SKKN Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thự hiện chương trình giáo dục chất lượng cao

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển không ngừng của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của công nghệ số, công nghệ thông tin và sự quan tâm đặc biệt của đại đa số các bậc phụ huynh và của toàn xã hội thì ngoài việc xây dựng các trường mầm non đạt chuẩn về cơ sở vật chất và đội ngũ thì việc hình thành các mô hình trường học chất lượng cao là điều không thể thiếu, đặc biệt là các trường mầm non chất lượng cao. Giờ đây khi cho trẻ đến trường mầm non, các bậc làm cha, làm mẹ không chỉ quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ mà họ còn quan tâm tới chất lượng giáo dục của các nhà trường, quan tâm đến các kiến thức và kĩ năng mà con họ được học ở trường mầm non. Chính vì vậy mà để xây dựng thành công mô hình trường chất lượng cao thì việc xây dựng chất lượng giáo dục theo hướng đổi mới và nâng cao là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng chất lượng giáo dục nhà trường đáp ứng theo mô hình chất lượng cao chúng tôi còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có những hướng dẫn cụ thể về xây dựng chương trình, môi trường mới thành lập, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt nhưng còn ít kinh nghiệm về tin học, ngoại ngữ.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
Đề tài : “ Một số biện pháp xây dựng chỉ đạo thự hiện chương  
trình giáo dục chất lượng cao ”  
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ  
Trẻ em như búp trên cành  
Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan  
Đó là câu nói bất hủ của Bác Hồ về trẻ thơ, câu nói này của Bác cho chúng ta  
thấy trẻ em là một nhân tố vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển tương lai  
của đất nước. Trẻ em là những búp măng non đầu tiên của đất nước,  
“ Tre già măng mọcmăng tốt thì trẻ mới dẻo dai… Chính vậy Đảng và  
Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục  
mầm non nói riêng .  
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên vô cùng quan trọng, đặt nền móng cho  
hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non đặt nền tảng cho sự phát triển nhân  
cách, tạo tiền đề để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, do đó GDMN có vị trí quan  
trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển trí tuệ con  
người Việt Nam, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đây chính  
là giai đoạn thể chất và tâm lý của trẻ đều phát triển rất nhanh.  
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế sự phát triển không ngừng của thời đại  
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của công nghệ số, công nghệ thông tin  
sự quan tâm đặc biệt của đại đa số các bậc phụ huynh và của toàn xã hội thì  
ngoài việc xây dựng các trường mầm non đạt chuẩn về cơ sở vật chất đội ngũ thì  
việc hình thành các mô hình trường học chất lượng cao là điều không thể thiếu, đặc  
biệt là các trường mầm non chất lượng cao. Giờ đây khi cho trẻ đến trường mầm  
non, các bậc làm cha, làm mẹ không chỉ quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ họ còn  
quan tâm tới chất lượng giáo dục của các nhà trường, quan tâm đến các kiến thức và  
kĩ năng mà con họ được học ở trường mầm non. Chính vậy để xây dựng thành  
công mô hình trường chất lượng cao thì việc xây dựng chất lượng giáo dục theo  
hướng đổi mới và nâng cao là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình xây  
dựng chất lượng giáo dục nhà trường đáp ứng theo mô hình chất lượng cao chúng  
tôi còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa những hướng dẫn cụ thể về xây dựng  
chương trình, môi trường mới thành lập, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn  
tốt nhưng còn ít kinh nghiệm về tin học, ngoại ngữ. một phó hiệu trưởng mới  
được bổ nhiệm được giao nhiệm vụ phụ trách chuyên môn, tôi luôn trăn trở làm  
1
thế nào để xây dựng thành công chất lượng giáo dục nhà trường theo mô hình chất  
lượng cao, chính vì vậy năm học này, tôi cũng mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện  
pháp xây dựng chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng  
cao” nhằm phối hợp với các đồng chí trong Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo xây  
dựng trường Mầm non Đô Thị Sài Đồng đầy đủ các tiêu chuẩn trường mầm non  
chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của gia đình cũng như của xã  
hội và xu hướng hội nhập trong tương lai của nền giáo dục Thủ đô.  
2
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở luận:  
- Thực hiện Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 24/06/2013 của UBND  
Thành phố Nội Ban hành Quy định về việc bổ sung chương trình giảng dạy nâng  
cao, ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để áp dụng đối với  
cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thủ đô với các nội  
dung trọng tâm bổ sung chương trình nâng cao như sau:  
+ Trẻ khỏe mạnh, có cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa  
tuổi, có các kỹ năng vận động tốt theo độ tuổi, tăng cường một số vận động phát  
triển khí chất: sức bền, khéo léo, nhanh, mạnh.  
+ Trẻ có các kỹ năng nhận thức: sáng tạo, chủ động tìm kiếm thông tin, tò mò  
hứng thú với hoạt động học.  
+ Trẻ có các kỹ năng sống: giao tiếp, ứng xử, xử lí tình huống hợp lí, tự bảo  
vệ bản thân, kỹ năng hoạt động nhóm, có khả năng thích ứng với môi trường.  
+ Trẻ kỹ năng đơn giản khi tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và các  
hoạt động hội hiện nay: Làm quen với tiếng Anh; chơi các trò chơi trên máy tính;  
tham gia các hoạt động xã hôi (công tác từ thiện, giao lưu với mọi người trong xã  
hội)  
+ Trẻ được phát huy khả năng nổi trội, dần hình thành và phát triển năng  
khiếu cho trẻ; kỹ năng tốt chuẩn bị vào học lớp một.  
- Mô hình trường chất lượng cao nhằm đáp ứng nhau cầu ngày càng cao của  
người học về chất lượng, đa dạng về mục tiêu, nội dung giáo dục.  
- Phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong việc đổi mới