SKKN Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ 3 - 4 tuổi
Môi trường giáo dục của Montessori là nơi học sinh được tự do hoạt động trong một “môi trường được chuẩn bị” – được thiết kế phù hợp với đặc trưng phát triển cơ bản của con người nói chung và tính cách mỗi cá nhân nói riêng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Môi trường đó cho phép trẻ phát huy tính độc lập ở tất cả các lĩnh vực, phù hợp với xu hướng phát triển tâm lý bên trong trẻ.
MỤC LỤC
Trang
A. Đặt vấn đề……………………………………………………………. 2
B. Giải quyết vấn đề………………………………………………….....
3
I. Cơ sở lý luận………………………………………………….............. 3
II. Thực trạng vấn đề…………………………………………………… 6
III. Các biện pháp đã tiến hành………………………………………… 10
1. Biện pháp 1………………………………………………………... 10
2. Biện pháp 2………………………………………………………... 11
3. Biện pháp 3……………………………………………………….. 14
4. Biện pháp 4……………………………………………………….. 20
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm…………………………………… 25
C. Kết luận, khuyến nghị………………………………………………... 26
1. Ý nghĩa và những nhận định của người viết sáng kiến………….. 26
2. Bài học kinh nghiệm………………………………………………. 26
3. Đề xuất, khuyến nghị……………………………………………… 27
Page 1 of 27
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục
trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục học người
Ý Maria Montessori (1870 – 1952). Đây là phương pháp tiến trình giáo dục đặc
biệt dựa vào việc học qua cảm giác.
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép
trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của
mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo
sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù
hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em.
Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi do các bản
năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi
trường.
Phương pháp Montessori được áp dụng hầu hết các quốc gia có sự phát
triển mạnh về giáo dục đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi giáo dục mầm non
đang ngày càng được chú trọng. Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào
chương trình đào tạo ở các trường sư phạm là cái nôi phát triển cho trẻ em dựa
trên sự phát triển các giác quan của chính cá nhân trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự
hoạt động, tự khám phá bản thân cũng như thế giới xung quanh. Hiện nay, tại
Việt Nam, phương pháp Montessori đã được đưa vào chương trình giáo dục đào
tạo tại các trường sư phạm dưới hình thức tham khảo và chương trình nghiên
cứu mở rộng của các bộ môn. Đối với chương trình giáo dục đào tạo hệ mầm
non, phương pháp Montessori được áp dụng cho rất nhiều các môn học: Tạo
hình, Âm nhạc, Thể chất, Văn học… Đặc biệt, mục tiêu mà phương pháp
Montessori đặt ra là phát triển toàn diện cho trẻ dựa trên việc học qua cảm giác,
tức là việc lấy các giác quan của trẻ làm tiêu chí để phát triển các mặt. Ví như
việc lấy thính giác để phát triển thẩm mỹ và tai nghe âm nhạc cho trẻ, lấy xúc
giác để phát triển vận động tinh và vận động thô cho trẻ nhằm phát triển vận
động thể chất toàn diện cho 1 đứa trẻ. Chính vì mong muốn phát triển vận động
thể chất cho trẻ một cách toàn diện, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Ứng dụng
phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ 3- 4 tuổi” nhằm
trao đổi kinh nghiệm cũng như tham khảo thêm nguồn phương pháp mới để giáo
dục trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
II. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/ 2016 đến tháng 3/ 2017.
III. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp Mẫu giáo bé C1.
IV. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Trong nhóm lớp mẫu giáo bé C1
Page 2 of 27
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Cơ sở lý luận
1.Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non.
Trẻ em bắt đầu có sự tiếp xúc với bên ngoài, giao tiếp với “ người lạ” khi
các em bước vào độ tuổi đi mẫu giáo, bạn bè ở trường mẫu giáo là một thế giới
vô cùng rộng lớn đối với trẻ thơ. Cũng trong giai đoạn này các em có hứng thú
với thế giới xung quanh, tò mò và thắc mắc các vấn đề với người lớn. Nếu người
lớn hiểu được tâm lý của con và định hướng sẽ có thể đem lại nhiều hiệu quả
tích cực.
Ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi này, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh và
phần lớn thời gian của trẻ là chơi đùa. Trẻ chơi mà học và học mà chơi. Chúng
tự nghĩ ra những trò chơi và chơi mãi không chán, đôi khi quên cả đi vệ sinh.
Trẻ con ở lứa tuổi này không thích những trò chơi phức tạp, nhiều quy
tắc. Những trò chơi ngắn sẽ thích hợp với trẻ ở lứa tuổi này vì khoảng thời gian
chú ý, tập trung của trẻ không kéo dài.
2. Vận động tinh.
Vận động tinh là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. Kỹ năng
vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi, tập luyện của trẻ. Đồ chơi lắp ghép,
đồ chơi nghệ thuật,… sẽ giúp trẻ tập cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, xiết, lắp ghép
khối… và tập làm các động tác phức tạp hơn như nặn, vẽ tranh. Kỹ năng vận
động tinh là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay.
3. Phương pháp Montessori.
Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò
của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân
cách trẻ. Ngoài ra, phương pháp này còn rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý
tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học
công nghệ tiến bộ và hiện đại. Tổ chức AMI (Hiệp hội Montessori Quốc tế) và
AMS (Hiệp hội Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc trưng của phương pháp học
Montessori sau:
- Lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau. Thông thường là các trẻ 2 - 6
tuổi.
- Trẻ tự lựa chọn hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được
giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước).
- Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình “làm việc” hay
hoạt động tự do.
Page 3 of 27
- Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thực thong qua trải nghiệm, kiến thức
thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá,
xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên.
- Các học cụ giáo dục đặc biệt được và Montessori và đồng sự nghiên
cứu, sang tạo và phát triển nên.
Ngoài ra, nhiều trường học Montessori cũng tự thiết kế chương trình có
tham khảo nhiều tài liệu về phương pháp giáo dục của bà Montessori (trong đó
phải kể đến là các bài học, học cụ mang tính mô phạm hay phương pháp giáo
dục mà Tiến sĩ Motessori đưa ra trong các khoác đào tạo giáo viên đương thời).
* Các hoạt động mang tính xây dựng, tự do, không bị gò bó, ép buộc.
Phương pháp giáo dục Montessori về cơ bản là xây dựng mô hình phát
triển của con người và các cách tiếp cận giáo dục đều dựa trên mô hình đó. Mô
hình này bao gồm hai thành tố. Trước hết là trẻ và người lớn tham gia vào quá
trình xây dựng tâm lý thông qua tương tác với môi trường xung quanh. Thứ hai
là trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi – đồi tượng có sự phát triển tâm lý bẩm sinh.
* Xu hướng của nhân loại
Montessori nhận thấy có những đặc tính mang tính bẩm sinh và phổ biến
trong tâm lý con người mà con trai của bà và đồng sự Mario Montessori gọi đó
là “human tendencies” – “xu hướng của nhân loại” (năm 1957).
Những xu hướng đó là:
- Bản năng tự bảo toàn.
- Khuynh hướng thích gần gũi với thiên nhiên.
- Tính trật tự.
- Thích khám phá.
- Giao tiếp.
- Làm việc hay còn được mô tả là “hoạt động có mục đích”.
- Thao tác với môi trường xung quanh.
- Tính chính xác.
- Tính lặp lại.
- Tính trừu tượng.
- Tính hoàn hảo.
- Trí tuệ toán học.
Trong phương pháp Montessori, xu hướng trên được xem là các hành vi
chủ đạo trong mỗi giai đoạn phát triển và phương pháp giáo dục tốt là phương
pháp dựa trên các hành vi này, đơn giản hóa chúng và có tính ứng dụng phù hợp.
* Môi trường chuẩn bị
Page 4 of 27
Môi trường giáo dục của Montessori là nơi học sinh được tự do hoạt động
trong một “môi trường được chuẩn bị” – được thiết kế phù hợp với đặc trưng
phát triển cơ bản của con người nói chung và tính cách mỗi cá nhân nói riêng ở
các giai đoạn phát triển khác nhau. Môi trường đó cho phép trẻ phát huy tính
độc lập ở tất cả các lĩnh vực, phù hợp với xu hướng phát triển tâm lý bên trong
trẻ. Ngoài yếu tố tiếp cận dễ dàng với học cụ Montessori theo từng lứa tuổi, môi
trường Montessori còn phải thể hiện được các tiêu chí dưới đây:
- Xây dựng phù hợp với nhu cầu của trẻ.
- Đẹp, hài hòa, sạch sẽ.
- Có tính trât tự.
- Có sự sắp xếp hợp lý giữa các hoat động.
- Các học cụ mang tính chuyên biệt, tạo sự phát triển toàn diện của trẻ.
*. Các mức độ phát triển
Montessori chia sự phát triển của con người ra làm bốn giai đoan, từ lúc
mới sinh đến 6 tuổi, từ 6 – 12 tuổi, từ 12 – 18 tuổi và từ 18 – 24 tuổi. Mỗi giai
đoạn có những đặc trưng không giống nhau và tương ứng là các phương pháp
tiếp cận giáo dục khác nhau cho từng giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên: Là giai đoạn sau dinh đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi.
Theo sự quan sát của Montessori, trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình
phát triển tâm sinh lý không ngừng và nổi bật nhất. Trẻ là những cá nhân học tập
và khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các giác quan nhạy bén của
mình, từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng mang nét riêng của từng
cá nhân. Montessori đã nếu ra một số khái niệm để giải tích quá trình “làm việc”
này của trẻ, bao gồm khai niệm về trí tuệ tiếp thu, các thời kỳ nhạy cảm và sự
bình thường hóa.
Trí tuệ thẩm thấu: Montessori mô tả hành vi của trẻ nhỏ nỗ lực không
ngừng nghỉ, học hỏi thông qua kích thích từ môi trường xung quanh – các giác
quan, ngôn ngữ, văn hóa và hình thành khái niệm với thuật ngữ “trí tuệ thẩm
thấu” Tiến sĩ Montessori thấy rằng giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ
nằm ở sáu năm đầu đời – thời điểm trẻ sở hữu trong mình “trí tuệ thẩm thấu”.
Nói cách khác, trẻ tiếp thu thế giới xung quanh giống như miếng bọt biển thấm
hút nước vậy. Do đó, mục tiêu giáo dục trong thời kỳ này là trau dồi, tu dưỡng,
khát khao học hỏi và tiếp thu một cách tự nhiên của trẻ. Bà cũng cho rằng đây là
khả năng duy nhất, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của trẻ và nó phai nhạt dần
sau khi trẻ được 6 tuổi.
Thời kỳ nhạy cảm: Montessori cũng quan sát các giai đoạn nhạy cảm đặc
biệt của trẻ trước những kích thích từ môi trường xung quanh. Bà gọi đó là “thời
Page 5 of 27
kỳ nhạy cảm”. Môi trường lớp học Montessori (các học cụ và hoạt động) được
thiết kế và sắp xếp phù hợp với từng gia đoạn nhạy cmar mà trẻ bộc lộ.
Montessori đã chỉ ra các giai đoạn nhạy cảm đó, bao gồm:
- Việc học tập, lĩnh hội ngôn ngữ - từ lúc mới chào đời đến khi trẻ được
khoảng 6 tuổi.
- Tính trật tự - giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tuổi.
- Sự gọt giũa tinh tế của các giác quan – từ lúc mới sinh đến 3 tuổi.
- Sự đam mê với các đồ vật nhỏ - khi trẻ được 18 tháng đến 3 tuổi.
- Sự phát triển của các hành vi xã hội – khi trẻ được 2.5 – 4 tuổi.
Sự bình thường hóa: Khái niệm này xuất phát từ yếu tố tập trung vào hoạt
động đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Điểm nổi bật của nó là khả năng tập
trung cũng như “các nguyên tắc không gây gò bó hay ép buộc theo khuôn khổ,
trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, biết cảm thông và tham gia giúp đỡ
người khác”.
* Giáo dục và hòa bình.
Khi xây dựng lý thuyết và thực hành, Montessori tin tưởng giáo dục có
vai trò đặc biệt quan trọng, đóng góp vào nền hòa bình chung của thế giới. Bà
nhận thấy nếu trẻ được tạo điều kiện phát triển theo đúng quy luật phát triển tự
nhiên của mình, chúng sẽ biết cách tôn trọng hòa bình và đóng góp nhiều cho sự
phát triển của văn minh nhân loại. Từ những năm 1930 cho đến những năm
tháng cuối đời, Montessori đã có rất nhiều các bài giảng liên quan đến chủ đề
này. Quan điểm của bà là “Phòng chống chiến tranh, bao lực là nhiệm vụ của
chính trị; xây dựng hòa bình là nhiệm vụ của giáo dục”.
Bà đã vinh dự được tổng cộng sáu đề cử cho giải Nobel Hòa bình trong ba
năm 1949, 1950 và 1951.
II/ Thực trạng vấn đề.
1) Thực tiễn giáo dục Montessori ở lứa tuổi sau sinh đến tiền tiểu học
1.1. Chương trình dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới ba tuổi)
Montessori đưa ra nhiều thuật ngữ liên quan đến chương trình học giai
đoạn này. “Nindo” tiếng Ý, dịch ra có nghĩa là “tổ chim” dùng để chỉ một số
lượng nhỏ trẻ từ 2 tháng đến 14 tháng tuổi, khi trẻ đã biết đi. “Một cộng đồng trẻ
nhỏ” ám chỉ số lượng trẻ nhiều hơn từ 1 – 2 tuổi rưỡi và 3 tuổi. Cả hai nhóm này
đều được học trong môi trường có học cụ và hoạt động thiết kế phù hợp với độ
lớn, kích thước và khả năng của trẻ. Trẻ hoàn toàn có cơ hội phát triển vận động
và tính độc lập.
Page 6 of 27
Việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự đi vệ sinh cũng được đặc biệt chú ý
trong giai đoạn này. Một số trường còn có mô hình lớp học “phụ huynh – học
sinh”, cho phép cha mẹ vào lớp cùng các con.
1.2. Lớp mẫu giáo và tiền tiểu học (dành cho trẻ từ hai tuổi rưỡi, ba
tuổi đến sáu tuổi)
Các lớp này có tên là Ngôi nhà trẻ thơ (Children House). Lớp học có sự
pha trộng giữa các lứa tuổi. Số lượng thường từ 20 – 30 học sinh, phụ trách bởi
một giáo viên dày dặn kinh nghiệm và một trợ giảng. Bàn ghế trong lớp học
được thiết kế riêng cho từng cá nhân hoặc nhóm trẻ hoạt động. Giá để học cụ
cũng được thiết kế và sắp xếp đủ tầm với của trẻ. Ban đầu giáo viên sẽ giới thiệu
mẫu hầu hết các hoạt động, sau đó trẻ được tự do lựa chọn hoạt động mà chúng
yêu thích. Các học cụ và hoạt động trong lớp học giúp trẻ thực hành nhiều kỹ
năng cơ bản như rót, xúc bằng thìa, học cụ phát triển giác quan, học cụ liên quan
đến toán học, ngôn ngữ, âm nhạc, mỹ thuật…
2) So sánh phương pháp giáo dục Montessori và giáo dục truyền thống.
Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục
Montessori
truyền thống
- Truyền thụ kiến thức trong
chương trình học theo chuẩn
quốc gia.
- Giúp khai phá tiềm năng phát
triển con người.
- Trẻ học với tốc độ của chính
mình và theo đuổi sở thích cá
nhân.
- Trẻ học theo chương trình định
sẵn trong khung thời gian áp
dụng chung cho mọi người.
- Trẻ dạy chính mình bằng cách
sử dụng các học cụ được chuẩn
bị đặc biệt và có mục đích.
- Trẻ được dạy bởi giáo viên.
- Trẻ tham gia học tập 1 cách
chủ động.
- Trẻ tham gia học tập một cách
thụ động.
- Sự hiểu biết đến từ kinh
nghiệm của chính đứa trẻ thông
qua các học cụ và sự phát triển
khả năng tự tìm hiểu của trẻ.
- Việc học được sắp xếp theo
môn học và giới hạn ở kiến thức
được dạy.
- Việc học dựa trên cơ sở lập
- Trẻ ngồi tại bàn và nhìn lên
Page 7 of 27
luận giữa khám phá vật chất và
nhận thức có mối liên hệ.
bảng làm các bài tập.
- Trẻ có thể học tại bất cứ vị trí
nào mà trẻ cảm thấy thoải mái,
di chuyển xung quanh và nói
chuyện tùy ý nhưng không phiền
đến các bạn khác.
- Trẻ thường được chỉ định chỗ
ngồi và được khuyến khích ngồi
im và lắng nghe trong các tiết
học theo nhóm.
- Giáo viên cộng tác với trẻ
trong giờ học.
- Lớp học do giáo viên chỉ đạo.
- Sự phát triển cá nhân chính là
phần thưởng và sự khích lệ,
động viên cho mỗi đứa trẻ.
- Sự khích lệ, động viên được tạo
ra bởi cơ chế thưởng và phạt.
- Môi trường và phương pháp
học khuyến khích tính tự giác.
- Giáo viên giữ vai trò là người
chủ yếu thực thi kỉ luật.
- Trẻ học bao lâu tùy thích với
bài tập mà nó đã chọn.
- Trẻ chỉ được học trong khoảng
thời gian quy định cụ thể.
- Trẻ không bị ngắt quãng trong
quá trình học.
- Bài học chia làm các phần và
giới hạn thời gian cho mỗi phần.
- Lớp học gồm các trẻ có cùng
- Lớp học trộn lẫn độ tuổi.
độ tuổi.
- Học đồng thời với phát triển
các kỹ năng xã hội cho trẻ.
- Không chú trọng việc phát triển
các kĩ năng xã hội cho trẻ.
- Đồng thời phát triển trí tuệ, các
kỹ năng xã hội, cảm xúc và tinh
thần.
- Chủ yếu tập trung phát triển trí
tuệ cho trẻ.
- Kết hợp việc học các kiến thức
học thuật với các kỹ năng xã hội
và thực tế cuộc sống.
- Chủ yếu tập trung vào các kiến
thức học thuật.
3) Thực tiễn giáo dục Việt Nam và nơi tiến hành thực nghiệm.
Hiện nay, chương trình giáo dục Việt Nam là chương trình giáo dục hiện
hành theo phương thức giáo dục truyền thống. Nhờ sự cập nhật những chương
Page 8 of 27
trình và phương pháp giáo dục kiểu mới, giáo dục Việt Nam cũng đã bước đầu
có sự xuất hiện của phương thức “giáo viên làm bạn với học sinh”; điều đó có
nghĩa là cô và trò cùng nhau hoạt động, trao đổi kinh nghiệm cũng như việc học
hỏi kiến thức ngay trong quá trình chơi, việc này rút ngắn khoảng cách giữa giáo
viên và học sinh, tạo sự gần gũi, học sinh cũng dễ dàng đề đạt và đưa ra những ý
kiến cá nhân hơn.
* Nơi tiến hành thực nghiệm:
- Nơi tôi tiến hành ứng dụng một số thực nghiệm phương pháp
Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ 3- 4 tuổi là môi trường giáo dục
đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2015, là trường có diện tích rộng với cơ sở
vật chất khang trang hiện đại. Trường có tổng số học sinh hiện tại là 498 học
sinh.
- Trường có đội ngũ giáo viên yêu nghề, mến trẻ, 100% đạt trình độ trên
chuẩn, luôn có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức nhà giáo, có ý thức, trách nhiệm, say sưa với công việc.
(1)Thuận lợi:
- Trường có diện tích rộng nên có nhiều môi trường hoạt động và phát
triển thể chất cho trẻ: bãi cỏ rộng với khu phát triển thể chất ngoài trời với nhiều
trò chơi phát triển vận động thô như trèo thang, ném bong… sân cát, và một số
trò chơi rèn luyện sự khéo léo và dẻo dai cho cơ thể trẻ.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm, đi sâu vào chuyên môn cũng như đầu tư
trang thiết bị giáo dục, sách tranh, đĩa hình là những tài liệu giúp giáo viên dạy
trẻ hiệu quả nhất.
- Ban giám hiệu luôn đi sâu quan tâm giúp đỡ bồi dưỡng về chuyên môn,
đặc biệt chú trọng nâng cao các điều kiện về tài liệu chuyên môn, cơ sở vật chất
phục vụ công tác giáo dục theo hướng hiện đại, tạo điều kiện cho giáo viên tham
gia các lớp bồi dưỡng, các lớp chuyên đề nhằm nâng cao năng lực bản thân.
- Giáo viên trẻ, năng động, sang tạo, vững vàng về chuyên môn, luôn tâm
huyết với nghề, có ý thức bồi dưỡng, nâng cao trình độ cũng như tìm tòi, sưu
tầm các tài liệu để dạy trẻ hiệu quả cao.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các hoạt động.
- Môi trường hoạt động của trẻ phong phú, trẻ có điều kiện tiếp xúc nhiều
nên có nhiều kĩ năng hoạt động với từng môi trường khác nhau.
- Ban phụ huynh tạo điều kiện cho giáo viên trong công tác giáo dục và
nâng cao phương pháp dạy cũng như tổ chức thực nghiệm phương pháp mới đối
với trẻ, phối hợp và tạo điều kiện cho giáo viên trong công tác giáo dục trẻ.
(2)Khó khăn:
Page 9 of 27
- Cơ sở vật chất: vẫn còn thiếu thốn một số giáo cụ trực quan để rèn kỹ
năng vận động tinh cho trẻ.
- Việc tìm hiểu tài liệu còn hạn chế.
- Khó khăn về việc sắp xếp thời gian bố trí giờ hoạt động.
III/ Các biện pháp đã tiến hành.
Xuất phát từ một số thuận lợi, khó khăn nêu trên, tôi đã suy nghĩ làm như
thế nào để bản thân và đồng nghiệp thuận lợi trong việc ứng dụng phương pháp
Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ, điều đó đồng nghĩa với việc
giáo viên mầm non phải thực sự hiểu về các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho
các giác quan phát triển, mà ở đây chính là dựa vào đặc điểm của xúc giác để
phát triển vận động tinh cho trẻ, nâng cao kĩ năng sử dụng các đồ vật nhỏ, sự
khéo léo, tỉ mỉ của đôi bàn tay, ngón tay trong khi sử dụng giáo cụ mô phỏng
các hoạt động với quần áo.
1)Biện pháp 1: Khảo sát sự hứng thú và kĩ năng sử dụng các đồ vật với
kích thước nhỏ, một số trang phục của trẻ.
Để thực nghiệm, tôi đã khảo sát thực trạng kĩ năng sử dụng các đồ vật với
kích thước nhỏ, một số trang phục của trẻ và sự hứng thú của trẻ trước những đồ
vật đó để tìm ra phương pháp, hình thức nâng cao sự hứng thú cũng như nâng
cao kĩ năng sử dụng đồ vật có kích thước nhỏ, làm tăng sự khéo léo, linh hoạt
của đôi bàn tay và sự nhanh nhạy của các ngón tay.
Kĩ năng hoạt động
Sự hứng thú
Hoạt
động
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Quan sát
65 %
35%
75%
75%
25%
Tổng số trẻ
trong lớp:
40
Cử động
70%
65%
60%
30%
35%
40%
25%
22%
31%
bàn tay
Cử động
78%
69%
ngón tay
Phối hợp
tay–mắt
Với kết quả trên đã thể hiện kĩ năng hoạt động và sự hứng thú của trẻ còn
chưa cao. Qua đó cho thấy: Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào phát
triển vận động tinh cho trẻ 3- 4 tuổi (Ứng dụng nền tảng là đặc điểm xúc giác
Page 10 of 27
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ 3 - 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_ung_dung_phuong_phap_montessori_vao_phat_trien_van_dong.doc