SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo

Hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và kể chuyện sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mầm non có ý nghĩa rất quan trọng - là cơ sở sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, ham hiểu biết, óc quan sát, sáng tạo, phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ trẻ em bày tỏ được ý nghĩ, nguyện vọng của mình khi giao tiếp với người xung quanh. Qua đó, góp phần phát triển tư duy của trẻ và cũng là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ em. Phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật học ở một tầm cao mới trong đó phải kể đến hình thức “Kể chuyện sáng tạo” giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực về mọi mặt, rèn đức tính kiên trì ở trẻ, lồng ghép giáo dục đạo đức cho trẻ một cách nhẹ nhàng phù hợp. Quá trình rèn phương pháp kể chuyện sáng tạo sẽ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Đặc biệt đối với trẻ 4 - 5 tuổi.
UBND QUẬN LONG BIÊN  
TRƯỜNG MẦM NON GIA THƯỢNG  
***  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
ĐỀ TÀI:  
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI  
NÂNG CAO KỸ NĂNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO  
Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo/PTNN  
Cấp học: Mầm non  
Họ và tên tác giả: PHẠM THỊ THẢNH  
Chức vụ: Giáo viên  
ĐT: 0972860362  
Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Thượng  
Quận Long Biên – Hà Nội  
Long Biên, tháng 3 năm 2019  
MỤC LỤC  
NỘI DUNG  
A. PHẦN MỞ ĐẦU  
Trang  
4
1. Lý do chọn đề tài  
4
4
4
4
4
4
5
2. Mục đích nghiêmn cứu  
3. Đối tượng nghiên cứu  
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm  
5. Phương pháp nghiên cứu  
6. Thời gian nghiên cứu  
B. PHẦN NỘI DUNG  
1. Cơ sở luận  
2. Thực trạng  
5
5
2.1. Cơ sở vật chất  
5
2.2. Giáo viên  
6
2.3. Phụ huynh  
6
2.4. Trẻ  
6
3. Một số biện pháp  
7
3.1. Bin pháp 1: Kho sát knăng sng ca tr.  
3.2. Biện pháp 2:Sưu tầm, thiết kế các hoạt động giáo dục kỹ  
năng sống phù hợp với sự phát triển tình cảm-kỹ năng hội của  
trẻ trong lớp.  
7
16  
3.3. Bin pháp 3: To cơ hi cho trtri nghim, thc hành có  
tính giáo dc và tính tương tác cao  
3.4. Biện pháp 4: Sử dụng các tình huống vấn đề  
3.5. Biện pháp 5: Tuyên truyn phi kết hp vi phhuynh.  
4. Kết quả đạt được  
20  
22  
30  
30  
31  
31  
32  
4.1. Vế phía trẻ  
4.2. Về giáo viên  
5. Bài học kinh nghiệm  
C. PHẦN KẾT LUẬN  
1. Kết luận chung  
2. Khuyến nghị  
32  
32  
0/10  
A. PHẦN MỞ ĐẦU  
Lý do chn đề tài  
Sự nghiệp giáo dục mầm non ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, quốc  
tế hóa hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng Trẻ em hôm nay, thế giới  
ngày mai”. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non được coi  
mắt xích đầu tiên, có nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề, cơ sở ban đầu rất cần thiết  
cho trẻ bước vào các cấp học khác. Nếu coi giáo dục là “ngôi nhà” thì giáo dục  
mầm non là “nền móng”, “nền móng” có chắc thì “ngôi nhà” mới vững.  
Hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và kể chuyện  
sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mầm non có ý nghĩa rất quan trọng - là cơ sở sớm  
hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, ham hiểu biết, óc quan sát, sáng tạo, phát triển  
duy, phát triển ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ trẻ em bày tỏ được ý nghĩ,  
nguyện vọng của mình khi giao tiếp với người xung quanh. Qua đó, góp phần  
phát triển tư duy của trẻ cũng điều kiện quan trọng để trtham gia vào mọi  
hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ em. Phát triển ngôn ngữ,  
đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật học ở một tầm cao mới trong đó phải kể đến  
hình thức “Kể chuyện sáng tạo” giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực  
về mọi mặt, rèn đức tính kiên trì ở trẻ, lồng ghép giáo dục đạo đức cho trẻ một  
cách nhẹ nhàng phù hợp. Quá trình rèn phương pháp kể chuyện sáng tạo sẽ góp  
phần hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Đặc biệt đối  
với trẻ 4 - 5 tuổi.  
Kể chuyện sáng tạo đối với trẻ 4-5 tuổi quan trọng như vậy mà qua phân  
tích thực trạng tiếp thu kiến thức của các cháu mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở năm học  
trước cho thấy việc lĩnh hội kiến thức làm quen văn học còn chưa cao, nhất là  
thể loại kể chuyện sáng tạo. Việc lên lớp của cô trong tổ chức giờ kể chuyện  
sáng tạo cho trẻ còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được trẻ tập trung vào học môn  
học này.  
Xuất phát từ lý do trên, với tâm huyết nghề tôi thấy việc bồi dưỡng kiến  
thức toàn diện cho trẻ, trong đó nhất là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học  
tập trung chính là dạy trẻ kể chuyện sáng tạo một nhiệm vụ tôi thấy rất cần  
thiết, vậy tôi đã dành nhiều thời gian suy ngẫm, trăn trở nhằm tìm ra “Một số  
biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo”  
B. PHN NI DUNG  
I. Cơ sở luận  
Dạy trẻ làm quen văn học, trong đó dạy trẻ kể chuyện sáng tạo nhằm cung  
cấp một số kỹ năng cho trẻ: đó khả năng giao tiếp, khả năng nói rõ ràng, mạch  
lạc, biểu cảm, nói đúng câu có ý nghĩa, phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Qua những  
câu chuyện, những nhân vật trong truyện trẻ được kể, được nghe cô kể còn  
giáo dục đạo đức cho trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Kể chuyện sáng tạo  
còn là phương tiện giáo dục tri thức cho trẻ phát huy tính tích cực ở trẻ, rèn nếp  
duy sáng tạo cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.  
1/10  
Đặc điểm tư duy của trẻ 4-5 tuổi chủ yếu trực quan hình tượng tức chỉ  
dựa vào những hình ảnh, những biểu tượng được quan sát trực tiếp, những kinh  
nghiệm đã trải qua để liên hệ và suy ra cái mới. Chính vì vậy kể chuyện sáng  
tạo xuất phát từ đặc điểm này. Ngoài duy trực quan hình tượng chủ yếu thì  
trẻ 4-5 tuổi đã xuất hiện tư duy mới đó duy sơ đồ, ở giai đoạn này tình cảm  
và trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú, ngôn ngữ của trẻ rất phát triển. Trẻ có  
khả năng khái quát sự vật hiện tượng không chỉ ở thuộc tính bên ngoài mà còn  
cả thuộc tính bên trong, nhưng mức độ khả năng khái quát của trẻ không giống  
nhau nên tùy thuộc vào sự phát triển của từng trẻ để phương pháp phù hợp  
phát triển tính tích cực cá nhân và hướng đến sự phát triển ngôn ngữ hiệu quả  
nhất cho trẻ.  
II. Thực trạng  
- Trang thiết bị dạy học hiện đại như: máy tính, máy chiếu, thiết bị ghi  
âm... đầy đủ, tuy vậy đồ dùng tự tạo của giáo viên còn hạn chế... nên làm hiệu  
quả giảng dạy, truyền thụ của hạn chế và không hấp dẫn, thu hút trẻ ham học  
hỏi, tìm tòi, ít hấp dẫn và không gây hứng thú nhiều cho trẻ.  
- Đội ngũ giáo viên đều được đào tạo, bồi dưỡng đúng nghề nhưng chưa  
thc schuyên tâm đầu tư thi gian đi sâu nghiên cu, tìm hiu, thun thc đặc  
bit ging kca giáo viên còn thiếu din cm, hệ thống câu hỏi cô giáo chuẩn bị  
đưa ra trong quá trình giảng dạy chưa phong phú, chưa nhiều kinh nghiệm  
trong việc tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia kể chuyện sáng tạo, chưa đáp  
ứng được các đối tượng trtrong lớp.  
- Trong số phụ huynh, trình độ văn hóa không đồng đều, trong đó rất  
nhiều phụ huynh chưa thấy được vị trí tầm quan trọng của việc bồi dưỡng ngôn  
ngữ cho trẻ, nên thiếu quan tâm đến việc rèn luyện trẻ kể chuyện sáng tạo giúp  
cho trẻ phát triển ngôn ngữ.  
- Khả năng tiếp nhận, lĩnh hội khác nhau, ngôn ngữ trẻ kể chuyện sáng tạo  
phát triển không đồng đều, do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiếp thu  
cách kể chuyện sang tạo. Bảng phân loại đánh giá trẻ đầu năm học về lĩnh vực  
kể chuyện sáng tạo phát triển ngôn ngữ trẻ đạt được cho thấy như sau:  
Tổng số: 46 cháu  
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có  
STT  
Đánh giá  
Số  
trẻ  
9
Tỉ lệ  
%
Số  
trẻ  
22  
35  
32  
24  
28  
Tỉ lệ Số Tỉ lệ  
trẻ  
48% 15 32%  
76% 13%  
%
%
1
Hứng thú với KCST  
20%  
11%  
9%  
2 Tập trung chú ý  
5
6
3
4
5
Trả lời câu hỏi  
4
69% 10 22%  
52% 20 44%  
61% 10 22%  
Đặttênmichochuyn  
To nhân vt để KCST  
2
4%  
8
17%  
6
KCST diễn cảm  
5
11%  
25  
54% 16 35%  
2/10  
III. Các bin pháp đã tiến hành  
1. Biện pháp 1: Nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung của từng bài  
theo từng chủ điểm.  
- Trước hết là xác định chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay,  
các hoạt động của trẻ tiến hành theo chủ đểm. Kể chuyện sáng tạo cũng mang  
nội dung theo từng chủ điểm. Đồng thời, phải tập trung dành thời gian nghiên  
cứu, tìm hiểu kỹ toàn bộ chương trình làm quen văn học để kế hoạch phân  
loại cụ thể, nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung của từng bài, từng loại tiết,  
nắm chắc lượng kiến thức cần đạt đối với trẻ 4-5 tuổi để phân loại và áp dụng  
cho phù hợp.  
Kể chuyện sáng tạo khác với các tiết kể chuyện khác là cô có thể kể một  
câu chuyện mẫu theo chủ điểm, đàm thoại với trẻ, dựa vào đó trẻ thể kể một  
câu chuyện khác, có thể kể theo tranh, theo đồ vật đồ chơi,… mang nội dung  
chủ điểm bằng chính ngôn ngữ của trẻ nhằm mở rộng sự hiểu biết phát huy tính  
tích cực của trẻ, tạo cho trẻ tính chủ động về khả năng diễn đạt, phát triển ngôn  
ngữ.  
dụ: Chủ điểm trường mầm non  
Tôi đề ra mục đích yêu cầu: trẻ hiểu nội dung chuyện kể, đặt tên cho  
câu chuyện, trẻ kể chuyện sáng tạo phát triển ngôn ngữ trẻ mang nội dung chủ  
điểm “Trường mầm non” với quan hệ giữa cô giáo - các con , quan hệ bạn bè  
trong trường lớp, các hoạt động ở trường, các cô bác trong trường, đồ dùng đồ  
chơi,…  
Chủ điểm gia đình  
Mục đích yêu cầu: trẻ hiểu nội dung chuyện kể, đặt tên cho câu chuyện,  
trẻ kể chuyện sáng tạo phát triển ngôn ngữ trẻ mang nội dung chủ điểm “Gia  
đình” với quan hệ trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ, anh em, đồ dùng gia  
đình,…  
Chủ điểm thế giới động vật  
Mục đích yêu cầu: trẻ hiểu nội dung chuyện kể, đặt tên cho câu chuyện,  
trẻ kể chuyện sáng tạo phát triển ngôn ngữ trẻ mang nội dung chủ điểm “Thế  
giới động vật” với quan hệ giữa các con vật gần gũi trẻ quan sát được hoặc hiểu  
biết của trẻ về những con vật đó. Chủ điểm này có thể chia ra một số tiết kể  
chuyện sáng tạo nhỏ:  
- Kể chuyện về các con vật sống trong rừng.  
- Kể chuyện về các con vật sống trong gia đình.  
- Kể chuyện về động vật sống ở khắp nơi…  
Tóm lại: Để cho trẻ kể chuyện sáng tạo tốt trước hết cần phải xác định rõ  
trong mỗi tiết học ở mỗi chủ điểm cần đạt được mục đích yêu cầu gì, từ đó có  
những biện pháp tiếp theo.  
2. Biện pháp 2: Tìm chọn truyện hay hoặc sáng tác truyện.  
Đối với trẻ 4-5 tuổi, lứa tuổi rất ham hiểu biết rất nhạy cảm, ngôn ngữ  
trẻ ngây thơ, trong sáng hồn nhiên giàu hình ảnh ngữ điệu,... nếu nội dung  
truyện không hay, không gần gũi với trẻ sẽ không hấp dẫn và không gây được  
hứng thú, làm trẻ chán không muốn tham gia vào giờ học. Do vậy câu chuyện cô  
3/10  
kể cũng phải nội dung hay, hấp dẫn, phù hợp với trẻ, chính vì vậy mà tôi luôn  
phải tìm chọn những câu chuyện hay theo chủ điểm để kể mẫu cho trẻ nghe.  
Được nghe câu chuyện hay trẻ rất thích và có ý tưởng kể chuyện sáng tạo cho  
mình.  
Chủ điểm “Trường mầm non” tôi đã chọn truyện” Mai Mai đến trường”  
trẻ rất thích vì có nội dung gần gũi với trẻ giống như cuộc sống hiện tại của trẻ.  
Tuy nhiên, khi kể tôi không giới thiệu tên truyện để trẻ tự đặt tên cho câu  
chuyện kể, trẻ đã đặt tên cho câu chuyện là “ Bé Mai Mai đến trường”, “ Cô  
giáo của bạn Mai Mai”,... Trẻ đã sáng tạo kể các câu chuyện như “ Bé Bi đi  
học”, “ Cô giáo em”,...  
Chủ điểm “Gia đình” tôi đã chọn truyện Đi mua sắm” nội dung có mẹ và  
con đi chợ mua sắm, nội dung gần gũi với trẻ nên trẻ rất thích và chăm chú  
nghe. Kết quả 100% trẻ thích truyện.  
Ngoài việc lựa chọn truyện hay phù hợp tôi còn có thể nghĩ và sáng tác  
truyện đphù hợp với mục đích yêu cầu chủ điểm như chủ đểm thế giới thực vật  
tôi đã sáng tác truyện về quả. Khi được nghe truyện các con lớp tôi còn reo lên “  
hay quá” và đặt tên cho câu chuyện là “ Chôm Chôm dũng cảm”, Bạn Cam  
biết lỗi” “ Tên Chuột gây sự”,... Kết quả 100% trẻ thích truyện.  
Chủ điểm thế giới động vật tôi đã sáng tác một câu chuyện nhỏ có chó sói  
và 3 anh em dê đó truyện “BA ANH EM DÊ VÀ CON CHÓ SÓI”. Ở một  
khu rừng kia, có ba anh em dê sống trong căn nhà nhỏ trên núi cao. Hàng ngày  
ba anh em dê đi ăn cỏ phải qua một cây cầu nhỏ. Một hôm, em dê út đi ăn cỏ,  
vừa bước chân lên cầu bỗng tiếng quát:  
- Đứa nào bước lên cầu của ta? Cút ngay kẻo ta sẽ ăn thịt mi!  
Em dê út sợ quá chạy vội về, vừa chạy vừa khóc. Nghe thấy tiếng khóc  
anh dê hai hỏi:  
- Út ơi, làm sao em khóc?  
- Ôi anh Hai! làm sao mà em không khóc được cơ chứ, em muốn đi ăn cỏ  
nhưng ở trên cầu kia có con chó sói răng nhọn hoắt ăn thịt em mất!  
- Đừng sợ, hãy đi với anh!  
Anh dê Hai dắt em dê út đi. Hai anh em vừa bước chân lên cầu, nghe có  
tiếng bước chân con chó sói nhảy ra quát:  
- Đứa nào bước lên cầu của ta? Cút ngay kẻo ta sẽ ăn thịt mi!  
- Ta là anh dê hai, con sói kia hãy lại đây ta húc cho mi vỡ bụng!  
Nói rồi anh Hai xông vào húc con chó sói, nhưng sừng của anh dê hai còn  
chưa nhọn nên không húc được. Hai anh em dê sợ quá vừa chạy vội về nhà  
vừa khóc. Anh dê cả ghe thấy tiếng khóc liền hỏi:  
- Làm sao các em lại khóc?  
Dê út kể lại cho anh cả nghe, anh dê cả nói:  
- Đừng sợ hãy đi với anh.  
Ba anh em dê dắt nhau đi ăn cỏ. Vừa bước chân lên cầu, con chó sói nghe  
thấy tiếng bước chân nó liền nhẩy ra quát:  
- Đứa nào bước lên cầu của ta? Cút ngay kẻo ta sẽ ăn thịt mi!  
4/10  
- Ta là anh dê cả đây, con chó sói kia hãy tránh đường cho ta đi kẻo ta húc  
cho mi thủng bụng ra đấy!  
Con chó sói vẫn không tránh đường, nó quát:  
- Hãy cút ngay kẻo ta sẽ ăn thịt mi!  
Anh dê cả tức giận dùng cái sừng nhọn tiến thẳng về phía con chó sói húc  
vào bụng nó, con chó sói rơi tòm xuống suối bị nước cuốn trôi đi mất. Từ đó ba  
anh em dê hàng ngày đi ăn cỏ không còn bị con chó sói bắt nạt nữa, họ vừa đi  
vừa hát “ Cỏ non xanh, cỏ tươi xanh bát ngát trên đồi, anh em ta chén no nê,  
uống nước suối rồi ta lại về, la la la- lá la la- lá lá lá là la là là”.  
Với nội dung chuyện có ba anh em dê đi ăn cỏ phải đi qua một chiếc cầu,  
em dê út gặp sói thì sợ bỏ chạy, anh dê hai gặp sói đã đánh lại nhưng sừng còn  
chưa nhọn nên không húc được sói. Còn anh dê cả sừng nhọn đã đánh được  
sói, hất sói xuống sông. Câu chuyện có các tình huống nguy hiểm, nhiều  
giọng nhân vật, ngôn ngữ gần gũi với trẻ, có anh em biết giúp đỡ nhau, trẻ rất  
thích. Kết quả 100% trẻ thích truyện.  
3. Bin pháp 3: Hình thc tchc phù hp, gii thiu bài hay gây hng thú .  
Muốn tổ chức giờ học kể chuyện sáng tạo thì phần giới thiệu bài cũng giữ  
một vai trò rất quan trọng. Để gây hứng thú cho trẻ vào giờ học không phải dễ  
song tôi luôn nghiên cứu suy nghĩ để tìm ra cách giới thiệu bài hay hấp dẫn giúp  
trẻ hứng thú vào giờ học. Hiểu được tâm lý trẻ rất thích tham gia vào các hội thi,  
các câu lạc bộ, ngày hội, ngày lễ,... để trẻ tự khẳng định mình và thực sự cố gắng  
hết sức giành chiến thắng. Do vậy mà tôi luôn luôn vận dụng các bài thi, bài thơ,  
bài hát,... để có hình thức tổ chức phù hợp giới thiệu bài gây hứng thú cho trẻ.  
dụ:  
Chủ điểm gia đình: Chọn hình thức tổ chức kể chuyện sáng tạo dưới dạng  
thi “ nhà chủ nhật” để trẻ kể về gia đình mình, trẻ rất hồ hởi muốn tham gia kể  
chuyện.  
Chủ điểm thế giới động vật: Chọn hình thức tổ chức kể chuyện sáng tạo  
với chủ đề Người chăn nuôi giỏi”, “ Ngày hội rừng xanh”,...  
Chủ điểm thế giới thực vật: Chọn hình thức tổ chức Thăm vườn của ba”  
giới thiệu bài qua bài hát đố “quả gì?”  
Quả gì mà chua chua thế?  
Xin thưa rằng: Quả khế!”  
- Cô hỏi: - Câu hát nói gì?  
- Trẻ trả lời: - Con thưa cô, câu hát nói về quả khế ạ!  
- Cô nói: Các con ạ, trong vườn của ba có rất nhiều loại quả, chuyện gì  
đã xảy ra khu vườn đó các con có muốn biết không? (sau đó kể)  
Trẻ được hát đố trẻ rất thích, khi nghe tôi giới thiệu vẻ mật tôi thấy  
những đôi mắt ngây thơ trong sáng im lặng nghe tôi kể chuyện, qua đó tôi thấy  
cách giới thiệu của tôi hấp dẫn gây hứng thú cho trẻ. Để đạt được thành công  
trong tiết dạy tôi còn sử dụng biện pháp sau:  
4. Biện pháp 4: Ứng dụng CNTT vào kể chuyện.  
- Ngày nay vi sphát trin mnh ca mng thông tin, truyn thông  
trên Internet, giúp giáo viên chủ động khai thác tìm kiếm ngun tài nguyên  
5/10  
phong phú cho vic la chn nhng hình nh, âm thanh, phim sng động... có  
ni dung, tư liu bài ging sinh động gii thiu cho trmang tính chân thc  
để xây dng giáo án đin t.  
- Vic tìm kiếm thông tin, hình nh trên Internet để xây dng bài ging  
là rt cn thiết và bích, giúp giáo viên ging dy đạt hiu qucao và giúp  
trtiếp thu kiến thc ddàng, tiết kim thi gian làm đồ dùng đồ chơi ca  
giáo viên, ngoài ra nhng tư liu y còn là cơ sphát trin và nhân rng.  
- Tôi đã sdng nhng video có nhc nn hoc được lng tiếng sn ở  
nhà cho các con xem tùy tng tình hung cthkhi nào thì giáo viên trc tiếp  
kcho trnghe, khi nào thì cho trnghe âm thanh lng tiếng sn. 100% trẻ  
đều thích thú.  
5. Biện pháp 5: Kể chuyện diễn cảm (Đây là bin pháp cc kquan trng).  
Trẻ mẫu giáo 5 tuổi - độ tuổi ngôn ngữ rất phát triển, trẻ khả năng sử  
dụng câu thành thạo và có sắc thái biểu cảm,... những bài thơ, câu chuyện hay rí  
rỏm kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Muốn câu chuyện thực sự đi  
vào lòng trẻ thì không những truyện phải nội dung hay, giới thiệu hấp dẫn mà  
giọng kể của cố vai trò cực kỳ quan trọng. Chgiọng kể của tốt thể hiện  
đúng sắc thái biểu cảm thì nội dung truyện mới toát lên được hết những ý hay,  
trmi tiếp nhn được cách kca cô và thi vào trmt cách ksáng to hp dn.  
dụ 1: Câu nói của người già giọng chậm dãi và ấm khi kể lại kể với  
giọng lanh lảnh, còn nhân vật độc ác lại thể hiện với giọng nhẹ nhàng tình cảm  
thì sẽ không toát lên được nội dung của câu chuyện vậy không những các  
cháu mà người nghe cũng thấy chán.  
Do vậy việc chuẩn bị cho mình mỗi khi dạy trẻ kể chuyện là tôi phải luyện  
tập để giọng kể tốt phù hợp đúng tính cách nhân vật, ngắt nghỉ câu, thể  
hiện sắc thái biểu cảm đúng nhân vật mà mình kể, xác định đúng các giọng nhân  
vật, giọng dẫn chuyện,... kết hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ để bổ trợ cho giọng  
kể. như vậy nội dung câu chuyện mới thể hiện hết cái hay. Qua đó trẻ  
tiếp nhận cách kể của truyền tải vào cách kể cho chính bản thân mình cách kể  
tự nhiên hấp dẫn người nghe và kể rất sáng tạo.  
dụ 2: Truyện “ Ba anh em dê và con chó sói” đã trích trên thì trước  
khi kể bao giờ tôi cũng phải nghiên cứu để hiểu, thuộc truyện và xác định giọng  
nhân vật rõ ràng:  
- Giọng dẫn chuyện: nhẹ nhàng, ngắt, nghỉ, kể lúc nhanh lúc chậm phù  
hợp với nội dung câu chuyện.  
- Giọng sói: quát dê út với giọng to, hách dịch, dữ dằn.  
- Giọng em dê út: nhỏ, run sợ, khóc làm nũng anh.  
- Giọng anh dê hai: Láu táu  
- Giọng anh dê cả: ấm chững chạc hơn đối với các em nhưng khi quát  
sói thì lại quát với giọng to đanh thể hiện sự dũng cảm không sợ gì sói.  
Ngoài việc xác định giọng nhân vật rõ ràng tôi còn xác định giọng dẫn  
chuyện và khi thể hiện xuyên suốt câu chuyện tôi còn phải thay đổi sắc thái  
biểu cảm cho phù hợp vơi nội dung hình ảnh diễn ra trong từng đoạn truyện và  
kết hợp với ánh mắt cử chỉ điệu bộ, ngắt nghỉ dài ngắn, trường độ, cao độ,... để  
6/10  
giọng phù hợp với nội dung. Có thể cùng một câu nói nhưng ở mỗi hoàn cảnh  
xảy ra lại thể hiện với giọng khác nhau.  
dụ 3: Đoạn truyện “Về đến nhà, vừa đặt giỏ đào xuống đất khỉ em đã  
lon ton chạy vào gọi mẹ.  
- Mẹ ơi!...Mẹ!...  
Khỉ em gọi hai ba lần vẫn chẳng thấy khỉ mẹ thưa. Hai chú khỉ lo sợ chạy  
bổ vào buồng thì thấy khỉ mẹ đang đắp chăn nằm trên giường. Hai chú khỉ  
hoảng hốt hỏi dồn:  
- Mẹ ơi ... Mẹ ... Mẹ làm sao thế?“  
Trong đoạn truyện vừa rồi thì “Mẹ ơi!...Mẹ!...” ở đoạn trước gọi với giọng  
dịu dàng tự nhiên ngây thơ đúng với tâm trạng hồ hởi về gọi mẹ. Nhưng cũng  
câu nói ấy ở đoạn truyện sau thì giọng lại gọi ngắt quãng, hoảng hốt, dồn dập vì  
khỉ con bất ngờ khi thấy khỉ mẹ ốm.  
Với một câu chuyện trong chương trình hay ngoài chương trình hoặc tôi tự  
viết để kể cho trẻ nghe thì việc kể diễn cảm được tôi chuẩn bị rất kỹ và tôi thể  
hiện kể tốt. Do vậy học sinh lớp tôi đã học được cách kể diễn cảm kể rất  
sáng tạo.  
6. Biện pháp 6: Sử dụng đồ dùng đồ chơi đẹp, sinh động, sáng tạo và  
phù hợp.  
Cùng với các biện pháp trên thì biện pháp này cũng rất quan trọng. Trẻ  
mẫu giáo rất tò mò, chúng muốn được khám phá thế giới xung quanh bằng cách  
trực tiếp được quan sát, sờ mó, sử dụng,… Học bằng chơi, chơi học”. Đồ  
dùng đồ chơi người bạn đồng hành không thể thiếu được trong hoạt động cho  
trẻ và là ngọn nguồn vui cho trẻ. vậy để được những đồ dùng đồ chơi hấp  
dẫn đa dạng phong phú về chủng loại, hình dạng, màu sắc, kích thước,… Tôi đã  
tranh thủ tận dụng thời gian làm đồ dùng đồ chơi, nghiên cứu làm đồ dùng đồ  
chơi không những đẹp mà còn phải sinh động hấp dẫn, nhân vật kể cử động  
để khi cô kể cho trẻ nghe trẻ cảm thấy các nhân vật trong truyện hồn thực sự  
như cuộc sống đang diễn ra trẻ rất thích. Tôi làm đồ dùng đồ chơi với nhiều thể  
loại phong phú mà nguyên liệu lại dễ tìm - đồ dùng đồ chơi được làm bằng vải  
vụn, chai, lọ, nhựa, len, mút xốp,… để tôi có thể lựa chọn dạy trẻ phù hợp từng  
chủ điểm.  
dụ:  
Chủ điểm thế giới động vật: Tôi đã làm bộ rối đớp lời Thỏ, rùa và  
chuột”, “ Ba anh em dê và con chó sói” (nhân vật cử động mồm) được đớp lời  
theo giọng kể làm cho trẻ nghe trẻ thấy các nhân vật như đang nói chuyện với  
nhau trẻ rất thích.  
Chủ điểm gia đình: Tôi làm bộ rối tay có bà, cháu, mèo,... có cử động,  
hình dáng, màu sắc đẹp.  
Chủ điểm thế giới thực vật: Tôi làm bộ đồ dùng quả có chân tay cử động.  
Khi sử dụng kết hợp với trang trí sân khấu như khung cảnh gia đình hoặc khu  
vườn nhỏ,... trẻ rất thích và hứng thú học.  
7/10  
Ngoài ra, tôi còn làm một số loại rối khác nữa như rối dẹt lò so, rối dẹt di  
chuyển trên tranh, rối ngón,... thể loại phong phú, kích thước phù hợp, màu sắc  
đẹp, hấp dẫn để tôi có thể lựa chọn dạy trẻ phù hợp với từng bài, từng chủ điểm.  
Không những đồ dùng đồ chơi của hấp dẫn đồ dùng của trẻ cũng  
phải hấp dẫn để trẻ tự mình sử dụng những nhân vật trẻ thích. Nhờ đồ dùng  
đồ chơi đẹp trẻ thích mà kích thích trẻ kể chuyện sáng tạo, trẻ muốn được kể thì  
cô giáo mới cơ hội dạy cho trẻ cách kể hấp dẫn đúng ngôn ngữ biểu cảm, từ  
đó vốn từ của trẻ tăng nhanh và cách sử dụng câu của trẻ tốt hơn, ngôn ngữ trẻ  
phát triển, nâng cao hơn là ngôn ngữ nghệ thuật. Hiểu được ý nghĩa vai trò của  
đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mà khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tôi làm rất nhiều  
đồ dùng đồ chơi cho trẻ.  
dụ: Chủ điểm thế giới thực vật: Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo về quả, tôi  
trẻ đã cùng làm rất nhiều loại quả khác nhau có cách điệu đầu, tóc, mắt, mũi,  
chân, tay,… có cử động đcho trẻ kể chuyện.  
Chủ điểm thế giới động vật: Ngoài các con vật bằng nhựa tôi và trẻ cùng  
làm các con vật bằng các nguyên vật liệu khác nhau như gấp giấy: voi, thỏ, khỉ ,  
chim, hổ,…  
Các con vật làm từ ống mút sữa được trang trí thêm mút xốp hoặc len như  
mèo, lợn, chó, gà,…  
Các con vật làm từ hộp keo dán kết hợp với mút xốp như châu chấu,  
chuồn chuồn, bướm,...  
7. Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh  
Thống nhất giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục tại gia đình tránh  
việc Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Ở lớp trẻ được kể chuyện sáng tạo với  
đồ vật trẻ rất thích, nhiều khi về nhà trẻ cũng lấy đồ dùng trong nhà ra để kể và  
kể rất say sưa nhưng có khi phụ huynh không hiểu lại đánh mắng trẻ tội “bày  
bừa ra nhà” thế trẻ bị đánh mắng oan. Do vậy các cô giáo cần kết hợp với phụ  
huynh để phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ được sử dụng đồ dùng đồ chơi,  
khuyến khích trẻ kể chuyện. Từ đó phụ huynh không những không cấm đoán mà  
còn khuyến khích, động viên trẻ kể chuyện với đồ vật ở nhà, vì vậy chất  
lượng học sinh lớp tôi biết kể chuyện sáng tạo đã nâng lên rõ rệt.  
Qua biện pháp trên tôi thấy 100% trẻ trong lớp càng hứng thú tích cực hơn  
khi tham gia vào kể chuyện sáng tạo, giúp cho ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát  
triển phong phú hơn.  
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm  
1. Về giáo viên:  
- Nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp, có hình thức tổ  
chức phù hợp hấp dẫn, phát huy được các hoạt động chủ đạo của trẻ chơi mà  
học, học bằng chơi”, biết làm đồ dùng đồ chơi, ứng dụng CNTT vào khi dạy trẻ  
kể chuyện sáng tạo.  
2. Về phía phụ huynh:  
Trẻ không những kể chuyện ở lớp mà còn kể ở nhà, các cháu kể rất diễn  
cảm và sáng tạo cho ông bà, bố mẹ nghe. Gia đình rất ngạc nhiên, phấn khởi và  
tin tưởng ở các cô giáo vì vậy cho con đi học đều.  
8/10  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 12 trang huongnguyen 11/03/2024 1720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_nang_cao_ky_nang_ke.doc