SKKN Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại Trường Mầm non
Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác sự sống quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Mà nét đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng, trong đó trao đổi chất và năng lượng là quan trọng nhất, nó chi phối tất cả các đặc trưng khác và nó là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể sống. Đối với trẻ, năng lượng chủ yếu được tiếp nhận qua các bữa ăn. Vậy làm thế nào để trẻ tiếp nhận được tối đa các dưỡng chất và năng lượng để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày và làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ?
MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
TRANG
2
5
5
6
7
7
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tiễn
II. Biện pháp
3.1. Tham mưu cho hiệu phó nuôi xây dựng thực đơn, tính
khẩu phần ăn hợp lý
3.2. Tạo cảm giác muốn ăn cho trẻ
3.3. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp
3.4. Phối hợp với phụ huynh
12
14
16
18
19
20
21
3.5. Phối hợp với nhân viên y tế
3.6. Xây dựng nguồn thực phẩm tại chỗ
IV. Hiệu quả của sáng kiến
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1/23
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em - những tâm hồn ngây thơ trong trắng, dù ở hoàn cảnh nào trẻ em vẫn phải
được chăm sóc một cách đầy đủ nhất về mặt sức khỏe cũng như tâm hồn. Để có được
một tâm lý vui vẻ, hồn nhiên trong một thân thể khỏe mạnh thì việc chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhất và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm đối với bậc học mầm
non nói riêng và tất cả xã hội nói chung. Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện
nay, nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến con một cách cầu kì, máy móc làm ảnh hưởng
đến sự phát triển của trẻ. Vì cơ thể trẻ lứa trẻ tuổi này chỉ hấp thu một lượng thức ăn vừa
đủ với trẻ, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và một số bệnh không lường
trước được. Vì vậy ngay từ đầu năm học được Ban giám hiệu nhà trường phân công làm
tổ trưởng tổ nuôi, tôi luôn trăn trở và băn khoăn, làm thế nào để có được những biện
pháp tham mưu để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường để các bé luôn được
khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần giúp trẻ luôn luôn vui tươi khi đến trường mầm
non. Do vậy bữa ăn là rất quan trọng vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ
ăn ngon miệng tại trường mầm non”
2. Mục đích nghiên cứu :
Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống
trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của
người lớn. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh
dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và
làm việc, hay nói cách khác sự sống quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Mà
nét đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận
động, trao đổi chất và năng lượng, trong đó trao đổi chất và năng lượng là quan trọng
nhất, nó chi phối tất cả các đặc trưng khác và nó là điều kiện tồn tại và phát triển của
cơ thể sống. Đối với trẻ, năng lượng chủ yếu được tiếp nhận qua các bữa ăn. Vậy làm
thế nào để trẻ tiếp nhận được tối đa các dưỡng chất và năng lượng để phục vụ cho các
hoạt động hàng ngày và làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ? Đó chính là mục đích
cơ bản của sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu trong năm học 2017-2018 tại
trường tôi, cụ thể như sau:
- Đưa ra được một số đặc điểm về hệ tiêu hóa của trẻ lứa tuổi mầm non, mối
liên hệ của việc ăn ngon miệng và chất lượng của quá trình hấp thu, trao đổi chất
trong cơ thể trẻ.
- Đưa ra một số phương pháp xây dựng thực đơn hợp lý, cân đối phù hợp với
từng đối tượng trẻ.
2/23
- Thực phẩm được lựa chọn trong các thực đơn theo từng mùa, theo đặc điểm
sản xuất của địa phương, hầu hết là những thực phẩm sẵn có, dễ tìm kiếm nên chi phí
đầu tư được giảm bớt mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Xây dựng được nguồn thực phẩm tại chỗ, dễ kiểm soát về chất lượng và đảm
bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, béo phì đặc biệt là suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của toàn trường.
- Gây dựng được lòng tin, sự an tâm của phụ huynh khi cho con học và ăn bán
trú tại trường.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu“Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng trong trường mầm non” .
Nhằm đưa ra một số biện pháp nấu bữa ăn ngon tới trẻ của nhân viên nuôi dưỡng ở
trường mầm non năm học 2017 – 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1 . Phương pháp nghiên cứu lý luận :
Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng internet
có liên quan đến đề tài.
Một số nguyên tắc và đặc thù trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
4.2. Phương pháp quan sát - đàm thoại:
Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong giờ ăn tại trường mầm non để tìm
hiểu về cách ăn, sở thích, khẩu vị của trẻ nhỏ theo lứa tuổi.
Đàm thoại với giáo viên và trẻ để tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của
trẻ và thức ăn phù hợp theo tuổi của trẻ trong trường mầm non.
Hàng tháng có lịch lên các lớp cho trẻ ăn vào giờ ăn tại các lớp học và trao đổi
với giáo viên về chất lượng bữa ăn của trẻ.
4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Những nguyên nhân dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng.
3/23
Đặc điểm môi trường và điều kiện kinh tế của phụ huynh có ảnh hưởng đến điều
kiện chăm sóc của trẻ.
Chất lượng bữa ăn hàng ngày.
Cách thức cho trẻ ăn của giáo viên và phụ huynh.
4.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:
Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo của phó hiệu trưởng về công tác quản lí nhóm
lớp của giáo viên để tìm ra các biện pháp nấu ăn ngon miệng cho trẻ trong trường
mầm non.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tại trường mầm non nơi tôi công tác với 20 nhóm lớp và tổng số 800
trẻ và 01 bếp ăn bán trú tại trường.
a- Về mặt khoa học:
Đưa ra được một số đặc điểm về hệ tiêu hóa của trẻ lứa tuổi mầm non, mối liên
hệ của việc ăn ngon miệng và chất lượng của quá trình hấp thu, trao đổi chất trong cơ
thể trẻ.
Đưa ra một số phương pháp xây dựng thực đơn hợp lý, cân đối phù hợp với từng
đối tượng trẻ.
b- Về mặt kinh tế:
Thực phẩm được lựa chọn trong các thực đơn theo từng mùa, theo đặc điểm sản
xuất của địa phương, hầu hết là những thực phẩm sẵn có, dễ tìm kiếm nên chi phí đầu
tư được giảm bớt mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Xây dựng được nguồn thực phẩm tại chỗ, dễ kiểm soát về chất lượng và đảm bảo
về vệ sinh an toàn thực phẩm.
c- Về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ:
Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đặc biệt là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của toàn trường, nâng cao tỷ lệ trẻ
ăn bán trú.
Gây dựng được lòng tin, sự an tâm của phụ huynh khi cho con học và ăn bán trú
tại trường.
4/23
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu cầu về
dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao. Chất dinh dưỡng có vai trò vô
cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Chất dinh dưỡng bao
gồm các chất sinh năng lượng và chất không sinh năng lượng. Các chất sinh năng
lượng gồm chất đạm( Protid), chất béo( Lipid), chất bột đường( Gluxid). Chất không
sinh năng lượng bao gồm các chất khoáng và nước.
Sức khoẻ và dinh dưỡng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Và ăn uống có
vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ và bệnh tật, nhất là đối với trẻ mầm non vì cơ
thể khi còn nhỏ cần nhiều nhiệt hơn nên trẻ cần ăn nhiều hơn, có chế độ ăn tốt hơn và
có lối sống hợp lý nếu không trẻ sẽ không phát triển bình thường và đó là nguyên
nhân gây ra bệnh tật như suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt…..
Ăn uống có ảnh hưởng rất lớn sức khoẻ và cân nặng của trẻ. Trẻ được nuôi
dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống
không điều độ sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá của trẻ. Nếu trẻ ăn uống không khoa học,
không có giờ giấc thì thường gây ra rối loạn tiêu hoá và trẻ có thể mắc một số bệnh
như tiêu chảy, khô mắt do thiếu vitamin A, còi xương do thiếu canxi….
Theo Bộ y tế qui định thì nhu cầu năng lượng cần thiết trong từng độ tuổi trong
một ngày là:
Trẻ từ 0 – 6 tháng : 600 – 800 Kcal.
Trẻ từ 6 – 12 tháng : 800 – 900 Kcal.
Trẻ từ 12 – 18 tháng : 900 – 1100 Kcal.
Trẻ từ 18 – 24 tháng : 1100 – 1200 Kcal.
Trẻ từ 24 – 36 tháng : 1200 – 1300 Kcal.
Trẻ từ 36 – 72 tháng : 1400 – 1600 Kcal.
Trẻ cần được đảm bảo về chất lượng bữa ăn trong ngày, chất lượng bữa ăn đảm
bảo năng lượng, tỉ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng :
Với trẻ mẫu giáo: 15% - 25%( prôtêin) ; 25% - 35%( lipit) ; 45% - 52%(
gluxit).
Với trẻ nhà trẻ: 13% - 20% (prôtêin) ; 30% - 40% (Lipit); 47% - 50% (gluxit)
Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân
đối phối hợp, hợp lý đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa trong một ngày. Nhu cầu
ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường hiếu động thích chạy nhảy.
Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trò là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Nếu
như trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ đầu, ngay từ khi rất nhỏ thì
khi trẻ mới được vào trường mầm non thì trẻ luôn được khoẻ mạnh thông minh, hồn
nhiên, ít ốm đau, sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động một cách chủ động, sáng tạo.
5/23
2. Cơ sở thực tiễn:
Mấy năm gần đây chính phủ đã quyết định giao cho Uỷ ban chăm sóc bà mẹ trẻ
em ( Nay là Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em ) phối hợp với Bộ y tế, các ban ngành
liên quan để triển khai chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng, thực hiện
mục tiêu chương trình nêu cao khẩu hiệu “Vì sức khoẻ trẻ em”. Riêng bậc học mầm
non những năm trở lại đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nên việc chăm
sóc giáo dục trẻ đã có những bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng chuyên
đề vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm cho trẻ cả ở thành phố và nông thôn đã có
những công trình nghiên cứu về sức khoẻ trẻ em như đánh giá khẩu phần ăn cho trẻ
tại các cơ sở mầm non.
Trên thực tế, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở các trường mầm non vẫn còn nhiều
vấn đề và chưa được hợp lý trong việc tổ chức, đặc biệt là khu vực nông thôn do điều
kiện cơ sở vật chất, nhận thức của giáo viên, phụ huynh còn hạn chế. Thông thường,
trong các bữa ăn của trẻ cô giáo chỉ quan tâm làm sao cho trẻ ăn hết suất mà chưa chú
ý đến việc tổ chưc cho trẻ làm sao ăn ngon miệng, chưa tạo được tâm lý thoải mái cho
trẻ khi ăn .
Bên cạnh đó, việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong ăn uống là một
việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy, giáo dục trẻ ở trường. Thông qua
việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt trong ăn uống, trong sinh hoạt,
đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên
trì, kỷ luật. Qua đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ.
Nếu trẻ có một thói quen ăn uống xấu không những ảnh hưởng đến ham muốn ăn
uống mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng cho nên khi trẻ đến lớp, giáo viên
nhất thiết phải chú ý, bồi dưỡng thói quen ăn uống tốt cho trẻ từ nhỏ.
1. Thuận lợi.
Được sự quan tâm của UBND Quận Long Biên đầu tư về cơ sở vật chất, trang
thiết bị hiện đại như: bếp ga, tủ lạnh, tủ cơm công nghiệp, nồi cơm điện, máy xay
thịt... nên rất thuận lợi cho nhà bếp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao, góp ý chân
thành để tổ nuôi nâng cao hiệu quả công việc.
Đa số phụ huynh là công chức, viên chức nhà nước nên có điều kiện chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ tốt, thường xuyên cải thiện bữa ăn cho trẻ.
Cô nuôi được đào tạo chuyên ngành nấu ăn, biết cách tính khẩu phần ăn và xây
dựng thực đơn hợp lý cho trẻ.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi cũng
gặp không ít khó khăn, cụ thể như sau:
6/23
Phụ huynh chưa có cách nhìn đúng đắn về việc cung cấp dinh dưỡng cân bằng
cho trẻ, chưa biết cách tạo hứng thú cho trẻ trong việc ăn uống mà thường là áp đặt
trẻ.
Giáo viên các nhóm lớp chưa chú ý, quan tâm nhiều đến việc tạo cho trẻ cảm
giác ăn ngon miệng, tổ chức bữa ăn chưa linh hoạt, chưa tạo được hứng thú khi vào
giờ ăn.
Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc cân đối dinh dưỡng một
ngày cho trẻ còn hạn chế.
Qua khảo sát đầu năm học tôi thấy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi của trường
tôi còn khá cao, cụ thể:
Cân nặng
Suy
dinh
chiều cao
Cân
nặng
bình
Suy
dinh
Tổng
số trẻ
Cao
bình
thường
Thấp còi
độ 2
Độ tuổi
Thấp còi
độ 1
dưỡng dưỡng
thường độ 1
độ 2
Nhà trẻ
Mẫu giáo 743
Cộng:
Tỷ lệ:%
68
62
06
29
35
0
0
0
0
64
4
0
0
0
0
714
776
95,6
728
792
97,6
15
20
2,4
811
100
4,4
3: Những biện pháp tiến hành
Giúp trẻ ăn ngon miệng không phải là một việc làm khó, tuy nhiên cũng không
dễ thực hiện. Để thực hiện được đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ
phận trong nhà trường, giữa nhà trường và phụ huynh và hơn hết đó là lòng yêu nghề,
mến trẻ, mong muốn tạo ra được thế hệ có thể lực tốt làm tiền đề cho sự phát triển
toàn diện cả về thể chất, tinh thần cho trẻ.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã tìm ra được một số biện
pháp giúp trẻ ăn ngon miệng hiệu quả, cụ thể như sau:
3.1. Biện pháp 1: Tham mưu cho hiệu phó nuôi xây dựng thực đơn, tính khẩu
phần ăn hợp lý.
Để cho trẻ ăn ngon miệng một cách có hiệu quả thì điều đầu tiên về phía tổ nuôi
đó là phải xây dựng được thực đơn và khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ cung cấp đủ các
dưỡng chất cần thiết đáp ứng được với nhu cầu của trẻ. Nhận thức được tầm quan
trọng chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, cùng với tinh thần trách nhiệm cao ngay từ đầu
năm học tôi thường xuyên theo dõi giờ ăn của trẻ để kịp thời điều chỉnh, chế biến thức
ăn cho các cháu được ngon hơn và đảm bảo dinh dưỡng. Tôi đã tham mưu, phối hợp
cùng Ban giám hiệu xây dựng thực đơn cho trẻ hợp lý thay đổi theo ngày, phù hợp
7/23
theo mùa, phải cân đối về dinh dưỡng nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa
các chất và 4 nhóm thực phẩm: nhóm cung cấp chất đạm(Prôtêin), nhóm cung cấp
chất béo( Lipit), nhóm cung cấp chất bột đường(Gluxit), nhóm cung cấp Vitamin và
khoáng chất. Tuy nhiên việc lên thực đơn như thế nào đề phù hợp với đa số trẻ và dễ
thực hiện nhất? Tôi đã tiến hành theo các bước sau:
Lựa chọn thực phẩm: Để lựa chọn được thực phẩm hợp lý, trước hết tôi lên
danh sách các loại thực phẩm thường có tại địa phương vào thời điểm xây dựng thực
đơn, phân loại từng nhóm thực phẩm, tôi ưu tiên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu
hóa, phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non. Sau đó tôi khảo sát, tìm hiểu nhu
cầu hứng thú của trẻ đối với từng loại thực phẩm, cuối cùng là tôi chọn thực phẩm
được nhiều trẻ yêu thích nhất. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm cung cấp phải đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, thực hiện nghiêm ngặt
việc giao nhận thực phẩm với các bên bán thực phẩm
Giao nhận thực phẩm tại bếp
8/23
Lên thực đơn theo mùa: thực đơn được lên theo mùa sẽ đảm bảo được nguồn
thực phẩm cung cấp cho các bữa ăn đồng thời giảm được chi phí mua thực phẩm và
tạo thuận lợi cho quá trình chế biến, kết hợp với các loại rau, củ quả khác.
BẢNG THỰC ĐƠN MÙA HÈ (TUẦN 1+3)
Buổi
Sáng
Chiều (NT) Bữa phụ (MG)
Thứ
Thứ 2
- Cơm
Súp gà ngô
Súp gà ngô
- Tôm viên thịt sốt cà
chua
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành
Bánh quy
- Bí ngô xào tỏi
- Canh củ quả nấu thịt
- Thanh long
- Cơm
- Đậu thịt sốt cà chua
- Canh rau bầu nấu
ngao
Trứng thịt nấm
Canh rau dền nấu thịt
Sữa Uclady
Bún bò
Sữa Uclady
Thứ 3
Thứ 4
- Sữa chua
- Cơm
- Thịt bò, thịt lợn hầm
củ quả
Cháo tôm, thịt, bí đỏ
Sữa đậu nành
Bánh ngọt
Cháo tôm, thịt , bí đỏ
Sữa đậu nành
- Canh bí nấu tôm
- Hoa quả (chuối, dưa
hấu)
- Cơm
- Cá trắm, thịt sốt cà
chua
Mỳ thịt bò rau cải
Bánh quy
Sữa Metacarel
Mỳ thịt bò rau cải
Sữa Metacarel
Thứ 5
- Khoai tây xào
- Canh chua, thịt thả
giá, đậu
- Sữa chua
- Cơm
Cá quả, thịt sốt cà chua
Canh bầu nấu thịt
Sữa đậu nành
Bánh mỳ ngọt
Sữa đậu nành
Thứ 6
Thứ 7
- Trứng thịt hấp
- Bắp cải xào
- Canh mồng tơi mướp
nấu cua
- Sữa chua
- Cơm
- Thịt kho tàu
- Canh rau muống nấu
thịt
Cháo chim hạt sen
Sữa Uclady
Cháo chim hạt sen
Sữa Uclady
- Hoa quả (Quýt/ Dưa
hấu)
9/23
BẢNG THỰC ĐƠN MÙA HÈ (TUẦN 2+4)
Buổi
Thứ
Sáng
Chiều (NT) Bữaphụ
(MG)
- Cơm
Trứng thịt hấp nấm
Súp hải sản
Thứ 2
Thứ 3
- Thịt bò sốt vang
- Bí ngô xào tỏi
- Canh mồng tơi mướp
nấu cua
- Thanh Long
- Cơm
Canh rau cải nấu thịt Sữa đậu nành
Sữa đậu nành
Cháo gà nấm hạt sen Cháo gà nấm hạt
- Tôm, thịt sốt dầu hào
- Bầu xào tỏi
Bánh quy
sen
Sữa Metacarel
Sữa Metacarel
- Canh rau muống nấu thịt
- Sữa chua
- Cơm
- Thịt lợn kho tàu
Phở bò rau thơm
Sữa đậu nành
Phở bò rau thơm
Sữa đậu nành
Thứ 4
Thứ 5
- Canh bầu nấu tôm đồng Bánh quy
- Chuối tiêu
- Cơm
Bún riêu cua
Bánh dinh dưỡng
Sữa Uclady
Bún riêu cua
Sữa Uclady
- Thịt gà lợn hầm cà ri
- Su su, cà rốt luộc
- Canh chua thả nấm
- Sữa chua
- Cơm
Tôm thịt sốt cà chua Bánh mỳ ngọt
Thứ 6
Thứ 7
- Cá trắm thịt sốt cà chua Canh khoai tây cà
Sữa đậu nành
- Canh rau dền nấu thịt
- Sữa chua
rốt nấu thịt
Sữa đậu nành
Cháo tôm bí đỏ
Sữa bột Metacarel
- Cơm
Cháo tôm bí đỏ
Sữa bột Metacarel
- Trứng thịt hấp nấm
- Canh rau ngót nấu thịt
- Hoa quả
BẢNG THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG (TUẦN 2+4)
Buổi
Sáng
Chiều (NT) Bữa phụ (MG)
Thứ
Thứ 2
- Cơm
Trứng thịt hấp nấm
Canh rau cải nấu thịt
Sữa đậu nành
Xôi gấc
- Thịt bò, thịt lợn sốt
vang
Sữa đậu nành
- Canh su hào, cà rốt nấu
10/23
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_an_ngon_mieng_tai_truong_mam.doc