SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 4 tuổi

Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.
A. Đặt vấn đề  
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt  
động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học  
tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Ở  
lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui  
chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ hội, qua đó nhằm  
phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Xuất phát từ vai trò quan trọng của  
hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi  
thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần  
thiết rất có ý nghĩa.  
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau,  
trong đó thể nói, trò chơi dân gian cũng một di sản văn hoá quý báu  
của dân tộc. được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong  
đó tích tụ cả trí tuệ niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc  
biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó  
đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị bổ ích, đồng thời thể  
hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với  
bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và  
rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo  
suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em.  
Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu  
trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS. TS Nguyễn  
Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống  
đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không  
đơn thuần một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá  
dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ  
1/15  
chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn  
giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.  
Ngày nay, các em ở một hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và  
không có khoảng thời gian chơi cũng một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi  
các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu  
nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở  
các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay  
về nguồn vớicác trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.  
Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói  
chung và trò chơi dân gian nói riêng. Nhưng làm thế nào để tổ chức được  
các trò chơi dân gian thực sự hiệu quả, lôi cuốn hấp dẫn được trẻ là  
một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. (Vì  
khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham  
gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc)  
một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để  
tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin  
trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số kinh  
nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 4 tuổi”.  
Phạm vi tiến hành thực hiện đề tài này là 45 trẻ lớp MGN B5 –  
Trường Mầm Non Hoa Thủy Tiên do tôi phụ trách.  
2/15  
B. Nội dung  
I. Thực trạng  
1. Thuận lợi:  
- Luôn đựơc sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn của  
phòng giáo dục sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà  
trường. Nhà trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò chơi dân  
gian ở từng khối lớp.  
- Trẻ MGN mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò  
chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian.  
- Bản thân tôi là người sống ở ngoại thành Hà Nội. Chính vì vậy,  
những trò chơi dân gian của trẻ con đã gắn với tôi trong suốt một thời  
gian dài.  
- Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất  
nhiều trò chơi dân gian thú vị đặc sắc, phù hợp với trẻ MG.  
- Được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chính quy và có lòng yêu  
nghề mến trẻ  
2: Khó khăn:  
- Giáo viên phải hiểu biết vốn kiến thức phong phú về các trò  
chơi dân gian.  
- Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải sự linh  
hoạt và tính sáng tạo cao.  
- Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những  
trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng những trò chơi phức tạp, đòi hỏi  
người chơi phải tư duy trong quá trình chơi.  
3/15  
- Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp một trò chơi không thể  
diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng  
ghép và tích hợp vào các hoạt động mà thôi.  
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập  
cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không  
còn hứng thú.  
- Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không  
thích tham gia vào các hoạt động tập thể.  
II. Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo  
lớn:  
Từ những thuận lợi và khó khăn trên đây, tôi đã đề ra một số biện  
pháp cụ thể như sau:  
1. Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ.  
Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa  
dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. thế, giáo  
viên nên có sự cân nhắc lựa chọncho trẻ chơi các trò chơi luật chơi và  
cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu.  
Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại sự phân chia trẻ theo  
nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại mức độ nhận thức khả năng chú ý có  
chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa  
chọn cho phù hợp với từng độ tuổi.  
Cụ thể như sau:  
* Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo bé (từ 2 đến 3 tuổi): khả năng  
chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. vậy trẻ chỉ thể  
4/15  
chơi được các trò chơi đơn giản như: Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành  
chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “ Dung dăng dung dẻ”…  
* Với trẻ mẫu giáo nhỡ lớn: khả năng chú ý có chủ định nhận  
thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. thế, trẻ thể  
chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn.  
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ MGN, tôi thực hiện theo  
các tiêu chí sau:  
- Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.  
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.  
- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.  
- Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.  
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.  
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp  
MGN: “ Thả đỉa ba ba”, “Ô ăn quan”, “Cắp cua bỏ giỏ”, “Hát chuyền sỏi”,  
“Trốn tìm”, “Đếm sao”, “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Chồng đống  
chồng đe”, Trồng nụ trồng hoa”, “ Ném còn”, “ Cướp cờ” …  
2. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ  
tham gia vào các trò chơi dân gian.  
a) Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian:  
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và  
phong phú, mang tính đặc trưng được thiết kế dựa vào cách chơi luật  
chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ  
dùng đồ chơi tương ứng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.  
dụ như trò: “ Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền một  
đồ vật dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non…Trò chơi “ Ném  
5/15  
còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ chơi truyền thống của trò  
chơi đó. Hay đơn giản như trò chơi Bịt mắt bắt dê” cũng không thể  
được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt…  
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian  
nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như  
việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó thể  
chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.  
Hình ảnh trò chơi : Bịt mắt bắt dê  
b) Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với những trò chơi lời đồng dao):  
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ  
không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng  
thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao  
đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải  
bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy  
hồn nhiên của trẻ. dụ như: chơi “ Chi chi chành chành”, trẻ hát “Chi chi  
6/15  
chành chành – Cái đanh thổi lửa – Con ngựa đứt cương – Tam vương ngũ  
đế…”. Câu hát dường như chẳng mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó  
thì trò chơi không thể tiến hành. Hay như chơi Rải ranh” trẻ hát “ Rải  
ranh – Bẻ cành – Hái ngọn Chọn đôi”. Cùng với lời hát trong trẻo là bàn  
tay rải những viên sỏi một cách khéo léo, tung viên cái lên, nhặt một hoặc  
hai viên con dưới đất, rồi lại giơ tay đỡ viên cái vừa rơi xuống.  
Trò chơi chỉ thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính  
vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân  
gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ  
như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đã thuộc lời đồng  
dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó.  
thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.  
c) Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:  
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi luật chơi khác nhau. Có  
những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường số lượng  
người tham gia chơi lớn đòi hỏi địa điểm chơi phải diện tích rộng  
như “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”,  
7/15  
Hình ảnh trò chơi : Rồng rắn lên mây  
Nhưng lại cũng những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm  
nhỏ như “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chuyền  
thẻ”, “Ô ăn quan”…  
8/15  
Trò chơi tĩnh : Cắp cua bỏ giỏ  
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm  
của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ  
chức cho trẻ chơi.  
3. Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động.  
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định.  
thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động  
chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động  
ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện  
tượng tự nhiên và phát triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được  
mở rộng thêm về kinh nghiệm sống kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì  
vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn tổ chức các trò chơi dân gian cho phù  
hợp với tính chất của từng hoạt động.  
9/15  
* Với HĐ ngoài trời: tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên  
nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát  
triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “ Nhảy  
dây”, “Nhảy lò cò”, “ Thả đỉa ba ba”…  
* Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi thể chơi  
theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “Ô ăn quan”, “Chơi  
chuyền”, “Rải ranh”, “Chuyền thẻ”, “Kéo cưa lửa xẻ”…  
*Với hoạt động chung và hoạt động chiều (chủ yếu diễn ra trong  
phòng nhóm): nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận  
thức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chơi  
chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn đáp”, “Đếm sao”, “ Đọc câu”…  
Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo  
viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.  
dụ: Với môn thể chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm  
rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi  
hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có  
sức khỏe mới thể vui chơi ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe  
mạnh năng động.  
Chẳng hạn:  
+ Với trò chơi “Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “Xin  
khúc đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm “đuôi”  
(đứng sau cùng) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy, sau  
đó thể bị thay người khác hoặc lại phải làm “thầy” để đi đuổi những trẻ  
khác.  
+ Trò “Nhảy dây”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Nhảy lò cò” có nhiều nấc  
chơi nho nhỏ: từ bàn một, bàn hai…đến bàn mười (Nhảy lò cò); từ một nụ,  
10/15  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 15 trang huongnguyen 13/06/2024 1840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_to_chuc_cac_tro_choi_dan.doc