SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo bé trong Trường Mầm non

Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng, việc bồi dưỡng kinh nghiệm sống, rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hình thành kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn; ngoài ra còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin khi tiếp nhận thử thách mới.
MỤC LỤC  
TT  
NỘI DUNG  
TRANG  
…………………………  
…………………………  
…………………………  
…………………………  
…………………………  
…………………………  
…………………………  
…………………………  
2
3
3
3
4
4
5
5
I.  
II.  
1.  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
Cơ sở lý luận  
Cơ sở thực tiễn  
Thuận lợi  
Khó khăn  
2.  
2.1  
2.2  
2.3  
3
Khảo sát thực tế  
Các biện pháp đã tiến hành  
3.1  
Biện pháp 1: Dạy trẻ các kỹ năng ………………………… 5 -10  
3.2. Biện pháp 2: Trẻ thực hành các kỹ …………………………  
năng được học  
10  
Trong hoạt dộng học:  
……………………..  
…………………………..  
…………………………  
3.2.1  
3.2.2  
3.2.3  
Trong hoạt động vui chơi  
Rèn kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc  
mọi nơi:  
11-12  
12-14  
Phối kết hợp với phụ huynh trong  
việc rèn KNS cho trẻ  
…………………………..  
3.2.4  
14-15  
Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm  
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ  
………………………… 15-16  
………………………… 16-18  
4.  
IV  
V
HÌNH ẢNH MINH HỌA  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
………………………  
………………………..  
18-32  
33  
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:  
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá  
trình hình thành nhân cách cho trẻ đến tuổi trưởng thành. Giáo dục kỹ năng sống  
nhằm xây dựng vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất con người, tăng sức đề kháng và năng  
lực hội nhập cho con trẻ ngay hôm nay và tự tin vững bước trong tương lai. Có thể  
giáo dục kỹ năng sống từ tuổi Mầm non, bởi vì ở lứa tuổi này đã hình thành những  
hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Việc làm quen kỹ năng sống như: giao  
tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức, thậm chí là giải  
quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống sẽ giúp trẻ tự tin, chủ động và biết xử  
lý mọi tình huống trong cuộc sống và điều quan trọng hơn là khơi gợi những khả  
năng tư duy sáng tạo biết phát huy thế mạnh của mình. Giáo dục trẻ tự tin khẳng  
định bản thân. Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc  
sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý  
thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông và các tai nạn  
thương tích khác, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng  
ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.  
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là hết sức cần  
thiết, bởi vì các bé ở lứa tuổi này nhận thức cũng như hành động đều trong sáng  
như một tờ giấy trắng, khi gieo vào các em những gì thì nó sẽ hình thành thói quen  
sau này cho các em như vậy.  
Việc hình thành và rèn luyện kỹ năng sống có ý nghĩa hết sức quan trọng  
giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống, xây dựng  
mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người. Sống an toàn, lành mạnh và  
phát triển tốt.  
Thạc sĩ Lê Thanh Nga – Vụ giáo dục Mầm non có viết:  
“Đối với trẻ Mầm non trong quá trình phát triển, nếu được uốn nắn, giáo  
dục tốt các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng  
thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong  
cuộc sống... Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát  
triển nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng  
và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ”  
Với những lí do trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài : Một số biện pháp rèn kỹ  
năng sống cho trẻ Mẫu giáo bé trong trường mầm non”.  
2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:  
1. Cơ sở lý luận:  
Để đứa trẻ có thể trở thành cá thể độc lập, tự chủ, sống khỏe, sống tốt và  
thành công trong tương lai thì ngay từ nhỏ cần rèn luyện kỹ năng sống. Đó có thể  
coi như chìa khóa cho sự sống còn và phát triển của con người. Người có kỹ năng  
sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, họ thường  
thành công hơn và làm chủ cuộc sống chính họ. Giáo dục kỹ năng sống góp phần  
phát triển các hành vi xã hội tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống và đẩy nhanh  
sự tiến bộ của toàn xã hội.  
Hiện nay, việc rèn kỹ năng xã hội cho trẻ Mầm non đã được ngành giáo dục  
và xã hội quan tâm hơn. Đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện  
như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói  
quen và kỹ năng học tập, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ  
sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn  
thương tích khác, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng  
ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.  
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng, việc bồi dưỡng  
kinh nghiệm sống, rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hình thành kỹ năng cần thiết  
trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò,  
khả năng sáng tạo, biết yêu thương chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói, đồng  
thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn; ngoài ra còn xây dựng ở trẻ lòng tự  
tin khi tiếp nhận thử thách mới.  
2. Cơ sở thực tiễn.  
Khi thực hiện đề tài này tôi đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau:  
2.1. Thuận lợi và khó khăn:  
* Thuận lợi:  
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học  
tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Các lớp học được trang bị đầy đủ cơ  
sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp đáp ứng nhu cầu học tập vui chơi của trẻ tại  
trường.  
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trình độ chuyên môn  
nghiệp vụ tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,  
sẵn sàng giúp đỡ nhau về mọi mặt, tận tụy với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ.  
- Tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn  
và phối kết hợp tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm rèn kỹ năng...  
- Hai giáo viên trong lớp đêu đạt trình độ chuẩn và đều là giáo viên trẻ nên  
nhiệt tình và tâm huyết với nghề.  
- Phụ huynh học sinh luôn phối kết hợp cùng nhà trường và giáo viên các  
lớp tổ chức các hoạt động cho trẻ.  
3
* Khó khăn:  
- Nhận thức của phụ huynh về giáo dục kỹ năng sống chưa đầy đủ.  
- Trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến  
thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc ,  
nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác  
chính vì vậy mà các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế.  
- Trẻ tiếp xúc nhiều các loại thiết bị hiện đại: điện thoại, ti vi... trẻ thụ động  
phụ thuộc bố mẹ, ông bà nên chưa chủ động, tích cực.  
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn với một số thuận lợi và khó khăn trên, đã thúc  
đẩy tôi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo bé  
trong trường mầm non”. Tôi mong rằng qua đề tài này, tôi có thể trao đổi thêm  
những kinh nghiệm với các đồng nghiệp và phụ huynh học sinh, góp phần lồng  
ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non.  
2.2. Khảo sát thực tế:  
2.2.1. Thực trạng trẻ:  
Ngay từ đầu năm học khi có ý tưởng trong việc xây dựng Sáng kiến kinh  
nghiệm, khi nhận học sinh đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát:  
Tổng số trẻ đầu năm của lớp là 22 cháu, trong đó có 5 cháu mới đi học nên  
còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen trường, quen lớp. Đầu năm nên đa số các cháu còn có  
ít kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng xung quanh, ít được tiếp xúc với nhiều  
loại nguyên vật liệu... Còn các cháu học sinh mới thì biết rất ít và có những cháu  
lần đầu đi học nên khả năng nhận thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh còn  
hạn chế.  
Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở lứa tuổi này là thay đổi từ cảm giác vận động  
sang giai đoạn tiền tư duy thao tác, kèm theo tư duy tượng trưng nên chính thời  
điểm này giáo viên sẽ dạy trẻ phát triển nhận thức thông qua các thao tác bằng tay,  
quan sát và khám phá.  
Đây là bảng khảo sát đầu năm của trẻ lớp Mẫu giáo bé C1 mà tôi đã thực hiện.  
ĐẦU NĂM  
STT NHÓM KỸ NĂNG  
SỐ TRẺ ĐẠT SỐ TRẺ CHƯA ĐẠT  
1
Nhóm kỹ năng chăm sóc bản  
thân  
16  
6
Tỷ lệ %  
2
73%  
27%  
8
Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc 14  
64%  
Tỷ lệ %  
36%  
4
3
Nhóm kỹ năng giao tiếp  
13  
9
Tỷ lệ %  
4
59%  
41%  
Nhóm kỹ năng đảm nhận trách  
nhiệm  
12  
10  
Tỷ lệ %  
5
55%  
11  
45%  
11  
Nhóm kỹ năng lãnh đạo  
Tỷ lệ %  
50%  
50%  
2.2.2 Thực trạng giáo viên  
- Lớp có 2 giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, luôn nhiệt tình, tận tâm với  
nghề và sáng tạo trong công việc.  
- Giáo viên có khả năng làm đồ dùng đồ chơi phong phú theo từng nội dung  
dạy trẻ trong tháng, biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.  
- Phụ huynh lớp đa phần đều là thế hệ trẻ, nên việc giao tiếp và trao đổi giữa  
giáo viên và phụ huynh dễ dàng và thường xuyên thông qua phương tiện liên lạc  
hiện đại (điện thoại) và công nghệ mạng xã hội cũng giúp giáo viên dễ dàng thu  
thập thông tin về trẻ qua cha mẹ, cũng như việc thực hiện và rèn luyện các kỹ năng  
của trẻ khi ở nhà để qua đó giáo viên có thể đánh giá mức độ hiểu biết về kỹ năng  
của trẻ đầu năm học.  
3. BIỆN PHÁP:  
Đối với trẻ Mầm non đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi khả năng ghi nhớ có chủ định  
chưa cao. Ngược lại, khả năng bắt chước tái tạo lại các hoạt động của người lớn rất  
nhanh. Trẻ học được kinh nghiệm sống chủ yếu là nhờ bắt chước hành động thực  
của người lớn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống  
cho trẻ không chỉ sử dụng lý thuyết mà phải vận dụng cả thực hành, trải nghiệm thì  
mới có hiệu quả tốt. Sau đây là một số biện pháp tôi áp dụng để rèn kỹ năng sống  
cho trẻ khối mẫu giáo bé nơi tôi công tác.  
3.1. Dạy trẻ các kỹ năng:  
* Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân:  
Ngay từ đầu năm học khi xây dựng chương trình tôi đã chú trọng xây dựng  
các kỹ năng tự phục vụ theo các tháng để dạy trẻ trong năm học:  
5
STT  
Kĩ năng tự phục vụ  
- Chào cô, chào ông bà bố mẹ, chào bạn khi  
đến lớp và ra về.  
- Trẻ thực hiện rửa tay bằng xà phòng  
- Trẻ thực hiện lau mặt  
Tháng 9  
- Trẻ thực hiện xúc miệng nước muối  
- Đi cầu thang ( Mức độ 1 )  
- Cầm bát, cầm thìa. Cách xúc cơm. Cách bê  
bát, cất bát ( Mức độ 1 )  
Tháng 10  
- Trẻ thực hiện Rửa tay, lau mặt, xúc miệng  
- Cách rửa tay  
- Cách lau mặt trước khi ăn và lau miệng sau  
khi ăn  
- Cách mời cơm trước khi ăn (Ở lớp, ở nhà)  
- Cách bê ghế  
- Xúc miệng nước muối.  
- Biết cách tự đi dép, đi dép đúng chiều, biết  
cài quai  
Tháng 11  
Tháng 12  
- Lấy nước và uống nước  
- Cách bê ghế  
- Biết cách tự đi dép, đi dép đúng chiều, biết  
cài quai  
Tháng 1  
Tháng 2  
- Cách cầm kéo  
- Cách sử dụng kéo, cắt theo đường thẳng  
- Cách mặc – cởi quần, gấp quần.  
- Đánh răng (Mô hình)  
- Cách gỡ thảm  
- Biết chải răng  
- Biết ăn chin , uống sôi  
- Biết mặc trang phục phù hợp khi có nhu cầu  
- Thành thạo 1 số kĩ năng tự phục vụ bản  
thân: rửa tay, lau mặt , đi dép , cất đồ dùng  
đồ chơi .  
Tháng 3  
Tháng 4  
- Biết nói khi có nhu cầu  
- Cắt giấy theo đường thẳng dài 10cm.  
- Biết mời khi ăn, không vứt đồ ăn thừa  
Tháng 5  
6
- Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Tự đi giày dép, uống nước, tự lấy gối cho  
mình …tự mặc quần áo, cùng với cô và các bạn kê dọn bàn ăn, tự đánh răng sau  
khi ăn, tự rửa mặt.  
VD: Ở nhóm kỹ năng này tôi dạy trẻ kỹ năng: Rửa tay bằng xà phòng với  
các bước như sau:  
+ Bước 1: Làm ướt bàn tay bằng nước và lấy xà phòng.  
+ Bước 2: Rửa lần lượt cổ tay ở hai bên.  
+ Bước 3: Rửa mu bàn tay và các kẽ ngón tay.  
+ Bước 4: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.  
+ Bước 5: Rửa sạch hai tay dưới vòi nước chảy  
Hình ảnh minh họa ( Hình ảnh số 1,2,3,4,5)  
VD: Khi dạy trẻ kỹ năng: Tự đi dép, đi dép đúng chiều và cách cài quai. Do  
đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo bé đầu năm còn hạn chế trong việc xác định  
phương hướng nên khi dạy kỹ năng này cho trẻ, tôi chú trọng dạy và giúp trẻ phân  
biệt rõ bên phải bên trái trước khi dạy trẻ cách đi dép.  
Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 6,7,8,9)  
- Kỹ năng nhận biết và tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm, tránh  
nơi  
không an toàn.  
VD: Ở kỹ năng này, tôi dạy trẻ kỹ năng: Cách sử dụng kéo và cắt theo  
đường thẳng.  
Ở giai đoạn này, trẻ đã có kỹ năng cầm kéo nên tôi rất chú trọng dạy trẻ cách  
sử dụng kéo sao cho đảm bảo an toàn và trẻ cắt được giấy theo đường thẳng.Tôi  
dạy trẻ cách xỏ tay vào kéo và giữ kéo một cách chính xác khi cắt để không bị cắt  
vào tay cầm giấy.  
Hình ảnh minh họa (hình ảnh số 10,11,12,13,14,15)  
- Cho trẻ nhận thấy giá trị của bản thân, mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt  
động vui chơi. Thể hiện khả năng, năng khiếu của bản thân trước tập thể (tự giới  
thiệu, tham gia các chương trình văn nghệ, biểu diễn thời trang…)  
VD:  
Ở kỹ năng này, tôi dạy trẻ kỹ năng: Biết nói khi có nhu cầu. Tôi khuyến  
khích trẻ tự giới thiệu về mình( sở thích, tích cách, năng khiếu ...) và động viên trẻ  
thể hiện luôn năng khiều của mình trước tập thể( hát, múa, đọc thơ...).  
* Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc:  
- Học cách cảm thông và chia sẻ với mọi người.  
Khi dạy kỹ năng này tôi lựa chọn cách dạy trẻ gắn với một tình huống cụ thể  
như cho trẻ xem 1 đoạn phim, xem tranh ảnh hoặc kể trích dẫn 1 câu chuyện kết  
hợp giảng giải giúp trẻ hiểu.  
7
VD: Khi dạy trẻ về sự cảm thông, tôi đã đọc cho trẻ nghe câu truyện: Bánh  
mỳ cháy và câu chuyện về sự cảm thông. Sau khi đọc xong, tôi sẽ đưa ra những  
câu hỏi giúp trẻ hiểu về nội dung câu chuyện, sau đó cho trẻ thảo luận về cảm xúc  
của từng nhân vật: cảm xúc của bố, của con khi nhìn thấy chiếc bánh mỳ bị cháy  
xém. Tôi đưa ra tình huống: Nếu người mẹ bị 2 bố con chê và tỏ ra không đồng ý  
vì mẹ đã nướng bánh mỳ cháy thì cảm xúc của người mẹ như thế nào? Sau đó, tôi  
sử dụng phương pháp giảng giải, giải thích giúp trẻ hiểu cần phải biết học cách  
cảm thông với mọi người, không ai là người hoàn hảo và trọn vẹn.  
Kiểm soát tình cảm.  
Ở nhóm kỹ năng này, khi dạy trẻ kỹ năng quản lý cảm xúc, tôi dạy trẻ cách  
nói về cảm xúc của mình, biết kiểm soát cảm xúc của mình vì khi trẻ nói lên được  
cảm xúc và biết kiểm soát được cảm xúc của mình với người khác thì trẻ sẽ ít có  
khả năng thể hiện những hành vi.  
VD:  
Dũng và Cường đang chơi đồ chơi lắp ghép. Cường lấy đồ chơi của Dũng.  
Khi ấy, tôi sẽ hướng cho Dũng hãy nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình với Cường:  
Nếu bạn lấy đồ chơi của tớ thì tớ sẽ rất giận bạn, tớ sẽ rất buồn.  
- Nâng cao lòng tự trọng của trẻ.  
- Yêu thương mọi người.  
- Phân biệt đúng sai, cảm ơn xin lỗi.  
Ở nhóm kỹ năng này, tôi dạy trẻ thông qua các tình huống cụ thể giúp trẻ  
biết cách cư xử sao cho đúng mực, đặt ra các câu hỏi tình huống kích thích trẻ tự  
suy nghĩ và tìm ra hướng giải quyết: Nếu thấy một người già muốn qua đường thì  
con sẽ làm gì? Nếu con thấy bạn trong lớp mình bị bạn khác bắt nạt con sẽ làm  
gì?...  
VD: Trong giờ sinh hoạt chiều, Minh Phúc lấy đồ chơi của Nhật Minh, Gia  
Hưng giằng tiếp đồ chơi của Nhật Minh đưa cho Minh Phúc, Nhật Minh khóc và  
mách với cô. Khi đó tôi sẽ dạy trẻ kỹ năng: Biết phân biệt đúng sai, nói xin lỗi.  
Tôi sẽ giải thích cho Gia Hưng biết: hành vi mà con và Minh Phúc làm là sai, con  
không nên hùa theo bạn để lấy đồ chơi của bạn, nếu con và Minh Phúc lấy đồ chơi  
của Nhật Minh thì bạn sẽ rất buồn và bạn sẽ không có gì để chơi. Tôi sẽ đặt ra tình  
huống: Nếu các con cũng bị các bạn lấy đồ chơi như vậy thì các con sẽ cảm thấy  
như thế nào? Sau đó, tôi sẽ yêu cầu Gia Hưng và Minh Phúc xin lỗi Nhật Minh và  
3 bạn có thể chơi cùng với nhau.  
* Nhóm kỹ năng giao tiếp:  
- Kỹ năng xây dựng quan hệ với mọi người xung quanh  
- Tự tin, lắng nghe và nói lên suy nghĩ  
- Kỹ năng thay đổi hành vi, thái độ, việc làm của mình khi người khác không  
hài lòng.  
8
- Kỹ năng giao tiếp  
VD: Ở nhóm kỹ năng này , tôi dạy trẻ: Cách mời cơm trước khi ăn( ở nhà, ở  
lớp). Tôi dạy trẻ hiểu được đây là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt  
Nam nên trẻ cần phải có thói quen mời cơm trước khi ăn ở nhà cũng như ở lớp.  
Đây còn là thể hiện hành vi giao tiếp đúng chuẩn mực, là tiền đề giúp trẻ hình  
thành nhân cách về con người sống đẹp, sống có văn hóa.  
* Nhóm kỹ năng đảm nhận trách nhiệm:  
+ Ý thức trách nhiệm, có những quyết định mạnh mẽ, hòa đồng với người khác  
và khắc phục khó khăn.  
Ở đây tôi dạy trẻ cách nỗ lực hoàn thành các công việc trẻ được phân công  
hay trẻ tự chọn như giúp cô trực nhật: xếp bát, chia thìa về bàn, giải chiếu, gấp  
khăn, kê bàn, cất ghế....và khi gặp khó khăn trong công việc thì trẻ tùy theo hoàn  
cảnh mà yêu cầu sự trợ giúp từ phía giáo viên hoặc các bạn trong lớp.  
Hình ảnh minh họa( hình ảnh số 16)  
+ Kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu.  
VD: Trong góc xây dựng, trẻ tự thỏa thuận với nhau hôm nay sẽ xây cái gì.  
Ví dụ: xây khu thủy cung, trẻ sẽ bàn bạc với nhau xem sẽ sử dụng nguyên vật liệu  
gì, có loại cá nào trong bể, bố trí các bể cá thế nào cho đẹp và kết quả là trẻ đã xây  
được khu thủy cung đẹp, hợp lý.  
* Nhóm kỹ năng lãnh đạo:  
- Kỹ năng tổ chức hoạt động  
- Kỹ năng làm việc nhóm, biết hợp tác cùng bạn  
- Kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.  
Tôi dạy trẻ biết tự tin, có tinh thần xung phong đảm nhận những vị trí “lãnh  
đạo”, để đưa ra các ý kiến của mình trong 1 nhóm trẻ chơi hoặc hoạt động tập thể.  
VD: Trẻ nhận làm kĩ sư trưởng trong nhóm chơi xây dựng. Trẻ sẽ phân công  
các bạn trong nhóm chơi về công việc phải làm trong góc chơi xây dựng còn trẻ sẽ  
bao quát, xử lý một số tình huống xảy ra: bạn không làm việc, hoặc làm sai yêu  
cầu.  
Những kỹ năng cơ bản đầu tiên trước khi hình thành những kỹ năng trên:  
- Tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát  
triển sự tự tin hoặc lòng tự trọng ở trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai,  
cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. KNS này luôn  
giúp trẻ cảm thấy tự tin trong các tình huống ở mọi nơi.  
- Hợp tác: Bằng các trò chơi, câu truyện, bài hát, giáo viên giúp trẻ học cách  
cùng làm công việc với bạn. Đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ ở lứa tuổi  
này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.  
- Tò mò: Một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn  
này là khao khát được học, được chơi. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý  
9
tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho  
thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí  
não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được.  
- Giao tiếp: Trẻ cần biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho  
người khác hiểu. Trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới  
xung quanh. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ, nó có vị trí  
khá chính yếu so với tất cả các kỹ năng khác như: Đọc ,viết...Nếu trẻ cảm thấy  
thoải mái khi nói về một ý tưởng hay một chính kiến nào đó, trẻ sẽ dễ dàng học và  
sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ  
sẵn sàng học mọi thứ.  
Mỗi giáo viên cần đề ra mục tiêu đạt được của trẻ trong năm học và cần gợi ý  
để phụ huynh có thể phối hợp hỗ trợ những kỹ năng này cho trẻ tại nhà.  
3.2. Trẻ thực hành các kỹ năng được học.  
3.2.1. Trong hoạt dộng học:  
- Trẻ ngồi học ngoan, tập trung chú ý nghe cô giảng bài.  
- Khi cô đưa ra câu trả lời thì giơ tay đẹp không nhốn nháo, mất trật tự.  
- Khi trẻ trả lời hoặc phát biểu ý kiến thì trẻ phải trả lời đủ câu, có thưa gửi rõ  
ràng ( con thưa cô, vâng ạ) .  
- Khi làm những thí nghiệm đơn giản, hay những hoạt động trải nghiệm thì trẻ  
có ý thức trách nhiệm để phối hợp với các bạn, biết lắng nghe ý kiến của các bạn  
và chia sẻ thông tin của mình với các bạn.  
- Trẻ có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.  
- Để đảm bảo an toàn cho mình cho các bạn trẻ sử dụng các đồ dùng, dụng cụ  
đúng cách, không chạy nhảy di chuyển lung tung khi đang sử dụng các đồ dùng  
dụng cụ.  
- Trẻ luôn có thói quen quan sát, ghi nhớ để đưa ra các quyết định, các hướng  
giải quyết vấn đề.  
- Khi tham gia chơi trò chơi trẻ tuân thủ cách chơi và luật chơi đưa ra.  
- Khi tham gia các trò chơi ôn luyện trẻ biết hợp tác cùng bạn để đạt được kết  
quả.  
VD: Trong giờ học Văn học: Khi dạy trẻ tiết truyện: Gấu con bị sâu răng. Tôi  
có lồng ghép nhóm kỹ năng tự phục vụ để giáo dục cho trẻ: phải biết đánh răng  
trước và sau khi ngủ dậy, sau đó tôi sẽ cho trẻ thực hành các thao tác để đánh  
răng đúng cách.  
VD: Trong tiết Văn học: Truyện: “ Thỏ con không vâng lời”, tôi có lồng ghép  
nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc – biết cảm thông, giúp đỡ mọi người khi họ  
gặp hoàn cảnh khó khăn. Tôi cho trẻ thảo luận về cảm xúc của Thỏ mẹ khi Thỏ  
em không giúp đỡ cô gà Hoa Mơ, bạn Gà Nhép bị lạc đường. Sau đó, tôi cho  
trẻ nói lên cảm xúc của mình khi trẻ đặt mình là Thỏ mẹ.  
10  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 35 trang huongnguyen 11/11/2024 940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo bé trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao_be_t.pdf