẻ một số động tác đơn giản để trẻ bắt chước  
theo cô để trẻ mạnh dạn và tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc.  
Hát và vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển các theo nhịp điệu, sự  
khéo léo, khả năng phản ứng nhanh nhạy của cơ thể. Ngoài ra còn làm thỏa mãn  
như cầu của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao lưu tình cảm với bạn khi ca hát và  
vận động. Một bài hát sẽ trở nên sinh động hơn rất nhiều khi kết hợp hát với vận  
động, vận động trong âm nhạc thể vỗ tay, dậm chân theo tiết tấu nhanh  
chậm hoặc vận động minh hoạ. Tuy nhiên để đạt được kết quả cao nhất khi kết  
hợp giữa hát và vận động thì giáo viên phải nghiên cứu bài dạy để vận động đó  
vừa phải, phù hợp với khả năng của trẻ để giờ học đạt kết quả cao nhất.  
(Ảnh: Trẻ hát và vận động bài hát “Con gà trống”- kèm theo cuối sáng kiến)  
Khi trẻ thể hiện bài hát đã giúp cho trẻ cho trẻ thấy yêu đời và yêu mọi  
người xung quanh, một bài hát không chỉ hát không mà còn kết hợp vận động,  
hướng cho trẻ để trẻ vận động theo. Đặc biệt cô có thể dùng lời để khuyến  
khích hay động viên trẻ thực hiện các vận động khác nhau, hoặc giống của cô.  
Qua đó giúp trẻ kỹ năng vâm nhạc được hoàn thiện hơn.  
Việc cho trẻ làm quen với một số nhạc cụ âm nhạc trong tiết học điều  
rất cần thiết, trẻ bước đầu biết sử dụng nhạc cụ, qua đó giúp trẻ cảm nhận được  
âm thanh các loại nhạc cụ phát ra khác nhau, tai nghe của trẻ sẽ phát triển hơn.  
(Ảnh: Trẻ chơi đàn tơ rưng – kèm theo cuối sáng kiến)  
* Hình thức nghe hát  
Bên cnh đó tôi thay đổi trong phn nghe hát để trhng thú và ngu hng  
cùng cô như: Cho trnghe mt giai điu du dương nhnhàng, trnm xung  
nhm mt để cm nhn vgiai điu nhnhàng tha thiết, ngt ngào vgiai điu  
ca bài hát.  
(nh: Trnm cm nhn giai điu ca bài hát – kèm theo cui sáng kiến)  
Ví d: Tôi cho trnghe bài hát “ Khúc hát ru của người mẹ trẻ” tôi thể  
hiện bài hát bằng cách ngồi gần với trẻ giao lưu thể hiện tình cảm với trẻ như  
mẹ đang ru con ngủ. Vừa hát tôi vừa đi đến gần trẻ để trẻ quan sát vỗ về để trẻ  
nhận thấy stình cảm , âu yếm của người mẹ đối với con. Qua đó cũng giáo dục  
tình cảm gia đình với trẻ, trẻ sẽ biết được mẹ dành tình cảm cho các con rất là  
nhiều trẻ sẽ thấy yêu quý, kính trọng mẹ hơn.  
8
SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 24 -36 tháng tuổi hứng thú trong hoạt động âm nhạc  
Vi mt bn nhc khác thi tôi cho trngi hai hàng và cho trxem hình  
nh trên ti vi, vi nhng nhân vt nhy múa trên nn nhc ca bài hát đó làm cho  
trrt thích thú và được hiu hơn vbài hát.  
Trong hoạt động học tôi luôn tuyên dương kịp thời những cháu hát đúng  
lời ca, vận động sôi nổi, nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không  
chê trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa cho trẻ đối với trẻ làm chưa đúng.  
*Trò chơi âm nhạc  
Trẻ ở lứa tuổi mầm non trẻ học thông qua vui chơi, tất cả các hoạt động được  
thông qua trẻ chơi đều hấp dẫn, lôi cuốn trẻ nên trò chơi thường được mọi trẻ ưa  
thích. Trò chơi âm nhạc nhằm giúp phát triển tai nghe nhạy bén cho trẻ, là hình  
thức để củng cố kiến thức âm nhạc cho trẻ.  
dụ: Trò chơi "Tai ai tinh" thể cho trẻ nghe âm thanh nhạc cụ, đoán tên  
đó nhạc cụ gì? nghe một bản nhạc đoán xem đó là bài hát gì, tôi thường  
thay đổi hình thức chơi giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Vì vậy việc thay  
đổi hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc biện pháp rất quan trọng cần thiết  
để giúp cho trẻ bước vào tiết học một cách tự nhiên không bị gò bó, qua đó trẻ  
giúp cho trẻ hứng thú tham gia một cách tích cực vào hoạt động âm nhạc.  
4. Biện pháp 4: Ứng dụng CNTT trong hoạt động âm nhạc.  
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy mang lại kết quả  
rất cao, làm đa dạng hóa hình thức dạy học tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ hăng  
say tích cực tham gia vào hoạt động trong các giờ học. Biện pháp này luôn gây  
sự chú ý, thu hút trẻ, kích thích trí tò mò ở trẻ vì có nhiều hiệu ứng và hình ảnh,  
những đoạn video clip sống động.Tôi thường xuyên vào các trang như: you  
tube.com, nhạc của tôi, zing …để tìm các tài liệu phù hợp với nội dung bài dạy  
sau đó làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, video clip…  
dụ: Khi tôi dạy trẻ bài hát: “Con gà trốngĐể tạo hứng thú cho trẻ  
ngay từ đầu cho trẻ tôi cho trẻ chơi trò chơi: “ Ô cửa mật”.  
(Ảnh : Ứng dụng CNTT vào HĐÂN – kèm theo cuối sáng kiến)  
Tôi cho trẻ nhìn lên trên màn hình, trên màn hình cô có các ô cửa mỗi ô  
cửa một màu, phía sau các ô cửa một bức tranh nền, cô tích vào từng bức  
tranh cô hỏi trẻ:  
- Đây là con gì?  
- Cô chốt lại: Con gà. Khi xem hình ảnh về con vật này thì các con nghĩ tới bài  
hát gì?  
Hay khi dạy trẻ các bài hát về các phương tiện giao thông như ô tô, xe  
máy, tàu hỏa, tôi cho trẻ xem video về các phương tiện giao thông đó, qua đó sẽ  
9

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 29 trang huongnguyen 17/10/2024 30
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_hung_thu_tha.doc