SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ

Trẻ ở độ tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các sự vật, hành động cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và các mối quan hệ. Tuy nhiên mức độ hiểu nghĩa của các từ này ở trẻ còn rất hạn chế và có nét đặc trưng riêng, trẻ sử dụng các từ biểu thị thời gian chưa chính xác, trẻ nhận thức về công cụ ngữ pháp và sử dụng nó còn rất hạn chế, chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các loại từ trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng con đường giao tiếp thường xuyên, có hệ thống của trẻ với người lớn về những sự vật, sự việc trẻ được nhìn thấy trong sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ” làm đề tài nghiên cứu tại lớp 24-36 tháng tuổi trường Mầm non Hoa Sữa.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài  
Giáo dục Mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,  
bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới  
có ích. Một trong ba mục tiêu cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm  
sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con  
người Việt nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách,  
giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay, chúng ta không  
chỉ đào tạo những con người có tri thức, có khoa học, có tình yêu thiên nhiên, yêu  
Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái  
đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy của con người phải được hình  
thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn biết bao điều tốt đẹp trong tương lai.  
Trong những năm gần đây bậc học Mầm non đang tiến hành đổi mới chương  
trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động  
với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ  
động tích cực, hồn nhiên, vui tươi. Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy  
khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục  
trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “ Học chơi- chơi học” đáp  
ứng mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện.  
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò là một  
phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh,  
ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh,  
thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật hiện tượng có  
trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của  
các sự vật cùng với từ tương ứng với nó.  
Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ  
vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ.  
Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ lứa tuổi mầm non đặc biệt lứa tuổi nhà trẻ 24- 36  
1/30  
tháng tuổi một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ  
giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và  
phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp sẽ dễ  
dàng tiếp cận với các môn khoa học khác ở độ tuổi mẫu giáo: môi trường xung  
quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình…  
Trẻ ở độ tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thcác sự vật, hành động cụ  
thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và các mối quan  
hệ. Tuy nhiên mức độ hiểu nghĩa của các từ này ở trẻ còn rất hạn chế và có nét đặc  
trưng riêng, trẻ sử dụng các từ biểu thị thời gian chưa chính xác, trẻ nhận thức về  
công cụ ngữ pháp và sử dụng nó còn rất hạn chế, chúng ta cần phải giúp trẻ phát  
triển mở rộng các loại từ trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng con đường  
giao tiếp thường xuyên, có hệ thống của trẻ với người lớn về những sự vật, sự việc  
trẻ được nhìn thấy trong sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy tôi chọn đề tài : “ Một số  
biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ” làm đề tài nghiên cứu  
tại lớp 24-36 tháng tuổi trường Mầm non Hoa Sữa.  
2. Mục đích nghiên cứu  
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ  
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.  
- Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến tâm sinh lý trẻ em, biện pháp giúp  
trẻ 24-36 tháng nói rõ ràng, mạnh dạn, trả lời câu hỏi của cô.  
- Tìm hiểu thực trạng vềphát triển ngôn ngữ trong trường mầm non.  
- Đề xuất một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.  
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu  
- Đối tượng nghiên cứu:  
+ Tổ chức cho trẻ làm quen và gây hứng thú tích cực vào các hoạt động chủ  
đích (LQVH, HĐTH, LQCV…) trong giờ hoạt động ngoài trời,hoạt động góc, mọi  
lúc mọi nơi đphát triển ngôn ngữ cho trẻ.  
- Phạm vi nghiên cứu:  
+Tại lớp D2 ( nhóm trẻ 24- 36 tháng) trường Mầm Non Hoa Sữa Quận Long  
Biên- TP Hà Nội từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018  
2/30  
5. Phương pháp nghiên cứu.  
5. 1. Phương pháp nghiên cứu luận.  
- Đọc, thu thập, phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa những tài liệu có liên  
quan tới đề tài: tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học mầm non,  
5. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.  
5.2.1 Phương pháp quan sát  
- Quan sát việc thực hiện trong các hoạt động giáo dục trẻ, quan sát hứng thú  
của trẻ khi chơi với đồ chơi .  
5.2.2 Phương pháp trò chuyện.  
- Trò chuyện với trẻ, tìm hiểu để nắm được tình hình tâm lý, sức khỏe của trẻ  
từ đó những biện pháp phù hợp với từng trẻ.  
5.2.3 Phương pháp thống kê toán học.  
- Dùng công thức toán học để xsố liệu thực tiễn đã thu thập được.  
6. Kế hoạch nghiên cứu  
- Từ ngày 10/09/2017 đến ngày 19/10/2017 chọn đề tài và trang bị luận.  
- Từ ngày 20/02/2018 đến ngày 25/02/2018 tổ chức cho trẻ thực hiện các biện  
pháp trong các hoạt động.  
- Từ ngày 26/2/2018 đến ngày 20/3/2018 phân tích kết quả viết sáng kiến  
kinh nghiệm.  
3/30  
PHẦN II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ  
1. Cơ sở luận:  
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ  
Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ một vai trò rất quan trọng không thể thiếu  
được. Ngôn ngữ phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ  
nhỏ, đó phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình  
thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng  
đồng trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ những lời chỉ dẫn của  
người lớn trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của hội mọi  
người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó.  
Năm thứ ba là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển ngôn ngữ của  
trẻ. Trẻ lên ba cả nhà học nói”, điều này thật đúng. Do đặc điểm và nhu cầu giao  
tiếp mà giai đoạn ba tuổi, lời nói của trẻ phát triển với tốc độ mạnh mẽ nhất. Chính  
yếu tố này đòi hỏi người lớn phải hướng trẻ vào thế giới xung quanh, phát triển ở  
trẻ năng lực quan sát, nhận biết các đồ vật, hiện tượng khác nhau, đồng thời cho trẻ  
làm quen với hoạt động của người lớn. như vậy mới phát triển được mặt hiểu ý  
nghĩa của lời nói, khả năng phát âm, các chức năng giao tiếp điều quan trọng  
nhất ở chỗ làm sao cho trẻ không những nắm vững từ mà còn học sử dụng chúng  
theo ý mình. Điều này không tự đến, nhu cầu sử dụng ngữ liệu vào giao tiếp cần  
phải được giáo dục, quan hệ của người lớn đối với trẻ có ý nghĩa rất quan trọng  
đối với sự phát triển kịp thời lời nói cho trẻ, thái độ quan tâm, thận trọng, hết mình  
của cô giáo tạo ra sự phát triển những tình cảm tích cực những phản ứng khác  
nhau, thiếu những thứ đó không thể tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ và phát triển  
ngôn ngữ cho trẻ. Những tác động sư phạm phải được tiến hành thường xuyên và  
hướng vào tất cả các mặt phát triển thần kinh- tâm lý của trẻ, chỉ sự phát triển  
toàn diện như vậy ở trẻ mới hình thành được ngôn ngữ.  
2. Thực trạng của vấn đề  
Đầu năm học 2017-2018, tôi được phân công lớp nhà trẻ (24-36 tháng tuổi)  
cùng với cô giáo Thu Hằng và cô giáo Đặng Thị Hoa với sĩ số là 36 cháu.  
4/30  
Trong lớp nhiều cháu chậm nói, chưa nói rõ được các từ đơn giản như: Dạ, bà,  
mẹ, cô, cho…. Mỗi khi đến lớp và khi ra về các cháu này chỉ vòng hai tay lại và cúi  
đầu xuống, ậm ự trong miệng chứ không nói rõ được từ nào, một số cháu nói được  
thì nói chưa lời, chưa đý. Do vậy tôi thăm với phụ huynh về tình hình của  
các cháu. Qua trao đổi tôi được biết: Nhiều gia đình cán bộ công chức, họ gửi con  
cho các nhóm trẻ tư thục, ít có thời gian chơi đùa, trò chuyện với con cái; hay có  
những gia đình buôn bán, họ giao con cho người giúp việc, cũng có gia đình giao  
con cho bà nội ngoại chăm sóc, ở những trnày được nội ngoại cưng chiều,  
luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của trnên trẻ lười nói dẫn đến chậm nói. Hầu  
hết các trẻ nêu trên đều do phụ huynh dành thời gian cho con ở độ tuổi này rất ít,  
trẻ hạn chế trong giao lưu với những người thân, cơ hội thỏa mãn nhu cầu, tự bộc  
lộ ý muốn của mình và khi được nói, được thể hiện ý mình đôi lúc trẻ phát âm chưa  
cũng chưa được sửa sai.  
a) Thuận lợi:  
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường  
- Lớp diện tích khá rộng rãi, thoáng mát.  
- Lớp được chia theo đúng độ tuổi qui định  
- Đồ dùng phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phong phú  
- Giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, được bồi dưỡng thường  
xuyên và tham gia học tập tại các lớp chuyên đề do Sở, Phòng tổ chức  
- Giáo viên luôn yêu nghề, yêu trẻ, nhiệt tình, tận tụy với công việc.  
- Trình độ của giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn  
- Phụ huynh luôn ủng hộ, giúp đỡ.  
- Trẻ đi học chuyên cần  
b) Khó khăn:  
-Lần đầu tiên đến lớp nên trẻ còn khóc nhiều đi học còn khóc nhiều, chưa quen  
5/30  
với các cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiên sinh hoạt và các hoạt động ở  
lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều sở thích và cá tính khác nhau.  
-Tnhớ của trcòn hạn chế, trẻ chưa biết khối lượng các âm tiếp thu cũng như  
trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn, nên trẻ bỏ bớt từ, bỏ bớt âm khi nói.  
-85% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chế dẫn đến  
tình trạng trẻ thường dùng từ không chính xác.  
- 60% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng chữ x-s, dấu ngã - dấu sắc, dấu  
hỏi, dấu nặng  
- Ở lớp nhà trẻ, thời gian chăm sóc trẻ chiếm đa số nên việc giáo viên chú  
ý phát triển vốn từ cho trẻ đôi khi còn gặp nhiều khó khăn.  
-Đa số phụ huynh đều bận công việc nên ít có thời gian trò chuyện với trẻ  
- Trẻ được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu trẻ cần mà không cần phải dùng lời để  
yêu cầu hoặc xin, nên trẻ chậm nói  
Điều trăn trở nhất đối với tôi lúc này là làm sao để cho những cháu chậm nói,  
phát âm chưa lời: nói được những từ đơn giản như các bạn cùng độ tuổi, đồng  
thời phát triển được khả năng phát âm, hiểu ý nghĩa lời nói, khả năng khái quát và  
chức năng giao tiếp ngôn ngữ được chuẩn mực ở các trẻ khác.  
Tôi tiến hành khảo sát trẻ trong lớp, kết quả nsau:  
Đạt  
Tỉ lệ  
Chưa đạt  
Số  
Số lượng Tỉ lệ  
Tiêu chí  
lượng  
12/36  
33,3% 24/36  
44,4% 20/36  
66,7%  
55,6%  
Vốn từ  
Khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ  
Và phát âm  
16/36  
Khả năng nói đúng ngữ pháp  
Khả năng giao tiếp  
12/36  
10/36  
33,3% 24/36  
27,7% 26/36  
66,7%  
72,3%  
6/30  
3. Biện pháp thực hiện  
3.1 Biện pháp 1: Phát triển ngôn ngữ thông qua sinh hoạt hằng ngày  
3.1.1Qua giờ đón, trả trẻ  
Giờ Sự ân cần niềm nở của cô giáo khi đón trẻ sẽ niềm tin, sự an tâm từ  
phía phụ huynh và cũng chỗ dự an toàn khi trẻ vào lớp, cũng ngay lúc này đây cô  
giáo hướng dẫn trẻ để cặp, xếp dép ngăn nắp đúng nơi qui định vừa trò chuyện  
cùng trẻ  
Sáng nay bố mẹ đưa con đi học bằng xe gì? ( xe máy )  
Xe máy kêu như thế nào? ( xe máy kêu píp píp)  
Xe máy có mấy bánh? ( xe máy có 2 bánh)  
Trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ và phát triển  
ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc, bởi qua trò chuyện cô  
cung cấp mở rộng vốn từ cho trẻ, khi trẻ mạnh dạn trò chuyện cùng với cô có  
nghĩa trẻ đã tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó được mở  
rộng và phát triển hơn.  
3.1.2 Qua giờ ăn  
Một chế độ dinh dưỡng tốt ngay từ thời thơ ấu sẽ nền tảng cho sự phát triển  
cả về thể chất lẫn tinh thần chỉ có khi trưởng thành mới thể biết được. Bên  
cạnh chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn, việc vệ sinh trước, trong và sau khi ăn cũng  
phần rất quan trọng trong việc hình thành thói quen cho trẻ, giúp trẻ phát triển  
toàn diện về nhân cách sau này.  
Sau các hoạt động học tập - vui chơi các bé được cung cấp bổ sung lượng calo  
cần thiết để cho cơ thể phát triển một cách tốt nhất. Trẻ được ăn 2 bữa chính: bữa  
trưa bữa chiều  
Trước khi ăn, cô và trẻ cùng hát bài “ Mời bạn ăn”, để mau lớn các con phải  
ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thế trong bài hát có những loại thức ăn nào? ( cho trẻ  
kể: thịt, rau, trứng, đậu, cá, tôm), bữa trưa hôm nay các con được ăn cơm với món  
7/30  
nhỉ?, thế là tôi chia cơm giới thiệu món ăn  
dụ: Món mặn là “ trứng đúc thịt”, món canh “ Canh tôm mồng tơi”  
Hôm nay các con được ăn cơm với món ăn mặn “Trứng đúc thịt”  
Vậy thịt, trứng cung cấp cho chúng ta chất dinh dưỡng gì? (chất đạm), canh rau  
cung cấp cho chúng ta chất gì? (vitamin, chất xơ), tôi luôn trò chuyện với trẻ  
trước khi ăn để tạo không khí vui vẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng vừa củng cố vốn từ  
cho trẻ  
Giờ ăn của các trẻ  
Qua giờ ăn, trẻ lượng kiến thức phong phú, có thêm kỹ năng vệ sinh, xúc  
ăn gọn gàng.  
3.1.3 Qua giờ ngủ  
Đối với trẻ em, giấc ngủ cũng tầm quan trọng như thức ăn nước uống  
hàng ngày. Một giấc ngủ sâu là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về  
thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ngược lại ngủ không ngon giấc hoặc thể bị thiếu ngủ,  
sẽ khiến trẻ cáu gắt, quấy khóc, không tập trung, mệt mỏi. Nếu thường xuyên ở  
trong tình trạng trẻ này sẽ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác và nhiên là sẽ  
không nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát và về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của  
trẻ.  
8/30  
Khi trẻ đã lên giường tôi mở những ca khúc nhẹ nhàng, những bài hát ru êm ái  
hay những câu truyện nội dung giáo dục nhẹ nhàng cho trẻ nghe.  
dụ: Bài hát “ Giờ đi ngủ” trẻ nghe và nằm đúng tư thế, không nằm sấp,  
không nói chuyện  
Trước khi ngủ, tôi trò chuyện, vỗ về với những trẻ ít nói, chậm nói hỏi trẻ câu  
đơn giản để trẻ trả lời:  
+ nhà, ai cho con ngủ?  
+ Con ngủ với ai?  
+ Bố (mẹ) con có hay hát cho con nghe không?  
+ Cô hát cho con nghe nhé.  
Qua giờ ngủ, trẻ được cung cấp thêm vốn từ, tạo thói quen tốt trong khi ngủ và  
thoải mái tự tin khi giao tiếp với cô giáo.  
3.2 Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động chơi tập chủ  
đích  
Đối với trẻ nhà trẻ , được phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động  
chơi tập một biện pháp tốt nhất. Giờ học đã trở thành phương tiện để cung cấp,  
tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó  
trẻ biết sử dụng” số vốn từ ”đó một cách thành thạo.  
3.2.1 Thông qua hoạt động Nhận biết tập nói”  
Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp  
vốn từ vựng cho trẻ.  
Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa  
hoàn chỉnh, vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong  
tiết dạy phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ.  
Bên cạnh đó phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ  
trả lời hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đcâu không nói cộc lốc.  
VD1: Trong bài nhận biết Củ rốt” muốn cung cấp từ củ rốt  
” cho trẻ phải chuẩn bị mỗi trẻ một củ rốt thật để cho trẻ quan sát. Trẻ sẽ sử  
dụng các giác quan như: sờ, nhìn…..nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn  
9/30  
khả năng ghi nhớ chủ đích.  
- Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ  
thống câu hỏi:  
+ Đây củ gì? ( “Củ rốt ạ”)  
+ Củ rốt có màu gì? ( màu cam ạ)  
+ Đây là gì? ( cuống rốt ạ)  
+ Chỉ cho cô lá cà rốt đâu? Các con nói lá cà rốt nào. ( lá cà rốt ạ)  
+ Lá cà rốt màu gì? ( Màu xanh ạ)  
- Trong khi trẻ trả lời phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói  
được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc , thiếu từ phải sửa  
ngay cho trẻ.  
Giờ học nhận biết tập nói : “Củ rốt”  
VD2 :  
Bài nhận biết “ Ô tô”  
Khi vào bài tôi đặt câu đố:  
“ Xe gì bốn bánh  
Chạy ở trên đường  
Còi kêu bim bim  
10/30  

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 31 trang huongnguyen 29/05/2024 1690
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_phat_trien_n.docx