SKKN Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong Trường Mầm non

Cũng chính vì thế, muốn chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1, các cô giáo mầm non không chỉ phối hợp với phụ huynh chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1 mà cần phải trang bị đầy đủ những kiến thức sơ đẳng, các kĩ năng cơ bản để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt như thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - quan hệ xã hội… để tạo tiền đề tốt cho trẻ vào học lớp 1, trong đó, nhiệm vụ dạy trẻ làm quen chữ cái giúp trẻ nhận biết đặc điểm cấu tạo và phát âm chuẩn các âm của 29 chữ cái theo mẫu chữ viết in thường, biết một số nét chữ cơ bản và bước đầu làm quen với hoạt động tập tô – tô các nét theo chấm mờ là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non”  
MỤC LỤC  
A. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………… 2  
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………….. 3  
I. Cơ sở luận ………….……………………………………………........ 3  
II. Thực trạng:  
1. Thuận lợi………………………………………………………………. 4  
2. Khó khăn…………………………………………………………. 5  
III. Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ làm quen chữ cái trong  
trường mầm non  
1. Nhóm các trò chơi chữ cái không sử dụng công nghệ thông tin trong thiết  
kế tổ chức trò chơi cho trẻ.  
2. Nhóm các trò chơi chữ cái có sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế và  
tổ chức cho trẻ chơi  
3. Một số lưu ý khi lựa chọn sử dụng các trò chơi chữ cái  
4. Hiệu quả SKKN……………………………………….......................... 26  
C. KẾT LUẬN KHIẾN NGHỊ……………………………………..  
28  
1. Kết luận ……………………………………………………….......... 28  
2. Khuyến nghị:…………………………………………………........... 29  
1/30  
Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non”  
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:  
Như chúng ta đã biết, Trường Mầm non là trường học đầu tiên giúp trẻ lớn lên  
trên con đường học vấn. Chính vì thế, những kiến thức mà nhà sư phạm đưa đến cho  
trẻ chỉ những kiến thức sơ đẳng, đơn giản song cũng hết sức quan trọng trong  
cuộc đời đứa trẻ sau này. Vì thế, chúng ta đều hiểu rằng, muốn một ngày mai trở  
thành khoa học, một bậc thiên tài nào đó cũng không bao giờ phủ nhận rằng tôi  
không phải trải qua những năm tháng bập bẹ nói những câu nói đầu tiên.  
Cũng chính vì thế, muốn chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1, các cô giáo mầm  
non không chỉ phối hợp với phụ huynh chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1 mà cần  
phải trang bị đầy đủ những kiến thức sơ đẳng, các kĩ năng cơ bản để giúp trẻ phát  
triển toàn diện các mặt như thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - quan hệ xã  
hội… để tạo tiền đề tốt cho trẻ vào học lớp 1, trong đó, nhiệm vụ dạy trẻ làm quen  
chữ cái giúp trẻ nhận biết đặc điểm cấu tạo và phát âm chuẩn các âm của 29 chữ cái  
theo mẫu chữ viết in thường, biết một số nét chữ cơ bản bước đầu làm quen với  
hoạt động tập tô – tô các nét theo chấm mờ một trong những nhiệm vụ hết sức  
quan trọng.  
Môn học Làm quen chữ cái ở trường mầm non là bước khởi đầu cho trẻ có  
một nền tảng vững chắc trong quá trình học môn TiếngViệt khi trẻ học phthông,  
mà ngôn ngữ chiếc cầu nối giữa thế giới xung quanh với trẻ.  
Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều năm qua, bản thân tôi đã cố gắng  
thực hiện tốt , nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ, sao  
cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn, ghi nhớ hiệu quả nhất các chữ  
cái, tránh được sự gò bó trong giờ học.  
một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi nhận thấy việc nâng cao  
chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái, hình thành và phát triển kĩ  
năng nghe, nói, đọc, viết rất quan trọng. Hơn nữa, trường mầm non là nơi đầu tiên  
trẻ được tích cực giao lưu bạn bè, được cô giáo mở rộng kiến thức, các kĩ năng  
cơ bản, tạo những tiền đề tốt giúp trẻ vào học ở phthông. Và tôi đã nhận thấy việc  
tổ chức các trò chơi Làm quen chữ cái chính là một trong những biện pháp hữu hiệu  
nhất giúp trẻ tiếp thu, ghi nhớ các biểu tượng chữ cái một cách tự nhiên, thoải mái,  
hiệu quả hứng thú nhất. Chính vì những lí do trên mà tôi quyết định lựa chọn đề  
2/30  
Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non”  
tài “Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong  
trường mầm non” với mong muốn góp phần nhỏ của bản thân trong việc nâng  
cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái.  
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:  
I.Cơ sở luận:  
Trong bối cảnh cả nước tiếp tục hưởng ứng thực hiện tốt cuộc vận động  
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện cuộc vận động  
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, các hoạt động của  
ngành phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,  
cũng nhằm mục đích ấy, từng tiêu chí đã những tác động sâu sắc, toàn diện đến  
chất lượng giảng dạy của nhà trường.  
Việc dạy bmôn làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi nên chú trọng vào quá  
trình hơn kết quả. Trẻ cần được hành động với các đối tượng, trải nghiệm trực tiếp  
tiếp tục hành động cho đến khi trẻ hài lòng với kết quthu được. Trên cơ sở đó,  
giáo viên hiểu trẻ học như thế nào để tác động, giúp đỡ để trẻ tsuy nghĩ và hành  
động dựa trên những ý tưởng mà giáo viên không phải người giảng giải kiến thức  
cho trẻ.  
Ngôn ngữ mẹ đphát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triển  
trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tiểu học và các cấp học sau này;  
Hình thành các kĩ năng nghe nói, đọc viết rất quan trọng. Đó nền tảng để hiểu  
về chữ viết tiếp thu nhiều tri thức mới. Thông qua các hoạt động sinh hoạt, học  
tập, lao động, các buổi tham quan dã ngoại, dạo chơi… cần kích thích trẻ cần kích  
thích trẻ sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, mở rộng vốn từ cho trẻ về tế giới  
xung quanh, tập cho trẻ diễn đạt những muốn nói một cách rõ ràng, không nói  
ngọng, không nói lắp….  
Tuy nhiên, để trẻ nhanh chóng tiếp cận và phát triển tốt các kĩ năng đó thì một  
điều cần thiết phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức. Trong quá trình cho  
trẻ làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt, tôi thấy một trong những con đường dạy trẻ  
hiệu quả nhất đó dạy theo hướng giáo dục mầm non mới. Điều đó đồng nghĩa với  
việc phải tổ chức các hoạt động sao cho linh hoạt, lấy trẻ làm trung tâm và tích cực  
3/30  
Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non”  
lồng ghép các nội dung cần thiết trong các hoạt động… Qua đó, trẻ được tích cực  
hoạt động, trải nghiệm, khám phá, thể hiện mình, cô chỉ người hướng dẫn.  
Trẻ học tốt môn học Làm quen chữ cái là một trong những điều kiện tốt để trẻ  
chuẩn bị vào học lớp Một. Cũng như các môn học khác, chúng ta sử dụng những trò  
chơi tổ chức những trò chơi nhằm giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái  
tiếng Việt. Do đó tiết học Làm quen chữ cái cần tổ chức sao cho thật sinh động,  
thu hút, điều đó cũng không phải dễ. Đó cũng niềm trăn trở đối với tôi.  
Môn học Làm quen chữ cái cũng góp phần giúp trẻ hình thành, phát triển toàn  
diện nhân cách của trẻ. Đó cũng mục đích hàng đầu của giáo dục mầm non. Vì  
thế, việc tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái đã được bgiáo dục đưa vào trong  
chương trình dạy trẻ thành một hoạt động chính trong trường mầm non.  
II. Thực trạng:  
Trong quá trình thực hiện đtài này, tôi nhận thấy những thuận lợi và khó  
khăn sau:  
1. Thuận lợi:  
* Về phía bản thân:  
- Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động “Làm quen chữ cái cho trẻ 5-6  
tuổi”, bản thân tôi đã được bồi dưỡng thêm kiến thức, nắm chắc được phương pháp  
dạy trẻ làm quen chữ cái .  
- Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo Dục Đào Tạo và Ban giám hiệu nhà trường  
kế hoạch sát sao, đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung làm thêm nhiều đồ dùng, đồ  
chơi cho trẻ, lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ điểm phù hợp với các  
chữ cái học trong chủ điểm; Hướng dẫn làm các tranh, các góc chữ cái để trẻ được  
làm quen ở mọi lúc mọi nơi.  
- Phòng học tương đối rộng, thoáng và đầy đủ điều kiện để hoạt động.  
- Nhà trường luôn coi trọng đến việc tạo môi trường chữ viết phong phú, hấp  
dẫn để lôi cuốn trẻ.  
- Lớp được trang bị máy vi tính, máy chiếu, máy in, các phần mềm thiết kế  
bài giảng điện tử, chương trình kidmarts để trẻ được tiếp cận với việc học chữ cái  
qua các trò chơi trên máy.  
4/30  
Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non”  
- Bản thân là một giáo viên lâu năm có kinh nghiệm, có ý chí phấn đấu vươn  
lên, có lòng yêu nghề mến tr.  
- Hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm đến việc học của con cái.  
2. Khó khăn:  
- Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng trình độ nhận thức không đồng đều. Có  
cháu phát âm chuẩn, mau nhớ mặt chữ, biết cách cầm bút đúng kỹ năng, tư thế  
ngồi viết đúng. nhiều cháu phát âm còn ngọng, không chuẩn, nói câu chưa tròn.  
Trước khi thực hiện đtài, tôi đã làm một số khảo sát đối với trẻ:  
NỘI DUNG  
KẾT QUẢ  
60%  
Trẻ phát âm 29 chữ cái rõ ràng  
Nhận biết đúng 29 mặt chữ cái  
76%  
Tô các nét chấm mờ trùng khít, hoàn thành vở  
Bé tô bé vẽ sạch sẽ  
66%  
Tư thế ngồi đúng  
66%  
73%  
Cách cầm bút đúng  
- Nhiều phụ huynh rất nóng lòng trong việc cho con mình học đọc, học viết.  
Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em  
mình.  
Trước thực trạng này, tôi đã trăn trở đtìm ra những biện pháp thiết thực  
làm sao để tổ chức cho trẻ học làm quen chữ cái sao cho trẻ thấy hứng thú như mình  
đang chơi, và tuy chơi nhưng lại mang hiệu quả tích cực.  
* Phạm vi triển khai thực hiện: Đề tài sáng kiến: "Sưu tầm thiết kế  
một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non" được  
tôi thực nghiệm tại lớp mẫu giáo lớn mình dạy một lớp mẫu giáo lớn khác trong  
trường. Qua quá trình áp dụng sáng kiến, tôi thấy hiệu quả mang lại rất khquan và  
tôi luôn được bộ phận chuyên môn phân công dạy chuyên đề làm quen chữ cái cho  
chị em toàn trường áp dụng đạt hiệu quả cao.  
5/30  
Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non”  
III. Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái  
trong trường mầm non:  
Thông qua các trò chơi chữ cái, việc tiếp thu, ghi nhớ các chữ cái đối với trẻ  
trở nên hứng thú, tự nhiên, dễ dàng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. vậy, tôi đã sưu  
tầm tự thiết kế một số dạng trò chơi để giúp trẻ ôn luyện các chữ cái và củng cố  
các kĩ năng phát âm…  
1. Nhóm các trò chơi chữ cái không sử dụng công nghệ thông tin trong  
thiết kế tổ chức trò chơi cho trẻ.  
* Dạng trò chơi “gạch chân chữ cái”:  
- Chuẩn bị: Các hình ảnh từ dưới tranh, lời bài thơ, câu đố, đồng dao, ca  
dao… có các chữ cái cần củng cố cho trẻ.  
- Luật chơi: Trong thời gian là một bản nhạc, đội nào gạch chân đúng được  
nhiều chữ cái cô yêu cầu nhất sẽ đội chiến thắng. Trò chơi này có thể tổ chức đưới  
dạng trò chơi động theo luật chơi tiếp sức hoặc tổ chức dưới dạng trò chơi tĩnh đều  
phù hợp.  
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2-3 đội chơi theo luật chơi trên. Đội nào gạch  
chân đúng được nhiều chữ cái theo yêu cầu nhất sđội chiến thắng.  
* Dạng trò chơi “Chọn chữ theo yêu cầu”:  
Cô phát âm, trẻ nêu cấu tạo chữ giơ thẻ chcái tương ứng ; Hoặc cô cho  
chữ nào biến mất thì trẻ sẽ chọn chữ cái đó giơ lên đồng thời phát âm chữ cái đó.  
* Dạng trò chơi Nối chữ cái trong từ với chữ cái tương ứng (Tinh mắt, nhanh  
tay)  
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội đứng thành 3 hàng dọc lần lượt lên nối  
chữ cái o,ô,ơ/… trong từ tương ứng với chữ cái o,ô,ơ… trong ô trống ở giữa tranh.  
- Luật chơi: Theo luật tiếp sức, thời gian là một bản nhạc. Đội nào nối được  
nhiều kết quả đúng nhất, đội đó sẽ chiến thắng.  
* Dạng trò chơi tạo hình chữ cái theo yêu cầu (Cùng nhau sáng tạo):  
Tạo hình các chữ cái O/Ô/Ơ/… bằng các nguyên vật liệu khác nhau.  
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi theo hình chữ u. Cô đặt các nguyên vật liệu trang  
trí, tạo hình các chữ cái ở vị trí thuận lợi cho trẻ dễ lấy để trẻ tạo hình các chữ cái  
o,ô,ơ theo các cách khác nhau từ các nguyên vật liệu: Đất nặn, bảng, phấn, uốn kẽm  
hoặc dây len, xếp khuy, hột hạt, trang trí chữ bằng kim sa, nhũ…  
6/30  
Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non”  
* Dạng trò chơi “ghép nét chữ”  
- Chuẩn bị: chuẩn bị nhiều nét cấu tạo nên các chữ cái cần củng cố cho trẻ.  
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một nét chữ bất kì. Cho trẻ vừa đi vừa hát 1  
bài hát. Khi hiệu lênh “ghép nét” thì trẻ sẽ nhanh chóng tìm bạn có nét chữ sao  
cho ghép với nét chữ của mình sẽ tạo thành chữ cái vừa học.  
……  
Việc tổ chức các trò chơi cho trẻ làm quen với chữ cái nên theo một chương  
trình xuyên suốt, trong đó cô giáo là người dẫn chương trình để kết hợp khéo léo các  
trò chơi, khoảng thời gian cho trẻ thư giãn, xen kẽ giữa động tĩnh để trẻ cảm  
thấy thoải mái, tích cực tham gia.  
Bằng các trò chơi mới, trẻ sẽ hứng thú với bài học, giúp trẻ khắc sâu về cấu tạo và  
tên gọi của các chữ cái đã làm quen. Cho nên với mỗi tiết dạy, tôi luôn tìm tòi, sáng  
tạo những trò chơi mới, ứng dụng với nhiều hình thức khác nhau, thường xuyên thay  
đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng  
2. Nhóm các trò chơi chữ cái có sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế và  
tổ chức cho trẻ chơi  
* Dạng trò chơi “Xếp chữ theo quy tắc”  
- Chuẩn bị: Lô tô các chữ cái, bảng gài hoặc bảng dạ gắn dính các lô tô chữ  
cái.  
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, mỗi đội gồm 8 bạn đứng thành 3 hàng dọc  
trước vạch xuất phát để lần lượt chạy lên chọn chữ cái phù hợp xếp tiếp lên bảng  
theo một quy tắc đã cho trước. chẳng hạn yêu cầu trẻ xếp theo quy tắc Ơ - Ô – O / Ơ  
- Ô - …  
- Luật chơi: Mỗi lần lên, mỗi trẻ chỉ được chọn một chữ cái để xếp tiếp theo  
quy tắc cho trước. Trò chơi diễn ra theo luật tiếp sức, trong vòng một bản nhạc, đội  
nào xếp nhanh và đúng yêu cầu nhất, đội đó thắng cuộc.  
* Dạng trò chơi “Giải đố chữ”  
- Chuẩn bị: chuẩn bị hệ thống các câu đố về các chữ cái trẻ đã hoặc đang học sao  
cho thật gần gũi dễ hiểu để trẻ đoán hình ảnh đó giống với chữ cái gì mà cô muốn  
đố; xắc xô cho trẻ lắc tín hiệu giành quyền trả lời, các thẻ chữ cái liên quan. VD một  
vài câu đố sau:  
Đố chữ O:  
7/30  
Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non”  
Trông như quả bóng  
Cũng giống trứng tròn  
Bạn đoán được không  
Tôi tròn thế đấy!  
Tôi là chữ gì nào?  
Đố chữ Ơ:  
Giống O cái bụng tròn vo  
Để không nhầm lẫn bé thêm móc vào  
Móc này phía trên O  
Nằm ngay bên phải đoán ra không nào?.  
Thông minh, bé đoán nhanh mà  
Đoán được sẽ thưởng cả tràng pháo tay.  
Đố chữ Ô:  
Nhìn mình gần giống bạn O  
Nhưng mình rất sợ nắng mưa ốm người  
Thế nên mẹ nhắc chớ lười  
Lúc nào cũng đội cho mình mũ cơ  
Đố bạn mình là chữ gì?  
….  
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3-4 nhóm ngồi thành vòng tròn lắng nghe cô  
đọc câu đố để lắc xắc xô giành quyền giải đố…  
- Luật chơi: Đội nào lắc xắc trước sẽ giành quyền trả lời trước. Mỗi lần  
đoán đúng sẽ được thưởng một ngôi sao/ 1 bông hoa/… Đội nào giành được nhiều  
phần thưởng nhất sẽ chiến thắng.  
8/30  
Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non”  
Ảnh trẻ đang ngồi theo nhóm hướng lên màn hình có câu đố lắc xác xô.  
* Dạng trò chơi Luyện phát âm (Phát thanh viên giỏi)  
- Cách chơi: Trẻ nhìn trên màn hình và đọc tên chữ cái xuất hiện trên mỗi  
hình ảnh chứa chữ cái đó. Hoặc cho trẻ chơi dưới hình thức “Vòng quay kì diệu”, cô  
gắn thẻ chữ cái vào xung quanh vòng quay và cho 1 trẻ lên quay. Khi kim chỉ vào  
chữ cái nào, cô yêu cầu trẻ phát âm chữ cái đó…  
- Luật chơi: Ai đọc chưa đúng chữ cái xuất hiện trên màn hình sẽ phải đọc  
lại nhiều lần theo yêu cầu của cô.  
Ảnh Trẻ chơi tạo hình chữ “p, q” bằng nhiều cách  
thú với trẻ.  
9/30  
Sưu tầm thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non”  
3. Một số lưu ý khi lựa chọn sử dụng các trò chơi chữ cái  
- Có thể tổ chức các dạng trò chơi gạch chân/ khoanh tròn chữ cái, xếp chữ  
theo quy tắc cho trước, nối chữ tương ứng, ghép nét, tìm chữ… dưới cả hai hình  
thức động hoặc tĩnh. Khi tổ chức các trò chơi này dưới hình thức tĩnh, giáo viên tổ  
chức chia trẻ thành các nhóm (6-8 trẻ/nhóm) và phát cho mỗi trẻ hoặc mỗi nhóm trẻ  
ngồi theo nhóm dưới sàn một bút, một tờ giấy có các bài tập phù hợp theo yêu cầu  
của mỗi trò chơi (VD tờ giấy có in lời bài thơ/ lời bài hát/ đồng dao…cho trẻ gạch  
chân/ khoanh tròn các chữ cái theo yêu cầu, hoặc tờ giấy nội dung bài tập yêu cầu  
trẻ dùng bút nối chữ in đậm ở giữa tương ứng với chữ cái có trong các từ ở dưới mỗi  
hình ảnh trong tờ giấy…). Còn khi tổ chức chơi các trò chơi này dưới hình thức  
động, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi thi đua giữa 2-3 đội chơi theo luật tiếp sức bật  
qua vòng/ chạy lên gạch chân/ khoanh tròn/ nối các chữ cái tương ứng/.…theo yêu  
cầu trong bảng chơi của từng đội.  
- Một số trò chơi giáo viên chỉ sử dụng cho trẻ chơi dưới hình thức chơi tĩnh  
như trò chơi chọn thẻ chữ theo yêu cầu, chữ cái theo yêu cầu, trò chơi luyện phát  
âm cho trẻ, trò chơi giải đố chữ cái…  
- Một số trò chơi chỉ nên tổ chức chơi dưới thức động sẽ hấp dẫn tăng hứng  
thú của trẻ hơn như trò chơi tìm lá cho hoa, TC hái quả/ hái hoa, tìm nhà,… Các trò  
chơi Bật nhảy vào ô, xúc chữ… chỉ tổ chức dưới hình thức chơi động.  
- Nhiều trò chơi khác ngoài các trò chơi ()cũng thể thiết kế sử dụng để  
cho trẻ tương tác trên các thiết bị CNTT như máy tính, máy chiếu để củng cố các  
biểu tượng chữ cái cho trẻ như()  
2.2. Nhóm các trò chơi sử dụng công nghệ thông tin cho trẻ Làm quen  
chữ cái:  
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ đã trở nên hết sức phổ biến và  
cần thiết, nhất đối với bmôn Làm quen chữ cái cho trẻ trong trường mầm non.  
Tôi thường thiết kế bài giảng điện tử về chữ cái để dạy trẻ trên phần mềm  
powerpoint là phổ biến. Ngoài ra, tôi từng cùng đồng nghiệp thiết kế bộ bài giảng  
Làm quen và tập tô 29 chữ cái tiếng Việt trên phần mềm active primary và đạt Giải  
Khuyến Khích cấp thành phố. Tôi nhận thấy, khi trẻ được làm quen chữ cái có sử  
10/30  

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 20 trang huongnguyen 11/03/2024 2420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_suu_tam_va_thiet_ke_mot_so_tro_choi_giup_tre_5_tuoi_lam.docx