SKKN Một số kinh nghiệm Giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) làm quen với văn học đạt hiệu quả
Đối với trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên, tư duy của trẻ còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa cao, sự hiểu biết về cuộc sống chưa có nhiều. Vì vậy ta cần cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và trong giờ học nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ cũng như lĩnh hội kiến thức được dễ dàng.
UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẪU GIÁO TUỔI THƠ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm
Giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) làm quen với văn học đạt hiệu quả
Lĩnh vực/ Môn : Giáo dục mẫu giáo
Cấp học : Mầm non
Họ và tên: Phạm Thị Hồng Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
ĐT: 0972698545
Email: phamhonghanhgvmn@gmail.com
Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ
Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
MỤC LỤC
STT
I
Nội dung
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
3
II
1
2
3
3.1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nội dung lý luận
Thực trạng vấn đề
Các biện pháp đã tiến hành
Một số hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ
4
4
5
6
6
3.2
3.3
Làm quen văn học trên giờ hoạt động chính
Làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và làm quen
qua các giờ hoạt động khác
8
10
3.4
3.5
Làm quen văn học thông qua giờ hoạt động góc
Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn (sân
khấu rối, rối ngón tay, rối que…..)
Sửa lỗi về phất âm (sửa ngọng) và luyện phát âm
giúp trẻ
11
12
3.6
14
3.7
3.8
Đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy
Trao đổi với phụ huynh
14
15
4
Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
16
III
1
2
3
IV
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Bài học kinh nghiệm
Ý kiến đề xuất
17
17
17
18
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2/16
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là những Mầm non tương lai của
đất nước. Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy
phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm Non.
Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ
vật, môi trường xung quanh… sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, sự sáng tạo, nhân
cách con người .“Làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối
với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác
phẩm văn học nhằm phát triển ngôn ngữ bao gồm việc làm giầu vốn từ, tập cho
trẻ phát âm chính xác, diễn đạt rõ ràng, có ngữ điệu, đúng ngữ pháp tao điều
kiện cho trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.Truyện và thơ giúp cho
trẻ làn quen dần với lời hay ý đẹp, hình tượng trong sáng. Đặc biệt nó rất gần gũi
với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống trong lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương của
mẹ, của bà… và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ.
Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc
thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi
những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, chuyện kể là tấm
gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong
việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến
bạn bè, những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện,
ghét cái ác, phê phán những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn…
và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt
ở trẻ thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc,
nói diễn cảm, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp. Qua việc cho trẻ làm
quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những
cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên cây cỏ,
hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung
quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Thông qua hoạt động này trẻ
3/16
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
tái hiện lại và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên
phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của
trẻ. Đồng thời trẻ đọc thuộc thơ, kể lại chuyện được. Chính vì thế bản thân tôi
đã nghiên cứu đề tài SKKN: “Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4
tuổi) làm quen với văn học đạt hiệu quả” mà tôi đã lựa chọn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Nội dung lý luận:
Trẻ 3 tuổi có cái nhìn về thế giới rộng mở hơn, các khái niệm về thời gian
và không gian bắt đầu có những biến đổi thú vị. Các bé bắt đầu hiểu được sự
phức tạp của thế giới xung quanh và nhận ra sự khác nhau giữa thực và giả.
Chúng thường hỏi những câu kiểu như "Buổi tối chim có đi ngủ không mẹ?",
"Mấy cô chú trong TV đó là người thật hay giả vậy mẹ?""Buổi tối chim có đi
ngủ không mẹ?". Với chúng, quá khứ được phân thành: hồi nãy, hôm qua, tuần
trước, tháng trước, hồi xưa, hồi ba mẹ nhỏ xíu... Tương lai thì được chia thành:
ngày mai, sắp... rồi, hay mai mốt con lớn. Mặc dù có thể không biết tên của các
mùa trong năm nhưng trẻ 3 tuổi đã bắt đầu tìm ra các mối tương quan, chúng có
thể liên tưởng mùa hè với tiết trời oi bức, cả nhà đi du lịch tắm biển, mùa thu với
lá vàng và Tết Trung Thu...Chúng cũng dễ dàng sử dụng vốn từ vựng của mình
để khen, chê và "chỉnh" những đứa trẻ khác nhằm hướng sự chú ý vào khả năng
của chúng và thuyết phục các bạn cùng chơi chấp nhận ý tưởng mà chúng đưa
ra, cần nhiều không gian để chơi, vì trò nào chúng cũng có thể chơi được, bé
thích khám phá những điều mới lạ như đu xích đu, nhớ tên các loại khủng long,
đếm từ 1 tới 20, và chơi game trên máy tính. Chúng tin vào những gì chúng nhìn
thấy, nghe thấy và chạm tay vào.
Thực tế cho ta thấy rằng những biểu hiện về thái độ tình cảm, suy nghĩ
của con người khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học rất đa dạng và phong phú
4/16
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
Như những vui buồn khi đọc tác phẩm văn học dẫn đến những biểu hiện khóc
cười của người đọc từ đó cho ta thấy rằng nghệ thuật của các tác phẩm văn học
đã có một sức mạnh kỳ diệu. Nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo vấn đề cảm
thụ và hiểu tác phẩm văn học mới chỉ là bước đầu vì tư duy của trẻ còn hạn chế,
vốn kinh nghiệm chưa cao. Trẻ em chưa thể hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn trong
mỗi câu chuyện thế nhưng trẻ rất thích được nghe người lớn kể chuyện, thích
đọc thơ hoặc những bài đồng dao, ca dao phù hợp với lứa tuổi. Mục đích của
việc cho trẻ làm quen văn học là giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ
là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Làm quen văn
học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con
người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó
là tính tổ chức kỷ luật tự chủ mạnh dạn trước mọi người. Dạy trẻ làm quen văn
học còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, trí
tưởng tượng và có kiến thức trẻ qua học tập vui chơi. Không những thế văn học
còn là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn cho trẻ, truyền cho các con
vẻ đẹp truyền thống của cha ông, lòng nhân ái thuỷ chung tính công bằng yêu lẽ
phải, đức cần cù chăm chỉ, yêu nước thương nòi tự tin, lạc quan, yêu đời.
2. Thực trạng vấn đề:
Năm nay tôi được nhận dạy lớp Mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Với trẻ 3-4 tuổi
việc làm quen văn học vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vì thời gian đầu tôi
nhận thấy trẻ hay nói trống không, trả lời câu cụt. Sử dụng câu chưa rõ ràng,
mạch lạc. Về phần tôi: tôi tự nhận thấy giọng kể của mình chưa được truyền cảm
để cho trẻ được hứng thú. Chính vì thực tế trên tôi đã nghĩ để trẻ dễ giao tiếp và
lĩnh hội kiến thức tốt cần phải giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ ngay từ
3-4 tuổi, để trẻ hiểu vấn đề qua lời nói của người khác và biết diễn đạt vấn đề
qua lời nói của mình. Đó là một điều cần thiết nhưng không phải là dễ. Sáng
kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) làm
quen với văn học đạt hiệu quả” đây là một chuyên đề đã được thực hiện cách
5/16
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
đây vài năm nhưng đến giờ vẫn không kém phần quan trọng. Bản thân tôi nhận
thấy rằng bộ môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận
thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu
vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác
phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết truyển tải được
tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức
nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích
cực cá nhân – tự tin – độc lập – sáng tạo – hình thành tư duy – khả năng ghi nhớ
có chủ đích. Mà để dạy trẻ được những nội dung này và nắm bắt kiến thức được
một cách có hệ thống và chính xác, đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới trong
phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm,
trẻ tự mình khám phá nhận xét phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn
học. Để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học cho trẻ tôi đã thực
hiện một số biện pháp như sau:
3. Các biện pháp đã tiến hành:
Đối với trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên, tư duy của
trẻ còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa cao, sự hiểu biết về cuộc sống chưa có
nhiều. Vì vậy ta cần cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và trong giờ
học nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ cũng như lĩnh hội kiến thức
được dễ dàng.
3.1 Một số hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ
Để tìm được cách vào bài gây hứng thú cho trẻ đòi hỏi người giáo viên
ngoài long yêu nghề, mến trẻ cần phải có năng lực sư phạm trình độ chuyên
môn, hiểu tâm lý trẻ. Trong một tiêt dạy phần vào bài tuy chiếm ít thời gian
nhưng lại giữ một vị trí không kém phần quan trọng. Chính vì vậy việc gây hứng
thú trước khi vào bài là rất quan trọng. Giúp trẻ có hứng thú, vui vẻ khi vào giờ
học.
6/16
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
Đối với trẻ việc hiểu biết và cảm nhận được về tác phẩm văn học chủ yếu
là do cô giáo truyền thụ thong qua giọng kể, cac đồ dung trực quan… cho nên cô
giáo có thể dẫn dắt vào bài bằng rất nhiều hình thức khác nhau như câu đố, trò
chơi dân gian, tiếng kêu, bài hát… có liên quan đến chủ đề tới nội dung câu
chuyện. Cô vào bài cần gắn gọn, dí dỏm, dễ hiểu và thu hút trẻ. Một trong số đó
có thể sử dụng các trò chơi bài hát để vào bài như: nghe tiếng kêu đoán tên con
vật, trò chơi bắt chước tiếng kêu các con vật… Cô dùng hình thức cho trẻ vừa
hát vừa vận động theo lời bài hát giúp trẻ vào tiết nhẹ nhàng thoải mái
hơn. Ngoài ra tôi còn sử dụng những trò chơi dân gian để vào bài cho trẻ rất
thích
7/16
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
Ngoài ra cô còn sử dụng câu đố để vào bài: trong các tiết truyện theo chủ đề
tôi sử dụng các câu đố phù hợp với bài dạy để tạo sự tò mò của trẻ. Nhờ các
hình thức vào bài mói đơn giản nhẹ nhàng bằng các trò choi dân gian, trò chơi
đóng vai, câu đố …. Phù hợp với từng chủ đề đã gây hứng thú đối với trẻ, giúp
trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu bài hơn, luôn có cảm giác tự nhiên thoải mái không bị gò
bó khi vào bài mới. Bằng các hình thức giới thiệu bài phong phú, hấp dẫn không
chỉ thu hút trẻ mà còn giúp trẻ nhớ lâu, tạo điều kiện cho trẻ ghi nhớ, phát triển
ngôn ngữ và tư duy cho trẻ
3.2 Làm quen văn học trên giờ hoạt động chính
Do đặc điểm của lứa tuổi nên giáo dục học sinh mẫu giáo cần tiến hành
theo phương châm "Học mà chơi, chơi mà học" theo chương trình đổi mới hình
thức dạy học.
8/16
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
Vào đầu giờ học cô trò chuyện với trẻ theo nội dung đề tài hoặc cho trẻ đi
tham quan mô hình, tranh ảnh đồng thời trò chuyện theo nội dung bức tranh để
dẫn dắt trẻ đến nội dung tác phẩm văn học. Khi trò chuyện cô cần sử dụng CÁC
từ láy hoặc có thể gợi hỏi để trẻ nói cảm xúc của mình qua bài thơ, câu chuyện.
Có thể tích hợp qua một số môn học khác: Toán- Khám phá khoa học- giáo dục
âm nhạc... Một cách nhẹ nhàng thoáng qua để giờ học sinh động phong phú, sau
đó cô giới thiệu bài thơ hoặc câu chuyện sắp học. Cô đọc hoặc kể diễn cảm câu
chuyện bài thơ một hai lần, giúp trẻ cảm nhận âm điệu, cảnh đẹp nội dung bài
thơ câu chuyện. Sau đó giảng nội dung bài thơ cho trẻ hiểu rồi cô kể trích dẫn
làm rõ những ý chính trong bài thơ, câu chuyện, giảng một vài từ khó trong bài
thơ câu chuyện, giúp trẻ hiểu nghĩa của từ và cung cấp vốn từ cho trẻ. Tiếp đến
đàm thoại theo nội dung bài thơ, câu chuyện giúp trẻ hiểu nội dung và nhớ trình
tự nội dung, phân biệt các nhân vật trong chuyện nhớ lại trình tự chuyện đặc biệt
là để trẻ tự do giao lưu với cô hoặc thảo luận với nhau về các nhân vật trong
chuyện. Bây giờ cô mới cho trẻ đọc thơ cùng cô hoặc kể chuyện khi trẻ đọc thơ
cô cần chú ý sữa sai khi trẻ phát âm cách ngắt nhịp thơ cho trẻ thi đua với nhau
nhằm giúp trẻ thi đua học tốt. Sau đó cho trẻ đọc thơ hoặc kể chuyện theo tranh,
cô có thể viết nội dung bài thơ câu chuyện dưới bức tranh để trẻ có thể kể theo
ngôn ngữ của trẻ để trẻ khắc sâu câu chuyện, bài thơ qua tranh vẽ. Có câu
chuyện cô cho trẻ đóng kịch theo nội dung chuyện trẻ tự phân các vai đóng kịch.
Nhằm giúp trẻ nhớ lại trình tự chuyện, trẻ có thể thể hiện bằng ngôn ngữ của
mình vì đóng kịch là một hình thức để phát triển ngôn ngữ, phát triển trí nhớ và
giáo dục tinh thần tập thể cho trẻ. Qua đóng kịch trẻ truyền lại được nội dung
chuyện làm sống lại tâm trạng hành động ngôn ngữ của các nhân vật trong
chuyện đồng thời thể hiện tình cảm và sự đánh giá của trẻ đối với các nhân vật.
Kết thúc giờ học cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dung phù hợp với nội dung
bài thơ, câu chuyện đang học. Kinh nghiệm qua việc dạy trẻ tôi nhận thấy:
Muốn cho trẻ cảm thụ tốt âm điệu, nhịp điệu bài thơ khi đọc mẫu cho trẻ nghe
9/16
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
cô nên đọc thật êm dịu, nhẹ nhàng, chú ý ngắt nhịp, đọc nhấn mạnh vào các từ
mang tính nhịp điệu hoặc khi kể chuyện trẻ nghe cô kể phải diễn cảm, thể hiện
giọng nói điệu bộ,cử chỉ từng nhân vật trong truyện. Những bài đồng dao,ca dao
có thể cô ngâm cho trẻ nghe. Trong một hoạt động chung làm quen với văn học
cần đảm bảo các nội dung: thay đổi các hình thức giới thiệu, cô kể chuyện hoặc
đọc thơ hay, Kết thúc cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dung phù hợp,trong
một tiết học được tổ chức thực hiện như trẻ được chơi với cô,được gần gũi trò
chuyện cùng cô để trẻ thoải mái không gò bó. Về đội hình không cứng nhắc mà
thay đổi liên tục nhiều đội hình khác nhau trong một giờ học để trẻ dễ quan sát,
hứng thú.
Trong một giờ học cô nên tuyên dương kịp thời những trẻ đọc thơ, kể
chuyện hay, đóng kịch tốt để khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê
trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối vơi những trẻ thực hiện chưa đúng. Việc dạy học phụ
thuộc vào việc giáo dục. Do đó nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là một
nội dung cần dạy cho trẻ, mà còn là một phương tiện giáo dục,. Vì vậy tôi luôn
quan sát và nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có tham gia tích cực hoạt
động không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không chú ý cùng với bạn để có
hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạm bè.
3.3 Làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và làm quen qua các giờ hoạt động
khác
Vào buổi sáng đón trẻ, giờ hoạt động ngoài trời, ngoài công việc nhắc trẻ chào
bố mẹ, ăn sáng, vệ sinh cá nhân tôi thường hay trò chuyện với trẻ theo chủ điểm
của chương trình học. Tôi trò chuyện với trẻ về gia đình có bao nhiêu người bố
mẹ con làm nghề gì,làm ở đâu, làm ra những sản phẩm gì, hoặc trò chuyện với
trẻ về công việc của một số ngành nghề trong xã hội, ích lợi của công việc đó,
nghề đó thì cần làm những gì, lớn lên thích làm nghề nào... Tôi cảm thấy có tác
dụng rất lớn đối với trẻ. Trong lúc trò chuyện cô đã cung cấp cho trẻ nhiều vốn
từ giúp trẻ hiểu nghĩa của câu, nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc. Thông qua đó trẻ
10/16
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm Giúp trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) làm quen với văn học đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_mau_giao_be_3_4_tuoi_lam_qu.doc