SKKN Một số biện pháp kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình

Tuy trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, nề nếp, các kỹ năng hoạt động của trẻ hoàn toàn khác nhau. Có những trẻ mới đến lớp, hiếu động, khả năng tập trung kém... khả năng nhận thức của trẻ còn bị hạn chế: Kỹ năng cơ bản của lứa tuổi thực hiện các hoạt động tạo hình (cầm bút đúng cách, vẽ các nét vẽ cơ bản, kết hợp các nét vẽ để tạo hình ảnh, chọn mầu và tô mầu, xé dán, nặn, cầm kéo....): Duy Anh, Thanh Bách, Gia Bách, Huy Phong, Trọng Nhân, Đường Lâm, Khánh Hưng, ...... yếu tố này cũng làm cho trẻ không hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ chóng chán, không tôn trọng các sản phẩm tạo hình.
+ Bên cạnh đó ở lớp lại có những trẻ tăng động không những không tập trung chú ý vào hoạt động mà trẻ lại còn hay phá rối những trẻ xung quanh, có những trẻ có cá tính thích hoạt động một mình, không thích giao tiếp trò chuyện, hoạt động cùng với những người xung quanh.
TRƯỜNG MẦM NON GIA THƯỢNG  
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
“ Mt sbin pháp kích thích tr4 – 5 tui hng thú tham gia  
hot động To hình”  
NĂM HỌC 2018 - 2019  
MỤC LỤC  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1  
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1  
1.1 Cơ sở luận ...........................................................................................1  
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................2  
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:....................................................3  
3. Đối tượng , phạm vi của sáng kiến: ........................................................3  
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................4  
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :...................................................................................4  
1. Thuận lợi - Khó khăn................................................................................4  
2. Các biện pháp thực hiện trong sáng kiến................................................5  
2.1. Tự học tự bồi dưỡng.................................................................................5  
2.2. Xây dựng nề nếp, thói quen, kỹ năng thực hiện các hoạt động ...............5  
2.3. Hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản.....................6  
2.4. Tạo cho trẻ yêu thích nghệ thuật (Cho trẻ tiếp xúc, cảm nhận vẻ đẹp môi  
trường xung quanh và những sản phẩm đẹp)................................................11  
2.5. Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động tạo hình. .............................13  
2.6. Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện khuyến khích trẻ làm  
phong phú vật liệu tạo hình để thể hiện cảm xúc và sáng tạo.....................15  
2.7. Thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời. ...........................................17  
2.8. Biện pháp: Phối hợp với phụ huynh .....................................................18  
III. KẾT QUẢ........................................................................................................18  
IV. KẾT LUẬN......................................................................................................19  
TÀI LIU THAM KHO........................................................................................21  
ĐỀ TÀI:  
Mt sbiên pháp kích thích tr4 – 5 tui hng thú tham gia  
hot động To hình  
I. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:  
Đồng hành cùng sự phát triển không ngừng của hội là nhu cầu về mọi mặt  
của con người cũng nâng cao rõ rệt. Khi cuộc sống đủ cơm ăn, áo mặc thì mọi  
người mọi nhà đều muốn nâng cao chất lượng cuộc sống.  
“Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai” là khẩu hiệu mỗi chúng ta ai cũng  
biết. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, tương lai của mỗi dân tộc, việc  
bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và  
của mỗi gia đình. Trẻ em như tờ giấy trắng mà cha mẹ các con rất kỳ vọng vào sự  
vẽ của thầy cô. Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên của trẻ, thể nói việc  
hình thành, rèn luyện ở trẻ những nhân cách ban đầu để trẻ trở thành công dân tý  
hon hoàn thiện như: Cơ thể khỏe mạnh, thông minh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn lễ  
phép, Có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.... đó chính là trách nhiệm của  
giáo viên mầm non.  
" Mi ngày đến trường là mt ngày vui”, đó chính là mong mun ca tt chc  
sinh khi ti trường và cũng là mong mun ca nhng người giáo viên giành cho hc  
sinh thân yêu ca mình. Vi kinh nghim nhiu năm trong ngh, da vào tâm lý ca  
phhuynh, tâm lý ca trla tui mình phtrách tôi luôn nhn thy mt thc tế:  
Môi trường đẹp slàm ta yêu trường lp hơn, lp con mình đẹp cũng thy con yêu  
lp hơn, xung quanh mình đẹp mình cũng thy vui hơn....Và nht là: Ttay mình  
làm đẹp mình càng thy vui hơn, con mình biết làm đẹp mình cũng thy thào hơn,  
mình làm đẹp được thì mình sbiết gigìn nó hơn... Đó chính là mong mun ca  
bn thân tôi, ca phhuynh và nht là ca nhng hc sinh thân yêu ca tôi.  
1. Lý do chọn đề tài  
1.1. Cơ sở luận:  
Hoạt động “Tạo hình” đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giáo  
dục trẻ ở trường mầm non. Nó là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với  
trẻ mẫu giáo, tạo hình giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện lại một cách sinh  
động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung  
động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực.  
Hoạt động tạo hình là một hoạt động đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động  
đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và  
hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong  
hội biết tích cực, sáng tạo. Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát,  
trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ  
năng cơ bản ( vẽ, nặn, cắt, xé dán )  
Chính vì thế, một giáo viên mầm non tôi luôn muốn được mở rộng, trau dồi  
kiến thức của bản thân, đồng thờì góp phần nhcủa mình vào việc nâng cao chất  
lượng giáo dục trẻ. Hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ những chức năng tâm  
lý, cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người một số kỹ năng cơ bản để  
trẻ chuẩn bị vào trường phổ thông.  
Giáo dục mầm non ngày càng đòi hỏi chất lượng dạy học nhằm đáp ứng  
kịp thời sự thay đổi của đất nước. Nhu cầu của phụ huynh cũng đặt hy vọng vào  
thầy cô ngày càng cao nếu trẻ không được bồi dưỡng , phát huy tính tích cực chủ  
động và sáng tạo thì làm sao mà trẻ thể phát triển toàn diện được. Hơn nữa đối  
với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi việc cho trẻ hoạt động “Tạo hình” cũng một vấn đề cần  
thiết nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt  
động “Tạo hình” đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp những cảm xúc chân thật,  
những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.  
Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những biện pháp, phương pháp  
tốt nhất để giúp trẻ yêu thích nghệ thuật hứng thú tham gia vào các hoạt động  
trong lĩnh vực này.  
1.2. Cơ sở thực tiễn:  
Tuy nhiên trên thc tế điu mình mun không phi lúc nào cũng thc hin được  
ddàng: Khi trchưa biết cm nhn cái đẹp, thì trschưa biết yêu cái đẹp, chưa có  
mong mun, hng thú to ra cái đẹp, trschưa biết quý trng nhng sn phm đẹp  
và cũng là trchưa có được knăng to ra nhng sn phm đẹp vy thì làm sao mà  
trcó thhng thú, mnh dn tham gia vào các hot động to hình được.  
Qua tìm hiểu đánh giá thực trạng các hoạt động ở trường Gia Thượng và trao  
đổi với đồng nghiệp tôi thấy được một số tồn tại trên thực tế như sau:  
- Do số lượng trẻ trong nhóm lớp còn đông, trẻ bây giờ hay được gia đình  
phục vụ nên nhiều trẻ còn chưa mạnh dạn, tự giác tham gia vào các hoạt động, trẻ  
chưa nề nếp thói quen, kỹ năng sinh hoạt tập thể. Trẻ hay thích tự ý làm những  
điều mình muốn, chưa tập trung chú ý lắng nghe và thực hiện những hướng dẫn  
yêu cầu của cô, chưa biết kết hợp cùng các bạn hoạt động theo nhóm.  
- Trẻ thường được gia đình cưng chiều nên rất muốn tự khám phá mọi thứ  
xung quanh, trẻ muốn mọi thứ mình thích thuộc về riêng của mình → chưa có ý  
thức giữ gìn môi trường chung. Khi tiếp xúc với môi trường mới trẻ ngắm nhìn,  
muốn tự tay sờ vào những hình ảnh, đồ dùng, tự tay cậy, bóc khám phá thậm chí  
còn bóc, xé, tự ý lấy những thứ trẻ thích để thuộc về mình.  
- Vì số lượng cháu đông, trẻ lại hiếu động nên nhiều giáo viên còn gặp khó  
khăn trong việc rèn trẻ kỹ năng tự khám phá, cảm nhận cái đẹp. Thường thì giáo  
viên hay tổ chức hướng dẫn trẻ theo tập thể hoặc theo nhóm lớn, những trẻ chậm  
chạp chưa kỹ năng tạo hình, chưa thể tự mình tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh,  
trẻ chưa biết trân trọng những sản phẩm đẹp trẻ cũng chưa có mong muốn tự tạo  
ra những sản phẩm đẹp chưa được chú ý nhiều. Thường thì khi tiếp xúc với những  
sản phẩm tạo hình trẻ chưa tập trung duy, chưa biết cách cảm nhận, đánh giá ý  
nghĩa của sản phẩm trẻ chỉ cảm nhận vẻ đẹp bằng cách nhìn trực quan về mầu  
sắc, chưa chú ý đến đường nét, bố cục, ý nghĩa của hình ảnh.  
- Khi khả năng thể hiện cảm xúc của mình vào những sản phẩm tạo hình còn  
bị hạn chế : Trẻ chưa kỹ năng cơ bản để vẽ các hình ảnh trẻ muốn, chưa biết lựa  
chọn mầu sắc cho phù hợp, chưa kỹ năng xé, dán, sắp xếp, lưa chọn vật liệu để  
làm tranh, để làm đồ dùng đồ chơi ....→ Trẻ chóng chán khi tham gia các hoạt động  
chưa tự mình tạo ra được một sản phẩm đẹp như ý.... → Điều này cũng làm cho  
trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động tạo hình.  
- Một lý do nữa cũng tương đối phổ biến việc trẻ em ngày nay được cưng  
chiều, mọi thứ đều sẵn khi trẻ muốn khiến trẻ ít nhiều bị thụ động thiếu đi sự tự  
lập sáng tạo của bản thân. Trẻ nghĩ mọi thứ được rất dễ dàng. Trchưa có mong  
mun được cùng cô to nên môi trường đẹp xung quanh mình.  
Xác định được mục tiêu của ngành học cũng như nhu cầu thực tế của cuộc  
sống, qua thực tế giảng dậy nhiều năm tôi nhận thấy việc làm cho trẻ yêu thích,  
hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình là rất cần thiết.  
Từ những lý do đó, tôi chọn đề tài "Mt sbin pháp kích thích tr4- 5  
tui hng thú tham gia hot động To hìnhlàm đề tài nghiên cứu của mình.  
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:  
2.1. Đối với bản thân người viết:  
Nghiên cứu, tìm kiếm "Mt sbiên pháp kích thích tr4 – 5 tui hng  
thú tham gia hot động To hình” từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp  
giúp trẻ yêu thích cái đẹp, luôn hướng tới cái đẹp, một số kỹ năng tạo ra những  
sản phẩm đẹp biết tôn trọng gìn giữ những cái đẹp xung quanh mình - Giúp trẻ  
yêu thích bộ môn tạo hình.  
2.2. Đối tượng nghiên cu:  
"Mt sbiên pháp kích thích tr4 – 5 tui hng thú tham gia hot động  
To hình”  
3. Đối tượng , phạm vi của sáng kiến:  
"Mt sbiên pháp kích thích tr4 – 5 tui hng thú tham gia hot động  
To hình”  
Trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B2, trường Mầm non Gia Thượng, năm học 2018- 2019.  
4. Phương pháp nghiên cứu  
4.1. Nghiên cứu luận: Sưu tầm tài liệu, hướng dẫn thực hiện chương trình  
trẻ 4 -5 tuổi, sách hướng dẫn vẽ, gấp, làm đồ chơi của nhà xuất bản mỹ thuật….  
4.2. Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát những hoạt động của trẻ, phương pháp tổ  
chức của giáo viên qua các hoạt động học, hoạt động ngoại khoá  
4.3. Quan sát ghi chép: Quan sát quá trình trẻ tham gia các hoạt động của lớp,  
trò chuyện thăm dò ý tưởng của trẻ. Sau khi quan sát xong, thu thập những vấn đề  
liên quan và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác với từng trẻ.  
4.4. Thực nghiệm sư phạm: Tìm tòi sáng tạo các hình thức hoạt động tạo hình,  
sưu tầm các loại vật liệu khác nhau để thử nghiệm làm tranh, đồ dùng, đồ chơi.  
4.5. Xlý kết qunghiên cu bng thng kê toán hc. Sau khi đã điu tra thu thp  
được đầy đủ sliu thì tính %, xây dng bng sminh hocác kết qunghiên cu.  
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :  
1. Thuận lợi và khó khăn:  
* Thuận lợi:  
Lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi đáp ứng đủ nhu cầu học tập và vui  
chơi của trẻ.  
Số lượng cháu vắng so với số cô (45 trẻ/ 3 cô) nên giáo viên có điều kiện tổ  
chức tốt các hoạt dộng cho trẻ. Đa số phụ huynh có trình độ học vấn luôn quan tâm  
đến con cái, phối hợp tốt với giáo viên trong qua trình nuôi dạy trẻ.  
Lớp có 3 giáo viên, có trình độ chuyên môn và nắm vững phương pháp bộ  
môn, đã có kinh nghiệm nhiều năm dạy trẻ. Cả ba đều có tinh thần học hỏi tìm tòi  
sáng tạo để thu hút trẻ trong giờ học cũng như trong mọi hoạt động trong ngày.  
Ban giám hiệu vững vàng về chuyên môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực  
hiện tốt chuyên môn.  
* Khó khăn:  
- Về phía trẻ:  
+ Tuy trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, nề nếp,  
các kỹ năng hoạt động của trẻ hoàn toàn khác nhau. Có những trẻ mới đến lớp, hiếu  
động, khả năng tập trung kém... khả năng nhận thức của trẻ còn bị hạn chế: Kỹ  
năng cơ bản của lứa tuổi thực hiện các hoạt động tạo hình (cầm bút đúng cách, vẽ  
các nét vẽ cơ bản, kết hợp các nét vẽ để tạo hình ảnh, chọn mầu và tô mầu, xé dán,  
nặn, cầm kéo....): Duy Anh, Thanh Bách, Gia Bách, Huy Phong, Trọng Nhân,  
Đường Lâm, Khánh Hưng, ...... yếu tố này cũng làm cho trẻ không hứng thú tham  
gia vào hoạt động tạo hình, trẻ chóng chán, không tôn trọng các sản phẩm tạo hình.  
+ Bên cạnh đó ở lớp lại những trẻ tăng động không những không tập trung  
chú ý vào hoạt động trẻ lại còn hay phá rối những trẻ xung quanh, có những trẻ  
có cá tính thích hoạt động một mình, không thích giao tiếp trò chuyện, hoạt động  
cùng với những người xung quanh.  
+ Thực trạng: Qua khảo sát đánh giá đầu năm trên trẻ tôi thấy việc dạy cho trẻ  
biết cảm nhận cái đẹp hứng thú tham gia vào bộ môn tạo hình là một vấn đề tôi  
phải đầu tư suy nghĩ.  
Nội dung  
Tổng số  
Đầu năm (tháng 9)  
cháu:  
Tốt  
khá  
12 trẻ  
26,7%  
8 trẻ  
17,8%  
8 trẻ  
TB  
yếu  
8 trẻ  
Hứng thú tham gia HĐ  
tạo hình  
kỹ năng thực hiện  
các HĐ tạo hình  
Có ý thức giữ gìn những  
sản phẩm xung quanh.  
10 trẻ  
22,2%  
5 trẻ  
11,1%  
5 trẻ  
15 trẻ  
33,3%  
15 trẻ  
33,3%  
10 trẻ  
22,2%  
17,8%  
17 trẻ  
37,8%  
22 trẻ  
48,9%  
45 trẻ  
11,1%  
17,8%  
(Bảng khảo sát đầu năm)  
- Về phía giáo viên:  
Trong thực tế ở trường mầm non nhiều giáo viên còn dạy trẻ trên hình thức  
một chiều, ít lắng nghe, tìm hiểu ý tưởng của trẻ, còn ngại khi tổ chức các hoạt  
động cho trẻ được trải nghiệm, được tham gia cùng cô thực hiện ý tưởng chung,  
hay chê bai trẻ khi trẻ chưa kỹ năng, chưa nhiều hình thức khuyến khích trẻ  
mạnh dạn phát huy ý tưởng của mình trong những sản phẩm. Điều này ít nhiều  
cũng chưa khuyến khích được trẻ yêu thích lĩnh vực tạo hình.  
- Về phía phụ huynh:  
Mặc dù quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh còn mải công việc xem nhẹ  
bậc học mầm non, ít giành thời gian cho con, phần lớn đều ỉ lại cho ông bà và  
người giúp việc, vậy việc trao đổi phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên  
phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.  
Năm nay trường học học ở xa, một số phụ huynh không điều kiện đưa đón  
con phải cho con đi ô tô nên việc trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên gần như  
không thực hiện được.  
- Từ những nguyên nhân đã nêu trên với kinh nghiệm thực tế và tâm huyết của tôi,  
dưới góc độ một giáo viên mầm non, tôi mạnh dạn đưa ra Mt sbiên pháp  
kích thích tr4 – 5 tui hng thú tham gia hot động To hình”.  
2. Các biện pháp thực hiện trong sáng kiến  
2.1. Tự học tự bồi dưỡng  
Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ việc bất kỳ giáo viên nào  
cũng nên làm và phải làm thường xuyên.  
Tôi thường đọc sách báo, xem tin tức trên các phương tiện thông tin đại  
chúng, trao đổi đồng nghiệp tiếp cận những cái mới tìm ra những hình thức,  
phương pháp tổ chức các hoạt động sao cho trẻ không bị nhàm chán, phù hợp với  
khả năng của trẻ mình phụ trách.  
Trẻ 4-5 tuổi những khả năng nhận thức, trẻ bắt đầu biết được ý thức của  
những việc mình làm hàng ngày, muốn tự thể hiện mình trước bạn bè và những  
người xung quanh...... để nắm bắt được điều này tôi phải tranh thủ đọc các tài liệu  
về tâm lý lứa tuổi, gần gũi tìm hiểu cá tính, khả năng của từng trẻ để đưa ra những  
yêu cầu, hình thức phù hợp với nhận thức và tâm lý của trẻ.  
Tôi cũng tìm tòi, học hỏi thêm các hình thức tổ chức giúp trẻ điều kiện  
sáng tạo trong các hoạt động, tạo cho trẻ biết tự thể hiện khả năng của bản thân dần  
dần trẻ thấy vui và yêu thích bộ môn tạo hình.  
Ngoài ra tôi cũng chú ý học hỏi, tự mầy mò thêm cách tạo ra những sản  
phẩm tạo hình sáng tạo, sưu tầm tạo ra một số sản phẩm phong phú làm tài liệu  
mẫu, tìm phương pháp hướng dẫn trẻ sao cho trẻ hứng thú và dễ hiểu nhất, phù hợp  
với nhận thức, khả năng của trẻ.  
* Theo quan điểm của tôi, khi người giáo viên có vốn kiến thức vững vàng,  
kỹ năng sư phạm tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề, gần gũi yêu thương trẻ thì  
chắc chắn sẽ thành công khi tổ chức các hoạt động cho trẻ.  
2.2. Xây dựng nề nếp, thói quen hoạt động cho trẻ  
Làm việc nề nếp, có thói quen và có kỹ năng thực hiện hoạt động điều rất  
cần thiết khi tham gia vào hoạt động.  
Vào đầu năm học, đa số trẻ chưa có thói quen tập trung trong các hoạt động vì  
thời gian nghỉ của trẻ đã được tự do rong chơi với gia đình, những trẻ mới  
đến trường nên khi tham gia vào các hoạt động trẻ cũng chưa thật sự chú ý, trẻ còn  
nói chuyện, tdo đi lại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đên khả năng tập trung duy,  
kỹ năng thực hiện hoạt động của trẻ. Do vậy nếu tôi không đưa trẻ vào nề nếp thì  
khi trẻ tham gia vào các hoạt động sẽ không đạt hiệu quả cao. Khi trẻ nề nếp  
tốt thì trẻ sẽ sự tập trung chú ý cao, hứng thú, say mê, chú ý quan sát, lắng nghe,  
có trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động .  
Trẻ cần nề nếp trong hoạt động, biết thực hiện nề nếp giờ nào việc nấy, có  
thói quen chú ý lắng nghe thì trẻ mới thể hiểu được những hướng dẫn, yêu cầu  
của dần trẻ mới được các kỹ năng cần thiết khi thực hiện các hoạt động.  
Thời gian đầu tôi phải đưa ra những nội quy của lớp, yêu cầu trẻ phải cùng  
nhau nhớ nội quy của cô, thực hiện kiểm soát lẫn nhau. Tôi chia lớp ra thành tổ,  
ca, nhóm nhỏ để dễ kiểm soát và có điều kiện hướng dẫn các kỹ năng tới từng trẻ.  
Tôi sắp xếp xen kẽ lẫn những trẻ nhanh nhẹn gần trẻ nhút nhát, chậm chạp, giao  
nhiệm vụ cho trẻ khá kèm trẻ yếu, nhận xét động viên kịp thời những trẻ tích  
cực tiến bộ.  
Hướng dẫn trẻ cách chú ý lắng nghe, hiểu thực hiện các yêu cầu của cô,  
khuyến khích trẻ mạnh dạn trao đổi nhờ hướng dẫn những chỗ chưa biết thực  
hiện với phương châm “Chưa biết mới phải đi học, chăm học thì sẽ giỏi”. Tôi cũng  
tập trung quan sát gần gũi, nhẹ nhàng, nghiêm khắc rèn trẻ tạo cho trẻ nề nếp, thói  
quen và kỹ năng thực hiện các hoạt động.  
Công việc này tôi đã phối hợp đều tay thường xuyên với 2 giáo viên cùng lớp,  
thời gian đầu ngoài những giờ hoạt động học chúng tôi tích cực tổ chức lôi cuốn trẻ  
vào các hoạt động chiều thường xuyên nên chỉ sau 1 tháng trẻ đã những tiến bộ  
rõ nét khi tham gia các hoạt động: trẻ nề nếp, có thói quen, bước đầu một số  
kỹ năng thực hiện các yêu cầu của cô và điều này cũng khích lệ tôi tích cực tổ chức  
các hoạt động cho trẻ.  
Khi trẻ đã những nề nếp thói quen kỹ năng thực hiện các hoạt động thì việc  
tổ chức các hoạt động cho trẻ không còn gặp nhiều khó khăn như trước, trẻ đã chú  
ý lắng nghe biết tập trung duy suy nghĩ thực hiện các yêu cầu của hoạt động.  
Khi tôi tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm trẻ đã biết cách trò chuyện hỏi han  
thảo luận với nhau cùng nhau thực hiện các yêu cầu của cô.  
2.3. Hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản:  
Để trẻ mạnh dạn, hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình thì việc hình  
thành, cung cấp cho trẻ kỹ năng cơ bản để trẻ có hành trang mạnh dạn tự tin tham  
gia vào các hoạt động tạo hình là cần thiết.  
Sau khi khảo sát đầu vào tôi thấy các kỹ năng tạo hình của trẻ : Kỹ năng vẽ,  
nặn, xé dán theo yêu cầu của lứa tuổi, kỹ năng quan sát nhận xét đánh giá sản phẩm,  
kỹ năng sử dụng mầu sắc, bố cục tranh....chưa cao, chưa đồng đều... tôi đã kết hợp  
cùng đồng nghiệp trong lớp hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng thông qua  
nhiều hoạt động khác nhau:  
+ Tn dng ngay nhng giờ đón trtrtôi cho trlàm quen các bc tranh mu  
ca cô, các sn phm đẹp ca các anh chị để cùng trò chuyn vi trvcác đường  
nét, bcc, mu sc, khuyến khích trtp đánh giá sn phm và cùng trò chuyn vi  
trvcách v, cách chn mu, cách sp xếp bcc vi nhng sn phm nn, xé dán,  
đồ chơi.... thì tôi cùng trtrò chuyn các bước tiến hành để to thành sn phm.  
+ Nhng gihot động góc, hot động chiu tôi thường cho trchia nhóm rèn các  
knăng chun bcho hot động sau đạt kết qu. Để thc hin được điu này tôi cũng  
phi thay đổi nhiu hình thc khác nhau để cung cp kiến thc, rèn knăng cho trẻ  
Với những loại tiết vẽ theo đề tài, ý thich tôi thường tận dụng những hoạt  
động ngoài giờ học để củng cố kỹ năng cho những trẻ yếu, làm giầu vốn kiến thức  
cho trẻ khá trước khi trẻ thực hiện hoạt động học. Tôi cũng chia trẻ theo nhóm cho  
trẻ khá khướng dẫn trẻ yếu cùng nhau vẽ tranh, xé dán bức tranh theo nhóm. Tôi  
cũng cho trẻ quan sát tìm hiểu các loại sản phẩm khác nhau, cùng nhau khám phá  
cách thực hiện. Tôi cũng thể cung cấp cho trẻ một số mẫu khác nhau để làm  
phong phú đề tài, ý thích của trẻ. Cho trẻ luyện tập kỹ năng cho trẻ để trong giờ  
hoạt động trẻ tự tin thể hiện ý tưởng của mình.  
VD: Trước giờ hoạt động “Vẽ vườn cây ăn quả” tôi tạo điều kiện cho trẻ quan  
sát, cảm nhận những vẻ đẹp tự nhiên của các loại cây ăn quả: Quan sát cây sân  
trường, quan sát hình ảnh vườn cây trên màn hình, nghe cảm nhận qua bài hát,  
cung cấp một số kỹ năng vẽ các loại cây ăn quả.Cho trẻ làm tranh về vườn cây...  
Khi được chun bchu đáo trước cho các hot động tôi thy trrt ttin, mnh  
dn tham gia vào hot động và kết qulà sn phm ca trcũng luôn phong phú.  
Để thực hiện được ý tường này thời gian đầu tôi chia trẻ ra thành nhóm nhỏ  
hướng dẫn yêu cầu trẻ thực hiện các kỹ năng đơn giản rồi dần dần khuyến khích trẻ  
sử dụng các sản phẩm của mình để tạo thành sản phẩm chung trang trí lớp.  
VD: Tôi hỏi trẻ: muốn cùng cô trang trí góc siêu thị không? siêu thị  
người ta hay bầy bán giới thiệu những nhỉ? Vậy thì cô cháu mình sẽ trang trí như  
thế nào cho đẹp?  
- Để được trang trí bức tranh này, yêu cầu các con phải lựa chọn giâý xé vụn  
thành những mẩu giấy nhỏ rồi mới được tham gia vào dán làm những chiếc giỏ để  
đựng các loại rau siêu thị. gợi ý, hướng dẫn trẻ từng bước tạo cho trẻ thấy  
thoải mái, vui vẻ, hoạt động vừa sức làm cho trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia vào  
hoạt động. Trẻ khá làm những thao tác khó hơn, với những trẻ chưa kỹ năng tôi  
khuyến khích trẻ ngồi bôi hồ rồi cùng trẻ dán... Với cách làm như vậy tôi nhận thấy  
tất cả trẻ đều đã sự góp sức chung, trẻ cảm thấy yêu thích hoạt động, không bị tự  
ti vì mình không biết làm.  
vẽ tranh nét, chuẩn bị vật liệu cùng làm với trẻ, trẻ chọn giấy vụn giáy  
và dán trang tnhững chiếc giỏ quả, cắt chọn những loại quả, tô màu quả, xé  
dán các quả - Trẻ làm tranh bằng nhiều vật liêu khác nhau, làm theo nhóm để tạo  
ra sản phẩm chung...  
Với những trẻ nhút nhát, khả năng tập trung chưa cao tôi phải giành thời gian  
nhiều hơn hướng dẫn trẻ từng bước nhỏ, có hình thức khen kịp thời để khuyến  
khích trẻ mạnh dạn. Tôi cũng tranh thủ những giờ hoạt động vui chơi, những giờ  
hoạt động chiều gần gũi giúp trẻ cảm nhận các sản phẩm đẹp để khuyến khích trẻ  
yêu thích nghệ thuật tạo hình. Tôi cũng kết hợp với phụ huynh hướng dẫn khích lệ  
trẻ để trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Ngoài ra tôi cũng tạo điều kiện cho  
trẻ kết hợp cùng nhau tạo những sản phẩm đẹp theo dây chuyền trẻ khá tôi cho trẻ  
thực hiện những kỹ năng khó, trẻ yếu hơn làm những thao tác đơn giản hơn.  
VD: Với chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi cho trẻ khá chọn các mảng mầu trong  
bìa lịch, vụn thật đều, trẻ yếu hơn tôi cho trẻ bôi hồ dán làm tranh con ngựa  
trang trí ngày tết “Giáp ngọ”. Tôi cũng vẽ nét mờ cho trẻ vẽ theo làm hình ảnh  
những bông pháo hoa. Bức tranh được treo ở cửa lớp cùng với những họa tiết hoa  
đào ngày tết, nhiều hoa lá xung quanh. Khi tôi cùng trẻ trang trí xong tôi cảm  
thấy trẻ lớp tôi rất tự hào về khả năng của mình, trẻ phấn khởi khoe với bố mẹ về  
những thành quả của mình. Điều này càng làm cho phụ huynh quan tâm hơn tới  
những hoạt động của con ở lớp trẻ cũng có ý thức giữ gìn lớp hơn.  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 23 trang huongnguyen 08/04/2024 2320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_kich_thich_tre_4_5_tuoi_hung_thu_tham.doc